Video Tài Liệu Audio Tài Liệu Nhạc Tin Tức & Thời Sự B́nh Luận

 

Sự sụp đổ của đồng đô la là không thể tránh khỏi

Sự sụp đổ của đồng đô la là không thể tránh khỏi

 

“Người kiểm soát đồng tiền quốc gia, sẽ là người kiểm soát quốc gia”
                                                   Thomas Jefferson (Tổng thống Mỹ 1801 - 1809)

 

Từ sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, đồng đô la của Mỹ, với dự trữ vàng khổng lồ (1) (thu được từ việc bán vũ khí cho các bên tham chiến và bồi thường chiến phí của các nước thua trận, mà chính phủ Mỹ ép buộc các nước phải thanh toán bàng vàng), đă thay đồng Sterling của Anh, để trở thành đồng tiền thế giới. Tuy nhiên, Hiệp định Bretton Woods năm 1944, trong khi xác nhận đôla như đồng tiền dự trữ và phương tiện thanh toán quốc tế, các đồng tiền khác phải xác định tỷ giá cố định quy đổi ra đồng đôla, chỉ riêng đồng đôla Mỹ phải quy đổi ra vàng và được quyền chuyển đổi thành vàng. Dự trữ các quốc gia khi đó có thể rút ra khỏi kho dự trữ vàng của Mỹ bất cứ lúc nào, theo tỷ giá tương ứng. (2)
Trở thành đồng tiền dự trữ của nhiều nước và của mọi doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, đồng đôla vừa nằm trong két các ngân hàng trung ương các nước với chức năng dự trữ quốc gia, vừa đồng thời là đồng tiền thanh toán các hoạt động thương mại quốc tế. Quy mô kinh tế toàn cầu tăng dần với tăng trưởng kinh tế các quốc gia, vừa đồng thời làm tăng nhu cầu đô la cho dự trữ, vừa làm tăng nhu cầu lượng đôla trong lưu thông thanh toán quốc tế. Và như vậy, thế giới đă tự động đem lại cho Mỹ một đặc ân: Không phải lúc nào cũng có nhu cầu đồng loạt chuyển đổi ra vàng của các nước, và khối lượng những đồng đôla hoạt động bên ngoài biên giới nước Mỹ ngày một lớn. V́ vậy, ngân hàng trung ương Mỹ (Cục dự trữ liên bang-FED) có thể in và phát hành một lượng tiền mặt lớn hơn nhiều lần dự trữ vàng của Mỹ, mà không sợ lạm phát.
Đúng như vậy.
Thứ nhất, với sấp xỉ 90% tài sản thế giới nằm trong tiền đôla (3) và 3/4 lượng đôla toàn cầu nằm bên ngoài nước Mỹ, th́ lượng in thêm, tất nhiên được tính toán theo nguyên tắc điều tiết tốc độ mất giá, sẽ có ảnh hưởng rất nhỏ và rất chậm tới thị trường trong nước Mỹ, và với thị trường thế giới th́ càng khó mà nhận dạng (có thể tính để trượt giá hay lạm phát nằm trong phạm vi mà dân chúng dễ dàng chấp nhận, vả lại, lạm phát từ lâu đă được nhận thức như một thứ không thể tránh khỏi).
Thứ hai, lượng tiền do FED in thêm đă có chủ đích: Giúp các ngân hàng thanh toán những món nợ nước ngoài, giúp doanh nghiệp thanh toán các hợp đồng nhập khẩu, hỗ trợ các công ty xuyên quốc gia mua lại các hăng của nước ngoài (thường với giá gấp 20, 30 lần thực giá), giúp vốn cho các công ty Mỹ đầu tư trực tiếp tại các nước mới nổi, đang khát vốn và thiếu kinh nghiệm quản lư. Nghĩa là, tiền in ra trên đất Mỹ, nhưng lại chủ yếu được «xuất khẩu» ra nước ngoài. Loại tiền này, trong khi đem lại lợi ích thực cho Mỹ, lại chỉ làm tăng khối lượng tiền đôla cho thị trường nước ngoài, khiến chính phủ các nước này phải tăng dự trữ ngoại hối để giữ giá đồng đôla, một mặt tự động hăm lạm phát cho đồng đôla bằng thiệt hại tài sản thực của quốc gia ḿnh, một mặt tự tạo áp lực tăng giá cho chính đồng nội tệ (đang làm đau đầu giới chóp bu Trung quốc). Có thể thấy đây là một thủ đoạn phi đạo đức của FED (hay của chính phủ Mỹ, thông qua cục Dự trữ liên bang?).
