Video Tài Liệu Audio Tài Liệu Nhạc Tin Tức & Thời Sự B́nh Luận

 

Mẹ và em

Mẹ và em

 

Tưởng Năng Tiến

 

Không một giây do dự, không một chút ngại ngần, em thản nhiên vào cuộc: “… tôi xin khẳng định bằng tất cả lương tâm, trách nhiệm và t́nh cảm của ḿnh đối với đất nước Việt Nam và dân tộc Việt Nam là tôi sẽ chiến đấu tới cùng cho dù chỉ c̣n một ḿnh tôi để đấu tranh, trước hết là giành lấy nhân quyền cho chính ḿnh, và giành lấy nhân quyền, dân chủ và tự do cho người Việt Nam. Và Cộng sản Việt Nam đừng có mong chờ bất kỳ một điều ǵ là thỏa hiệp, chứ đừng nói là đầu hàng từ phía tôi.”

 

Tôi e rằng chúng ta đă sợ quá mức cần thiết.
                                                       Lê Thị Công Nhân

 

Rất nhiều người Việt đều mơ ước, sau một đêm dài, khi mở mắt dậy, thấy ḿnh đang (hân hoan) lơn tơn – đi trong nắng sớm – giữa một thành phố rực rỡ hoa đào. Tôi chưa bao giờ có thứ ước mơ… tào lao như thế. Và ông Bùi Minh Quốc thì (chắc) cũng vậy.

Lư do, giản dị, chỉ v́ chúng tôi đã sống ở Đà Lạt rất lâu. Lâu tới phát ớn luôn, và không còn có thể biết (chính xác) là từ năm nào nữa!

Tôi chỉ nhớ rằng ngày đầu tiên ḷ ḍ đến thành phố Đà Lạt, bác sĩ Yersin hết hồn hết vía – mặt mũi xanh lè, cắt không c̣n giọt máu – khi thấy ông Bùi Minh Quốc và tôi đang ngồi uống ruợu và căi lộn (um xùm) trên bờ hồ Xuân Hương.

Bữa đó, nhà thơ – rõ ràng, và hoàn toàn – đã xỉn. Ổng lớn tiếng ngâm bài “Mẹ đâu ngờ”:

 

Sau lưng mẹ là tổ quốc ḿnh trong khổ nạn
Là những đứa con nằm vùng mẹ nuôi giấu ngày đêm
Có những lúc mẹ chưa kịp nh́n rơ mặt biết tên
Chỉ biết nó là cách mạng.
Mẹ đâu ngờ…
Có thằng con thoát chết vụ khui hầm
Trở về ngồi chễm trệ…
Có người mẹ tóc bạc chân trần oằn lưng
Dưới chồng đơn khiếu nại
Nặng hơn dăy Trường Sơn.

 

Tui cũng xỉn (hết biết) luôn nên cứ nằng nặc đ̣i sửa thơ của con người ta, cho bằng được thì thôi. Theo tui, đoạn thơ vừa dẫn, có một chữ nghe không… “ổn” và phải “chỉnh” lại như sau:

 

Sau lưng mẹ là tổ quốc ḿnh trong khổ nạn
Là những đứa con nằm vùng mẹ nuôi giấu ngày đêm
Có những lúc mẹ chưa kịp nh́n rơ mặt biết tên
Chỉ tưởng nó là cách mạng.
Mẹ đâu ngờ…

 

Ông Bùi Minh Quốc (nhứt định) không chịu, cãi lấy được rằng tui đ̣i đổi “biết” thành ra “ tưởng” chỉ v́ là tui họ… Tưởng – vậy thôi!

“Ư Trời! Đừng có tưởng tầm bậy nha! Mích ḷng à. Đ… mẹ, tui đâu có cà chớn dữ như vậy…”

Đúng lúc này th́ Alexander Yersin xuất hiện. Nếu không nhờ chúng tôi lớn tiếng (cãi lộn) chưa chắc thằng chả đă t́m ra Đà Lạt, vào chiều hôm đó. Lịch sử của thành phố này, nay mai, rồi sẽ phải viết lại cho nó đàng hoàng (và rơ ràng) như vậy.

Làm ǵ có cái vụ bác sĩ Yersin là người đầu tiên đặt chân đến Đà Lạt, mấy cha. Khi ổng tới nơi th́ Bùi Minh Quốc và tui đă ngồi uống (sương sương) ở bờ hồ Xuân Hương cả chục ly mà.

Nhưng đó là chuyện của lịch sử, trong tương lai. Bây giờ, xin được trở lại với bài thơ “Mẹ đâu ngờ” (cho nó xong) cái đă. Sáng tới nơi rồi.

Theo tôi th́ thi sĩ Bùi Minh Quốc tự ái (hơi) quá đáng. Ở nước ta những đấng hiền mẫu, như bà “Mẹ đâu ngờ”, có mặt ở khắp ba miền –  và đă có từ lâu – chớ phải riêng chi ở miền Nam, vào thời “chống Mỹ cứu nước”.

