Video Tài Liệu Audio Tài Liệu Nhạc Tin Tức & Thời Sự B́nh Luận

 

Người Việt hải ngoại làm được ǵ trước hiểm hoạ Trung Quốc?

Người Việt hải ngoại làm được ǵ trước hiểm hoạ Trung Quốc?

 

Lê Xuân Khoa

 

Gs. Lê Xuân Khoa

Sang năm mới Canh Dần, t́nh h́nh chính trị Việt Nam đáng bi quan hơn trước. Ngoài “quốc nạn” tham nhũng tiếp tục hoành hành, t́nh trạng xuống cấp đến mức báo động của giáo dục, và sự gia tăng các tệ nạn xă hội, người Việt Nam trong và ngoài nước c̣n phải đối diện với hai mối quan tâm hết sức nghiêm trọng:

1.Tiếp theo những vụ lấn chiếm lănh thổ và lănh hải đă được chính thức hoá bằng những văn bản thoả hiệp với lănh đạo Việt Nam, Trung Quốc vẫn ngang nhiên tiến hành kế hoạch thôn tính Việt Nam bằng những hành động xác lập quyền sở hữu hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, và thực hiện những dự án khai thác tài nguyên mang tính chiến luợc trên cả hai mặt kinh tế và quân sự.

2.Trong khi đó, Nhà nước Việt Nam vừa tiếp tục ca ngợi mối quan hệ tốt với Trung Quốc qua những khẩu hiệu “bốn tốt” và “16 chữ vàng”, vừa gia tăng ngăn cấm những quyền tự do căn bản của con người, đồng thời mạnh tay trừng phạt những công dân dám công khai bày tỏ ḷng yêu nước hoặc yêu cầu cải thiện chế độ chính trị và thực hiện công bằng xă hội.

Nhiều nhà b́nh luận ở hải ngoại đă phân tích và nhận định khá chi tiết về hai mối quan tâm đặc biệt này, nhưng phần đông vẫn chỉ nhằm kể tội lănh đạo cộng sản, hô hào đoàn kết chống cộng và cầu mong chế độ sớm bị sụp đổ. Gần đây mới có một số trí thức đề cập đến những phương thức cụ thể và tích cực hơn, như thành lập cơ quan nghiên cứu chiến lược dân chủ và phát triển (think tank), vận dụng các nguồn lực vào tiến tŕnh dân chủ hoá Việt Nam, nhấn mạnh vào vai tṛ xây dựng xă hội công dân của các tổ chức phi chính phủ (NGO) hay vai tṛ của cộng đồng hải ngoại như một lực lượng đối lập. Đây là những kế sách lâu dài có hiệu lực chuyển hoá chế độ chính trị ở trong nước, nhưng công cuộc thực hiện đ̣i hỏi nhiều thời gian, phương tiện tài chánh và nhân sự, nhất là sự ủng hộ mạnh mẽ của cộng đồng.

Trong khi theo đuổi những mục tiêu lâu dài, chúng ta cần gấp rút t́m cách đối phó với những vấn đề trước mắt, ưu tiên là hai mối quan tâm nghiêm trọng đă nêu trên. Xét cho cùng, mối quan tâm thứ hai có liên quan với mối quan tâm thứ nhất và những biện pháp mạnh của nhà cầm quyền đối với mọi tiếng nói phát biểu ḷng yêu nước và nguyện vọng chính đáng của người dân đều là hệ quả của tinh thần lệ thuộc Trung Quốc, với mục đích bảo vệ quyền lực và quyền lợi của Đảng và Nhà nước. Những biện pháp này đều rập theo khuôn mẫu của Trung Quốc, từ những phiên toà “kangaroo” với những bản án đă có sẵn dành cho những người bất đồng chính kiến và những người đ̣i đối xử công bằng cho những nạn nhân bị chính quyền tước đoạt đất đai, cho đến những hành động đàn áp tín đồ các tôn giáo không nằm trong hệ thống kiểm soát của nhà nước. Nếu không có ǵ thay đổi bất thường, đại đa số trong bộ máy lănh đạo Đảng sau Đại hội XI vào tháng Giêng 2011 sẽ là những đảng viên thân Trung Quốc.

