Video Tài Liệu Audio Tài Liệu Nhạc Tin Tức & Thời Sự B́nh Luận

 

Sai lầm lịch sử ở thời thống nhất đất nước

Sai lầm lịch sử ở thời thống nhất đất nước
 

 

Sài G̣n trước 75

Chính sách Mác-Lê

Năm 1975, Cộng sản thống nhất đất nước sau hơn hai thập thiên nội chiến. Những người lănh đạo đảng Cộng sản Việt Nam đứng trước những chọn lựa chiến lược để canh tân, để đưa đất nước vào giai đoạn phục hưng sau một thời kỳ nô lệ thực dân và thời kỳ chiến tranh hậu Pháp thuộc.

T́nh h́nh Việt Nam ở thời điểm tháng 4 năm 1975 hết sức thuận lợi cho việc phát triển đất nước.

Xă hội miền Nam sau hơn hai mươi năm xây dựng, mặc dù bị chiến tranh, đă đạt được những thành quả đáng kể. Về phương diện kinh tế, miền Nam đă có những cơ sở kỹ nghệ hạ tầng cao cấp đủ khả năng giúp nền kinh tế hậu chiến cất cánh. Về thương mại, Sài G̣n đă là trung tâm điểm của kinh tế Đông Nam Á. Về phương diện nông nghiệp, sức sản xuất nông nghiệp của miền Nam đủ để nuôi cho cả nước.

Thêm và đó, nền giáo dục miền Nam với những cơ sở giáo dục hiện đại đă đào tạo được nhiều chuyên gia kinh tế, khoa học, kỷ thuật thượng thặng. Khoa học điện toán đă bắt đầu được đưa vào trong công việc quản lư hành chính và giáo dục. Đó là cơ sở khoa học kỹ thuật cho phép đưa đất nước vào cuộc cách mạng điện toán và điện tử của thời kỳ những năm 1980. Đồng thời quan hệ ngoại giao của miền Nam và các nước Tây phương và Hoa Kỳ hết sức tốt đẹp. Đặc biệt, Liên Hiệp Quốc đồng ư để cho hai miền Nam Bắc gia nhập tổ chức quốc tế nầy với tư cách những nước độc lập.

Nói chung ở thời điểm 1975 miền Nam đă ở vị thế ngang ngữa với Nam Triều Tiên, Đài Loan và vượt xa Thái Lan và Malaysia.

Trước viễn cảnh của một đất nước thống nhất và hoà b́nh, nhiều nhà trí thức yêu nước miền Nam đă bất chấp mối đe dọa chính trị, tiếp tục giấc mơ Nguyễn Trường Tộ. Họ từ chối những lời mời di tản ra nước ngoài của Hoa Kỳ, của thân nhân, để ở lại xây dựng đất nước. Có lẽ nhiều người yêu nước trong hàng ngũ Cộng Sản cũng chia sẻ giấc mơ Nguyễn Trựng Tộ. Nhiều người đă hy vọng rằng với những bài học thất bại trong việc áp dụng chế độ Cộng Sản ở miền bắc, những người lănh đạo ở Hà Nội sẽ thức thời để trở thành những “Minh Trị Thiên Hoàng” của Việt Nam giúp phát triển và phục hưng dân tộc.

Điều làm mọi người kinh ngạc và bàng hoàng là sau Hoàng tử Cảnh và Nguyễn Trường Tộ gần 200 năm, lịch sử lại tái diễn.

Từ năm 1976, Đảng Cộng sản Việt Nam bắt đầu áp dụng chính sách cộng sản trên toàn quốc. Đất nước bước vào đoạn bế môn toả cảng, cắt đứt mọi liên hệ với các nước tự do dân chủ. Những quan hệ ngoại giao, nếu có, chỉ có trên h́nh thức.

Đảng Cộng sản Việt Nam đă biến đất nước thành một nhà tù vĩ đại. Hơn 300.000 quân cán chính Việt Nam Cộng Hoà đă bị giam giữ vô hạn định. Đây là thảm hoạ lịch sử mà cái tàn ác của vua Gia Long khi ngài trả thù nhà Tây Sơn cũng không thể nào so sánh được. Và suốt lịch sử 5000 năm của dân tộc cũng không có một thời đại nào có cuộc trả thù khủng khiếp như thời kỳ hậu chiến 1975.

