Video Tài Liệu Audio Tài Liệu Nhạc Tin Tức & Thời Sự Bình Luận

 

Tại sao Việt Nam nghèo?

Tại sao Việt Nam nghèo?

 

Đến lớp học tiếng anh, cô giáo nói về nước giầu nước nghèo. Cả lớp đồng ý rằng VN rất nghèo và khoảng cách giầu nghèo rất lớn. Cô nói nước nghèo vì đất đai không có thể canh tác được, thiếu nước, thiếu khoa học kỹ thuật và lao động trình độ cao, đôi khi do chiến tranh, do thảm họa gây nên.

Nhưng phải đồng ý một điều rằng có những đất nước rất nghèo tài nguyên thiên nhiên, nhưng họ vẫn giầu. Có những đất nước vươn mình sau chiến tranh. Cô lí giải do trình độ của họ cao, nên họ bán chất xám, các sản phẩm có nhiều chất xám sang nước khác.

Tôi băn khoăn. Trước khi họ có trình độ cao, thì họ cũng đã trải qua những điều như nước ta đang trải qua. Làm sao họ có thể tạo được nguồn lực con người có trình độ cao mà mình thì chưa? Hơn 30 năm là quá ngắn ngủi? Sao họ có thể bứt mình đứng dậy nhanh như thế?

Như vậy sự nghèo, không thể đổi lỗi tại dân trí và trình độ dân trí, không thể đổi lỗi tại thiên tai, chiến tranh, tài nguyên, mà chắc chắn phải có lí do khác làm cho các nước chênh lệch nhau.

Tại sao nước mình phải gánh chịu chiến tranh mà nước khác lại không? Tại sao dân trí mình thấp, khoa học mình không phát triển rồi làm mình nghèo? Có phải luôn do bọn đế quốc, thực dân gây ra, mua của mình sản phẩm thô, rồi bán lại với giá cao gấp trăm lần ko. Có phải luôn luôn do bọn thực dân, đế quốc gây chiến tranh đến các nước rồi làm họ nghèo khó hơn, lệ thuộc hơn không?

Sao lãnh đạo đất nước, những người đại diện cho dân chúng nước đó, không chọn những giải pháp tránh khỏi chiến tranh, nâng cao dân trí (nếu như đó là nguyên nhân)?

Tôi lờ mờ cảm thấy nguyên nhân của sự nghèo đói của nước mình do ngoại bang thì ít, mà do mình thì nhiều, trong đó những người xưng danh đại diện cho lợi ích của dân tộc ít nhiều chịu trách nhiệm. Trách dân chúng,cũng đúng, vì họ không khát khao mãnh liệt yêu cầu quyền để tự do phát triển nhằm làm phồn vinh dân tộc này, nhưng dân chúng thì làm gì được, khi những lãnh đạo xía mũi hết từng ngóc ngách đến cuộc sống của nhân dân như hiện nay.

Đối với bất cứ đất nước nào con người đều là vốn quý, nước nghèo càng quý hơn. Hãy phát triển con người. Càng tự do bao nhiêu, khả năng sáng tạo càng tốt bấy nhiêu. Nó sẽ làm động lực phát triển đất nước này. Mình tin như thế. Con người quý báu hơn tất cả các loại chủ nghĩa, các loại học thuyết. Và nếu quý con người, hãy nâng niu, đào tạo đúng mực chứ không phải trang bị để đội trên đầu các loại học thuyết.

Thật buồn rằng, trải qua hơn 20 năm đèn sách, lúc nào cũng đứng trong top ten của lớp, mình không phân biệt được các loại gió ngoài gió mát thì là gió nam, gió rét thì là đông bắc, không biết gì về địa lí, ngoài VN hình chữ S, không biết các kỹ năng tồn tại, kỹ năng sống và ứng xử. Nếu gặp nạn thì làm thế nào? Làm thế nào để tổ chức cuộc sống, chi tiêu, sinh hoạt vân vân, đòi hỏi quyền lợi như thế nào?

Mình không biết gì hết, và mình được xếp vào tầng lớp trí thức, và thật đáng buồn, mình không phải là người tệ nhất.

Vậy mà người ta rêu rao tôn trọng con người, con người là nguyên khí của quốc gia, để đối xử với con người không như thế. Trẻ con oằn trên vai các loại sách giáo khoa, nhồi nhét trong đầu đủ các kiến thức không giúp ích gì được cho chúng, và đủ các loại thần tượng. Lớn lên một chút thì học đủ các loại tư tưởng, mà cả người nói và người nghe không ai thích, không ai tin, nhưng đều thành thật tin rằng việc phải thế (?!).

Nếu biết tại sao mình nghèo, và thật lòng muốn giầu, có làm được không?

 

BaHoa


<< trở về đầu trang >>
free counters