Để có thể tồn tại với chế độ độc tài đảng trị, Đảng Cộng sản Việt Nam đă lựa chọn Trung Quốc làm mô h́nh trị nước và hội nhập với cộng đồng quốc tế “theo định hướng xă hội chủ nghĩa”. Việc giao thiệp với Hoa Kỳ và các nước dân chủ khác trên căn bản “đôi bên cùng có lợi” chủ yếu là làm giàu cho Đảng để củng cố bộ máy nhà nước. Chính phủ t́m mọi cách ngăn chặn mọi nguồn thông tin mở rộng sự hiểu biết của người dân và đưa đến những đ̣i hỏi dân chủ hoá chế độ. Chỉ thị số 34-CT/TW ngày 25 tháng 6 năm 2009 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “Tăng cường cuộc đấu tranh chống âm mưu, hoạt động Diễn biến hoà b́nh trên lĩnh vực tư tưởng, văn hoá” đă đích danh kết tội “các thế lực thù địch”, đặc biệt là chính phủ Mỹ và các tổ chức “phản động” của người Việt ở nước ngoài. Những chương tŕnh viện trợ phát triển của USAID, chương tŕnh học bổng Fulbright và Vietnam Education Foundation (VEF), chương tŕnh giao lưu văn hoá và hợp tác văn nghệ sĩ trong và ngoài nước, cùng với các chương tŕnh nhân đạo của các tổ chức phi chính phủ (NGO), đều bị tố cáo là nhắm mục tiêu “xoá bỏ chế độ xă hội chủ nghĩa và bản sắc văn hoá Việt Nam” (?). Đáng chú ư là Bản Chỉ thị này đă báo động về “xu hướng tự diễn biến, tự chuyển hoá” đang “có chiều hướng gia tăng, có mặt trầm trọng, trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và nhân dân”.

Để cho cuộc đấu tranh chống diễn biến hoà b́nh có thể thành công, Đảng và Nhà nước cần phải dựa vào Trung Quốc, hiện đang là quốc gia phát triển kinh tế nhanh nhất trên thế giới và cũng là chủ nợ lớn nhất của Mỹ. V́ cùng chung chế độ và cùng chung chí hướng, cộng sản Việt Nam coi Trung Quốc là đồng minh vững chắc và điểm tựa an toàn nhất để chống lại mọi nỗ lực dân chủ hoá chế độ. Lănh đạo Việt Nam không phải không biết đến hiểm hoạ Trung Quốc nhưng họ đă ưu tiên đặt quyền lợi và sự sống c̣n của Đảng lên trên vận mệnh tương lai của đất nước. Cộng sản Việt Nam luôn luôn giữ lễ với Trung Quốc cho nên mọi lời tuyên bố của lănh đạo và phát ngôn viên chính phủ đều chỉ dừng lại ở chỗ xác nhận chủ quyền và kêu gọi Trung Quốc đối xử tử tế với ngư dân Việt Nam. Không có một viên chức chính quyền nào lên tiếng phản đối Trung Quốc và đ̣i hỏi công lư cho những ngư dân bị hải quân Trung Quốc bắt giữ, đánh đập, và bắt nộp tiền chuộc tàu thuyền và ngư cụ. Những tàu tuần Trung Quốc hành động trái phép và vô nhân đạo ấy đều được gọi là “tàu lạ”, một từ ngữ lần đầu tiên được sử dụng trong lịch sử bang giao giữa hai nước.

