Video Tài Liệu Audio Tài Liệu Nhạc Tin Tức & Thời Sự B́nh Luận

 

Quốc hội Đảng cử dân bầu

Quốc hội Đảng cử dân bầu

 

Quốc Hội đây là quốc hội của nước Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Quốc, và cách vận hành của “Quốc Hội Đảng Cử Dân Bầu” này được miêu tả trong hai bài báo (1) Democracy in action và (2) Aninal welfare in China đăng trong tờ tuần báo The Economist số Feb. 27 – Mar. 5th 2010.

Quốc hội nước Cộng ḥa Nhân dân Trung Quốc được tổ chức một cách để cho tiếng nói của dân không làm phiền đảng. Đảng đây là đảng cộng sản Trung Quốc.

Bài báo kể chuyện ông Yao Lifa, một người đấu tranh dân chủ. Đảng cộng sản Trung Quốc không ủng hộ ông, nhưng do đảng tính toán sai lầm sao đó, năm 1998 ông đắc cử vào nghị viện của tỉnh Hồ Bắc (một thứ quốc hội cấp tỉnh). Tại nghị viện tỉnh Hồ Bắc ông Yao đă nêu ra nhiều vấn đề thắc mắc của dân làm đảng nhức đầu, v́ vậy ông Yao bị công an mời lên mời xuống nhiều lần mặc dù năm 2003 khi bầu lại ông đă bị gạt ra khỏi ghế nghị viên. Trong năm 2003 ông Yao bị gạt ra, nhưng có vài nhân vật khác có tinh thần dân chủ lọt được vào nghị viện tại nhiều đơn vị khác trong nước.

Qua các cuộc bầu cử năm 2006 và 2007 đảng cộng sản Trung Quốc dùng mọi phương cách từ việc thay đổi địa lư khu bầu cử, gian lận phiếu hay đe dọa để cho không một tiếng nói độc lập nào được vào các nghị viện địa phương hay quốc hội.

Dù đă gạt ra khỏi các cơ sở dân cử, đảng vẫn ngại tiếng nói của các nhân vật độc lập này. Cho nên năm nay trong thời gian quốc hội toàn quốc họp (từ ngày 5/3/2010) công an cẩn thận theo dơi ông Yao và những người dân chủ khác để họ không thể lên tiếng về sự lộng hành của đảng.

Điều buồn cười là như một điệp khúc, mỗi lần quốc hội họp, đảng mở chiến dịch tuyên truyền rằng đây là dịp để các đại biểu nói lên nguyện vọng của dân, ngay cả mở internet để dân cho ư kiến về các vấn đề bức xúc như tham nhũng, chênh lệch giàu nghèo trong xă hội và nhà cửa lên giá v. v… Nhưng bên trong đảng theo sát hoạt động của các dân biểu để tại diễn đàn quốc hội không có sự lên tiếng nào làm cho đảng lúng túng.

Người ta ngạc nhiên không hiểu tại sao đảng phải lo sợ đến như vậy. Trong cuộc bầu cử quốc hội năm 2008 với nhiệm kỳ 5 năm, tuy tổng số đảng viên chỉ chiếm 6% dân số, nhưng trong tổng số 2987 dân biểu đắc cử số đảng viên chiếm 70%. Trong đó 9%  là sĩ quan quân đội, 9% khác là quan chức nhà nước, cán bộ cao cấp và thành phần trí thức theo đảng. Tại các nghị viện cấp tỉnh, cấp huyện hay cấp xă tỉ số nghị viên do đảng chọn cũng chiếm từ 60 đến 70%.

Một số người ở các nước Tây phương nói “đó là do dân bầu!”. Đúng vậy, nhưng dân chỉ được bầu trên danh sách ứng cử viên đảng đă chọn, cho nên dân mới ví von “Quốc hội Đảng cử Dân bầu”.

Nhạy cảm với dư luận thế giới, đảng cộng sản Trung Quốc cho phép các dân biểu đảng viên thỉnh thoảng gióng lên những tiếng nói độc lập thí dụ như chỉ trích sinh họat đắc đỏ, tố cáo những vụ tham nhũng ở cấp thấp, đề nghị những dự luật phi chính trị v.v… nhưng đảng rất cẩn thận khi thông qua các bộ luật quan trọng và bổ nhiệm các chức vụ chủ chốt như chủ tịch nước, thủ tướng v.v… . Trong những trường hợp này đảng ngăn không cho một tiếng nói nào khác hơn là tiếng nói của Bộ chính trị được gióng lên.

Quốc hội Trung Quốc có 35 đoàn đại biểu, Hồng Kông một đoàn, Ma Cao một đoàn. Đại diện của đảng trong hai đoàn này làm việc một cách khéo léo không để lộ nhiều ảnh hưởng của đảng để tạo một bề mặt dân chủ với thế giới. Nhưng trong 33 đoàn đại biểu khác th́ đảng tổ chức đảng bộ chặt chẽ để điều hướng mọi phát biểu ư kiến và bỏ phiếu theo sự lựa chọn của đảng .  

Năm 2008 khi Bộ chính trị quyết định đưa Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo vào lại hai chức vụ Chủ tịch nước và Thủ tướng, Bộ chính trị cử ủy viên đến làm việc với các đảng viên lănh đạo quốc hội để cầm chắc vụ bầu bán được đa số tuyệt đối và không có lời phát biểu nào bất lợi được lọt ra ngoài. Bộ chính trị chỉ thị mỗi đoàn đại biểu cử một người phụ trách bảo mật tin tức. Để tránh những thông tin đảng cho là mất đoàn kết lọt ra ngoài, các bản tin nội bộ dùng để thông tin nhau giữa các đoàn đại biểu chỉ ghi các ư kiến sau cùng, tuyệt đối không ghi ư kiến của từng đại biểu đối với hai nhân vật đă được chọn. Tuy nhiên để tăng thêm một tầng kiểm soát và đe dọa kín đáo, ư kiến của từng đại biểu được báo cáo lên Bộ chính trị.