Áp lực chi phí cho chiến tranh Việt nam, bắt đầu từ Johnson, và chạy đua vũ trang vũ trụ với Liên xô, buộc chính quyền Nixon đă phải lẳng lặng in thêm tiền (thực ra là vay thêm tiền do FED phát hành). Hành vi của FED và chính phủ Mỹ, dù khéo che đậy, vẫn gây nghi ngại cho một vài quốc gia, (4) trong đó có Liên bang Đức, năm 1970, đă yêu cầu rút tiền vàng cho một phần lớn số đôla trong dự trữ của ḿnh. Hoảng sợ trước nguy cơ bị rỗng của kho vàng, đồng thời để tự do phát hành đôla, không chịu ràng buộc vào lượng vàng dự trữ đang giảm dần, tháng 8 năm 1971, Nixon đă hủy bỏ luật bảo đảm vàng của đồng đôla, đặt dấu chấm hết cho hiệp định Bretton Woods.
Và bắt đầu từ đấy, không c̣n ǵ ràng buộc, không cần vàng đảm bảo, và chính phủ Mỹ công bố không chịu trách nhiệm ǵ về giá cả trên thị trường của đồng đôla, FED tự do in tiền và cho chính phủ Mỹ vay lại, không hạn chế khối lượng. Lượng tiền in thêm ra hàng năm vượt quá con số 7% (5), trong khi kinh tế thế giới tăng b́nh quân không quá 3,7%, và của Mỹ th́ từ năm 2000, tăng trưởng không quá 2,5% b́nh quân (6). Con số phát hành hàng năm, là con số phải công khai theo luật minh bạch của ngân hàng, đă bị FED giữ kín từ năm 2006.
Và cũng bắt đầu từ đấy, đồng đôla mất giá dần dần. Chậm, nhưng không bao giờ quay trở lại được giá trị của nó những năm trước 1970. Năm 1971, một ounce vàng có giá 43,94 đôla, hôm nay (03/03/2003), tại NewYork, một ounce được bán với giá 1137$, đồng đôla đă mất giá 25,87 lần, trong khi nó đổi được 35$ năm 1944.
FED và chính phủ Mỹ biết rơ điều đó. V́ vậy, trong khi các ngân hàng trung ương các nước, như Trung quốc, Ấn độ, Brasil, Nga, Sri Lanka, Nhật bản, Singapore, Thái lan, Indonesia, Malaisie, Nam Hàn… đang cố gắng mua vàng nhằm tăng dự trữ quốc gia (7) th́ Quỹ tiền tệ thế giới (FMI) (8) và Quỹ đầu tư vàng ủy thác lớn nhất thế giới (SPDR Trust Gold) lại bán ra. Đây là hai tổ chức do FED kiểm soát bàng cổ phần áp đảo. Có thể cảm thấy một cố gắng kiềm chế giá vàng, để che giấu khủng hoảng tụt giá của đồng đô la, hoặc che đậy một thao tác in tiền mới. Bởi v́ thông thường, khi đẩy một lượng vàng ra thị trường, có thể đưa một lượng tiền gấp mười lần giá trị đó vào lưu thông.
Một thủ đoạn che đậy và đánh lạc hướng chú ư là việc phát hành ồ ạt trái phiếu chính phủ. Mỹ đă thuyết phục (tất nhiên là bằng rất nhiều loại áp lực, cả bằng củ cà rốt lẫn bằng cây gậy) nhiều nước mua trái phiếu, một thứ vay nợ dài hạn, nhưng có giá trị ghi trên đồng đôla đang mất dần hết giá trị. Một kiểu san gạt hoạn nạn lên đầu nước khác, và bằng cách đó, Mỹ gạt bớt nguy cơ mất giá quá lộ liễu sẽ xảy ra với đồng đôla. Một cách dùng tiền người, nhưng dấu mặt. Bởi v́ danh nghĩa là vay, nhưng chính người vay (Mỹ) lại là người đánh sụt tiền vay bằng một tỷ giá hối đoái, mà Mỹ là người quyết định. Một kiểu vay của vợ chồng A Phủ.