Hiểm hoạ Trung Quốc

Truyền thống bá quyền của người Hán bắt đầu trễ nhất là từ hai ngàn ba trăm năm trước, ngay sau cuộc thống nhất trung nguyên của Tần Thuỷ Hoàng vào thế kỷ thứ III trước Tây lịch. Quân nhà Tần đă mở cuộc nam tiến chinh phục các bộ tộc Bách Việt và đồng hoá dân bị trị bằng những cuộc di dân vĩ đại của người Hán. Số dân Bách Việt không chịu bị đô hộ phải chạy xa xuống phía Nam, tản mát trong các nước Đông Nam Á ngày nay. Riêng dân Lạc Việt đất Văn Lang đă kháng cự mănh liệt, đẩy lui được nhiều đợt tấn công của các tướng nhà Tần như Đồ Thư, Nhâm Ngao, Triệu Đà và ngay cả của Tần Thuỷ Hoàng, rốt cuộc Đồ Thư bị chặt đầu, Tần Thuỷ Hoàng lâm bệnh phải rút quân về nước mà chết (210 tr.TL). Anh hùng chiến thắng quân Tần là Thục Phán lên ngôi vua, xưng hiệu là An Dương Vương, thay tên nước Văn Lang là Âu Lạc, chấm dứt triều đại Hùng Vương đă tan ră dưới sức mạnh của quân Tần. Nước Âu Lạc tồn tại được 30 năm th́ mất do việc An Dương Vương gả con gái là Mị Châu cho Trọng Thuỷ, con trai của vua nước Nam Việt là Triệu Đà. Qua sự thông đồng của Trọng Thuỷ, Triệu Đà đă đánh bại An Dương Vương, sáp nhập Âu Lạc vào Nam Việt.

Năm 111 tr. TL, triều đại nhà Hán đem quân chinh phục nước Nam Việt. Các triều đại kế tiếp đă thay nhau thống trị dân tộc ta trong suốt mười thế kỷ, nhưng mọi cố gắng đồng hoá dân tộc Việt và biến lănh thổ của ta thành một tỉnh của Trung Quốc đều thất bại. Tuy nhiên, sau khi Khúc Thừa Dụ lật đổ sự thống trị của nhà Đường năm 905, khôi phục nền độc lập cho dân tộc, các triều đại phong kiến Trung Quốc vẫn tiếp tục xâm lược nước ta cho đến khi toàn bộ quân nhà Thanh bị vua Quang Trung đánh tan năm 1789.

Những năm sau đó, v́ phải lo chiến tranh với các nước Tây phương và v́ Pháp đă chiếm đóng Đông Dương, Trung Quốc không có cơ hội trở lại Việt Nam cho đến khi Mao Trạch Đông ủng hộ Hồ Chí Minh trong hai cuộc chiến chống Pháp và chống Mỹ với thâm ư kéo Việt Nam vào quĩ đạo của Trung Quốc. Dă tâm đó thể hiện rơ rệt qua sự kiện Chu Ân Lai ép buộc Hồ Chí Minh và Phạm Văn Đồng phải chấp nhận Hiệp định Genève chia đôi đất nước. Sau đó họ Chu đă làm mất mặt các đồng chí Việt Nam khi mời đại diện Việt Nam Cộng hoà Ngô Đ́nh Luyện đến dự tiệc chung với Phạm Văn Đồng và thông báo ư muốn thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Trung Quốc và chính phủ Ngô Đ́nh Diệm.

Mưu đồ của Trung Quốc thôn tính Việt Nam và dùng Việt Nam làm bàn đạp để tiến chiếm toàn vùng Đông Nam Á đă được cố Tổng Bí thư Lê Duẩn tiết lộ cho các đồng chí lănh đạo sau chuyến đi Bắc Kinh hội kiến với Mao Trạch Đông năm 1963, khi họ Mao không thuyết phục được Lê Duẩn và Trường Chinh ra tuyên bố chung chống chủ nghĩa xét lại của Khrushchev. Từ đó, Bắc Kinh biết Hà Nội đă chọn kết thân với Moscow, nhưng vẫn tiếp tục viện trợ quân sự cho Hà Nội v́ nhu cầu chống Mỹ trong cuộc chiến tranh lạnh. Sau 1975, quan hệ Việt-Trung xấu hẳn đi cho đến khi Đặng Tiểu B́nh quyết định “dạy cho Việt Nam một bài học” trong cuộc chiến tranh biên giới vào đầu năm 1979. Sau khi các nước cộng sản Đông Âu theo nhau sụp đổ năm 1989 và khi Gorbachev giải tán Đảng Cộng sản và Liên Bang Xô-viết năm 1991 th́ Cộng sản Việt Nam phải quay về với Trung Quốc để có khả năng bảo vệ Đảng và chế độ. Kể từ đó, Trung Quốc đă có nhiều điều kiện thuận lợi cho việc dùng Việt Nam làm cứ điểm để tiến hành kế hoạch kiểm soát Biển Đông và toàn thể các nước Đông Nam Á.

