Video Tài Liệu Audio Tài Liệu Nhạc Tin Tức & Thời Sự B́nh Luận

 

Nhắc lại những giọt nước mắt của Luật sư LÊ THỊ CÔNG NHÂN

Nhắc lại những giọt nước mắt của Luật sư LÊ THỊ CÔNG NHÂN

 

Nguyễn văn Trần

 

Vào thập niên 30 của thế kỷ trước, nước Việt Nam xuất hiện rất nhiều nhân tài kiệt xuất. Ở trong Nam có Nguyễn An Ninh, Phan văn Hùm, Tạ Thu Thâu, Hồ văn Ngà, Nguyễn văn Sâm, Trần văn Thạch,… ở Trung và Bắc có Trương Tử Anh, Nguyễn Thái Học, Lư Đông A, …đồng thời, cũng không thiếu những người học giỏi, đậu những bằng cấp cao, nhưng về tài ba và tiết tháo, họ không vượt trội được những người này.

Phải chăng mỗi khi vận nước đen tối, như mất chủ quyền, thiếu vắng dân chủ, nô lệ ngoại bang, xă hội đầy dẫy bất công, cường hào ác bá lộng hành, th́ sĩ phu, trí thức xuất hiện?

Những Nguyễn An Ninh, Phan văn Hùm, Tạ Thu Thâu, đỗ đạt ở tuổi ngoài 20 và từ khước mọi công danh, bạc tiền, dấn thân tranh đấu công khai nhưng ôn ḥa với nhà cầm quyền thực dân để đ̣i hỏi độc lập, dân chủ cho Việt nam.

Họ bị tù tội bởi thực dân, nhưng có điều lúc bấy giờ không mấy ai nghĩ là những người này sẽ lần lượt, kẻ trước người sau, chết v́ bạn tranh đấu cùng chiến tuyến là Hồ Chí Minh, tức lănh tụ tối cao của nhóm cộng sản Hà nội ngày nay .

Ngày nay, Việt Nam bị một đảng độc nhứt loại cực ác ôn là đảng cộng sản hà nội, thống trị, đưa đất nước vào cảnh lệ thuộc phương bắc, hủy diệt đạo lư, xă hội băng hoại, th́ một từng lớp trẻ trí thức xuất hiện, dấn thân tranh đấu để khôi phục lại  trật tự xă hội và đạo lư truyền thống của dân tộc.

Trước kia, ông cha của họ thấy nỗi nhục v́ đất nước mất độc lập mà tranh đấu, ngày nay, những Nguyễn văn Đài, Lê thị Công Nhân, Nguyễn Vũ B́nh, Lê Nguyên Sang, Nguyễn Bắc Truyền, Huỳnh Nguyên Đạo, Lê Công Định, Trần Hùnh Duy Thức, Nguyễn Tiến Trung và nhiều nữa… công khai đứng lên tranh đấu ôn ḥa, bất bạo động, bởi họ cùng cảm thấy nổi nhục v́ đất nước không có dân chủ, nhân quyền bị nhà cầm quyền cộng sản trắng trợn chà đạp, dân nghèo bị những kẻ có quyền thế ở địa phương áp bức, bóc lột tồi tệ, dùng luật pháp xă hội chủ nghĩa cướp đoạt tài sản, ruộng vườn, thảm hại vạn lần hơn thời thực dân Pháp cai trị trước kia. Và, những người trẻ v́ yêu nước, yêu tự do dân chủ này cũng lại lần lượt trở thành nạn nhân của cái đảng cộng sản hồ chí minh.

Lê thị Công Nhân có cái tên thuộc “thành phần vô sản lao động”. Phải chăng cha mẹ của Cô mang hoài bảo giai cấp nên đặt cho Cô cái tên Công Nhân, để nhắc nhở và mong mỏi khi lớn lên Cô phải đứng vào hàng ngũ những người công nhân, tranh đấu bênh vực cho công nhân lao động khi lớp người này bị nhà cầm quyền hà hiếp, đàn áp, bôc lột ? Hay Công Nhân hàm nghĩa Cô sẽ là người suốt đời sống và xả thân tranh đấu cho Công b́nh và Nhân ái?