Về phương diện kinh tế, một loạt các chính sách kinh tế rùng rợn và ngược đời đă được thực hiện: hợp tác hoá nông nghiệp, cải tạo công thương nghiệp, “đánh tư sản”, đổi tiền, chính sách tem phiếu, hộ khẩu, cưỡng đoạt đoạt tài sản của người có tiền của, và kinh khủng nhất là chính sách xóa bỏ quyền tư hữu. Chỉ trong một thời gian ngắn toàn bộ tài sản của nhân dân thuộc vào tay Đảng Cộng sản Việt Nam. Cũng trong thời gian đó, kinh tế Việt Nam điêu tàn. Trong thời chiến tranh, gạo ở miền Nam dù không dư thừa nhưng đủ nuôi cho cả nước. Nhưng dưới chính sách kinh tế hợp tác xă, gạo do hai miền Nam Bắc sản xuất trong thời b́nh không đủ cung cấp cho toàn dân. Chỉ sau vài năm “giải phóng”, toàn dân phải ăn khoai sắn và bo bo. Trong khi kinh tế các nước trong vùng đi vào cuộc cách mạng điện toán và cất cánh nhanh chóng th́ người dân Việt Nam phải sắp hàng cả ngày để mua gạo, mua thịt, và các loại nhu yếu phẩm. Đất nước ở bến bờ của nạn đói lớn nhất từ năm 1945 với hàng trăm ngàn nông dân bỏ ruộng vườn lên tỉnh kiếm ăn. Nông dân Thái B́nh, Xuân Lộc, Tây Nguyên thay nhau nổi dậy.

Những chuyên gia kinh tế, tài chánh, kỹ thuật yêu nước quyết định ở lại hợp tác với chính quyền đều vỡ mộng. Ḷng yêu nước chân thành và đầy hy vọng của họ mong được đóng góp phát triển đất nước thời kỳ hậu chiến được trả giá bằng tù đày và khổ sai lao động.

Đến năm 1990, kinh tế xă hội chủ nghĩa do Đảng Cộng sản Việt Nam xây dựng 15 năm trên toàn đất nước hoàn toàn phá sản. Và cũng đến thời điểm đó, hàng triệu người đă bỏ nước ra đi.

Văn hoá cũng bị nhà nước triệt để xóa nền văn hóa dân tộc để thay vào đó là “văn hóa Mác-Lê”. Những triết học “mạnh được yếu thua” của Mác Lê đă thay thế truyền thống triết học nhân bản của dân tộc.

Về phương diện tâm linh, Đảng đă cố tâm tiêu diệt tôn giáo. Từ năm 1975 CS đă phát động chiến dịch “chống thằng Trời” để khắc phục thiên tai lũ lụt. Với tâm thức duy vật vô thần, Đảng đă chối bỏ mọi truyền thống văn hóa trong việc trị nước. Đứng về phương diện tâm linh dân tộc, Hồ Chí Minh và những người kế vị của ông là những người người lănh đạo phủ nhận giá trị cổ truyền. Đền chùa nhà thờ tại những vùng quê đă được trưng dụng để làm đồn công an, kho lương thực, nhà hàng tập thể. Và chế độ cộng sản là chế độ duy nhất trong lịch sử đă không làm lễ ra mắt Trời Đất và tổ tiên khi nắm chính quyền.

Về quân sự, đến năm 1990, sức mạnh quân sự của Việt Nam suy giảm rơ rệt. Đảng Cộng sản không c̣n đủ khả năng chiếm đóng Campuchia. Như Trương Minh Giảng cách đó hơn 150 năm, lực lượng chiếm đóng Campuchia của Đảng phải rút về nước. Đến năm 1999, Bắc Kinh không một phát súng đă ép nhà nước Việt Nam phải kư Hiệp ước biên giới trên đất liền và Hiệp ước phân định vịnh Bắc Bộ để nhượng lănh thổ và lănh hải cho Trung Quốc.

 

“Đổi Mới”

Cũng như sự phá sản của Thanh Nho cách đây hơn 150 năm, phong trào Cộng sản thế giới đă bắt đầu tan ră từ những năm 1960 khi mâu thuẫn của hai siêu cường Nga-Hoa bùng nổ, trở thành những trận chiến biên giới đẫm máu. Những người cộng sản Việt Nam lúc theo Tàu, lúc ngả theo Nga. Mỗi lần có sự xoay chiều chính trị là xảy ra những đợt thanh trừng rùng rợn trong nội bộ Đảng. Sau năm 1975, Đảng Cộng sản Việt Nam đă nghiên hẳn theo Liên Xô và ra mặt chống đối bọn “bành trướng Bắc Kinh”. Sự chọn lựa Liên Xô đă phải trả giá bằng những trận chiến biên giới Việt Trung năm 1979 với hàng trăm ngàn nhân mạng thương vong.