Vào thời điểm đó, tinh thần yêu nước trong giới lănh đạo cộng sản Việt Nam c̣n cao, cho nên mặc dù phải trở lại với Trung Quốc, họ cũng ráo riết vận động Mỹ bỏ cấm vận và thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Dần dần, chính sách nước đôi ấy đưa đến hai khuynh hướng bảo thủ và cấp tiến trong hàng ngũ lănh đạo cộng sản Việt Nam. Do sự suy giảm thế lực vả ảnh hưởng quốc tế của Hoa Kỳ trong khi Trung Quốc phát triển mau chóng và xác lập đuợc vị thế của một siêu cường, phe bảo thủ Việt Nam giành đuợc ưu thế và sẵn sàng nhượng bộ Trung Quốc để đổi lấy sự bảo vệ quyền lực và quyền lợi riêng của Đảng. Ngoài hai bản hiệp ước phân định biên giới trên đất liền và phân định Vịnh Bắc Bộ bất lợi cho Việt Nam, việc Trung Quốc xác định chủ quyền ở Hoàng Sa và Trường Sa và công bố bản đồ h́nh lưỡi rồng (c̣n gọi là lưỡi ḅ) ở Biển Đông là những hành động phi pháp, ngang ngược không chỉ đối với Việt Nam mà c̣n với tất cả các nước trong khu vực. Sự nhượng bộ của Việt Nam lên đến mức báo động khi Nhà nước quyết định để cho Trung Quốc khai thác bô-xít trên Tây Nguyên, bất chấp những cảnh báo khẩn cấp của các nhà khoa học, chính trị và quân sự, đặc biệt là ba lá thư gửi lănh đạo của Đại tướng Vơ Nguyên Giáp yêu cầu Chính phủ ngưng thực hiện các dự án khai thác bô-xít v́ đây là “vấn đề rất hệ trọng đối với cả nước về kinh tế, văn hoá và an ninh quốc pḥng.” Mới đây, hai vị cựu tướng lănh Đồng Sĩ Nguyên và Nguyễn Trọng Vĩnh lại phát hiện được hành động bất chính của lănh đạo mấy tỉnh biên giới đă âm thầm cho doanh nghiệp nước ngoài thuê 300 ngàn héc-ta (ha) rừng đầu nguồn để khai thác dài hạn (50 năm) trong đó 264 ngàn ha được dành cho Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan. Các ông đă viết thư cho Bộ Chính trị, báo động nguy cơ về an ninh quốc pḥng, ô nhiễm môi trường và tai nạn cho nhân dân miền hạ du, và yêu cầu huỷ bỏ những hợp đồng bất chính ấy nhưng chưa có kết quả.

Người Việt hải ngoại có thể làm ǵ?
Trước viễn ảnh giang sơn mấy ngàn năm của tổ tiên bị biến thành một tỉnh của Trung Quốc, trước những biện pháp đe doạ và trừng trị tàn nhẫn của chính quyền, người dân trong nước vẫn c̣n phải cắn răng chịu đựng, ngoại trừ tiếng nói dũng cảm của một số trí thức và đảng viên có uy tín nhưng luôn luôn bị bộ máy công an sách nhiễu và bọn tin tặc t́m cách bóp nghẹt. Trước t́nh thế ấy, cộng đồng nguời Việt hải ngoại hết sức lo ngại và nóng ḷng t́m cách đối phó. Nhiều phương cách tranh đấu đă được đưa ra, từ ôn hoà tới cực đoan, nhưng phần lớn chỉ là những điều mơ ước (wishful thinking) thiếu tính khả thi. Ngoài ra, trong cộng đồng vẫn chưa có sự thảo luận thẳng thắn, tôn trọng ư kiến khác biệt dù cùng theo đuổi một mục tiêu, do đó không đạt được sự đồng thuận, nhiều khi c̣n chụp mũ và mạt sát nhau thậm tệ, một hiện tượng được gọi là “quân ta đánh quân ḿnh”.