Trước đó – hồi đầu thế kỷ XX – cụ thân sinh của nhà văn Vơ Văn Trực cũng đă từng ngây thơ như thế, hay (còn) hơn thế nữa kìa. Sự ngộ nhận của bà (về “cách mạng”) rất dễ thương, cảm động và tội nghiệp lắm kìa.

Trong cuốn Chuyện làng ngày ấy[1] – tác phẩm chưa ra khỏi nhà in đă bị thu hồi và cấm phát hành bị cấm lưu hành tại Việt Nam – nhà văn kể lại về cuộc sống của thân mẫu như sau, sau khi đă “phải ḷng” cách mạng:

 

“Mẹ tôi vất vả hơn trước, tất tưởi hơn trước. Hết việc đồng áng lại lo việc nhà. Hết việc nhà lại lo việc hội họp. Chẳng mấy lúc mẹ được ngơi tay. Cán bộ thôn, xă và cả cán bộ cấp trên nữa thường xuyên vào nhà tôi, lúc một vài người, lúc dăm bẩy người.

Có lần vào nghỉ một chốc rồi đi. Có lần vào làm việc rồi ngủ lại đêm. Hầu như ngày nào cũng có khách ăn cơm trong nhà tôi.

Đang làm ngoài đồng, hễ tôi ra báo tin nhà ḿnh có khách là mẹ về ngay. Thỉnh thoảng mẹ tham dự vào cuộc họp với các ông cán bộ. Nhưng công việc chính của mẹ là nấu cơm cho cán bộ ăn, lấy gạo nhà, thức ăn nhà, chẳng ai bận tâm đóng góp tiền nong…

Mẹ tôi trang phục hoàn toàn khác hẳn, không ăn bận b́nh thường như trước nữa: mặc quần đùi, cắt tóc ngắn, đi dép cao su… Đó là ‘phong trào cắt tóc thực hiện nếp sống mới.’ Măi về sau, tôi mới biết mấy ông lănh đạo đọc nhầm hai chữ ‘cấp tốc’ thành ‘cắt tóc’…                 (sđd., tr. 23-26).

 

Mất đi mái tóc v́ sự nhầm lẫn của các đồng chí lănh đạo, tất nhiên, chỉ là chuyện nhỏ. Với thời gian, sự mất mát của mẹ mỗi lúc một lớn lao và khủng khiếp hơn nhiều.   

Sau mái tóc, đến tài sản.

 

“Theo lời ông Chi Hội trưởng Nông hội địa phương th́ bà con phát giác ra rằng gia đ́nh của mẹ thuộc diện phải đóng thuế khả năng: Ba tạ thóc!

Mẹ tôi đứng dậy, giọng nói run run: ’Xin bà con dân làng xét cho thấu đáo. Cả nhà tôi chỉ c̣n hơn mười cân thóc với vài chục cân khoai khô…’

Chú Văn mắt toét cắt ngang: ‘Ba tạ! Ba tạ! Vấn đề là bà phải gương mẫu’. Giọng nói của mẹ tôi như nhúng trong nuớc mắt: ‘Từ khi cách mạng giành được chính quyền đến nay, tôi chấp hành nghiêm chỉnh mọi chính sách của nhà nước, của Nông hội. Nhưng bây giờ th́ quả là tôi không c̣n một chút khả năng để nộp thuế nữa. Không tin, mời Nông hội vào nhà tôi khám ngay bây giờ…’ Vừa nói xong, mẹ tôi ngồi thụp xuống, ôm mặt khóc.

Chú Văn mắt toét cười gằn: ‘Không c̣n thóc th́ bà gỡ sân gạch bán mà nộp thuế. Vấn đề là khối người c̣n đói hơn bà. Vấn đề là bà c̣n giầu gấp vạn nhà tôi… Bà không đóng th́ thế này này’ – chú nắm chặt hai nắm tay, nắm này đấm vào nắm kia – ‘cứ chầy vồ mà nện từ trên sọ nện xuống cho đến khi mồm ợ ra thóc mới thôi.’”                    (sđd., tr. 102-103).

 

Sự mất mát kế tiếp là mạng sống của những người thân.

 

“Cuộc đấu tranh ác nghiệt này đă bén lửa vào mái nhà yên ấm của tôi. Cậu Quế là em thứ ba của mẹ… Mấy năm vừa rồi, người ta phá sạch đền chùa, cậu Quế lại lập bàn thờ Phật trong nhà. Người ta nghi là cậu chống lại chính quyền nên mới lập bàn thờ Phật.

Bị dân quân bắt ra đ́nh cho dân làng Quảng Trạch đấu. Tra khảo cậu, cậu không khai – v́ có biết ǵ đâu mà khai. Càng không khai cậu càng nếm đủ món đ̣n tra tấn: treo ngược lên xà nhà, trói vào gốc cây, hắt nước bẩn vào mặt.

