Tác động của Tết – Cơn sốt kinh tế đáng lo ngại
“…Chính phủ Việt Nam quy trách nhiệm cho giới đầu cơ tích
trữ đồng USD. Tuy nhiên, phải nh́n nhận rằng nguyên do chính của
tệ nạn này vẫn là chương tŕnh kích cầu của chính phủ. Tỉ lệ
tăng trưởng tươi thắm của Việt Nam có một giá phải trả…”Thường
vào dịp Tết, lễ đón tân niên theo Âm lịch, tiền mặt tràn ngập
tại Việt Nam. Tiền để ĺ x́ trẻ con, tiền được chuyền tay trong
những ṣng bạc ven đường, tiền cũng để tiêu xài cho quà cáp, lễ
lộc và tiền để về quê ăn Tết. Mỗi độ xuân về, hiện tượng này
thường dẫn đến lạm phát. Với đà tăng trưởng 2% trong tháng
02.2010, chỉ giá tiêu dùng (CPI) vào dịp Tết năm nay có thể chấp
nhận được trong thời điểm tăng trưởng kinh tế mạnh. Nhưng với đà
tăng trưởng GDP ở tỉ lệ 5.3% vào năm ngoái, tốc độ của CPI đang
trở thành một trong những dấu hiệu đáng quan ngại.
Trước Giao Thừa vài ngày, vào ngày 10.02.2010, Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam đă quyết định phá giá đồng bạc Việt Nam (VND)
xuống 3.4%. Quyết định này tiếp bước đợt phá giá vào tháng 11
năm ngoái [-5.4%]. Mục tiêu phá giá VND nhằm khuyến khích các
đối tượng sở hữu đồng Mỹ Kim (USD) mua vào đồng bạc Việt Nam và
bán ra USD. Thật vậy, hiện tượng khan hiếm USD đă gây nhiều khó
khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu đang cố t́m ra USD để thanh
toán các vật liệu và phụ tùng được nhập cảng.
Chính phủ Việt Nam quy trách nhiệm cho giới đầu cơ tích trữ
đồng USD. Tuy nhiên, phải nh́n nhận rằng nguyên do chính của tệ
nạn này vẫn là chương tŕnh kích cầu của chính phủ. Tỉ lệ tăng
trưởng tươi thắm của Việt Nam có một giá phải trả. Giới chuyên
gia cho rằng chính phủ đă huy động 1 tỉ USD trong năm 2009 (trên
1% của GDP Việt Nam) để nâng đỡ nền kinh tế. Phần lớn số tiền
này được dùng để tài trợ các món nợ mà ngân hàng cung cấp cho
doanh nghiệp. Hậu quả của chính sách kích cầu trên: Nguồn cung
cấp tín dụng đă sưng phồng lên [+37%] và làm tăng giá trị của
USD tại thị trường chợ đen.
Trong lúc đó, tỉ giá hối suất chính thức VND/USD đă được ḱm giữ
ở mức độ khá cao. Chính sách hối đoái này đă làm suy sụp lượng
xuất khẩu và đào sâu thêm thâm thủng cán cân thương mại. Trong
điều kiện này, lượng dự trữ ngoại tệ đă tụt giảm. Tuy miễn cưỡng
nhưng chính phủ cũng đă cho tăng giá các mặt hàng. Xăng dầu,
điện, than đă trở nên đắt đỏ hơn. Những hành động và hiện tượng
trên đă khiến giới chuyên gia bắt đầu lo ngại v́ lạm phát có thể
tái phát, tương tự như vào đầu năm 2008.
Một vài chuyên viên kinh tế cho rằng lạm phát đang hiện h́nh. Vào tháng 04.2009, Jonathan Pincus, nhà kinh tế vẫn từ lâu theo dơi và nghiên cứu t́nh h́nh Việt Nam, đă công bố bản báo cáo nêu rơ rằng các giải pháp mà Việt Nam đeo đuổi hầu pḥng chống cuộc khủng hoảng tài chánh toàn cầu chứa đựng nhiều giới hạn. Thật vậy, với nền kinh tế c̣n khiêm tốn nhưng được mở rộng ra nước ngoài, Việt Nam không thể duy tŕ tỉ lệ hối đoái cao và, đồng thời, trút đổ ngân sách vào các chương tŕnh kích thích kinh tế. Hệ luỵ không tránh khỏi là tệ nạn thâm thủng cán cân thương mại. Vào thời điểm của bản báo cáo trên, ông Pincus chủ trương chính sách phá giá đồng bạc để khuyến khích xuất cảng. Ông cũng cho rằng Việt Nam nên đặt trọng tâm vào các doanh nghiệp tư nhân nhỏ, chuyên thâm dụng lao động (labor intensive) thay v́ nâng đỡ các Doanh nghiệp Nhà nước thiếu hiệu quả (DNNN). Chính phủ Việt Nam đă hoàn toàn đi ngược lại những điều trần trên. Chương tŕnh trợ cấp tín dụng đă được huy động vào những DNNN gần gũi với giới cầm quyền. Một cách ngượng nghịu, tỉ lệ hối suất đă được duy tŕ ở mức độ cao.
Các chuyên gia kinh tế độc lập tại Việt Nam đă lên tiếng chỉ trích thời điểm mà chính phủ đă chọn để phá giá đồng bạc và để tăng giá các mặt hàng. Nếu giới đầu tư tiên đoán rằng phá giá sẽ xẩy ra ba tháng một lần, họ có thể bắt đầu mua USD và ngồi chờ đợt phá giá sắp sửa xẩy ra. Doanh nhân nước ngoài tỏ ra lo ngại v́ không biết cách ứng xử của chính phủ sẽ ra sao khi lạm phát tái bộc phát. Bộ Tài chánh Việt Nam vừa cho lưu hành một sắc lệnh, dưới dạng bản thảo, cho phép chính phủ kiểm soát giá cả của nhiều loại hàng và nhu yếu phẩm.
Pḥng Thương Mại Âu Châu đă lên tiếng báo động rằng chỉ thị này chỉ có thể đem lại t́nh trạng « khan hiếm » và « đầu cơ tích trữ ». Chính v́ vậy, tỉ lệ lạm phát vào tháng 03.2010 sẽ được theo dơi kỹ lưỡng. Con số này sẽ chứng minh rằng tỉ lệ lạm phát vào tháng 02 chỉ là những đốm sáng phù du hay đó chính là những tiền hiệu cho những ngày mai nguy ngập.
Nguồn:
The Economist, ngày 04/03/2010
Nguyễn Huy Đức chuyển ngữ