Cũng để bảo mật, danh sách nhân vật được đề cử không được loan báo cho báo chí. Chỉ sau khi bầu xong báo chí mới được thông tin. Báo chí nước ngoài có pḥng dành riêng bên cạnh sảnh đường quốc hội và theo dơi sinh hoạt của các đại biểu qua truyền h́nh (close circuit TV) để tránh cho các nhân vật cao cấp của đảng khỏi bị hỏi những câu hỏi khó trả lời.

Đảng cộng sản Trung Quốc lo nhất là những đ̣i hỏi của dân bên ngoài ṭa nhà quốc hội khi đang họp. Năm 2004 quốc hội nhận được 100.000 đơn khiếu kiện, năm 2006 nhận được 227.000 đơn. V́ vậy vào thời gian quốc hội họp công an t́m mọi cách ngăn không cho dân khiếu kiện đổ về Bắc Kinh, và những người về được chỉ được phép tụ tập ở những chỗ chỉ định xa ṭa nhà quốc hội. Ông Yao Lifa nói tháng vừa qua ông bị công an giữ hơn một giờ đồng hồ khi ông muốn đến ṭa đại sứ Mỹ. Cơ quan an ninh gỉải thích rằng chuyện quốc hội là chuyện nội bộ không có ǵ để thảo luận với người nước ngoài.
Tuy nhiên các nhà đại diện dân tại quốc hội Trung Quốc cũng có một chút tự do để bàn những chuyện không đụng chạm. Tháng 9/2009 vừa qua một số dân biểu trong đó có vài luật sư đề nghị một dự luật bảo vệ thú vật và cấm dân ăn thịt chó và mèo.

Chuyện này nghe khá lạ tai tại một nước mà chuyện giết và hành hạ súc vật là chuyện thường ngày. Trên đường phố không hiếm ǵ cảnh heo bị nhốt trong rọ chất cứng trên xe như cây củi. Tại các khu săn bắn giải trí người đi xem có thể mua gà quẳng cho sư tử ăn, hoặc cột bó chân những con ḅ con dùng xe kéo xành xạch trên đất cho cọp vừa chạy theo vừa xé thịt. Nhưng tại Trung Quốc hiện nay có một thành phần trung lưu bắt đầu biết thưởng thức thú nuôi thú vật trong nhà. Thành phần này chống việc ăn thịt chó hay mèo.

Tuy vậy số đông cho việc cấm ăn thịt chó và thịt mèo là chống lại thói quen của dân chúng. Thịt chó được cả nước ưa thích, nhất là dân gốc Đại Hàn ở miền Đông Bắc. Tại Bắc Kinh có nhiều tiệm thịt chó nổi danh. Người Trung Quốc tin rằng ăn thịt chó làm ấm người nên ăn vào mùa Đông rất tốt. Dân ở miền nam Trung Quốc ăn thịt mèo nhiều hơn. Thịt mèo có vị ngọt. Tại đây người ta dọn những miếng thịt mèo cắt thành h́nh mèo gọn ghẽ để trong dĩa với bốn chân mèo lột da cắm chổng lên trời trông khá ngoạn mục.

Tại nhiều thành phố ở Trung Quốc có luật cấm ăn thịt chó (không biết có từ thời nào?) Nhưng trước đ̣i hỏi của dân chính quyền thường làm lơ để dân tự do ăn thịt chó. Tại Bắc Kinh có luật mỗi nhà chỉ được nuôi một con chó nhỏ cao không quá 35 cm. Nhưng người ta thấy chó chạy rông khắp nơi.
Dự luật cấm ăn thịt chó đang nằm chờ tại quốc hội Trung Quốc. Dự luật ghi rằng “Ăn hay bán thịt chó thịt mèo không đúng luật sẽ bị phạt 5000 nhân dân tệ hay 15 ngày tù giam.” (5000 nhân dân tệ bằng 750 mỹ kim).Số người chống dự luật này qua báo chí và internet rất đông. Họ nói ăn thịt chó là một truyền thống quốc gia, và Trung Quốc không có lư do ǵ để bắt chước Tây phương. Một số khác lạc quan và thực tế hơn lập luận rằng “đừng có lo v́ luật nếu thành cũng chỉ cấm ăn thịt chó hay mèo trái phép thôi, nghĩa là luật sẽ dự liệu cách làm thịt chó hay mèo để ăn một cách hợp pháp”.

Hai năm trước quốc hội phán rằng đă đến lúc Trung Quốc cần có một bộ luật bảo vệ súc vật. Nhưng không thấy trong nghị tŕnh khóa họp quốc hội năm nay.

V́ là một quốc hội “đảng cử dân bầu” cho nên dù được tự do bàn luận  chuyện cho dân ăn hay cấm thịt chó, 1 tỉ 300 triệu người dân Trung quốc cũng chỉ bị cấm ăn thịt chó nếu đa số Ủy viên Bộ chính trị đảng cộng sản Trung Quốc chán thịt chó.

Sự thật khó tin. Nhưng đó là nền dân chủ xă hội chủ nghĩa siêu việt gấp trăm ngàn lần nền dân chủ của các nước Tây phương.

Quốc hội của nước Cộng Ḥa Xă Hội Chủ Nghĩa Việt Nam cũng vận hành không khác quốc hội của nước Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Quốc, nếu không muốn nói là có khả năng “bảo hoàng hơn vua”.

 

Trần B́nh Nam
March 8, 2010


<< trở về đầu trang >>
free counters