Trở lại với nhận định ở trên là cần phải gấp rút t́m cách đối phó với những vấn đề quan tâm trước mắt được nhận diện về đối nội là tinh thần lệ thuộc Trung Quốc của phe nhóm bảo thủ trong Đảng Cộng sản Việt Nam, và đối ngoại là nguy cơ tổ quốc Việt Nam bị sáp nhập vào lănh thổ Trung Quốc và dân tộc Việt Nam bị đồng hoá trước những đợt di dân khổng lồ của người Hán. Trong khi cuộc tranh đấu của nhân dân cho tự do dân chủ vẫn có thể tiến hành dù c̣n bị kiểm soát chặt chẽ bởi chính quyền, cuộc tranh đấu chống hiểm hoạ Trung Quốc sẽ khó khăn gấp bội v́ đồng thời phải đương đầu với cả thù trong lẫn giặc ngoài. Trong khi đó, cộng đồng người Việt hải ngoại có nhiều điều kiện dễ dàng hơn, tự do hơn để hỗ trợ cho nhân dân trong nước, nhất là khả năng vận động quốc tế cho một giải pháp “chung sống hoà b́nh, hợp tác và phát triển” giữa Trung Quốc và các nước Đông Nam Á mà chủ yếu là quan hệ b́nh đẳng giữa Trung Quốc và Việt Nam. Nếu một thoả hiệp ASEAN-Trung Quốc có thể đạt được, chủ quyền Việt Nam sẽ được bảo đảm. Trước t́nh h́nh cấp bách hiện nay, cộng đồng hải ngoại cần gia tăng nỗ lực vào cuộc vận động quốc tế này. Dù thoả hiệp với Trung Quốc có đạt được hay không, sự đóng góp quan trọng của cộng đồng người Việt hải ngoại sẽ được ghi vào lịch sử.

Riêng tại Hoa Kỳ, cộng đồng người Mỹ gốc Việt cần tập trung chiến dịch vận động vào Chính quyền và Quốc hội, các toà Đại sứ của các nước ASEAN, các tổ chức quốc tế liên quan đến Trung Quốc và khu vực Á châu-Thái B́nh Dương. Ngoài ra, cần kêu gọi sự hợp tác của giới trí thức và cộng đồng người Mỹ gốc Á, v́ họ cũng rất quan tâm về tham vọng bành trướng của Trung Quốc và họ không thể chấp nhận vai tṛ lănh đạo của một siêu cường cộng sản độc tài. Một nhóm trí thức trẻ vùng thủ đô Washington DC đă bắt đầu mở cuộc tiếp xúc thăm ḍ với lănh đạo của những tổ chức người Mỹ gốc Á châu-Thái B́nh Dương để lập kế hoạch vận động chung. Tiếng nói của cộng đồng người Mỹ gốc Á châu chắc chắn sẽ được các nhà làm chính sách của Hoa Kỳ và các nước ASEAN trân trọng lắng nghe. Cộng đồng người Việt khắp nơi cũng cần có những hoạt động tương tự ở quốc gia sở tại và nối kết với cuộc đại vận động ở Hoa Kỳ.

Cuộc vận động của người Việt hải ngoại cho một giải pháp hoà b́nh ở Biển Đông chắc chắn sẽ được đồng bào trong nước vui mừng đón nhận. Đây cũng là cơ hội thuận tiện cho sự trao đổi và hợp tác giữa trí thức trong nước và trí thức ở ngoài nước về những vấn đề có lợi ích cho đất nước và dân tộc. Nhà nước sẽ không có lư do ǵ để ngăn cấm, trái lại c̣n cần phải ủng hộ v́ đây cũng chính là cơ hội cho chính phủ có thể thoát ra khỏi sự lệ thuộc vào Trung Quốc mà vẫn có thể tồn tại. Dĩ nhiên, sự tồn tại này c̣n tuỳ thuộc vào những quyết định cởi mở của chính phủ về những quyền tự do, dân chủ căn bản của người dân trong một khung cảnh địa lư-kinh tế-chính trị mới của toàn vùng. Ngược lại, nếu Đảng và Nhà nước cứ tiếp tục ngăn cấm sự hợp tác chính đáng và hoà b́nh của người Việt Nam trong và ngoài nước th́ sẽ không khỏi bị dư luận trong nước và quốc tế lên án và sẽ không tránh khỏi sự chống đối quyết liệt của các tầng lớp nhân dân có thể dẫn đến bạo động. Đến lúc này, nhân dân đă có nhiều cơ hội hiểu biết hơn về thế giới bên ngoài và nhận rơ được nhu cầu chuyển hoá chế độ từ độc tài sang dân chủ để đất nước có thể tồn tại và phát triển trong khung cảnh hội nhập toàn cầu.