Nhục nhất là cậu bị mấy mụ đàn bà tốc váy trùm lên đầu. Hàng tháng trời cậu bị giam, không được về nhà. Đêm hôm ấy cậu xin phép người dân quân gác cho đi ỉa. Người dân quân ngủ quên, sáng dậy không thấy cậu đâu cả, chợt mở chuồng xí th́ thân h́nh cậu đă cứng đơ treo lủng lẳng bởi sợi dây thừng…”                         (sđd., tr. 140-142).

 

Cho măi đến lúc cuối đời, ở tuổi tám mươi ba, mẹ mới gửi lại những lời trăn trối rằng “mẹ không ngờ” như vậy:

 

“Mẹ không đủ sức để lắc đầu nữa. Mẹ vẫn im lặng nh́n tôi, vừa đượm chút xót xa, vừa đượm chút ân hận. Nước mắt mẹ ứa ra và lăn xuống da nhăn nheo như quả thị héo…

Mẹ ra hiệu cho tôi cúi sát đầu xuống để mẹ nói một điều bí mật: ‘Hằng năm ngày giỗ mẹ, con cúng đúng ngày mẹ mất, đừng cúng theo ngày qui định của hợp tác xă. Con chớ làm mâm cỗ, chi bộ biết sẽ phê b́nh, con chỉ cần múc chén nước trắng và thắp hương cho mẹ đúng ngày mẹ mất…’ Lúc sống th́ mẹ tuân theo nghị quyết của chi bộ, lúc nằm xuống mồ mẹ mới dám chống lại nghị quyết”                  (sđd., tr. 154).

 

Chuyện những bà mẹ mà cuộc đời “cách mạng” bầm dập và te tua (cỡ đó) được giấu kín như bưng, ở miền Bắc. Bởi vậy, khi vào Nam, Bùi Minh Quốc vẫn được bảo bọc bởi những bà “Mẹ Việt Nam anh hùng” khác:

 

… những đứa con nằm vùng mẹ nuôi giấu ngày đêm
Có những lúc mẹ chưa kịp nh́n rơ mặt biết tên
Chỉ (“tưởng”) nó là cách mạng.
Mẹ đâu ngờ…

 

Khi mẹ “biết” ngờ th́ (ôi thôi) đă muộn! Cả hai miền Bắc/Nam đều đã bị nhuộm đỏ như nhau. Từ đây, cả nuớc lại phải bắt đầu một cuộc kháng chiến mới. Lôi thôi và phiền phức hơn nhiều.

Tem thư hình Lê Thị Công Nhân

Và mẹ thì đă qua đời, hoặc đă quá già để còn có thể dự phần. Không một giây do dự, không một chút ngại ngần, em thản nhiên vào cuộc: “… tôi xin khẳng định bằng tất cả lương tâm, trách nhiệm và t́nh cảm của ḿnh đối với đất nước Việt Nam và dân tộc Việt Nam là tôi sẽ chiến đấu tới cùng cho dù chỉ c̣n một ḿnh tôi để đấu tranh, trước hết là giành lấy nhân quyền cho chính ḿnh, và giành lấy nhân quyền, dân chủ và tự do cho người Việt Nam. Và Cộng sản Việt Nam đừng có mong chờ bất kỳ một điều ǵ là thỏa hiệp, chứ đừng nói là đầu hàng từ phía tôi.”

Lê Thị Công Nhân đă khẳng khái tuyên bố như trên, vào ngày 26 tháng 2 năm 2007. Em đă bị bắt, và bị kết án tù vào ngày 11 tháng năm 2007. Điều này cũng đă được chính em dự liệu: “Tôi không nói ḿnh là một tấm gương, nhưng tôi nghĩ rằng nếu như tôi có thể tạm thời nhận một nhiệm sở mới hết sức bất đắc dĩ đó là nhà tù th́ tôi mong rằng tại nhiệm sở bên ngoài tức là xă hội sẽ có nhiều những người con Việt Nam tiếp tục những công việc mà tôi c̣n đang làm.”

Hạn tù của em đã chấm dứt hôm nay, 6 tháng 3 năm 2010. Em trở lại “nhiệm sở cũ” để tiếp tục công việc chưa hoàn tất: “Vâng, mỗi người một bàn tay, mà bàn tay của tôi c̣n nhỏ hơn bàn tay của quư vị. Chúng ta hăy góp phần một cách mạnh mẽ kịp thời, hầu mong cho công cuộc đấu tranh của chúng ta sẽ đi đến thắng lợi một cách sớm hơn là những ǵ mà CSVN hiện nay đang tuyên truyền với một nền dân chủ bố thí, một nhân quyền theo định nghĩa riêng của CSVN, và một nền dân chủ trong ṿng tay của quỷ Satan.”

“Vâng, mỗi người một bàn tay” và chúng ta phải làm ngay với hết sức của mình – nếu không e sẽ muộn!

 

Tưởng Năng Tiến

Nguồn: http://www.talawas.org


<< trở về đầu trang >>
free counters