Đến năm 1990, các chế độ cộng sản ở Liên Xô và Đông Âu đồng loạt sụp đổ. Liên Xô, thành đồng cách mạng vô sản thế giới và tổ quốc thứ hai của những người cộng sản Việt Nam, đă lạnh lùng chia tay với chủ nghĩa Mác Lê không một lời từ giả.

Thay v́ noi theo gương Liên Xô tháo gỡ cơ chế cộng sản để xây dựng một đất nước tự do dân chủ, những người cộng sản Việt Nam lại xoay chiều chính trị. Trong giờ phút thập tử nhất sinh, họ đă phải cầu hoà với Trung Quốc. Và để trả giá cho sự “lầm lỡ” theo Liên Xô trước đây, họ đă không ngần ngại kư ngay mật ước nhượng đất và nhượng biển cho Bắc Kinh. Đồng thời Đảng Cộng sản Việt Nam đă nhanh chóng đổi mới kinh tế theo mô h́nh Đặng Tiểu B́nh. Những tiếng nói muốn thay đổi cơ chế chính trị theo gương Liên Xô như của ủy viên bộ chính trị Trần Xuân Bách, Nguyễn Cơ Thạch đă bị thanh trừng không khoan nhượng.

Thế nhưng, điều nghịch lư là thực chất của đổi mới là chấp nhận con đường phát triển của Việt Nam Cộng Hoà trước năm 1975. Đó là con đường kinh tế thị trường với sự mở rộng hợp tác thị trường Tây Phương và Hoa Kỳ. Đó là mô h́nh kinh tế tư bản- mô h́nh mà v́ bản chất mâu thuẫn với lư thuyết kinh tế Mác Lê, Đảng Cộng sản Việt Nam đă phát động cuộc chiến 20 năm cho đến ngày 30 tháng 4 năm 1975.

Ngày nay, kinh tế Việt Nam đă có những tiến bộ khả quan. Nhưng đó là những tiến bộ tương đối so với với thời kỳ chuyên chính vô sản đói rách và đen tối. Nếu nh́n trên b́nh diện vĩ mô th́ thực chất của “chính sách đổi mới” là quyết định không áp dụng chủ nghĩa Mác Lê vào một phần đời sống kinh tế quốc dân. Sự hồi sinh của “khu vực kinh tế phi Mác Lê” trên sinh hoạt kinh tế quốc gia giúp cho nhân dân được tự do làm ăn. Nhờ vậy, ngày nay kinh tế của Việt nam đă thay đổi. Nhưng khi so sánh với những tiến bộ của Nam Triều Tiên, Đài Loan, Singapore, Nhật Bản, th́ Viêt Nam vẫn là nước chậm tiến nhất trong vùng. Lực phản động của chủ nghĩa Mác Lê hơn 60 năm qua là sức tiêu cực làm cho khu vực kinh tế phi Mác Lê(hay khu vực kinh tế thị trường) không thể phát huy trọn vẹn tiềm năng của nó. Thêm vào đó, nền kinh tế Việt nam được hồi sinh nhờ vào hàng tỷ đô la mỗi năm của người Việt tỵ nạn cộng sản chuyển về cho thân nhân.

Về phương diện văn hóa, tuy nền văn hoá Mác Lê đă phá sản nhưng chính sách văn hoá trong suốt sáu mươi năm qua đă làm cho văn hoá dân tộc bị tật nguyền và suy yếu. Sự sụp đổ của chủ nghĩa Mác Lê trên thế giới kéo theo sự sụp đổ của nền văn hóa duy vật đă tạo khoảng trống trong sinh hoạt văn hóa. Từ khoảng chân không ấy, những di sản văn hóa trước năm 1975 đă xuất hiện trở lại. Những tác phẩm thơ văn nhạc thời tiền chiến và miền Nam trước 1975 đă trở thành những món ăn tinh thần của người dân Việt Nam. Âm nhạc XHCN, văn chương đấu tranh giai cấp đă phải lùi bước trước sự phục sinh truyền thống sáng tác phong phú, đa dạng và nhân bản để đáp ứng với nhu cầu tinh thần của người dân ngày nay.

Tuy nhiên việc phục hồi di sản văn hoá miền Nam chưa đủ năng lực để phục hưng dân tộc. Giáo điều Mác Lê vẫn c̣n hằn sâu trong tư duy của người cộng sản, và năo trạng nô lệ vào chủ thuyết ngoại bang vẫn đè nặng lên đời sống văn hóa Việt Nam.

 

LS Nguyễn Xuân Phước


<< trở về đầu trang >>
free counters