Tất nhiên cuộc vận động của người Việt hải ngoại chỉ có thể thành công nếu ASEAN, với hậu thuẫn của Hoa Kỳ và các quốc gia Thái B́nh Dương, có thể thuyết phục được Trung Quốc chấp nhận giải pháp chung sống hoà b́nh, hợp tác và phát triển. Kết quả mong ước này c̣n tuỳ thuộc vào vai tṛ cân bằng quyền lực của Hoa Kỳ và khả năng đạt được đồng thuận giữa các nước ASEAN, đặc biệt là những nước đang tranh chấp chủ quyền lănh hải ở Biển Đông. Điều này cho thấy vai tṛ quan trọng của Việt Nam với tư cách Chủ tịch ASEAN trong năm 2010. Trong mười tháng c̣n lại, liệu Việt Nam có đủ khả năng điều động các nước thành viên tạm giải quyết những dị biệt song phương để tiến đến hợp tác đa phương hầu có đủ tư thế đối thoại với Trung Quốc hay không? Đây là cơ hội và cũng là thử thách mới cho Việt Nam trong năm nay. Lịch sử sẽ phán xét khả năng và tinh thần trách nhiệm của lănh đạo Việt Nam. Đây cũng là thử thách và cơ hội cho cộng đồng người Mỹ gốc Việt trong vai tṛ chủ xướng cuộc vận động của cộng đồng người Mỹ gốc Á châu-Thái B́nh Dương với chính phủ Mỹ và quê hương gốc của họ. Mong rằng cộng đồng sẽ không bỏ lỡ cơ hội đóng góp vào những nỗ lực xây dựng hoà b́nh trong khu vực và bảo vệ chủ quyền của đất nước.

Nói đến cơ hội và thử thách của cộng đồng, đă đến lúc cần đề cập đến một vấn đề nhạy cảm có khi được coi như vấn đề cấm kỵ không nên đụng tới, đó là quan hệ giữa cộng đồng người Việt hải ngoại với chính quyền và một số thành phần nhân dân trong nước. Vấn đề này không nên và không thể né tránh v́ nó là một thực tế đang diễn ra rất phức tạp, từ thái độ hồ hởi hợp tác của những người có thiện cảm với chế độ, những chương tŕnh nhân đạo và giáo dục của các tổ chức NGO, đến thái độ thù nghịch một c̣n một mất với chính quyền cộng sản. Quan hệ phức tạp này cần được b́nh tâm thảo luận và giải quyết thích hợp v́ không thể biến thái độ chống cộng cực đoan thành một mối thù truyền kiếp cho đến các thế hệ về sau. Nếu mối quan hệ này có thể giải quyết một cách hợp t́nh hợp lư và trở thành một đồng thuận lớn trong cộng đồng hải ngoại th́ mọi thành phần nhân dân trong nước, kể cả những đảng viên cộng sản thật t́nh yêu nước và có đầu óc tiến bộ, sẽ vui mừng đón nhận và sẽ trở thành một khối áp lực có khả năng thay đổi chính sách và ngay cả chế độ, nếu cần.

Trong phạm vi bài này, tôi chỉ muốn nêu lên một số nhận định và đề nghị do sự hiểu biết của cá nhân để độc giả cùng xem xét và góp ư:

1.Đa số nhân dân trong nước đều chán ghét chế độ nhưng cũng đă trở nên quen với những lề lối trong xă hội cộng sản từ trên nửa thế kỷ nay, nhất là khi đời sống vật chất theo kinh tế thị trường đă dễ chịu hơn nhiều so với thời bao cấp. Họ cũng rất chán ghét chiến tranh và rất dè dặt đối với những biến động chính trị v́ chưa thấy có lực lượng nào có thể chuyển hoá được chế độ; ngoài ra, họ rất hoài nghi và thờ ơ với các lực lượng “chống cộng” và những lời kêu gọi nổi dậy từ bên ngoài.
2.Đa số nhân dân trong nước bị che giấu thông tin về những quyết định sai lầm của lănh đạo có hậu quả nguy hại về kinh tế, văn hoá xă hội và an ninh quốc pḥng. Các cơ quan truyền thông quốc doanh chỉ tŕnh bày những tin tức và h́nh ảnh có lợi cho chính phủ, chẳng hạn những thông tin về sự hợp tác và ủng hộ của quốc tế, những cuộc viếng thăm Việt Nam của nguyên thủ các cường quốc, những hội nghị APEC và ASEAN được tổ chức rầm rộ ở Hà Nội.
3.Đối với mối lo ngại của nhân dân về mưu đồ xâm lược của Trung Quốc, Nhà nước một mặt trấn an dân chúng bằng những lời tuyên bố khẳng định chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa và Trường Sa, một mặt đề cao quan hệ hữu hảo và bền vững giữa hai nước, che đậy những điểm nhượng bộ Trung Quốc trong các thoả hiệp song phương, và làm giảm thiểu tính nghiêm trọng của những hành động ngang ngược của Trung Quốc ở Biển Đông.
4.Đối với những nỗ lực dân chủ hoá và đ̣i hỏi công bằng xă hội, Nhà nước thi hành các biện pháp ngăn chặn những lời khuyến cáo hay phản biện xây dựng của giới trí thức, khoa học gia, và thẳng tay đàn áp những cá nhân hay tổ chức tranh đấu cho tự do, dân chủ, những người bênh vực cho dân oan và lao động bị bóc lột. Những tội danh phi lư và những bản án quá đáng đối với những trí thức tranh đấu bất bạo động cho thấy mục đích của nhà cầm quyền là răn đe và gieo rắc sự nghi ngại trong dân chúng đối với ảnh hưởng từ bên ngoài.
5.Đối với cộng đồng người Việt hải ngoại, Trung ương Đảng đă ban hành Nghị quyết số 36/NQ-TW ngày 26.3.2004 về “công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài.” Đây là một kế hoạch toàn diện nhằm vận động ba triệu nguời Việt Nam ở nước ngoài thành “một bộ phận không thể tách rời của cộng đồng dân tộc” với những đóng góp quan trọng về tài chính và trí tuệ rất cần thiết cho công cuộc phát triển đất nước. Mặc dù mục đích này không thể đạt được chừng nào đất nước c̣n bị áp đặt dưới một chế độ độc tài toàn trị, những biện pháp thuận lợi hơn cho “Việt kiều” về nước du lịch, đầu tư, kinh doanh, hợp tác khoa học, hoạt động nghề nghiệp hay định cư lâu dài, cũng có khả năng hấp dẫn được một thiểu số nhất định trong cộng đồng hải ngoại.
Để vô hiệu hoá công tác tuyên vận một chiều của Nhà nước cộng sản, nhất là để có thể xoá bỏ những ư nghĩ và h́nh ảnh tiêu cực về số đông người Việt ở nước ngoài mà bộ máy tuyên truyền của nhà nước đă nhồi sọ nhân dân trong nước, cộng đồng hải ngoại cần phải thay đổi quan niệm và phương cách chống cộng đă lỗi thời. Qua những chuyến về thăm thân nhân và bằng hữu, những hoạt động cứu trợ nạn nhân băo lụt, những chương tŕnh giúp đỡ y tế, giáo dục, hoặc cho vay vốn nhỏ của người Việt hải ngoại, đồng bào trong nước không cần bị tuyên truyền cũng nhận ra được thiện chí và ước vọng chính đáng của người Việt ở nước ngoài đối với quê hương nguồn cội. Niềm tin tưởng của đồng bào trong nước là điều kiện thiết yếu cho những nỗ lực tranh đấu chung cho dân chủ, nhân quyền và công bằng xă hội. T́nh đoàn kết và hợp tác của người Việt trong và ngoài nước càng cần thiết hơn nữa cho những nỗ lực bảo vệ quê cha đất tổ, chống lại hiểm hoạ xâm lược và đồng hoá của Trung Quốc.

Đảng Cộng sản lo sợ và kết tội “diễn biến hoà b́nh” là chống phá chính phủ và dân tộc. Người Việt hải ngoại sẽ chứng tỏ là diễn biến hoà b́nh chỉ chống Nhà nước độc tài để đem lại lợi ích cho dân tộc.