Nhưng với món nợ quốc gia, hôm nay (03/2010) đă tới 12.467 tỷ (U.S. national debt clock) và một áp lực chi công cho các công tŕnh hạ tầng tạo công ăn việc làm, phải hỗ trợ và xóa nợ cho các hộ gia đ́nh để duy tŕ tiêu thụ, phải cung ứng tiền cho các doanh nghiệp tiếp tục vay lăi suất zero để vừa trả nợ, vừa thanh toán nhập khẩu, vừa đầu tư sản xuất để giữ việc làm, phải cung cấp tiền giá rẻ cho hệ thống ngân hàng duy tŕ tín dụng, các chương tŕnh cải cách an sinh xă hội tham vọng của Barak Obama, hai cuộc chiến Irak và Afganistan vẫn c̣n nguyên những căng thẳng… Mỹ không thể ngừng bơm tiền. Không thể ngừng tiếp máu. Nghĩa là vẫn chưa thể tăng lăi suất. Chỉ cần các hộ gia đ́nh Mỹ, v́ nỗi sợ không thể trả nợ, mà ngừng mọi chi tiêu. Chỉ cần các ngân hàng không c̣n tiền rẻ để cho vay. Chỉ cần các doanh nghiệp Mỹ ngừng nhập khẩu nguyên vật liệu cho kế hoạch sản xuất. Chỉ một trong ba điều đó mà xảy ra, th́ có thể đồng đôla sụp đổ, nước Mỹ sụp đổ, và cả thế giới này sẽ sụp đổ.
Không thể ngừng in tiền. V́ không thể ngừng bơm tiền cho nền kinh tế rỗng tuếch, từ lâu đă không sản xuất của Mỹ. (dịch vụ chiếm 74% PIB). Nhưng FED là ngân hàng tư nhân, là cơ quan in tiền độc lập với chính phủ, và sau những đồng tiền do FED in ra, không có ǵ đảm bảo cả, không có bạc, không có vàng, không có ǵ hết. Mỹ in tiền, và tiêu tiền, trong khi giá trị tài sản của toàn thế giới giảm đi một lương tương ứng để làm cho đồng đôla vẫn ít nhiều giữ giá. Có ba ngân hàng trung ương chịu thiệt nhiều nhất: đó là ngân hàng Trung ương liên hiệp châu Âu (90% dự trữ của châu Âu là đôla), ngân hàng trung ương Nhật bản và ngân hàng trung ương nước Cộng ḥa nhân dân Trung hoa. Từ 2000 đến nay (2010), đồng đôla mất giá hơn 40%. Dự trữ của các quốc gia dùng tiền đôla tự động biến mất ít nhất 40% giá trị. Nếu chỉ xảy ra trên nước Mỹ, th́ đồng đô la đă mất giá 120%. Nghĩa là đă có lạm phát 120%.  Có vẻ như đây là vụ trấn lột quy mô toàn cầu?
Có thể tồn tại măi một đồng tiền có tư cách như vậy không? Có thể vào giờ này, FED và chính phủ Mỹ đă biết không thể tiếp tục măi chuyện in khống những đồng đôla vụng trộm, ăn cắp sau lưng các ngân hàng trung ương các quốc gia đang vẫn c̣n tin vào danh dự của một cường quốc đứng đầu thế giới. Chính Greenspan (9) đă phải thốt lên, năm 1996, cảnh báo “một sự sung túc vô lư” của người Mỹ. Và tiết lộ “một sự điều chỉnh cơ bản của đồng đô la sẽ tiến hành từ nay cho tới 2007 và chúng ta sẽ thiết lập đô la và euro thành đồng euro-đôla, đồng tiền mới của thế giới”, có thể “6000$ cho một ounce vàng”. Một đồng tiền thế giới mới với giá bằng 1/20 đôla hiện tại, hoặc bằng 1/15 euro, sẽ làm sụt két toàn bộ các ngân hàng trung ương toàn cầu xuống 20 lần, và làm những món nợ của Mỹ biến mất 19 lần.
Xu hướng là tất cả các nước sẽ nhận ra và t́m cách đa dạng hóa dự trữ ngoại hối của họ. Trung quốc cũng có vẻ đă nhận ra sự ngu dốt của ḿnh. Tham vọng dùng trái phiếu chính phủ Mỹ để mặc cả chính trị, dần dần khống chế chính quyền Mỹ, Cộng sản Trung quốc đă mua gần 800t ỷ đô la trái phiếu của Mỹ, để bây giờ, nếu bán ra th́ làm giảm giá đồng đô la, điều mà Mỹ đang muốn, nếu muốn làm tăng giá đồng đôla th́ lại phải mua thêm vào, lại làm tăng dự trữ bằng tiền đôla, tăng nguy cơ rủi ro thất thiệt.