Ngày nay Cô ở tù, v́… cái tên tiền định của Cô trong cả hai ư nghĩa đó ! Hai ư nghĩa không thể tồn tại trong xă hội xă hội chủ nghĩa ở Việt nam dưới sự lănh đạo của đảng cộng sản hồ chí minh.

Lê thị Công Nhân, được sanh ra và lớn lên trong chế độ xă hội chủ nghĩa mà hoàn toàn không giống người cộng sản là “phải tranh đấu cho giai cấp cầm quyền, cho đảng, cho lư tưởng xă hội chủ nghĩa”, mà trái lại, Cô quyết tâm tranh đấu cho đất nước của Cô: “…Tôi khẳng định với tất cả lương tâm, trách  nhiệm của ḿnh đối với đất nước Việt Nam và dân tộc Việt Nam, tôi sẽ chiến đấu tới cùng cho dù chỉ c̣n một ḿnh tôi tranh đấu…”. Người trí thức mới ư thức được lương tâm và trách nhiệm đối với đất nước, c̣n người cộng sản không có đất nước, không có ư thức lương tâm và trách nhiệm, chỉ biết tuân phục theo mệnh lệnh  phe xă hội chủ nghĩa . Đối nhân dân, họ chỉ biết có đảng và mục tiêu tối hậu là cầm quyền, sử dụng quyền lực phục vụ cho quyền lợi phe nhóm của họ mà thôi.

Lê thị Công Nhân mới 28 tuổi (năm 2007), nhưng Cô không sống mộng mơ hay đua đ̣i theo danh lợi như đa số tuổi trẻ ở Việt nam đương thời. Cô hiểu cộng sản rất sâu sắc. Các chế độ độc tài, nhất là độc tài cộng sản, luôn luôn xem thành phần nhân dân tiến bộ, yêu nước thật ḷng, như là những kẻ nội thù nguy hiểm của chế độ. Trong kháng chiến chống thực dân, Hồ Chí Minh sẵn sàng khoan nhượng với kẻ địch, nhưng dứt khoát không đội trời chung với những người ái quốc thật sự cùng đánh Tây giành độc lập cho Việt Nam mà không cộng sản (Hồ Chí Minh giải thích với cán bộ thân tín khi kư thoả hiệp 6/3cho thực dân Pháp trở lại Việt nam « Thà để thực dân Pháp đô hộ thêm 5, 10 năm nữa c̣n hơn để Việt nam độc lập trong tay các đảng phái quốc gia»)… bởi người cộng sản hiểu rơ nguyên lư mất nước, tức mất chánh quyền, xưa nay không do quân đội ngoại bang mạnh, mà thường do chính những người dân yêu nước chân chánh . Nên Lê thị Công Nhân nói thẳng với nhà cầm quyền cộng sản: “ …Cộng sản đừng có mong chờ bất cứ một điều ǵ là thỏa hiệp chớ đừng nói là đầu hàng từ phía tôi”. Cô tỏ cho mọi người thấy là Cô rất ôn ḥa, vẫn dịu dàng như thục nữ: “Tôi không thách thức, nhưng nếu những người cộng sản đă quyết tâm thực hiện những hành vi tội ác bằng cách chà đạp lên nhân quyền của người dân Việt Nam và muốn d́m Việt Nam trong tăm tối về mặt chính trị, nghèo nàn về mặt kinh tế, lạc hậu về mặt văn hóa, kéo dài đến trọn đời con cháu của chúng ta cũng như của chính những người cộng sản, th́ họ cứ việc hành sử với những ǵ mà họ có…”!