Đảng Cộng sản kêu gọi cán bộ và toàn dân học tập “đạo đức Hồ Chí Minh”. Người Việt hải ngoại sẽ chứng tỏ là Nhà nước độc tài chỉ mượn uy danh của “Bác Hồ” với nhân dân trong nước để duy tŕ chế độ, v́ thực tế là họ đă làm ngược lại tất cả những lời ông đă dạy cho cán bộ cầm quyền. Ngoài ra cũng rất dễ chứng tỏ rằng chế độ cộng sản độc tài đă huỷ hoại các giá trị văn hoá và đạo đức của dân tộc, biến công dân thành công cụ của nhà nước khiến cho họ chỉ có cơ hội thăng tiến bằng những thủ đoạn gian dối để tỏ ḷng tuyệt đối trung thành với chế độ.

Bằng mọi cách, cần phổ biến sâu rộng đến mọi giới nhân dân và quân đội những tin tức và tài liệu chính xác về t́nh h́nh Biển Đông, về những nguy hại của việc khai thác bô-xít Tây nguyên, khai thác rừng đầu nguồn, xây dựng đập nước ở thượng nguồn sông MeKong, những làng Trung Quốc trên lănh thổ Việt Nam, v.v. Đó là những thông tin bị Nhà nước bưng bít và ngăn cấm. Để có sức thuyết phục, cần sử dụng những tài liệu khách quan khoa học, nhất là những bài viết của chính những đảng viên và tướng lănh có uy tín ở trong nước và của các quan sát viên quốc tế.

Cần tách rời những người cộng sản yêu nước ra khỏi những người cộng sản hại nước. Cần hỗ trợ cho những tài năng trẻ ở trong nước có thêm cơ hội học hỏi, phát triển khả năng sáng tạo và luôn luôn tự hào là ḍng giống của con Hồng, cháu Lạc. Cần sẵn sàng tiếp xúc, trao đổi và tạo cơ hội hợp tác giữa những trí thức tiến bộ, những đảng viên sáng suốt, những nhà văn hoá và nghệ sĩ nổi danh trong và ngoài nước.

Gần đây, v́ cần phải xoa dịu dư luận bất măn của nhân dân, v́ những động thái mới của Hoa Kỳ và các nước ASEAN nhằm bảo vệ an ninh và quyền lợi chung tại Biển Đông, chính quyền trong nước đă có thái độ mạnh dạn và có trách nhiệm hơn, như gia tăng lực lượng pḥng thủ bằng việc mua tàu ngầm và phi cơ chiến đấu của Nga. Thủ tướng chính phủ cũng vừa lưu ư báo chí phải “lắng nghe ư kiến của người dân,” và thông tin nhanh nhạy hơn về vấn đề “bảo vệ toàn vẹn lănh thổ và chủ quyền dân tộc.” Với kinh nghiệm về cách “nói một đàng, làm môt nẻo” của chính quyền cộng sản, mọi người Việt Nam trong và ngoài nước sẽ tiếp tục theo dơi những bước đi của Đảng và Nhà nước trong những tháng ngày sắp tới.

Tóm lại, v́ nhu cầu thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xă hội công bằng, dân chủ, văn minh, v́ nhu cầu đại đoàn kết dân tộc trước nguy cơ bị Trung Quốc thôn tính và đồng hoá, cả chính quyền trong nước và cộng đồng người Việt ở nước ngoài đều cần phải có những quyết định đột phá, biến thử thách thành cơ hội, kết hợp được sức mạnh cần thiết cho sứ mệnh phát triển và cứu nguy đất nước. Trong tư thế của nhà cầm quyền, Đảng và Nhà nước Việt Nam có hai lựa chọn: dọn đường mở lối hay xây chướng ngại vật?

Trong bất cứ trường hợp nào, cộng đồng người Việt hải ngoại cũng vẫn tiếp tục hỗ trợ thích hợp cho tiến tŕnh dân chủ hoá và những nỗ lực bảo vệ độc lập và vẹn toàn lănh thổ của đồng bào trong nước.

 

Lê Xuân Khoa

Nguồn: talawas


<< trở về đầu trang >>
free counters