***
Tuy vậy, một cuộc cải cách tiền tệ là không thể tránh khỏi, v́ sự sụp đổ của đồng đô la là không thể tránh khỏi. Hay nói đúng hơn là sự tồn tại tiếp tục của đồng đôla như đồng tiền dự trữ và phương tiện thanh toán quốc tế, là không thể chấp nhận được. Nó đă từ lâu bị tập đoàn tài chính quốc tế, đứng đầu là FED, chính phủ Mỹ, (có thể cả hệ thống ngân hàng châu Âu và Nhật bản) lũng đoạn. Những phần tử này đă, đang, và sẽ c̣n chia nhau lợi nhuận từ sự lừa đảo toàn cầu. Nhưng người gánh chịu trước hết là nhân dân Mỹ và người nghèo trên toàn thế giới. Người dân Mỹ th́ nợ quá nhiều (40.000$/đầu người/năm) C̣n người nghèo trên thế giới th́ chẳng có ǵ để đầu cơ.

Ghi chú:
(1), theo Wikipédia: dự trữ vàng của Mỹ năm 1948 là 21700 tấn, bằng khoảng 2/3 dự trữ vàng thế giới lúc đó.
(2) theo Bretton Woods: 1 ounce vàng đổi được 35$ (1944)
(3) theo Ngân hàng thế giới (WB): 90% lượng tiền thế giới là tiền đôla (1996)
(4) Pháp và Đức đ̣i Mỹ đổi vàng từ những năm 1960, sau đó là ngân hàng trung ương Anh và Thụy sĩ theo gương đầu năm 1970-(blog Eduard Housson).
(5), theo Eduard Housson, trong nhiệm kỳ đầu của chính quyền W. Bush, khối lượng tiền phát hành tăng 20%/năm.
(6) theo ISEE, tăng trưởng PIB của Mỹ năm 2006: 2,7 %, năm 2007: 2,1% và năm 2007 : 0,4%
(7) theo Money Week, Trung quốc có kế hoạch tăng dự trữ vàng quốc gia lên 10.000 tấn trong ṿng 10 năm tới. Hiện nay dự trữ vàng của Trung quốc là 1.054,0 tấn(2009)( Wikipedia)
(8) Ngày 18/9/2009, ban điều hành IMF đă thông qua việc bán 403,3 tấn vàng, khoảng 1/8 trữ lượng, ngày 2/11/2009 thông báo đă bán 200 tấn vàng, trị giá 6,7 tỷ USD, cho Ngân hàng Trung ương Ấn Độ (RBI), báo Vietnam+03/11/12009.
(9) Alan Greenspan: chủ tịch Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) từ  11:08/1987 đến 31/01/2006.

Chelles, 03/03/2010
Bùi Quang Vơm


<< trở về đầu trang >>
free counters