Lê thị Công Nhân nói rơ, Cô không thách thức nhà cầm quyền Hà nội, nhưng thực ra, với lời tuyên bố trên đây, Cô đă khí khái tỏ rơ thái độ xem thường bộ máy đàn áp khổng lồ của đảng cộng sản Hà nội. Đối với Cô, bị trù dập và vào tù vẫn chưa phải là điều tồi tệ nhất. Bởi Cô đă nhận chân được mặt thật của chánh quyền này, nên nếu Cô bị làm người tù của một thứ chánh quyền như vậy, th́ bản án ấy không thể làm hoen ố được lư lịch của Cô. C̣n chịu đựng gian khổ trong tù, th́ dưới mắt Cô, điều đó có thấm vào đâu đối với đời sống cơ cực, oan khổ của tuyệt đại đa số nhân dân lao động nghèo đă và đang bị nhà cầm quyền địa phương ngược đăi, tàn nhẫn bóc lột.

Lê thị Công Nhân hiên ngang trước bạo lực v́ Cô có niềm tin mạnh mẽ ở lẽ phải về phía Cô: “…Sống thế nào th́ sống, vẫn phải giữ ḷng tự trọng và lương tâm của ḿnh Mà chỉ có lương tâm và ḷng tự trọng của tôi nói với tôi rằng không bao giờ đầu hàng…”.

Ḷng tự trọng và lương tâm ở Việt Nam ngày nay được phục hồi sáng tỏ ở tuổi trẻ, mà Lê thị Công Nhân là biểu tượng cho Đạo lư dân tộc. Điều này từ hơn 60 năm qua đă bị đảng cộng sản Hà nội luôn luôn t́m mọi cách, từng bước thủ tiêu để “biến mọi người phải nghĩ trong điều đảng nghĩ…”. Cá nhân sống trong chế độ phải được tan biến trong bộ máy xă hội chủ nghĩa, nếu cá nhân muốn tồn tại.

Tuổi trẻ ở Việt nam ngày nay xuất hiện như những tinh hoa của một chu kỳ mới của lịch sử dân tộc!

Lê thị Công Nhân bị giam giữ từ hôm 06/03/2007 tại trại Xuân Phương ở Hà nội. Cô an nhiên tự tại v́ Cô đă tiên liệu t́nh huống xấu, nhưng chưa phải là tồi tệ nhứt, đó là ở tù! Với thái độ chấp nhận thực tế, Cô vẫn dàn trải ḷng ḿnh một cách đầy khí phách: “Tôi tranh đấu dân chủ và nhân quyền cho Việt Nam hoàn toàn xuất phát từ niềm tin, từ lương tâm và trách nhiệm của tôi đối với chính tôi, với dân tộc Việt Nam và đối với đấng tạo hóa đă sanh ra tôi”.

Lê thị Công Nhân tranh đấu, chấp nhận tù tội, là do lương tâm, trách nhiệm, do ḷng yêu nước chân thật thôi thúc. Cô hoàn toàn không bị cám dỗ của bất cứ một thứ chủ nghĩa nào.

Lê thị Công Nhân không giống người cộng sản, v́ Cô tranh đấu cho dân chủ, nhân quyền để nhằm khôi phục lại nhơn phẩm con người ở đồng bào của Cô. C̣n người cộng sản tranh đấu cho chủ nghĩa xă hội, tức cho đảng cộng sản của họ.

Do khác biệt sâu xa về nhận thức đó, mà ở trong tù Cô trả lời với Mẹ Cô khi bà vào thăm hôm 12/08/2007: “Ôi, Mẹ ơi. Ở ngoài xă hội, chúng nó đối xử với nhân dân c̣n không ra ǵ, th́ ở trong tù, Mẹ phải quan tâm đến làm ǵ nữa? Ở tù, con chấp nhận hết. Con không thèm nghĩ đến cách đối xử của chúng nó. Cứ xem như không có chúng nó vậy… ”.

Bổng bà mẹ của Cô sực nhớ lại chuyện nhà, báo tin cho Cô: “Này con, con mèo của con, nó chết rồi…”.

Lê thị Công Nhân ̣a lên khóc. Cô khóc lớn. Cô khóc cho một mất mát, cho một nỗi đau. Cô không giữ được thái độ dửng dưng, vô cảm nữa như đối với nhà cầm quyền cộng sản đang hành hạ, tù đày Cô!

 

Nguyễn văn Trần


<< trở về đầu trang >>
free counters