Máy bay chiến đấu J11 và lá bài Biển Đông của Trung Quốc
|
Máy bay chiến đấu J11 |
VIT – Theo giới chức quân sự Trung Quốc vừa qua cho biết, nếu như nước này muốn tăng cường hơn nữa “sự có mặt” của ḿnh tại khu vực Biển Đông th́ cần phải bố trí máy bay chiến đấu hiện đại nhất của ḿnh hiện nay là J11 trên đảo Phú Lâm trong thời gian tới.
Nhằm thực hiện tham vọng vươn ra Biển Đông của ḿnh, thời gian vừa qua Trung Quốc không ngừng tăng cường nhiều hoạt động thể hiện coi Biển Đông như một cái “ao” sau của ḿnh. Và để hiện thực hóa đồng thời gia tăng áp lực hơn nữa đối với các nước đang cùng tranh chấp, theo các chuyên gia quân sự nước này th́ trong thời gian tới Trung Quôc cần thực hiện các bước đi cụ thể sau.
Thứ nhất, hiện nay Trung Quốc mới chỉ bố trí một lực lượng không quân nhỏ trên đảo Hải Nam, trong đó bao gồm một biên đội máy bay chiến đấu J8. Chính v́ thế giới chức quân sự nước này cho rằng điều này chưa thực sự thể hiện rơ quyết tâm “giữ vững chủ quyền” trên biển của quốc gia này. Do đó việc tăng cường các biên đội máy bay chiến đấu hiện đại J11B và JH7A, máy bay tiếp dầu tại khu vực Biển Đông (mà cụ thể là trên đảo Phú Lâm) trong thời gian tới là việc làm hết sức cần thiết.
Với bán kính tác chiến của J11B là 1500km và của JH7A là 1650km hoàn toàn có thể bao phủ toàn bộ Biển Đông, qua đó tăng cường khả năng khống chế khu vực này của hải quân Trung Quốc.
Với tham vọng bố trí J11B và JH7A tại đảo Phú Lâm, điều số máy bay SU27 tại Quảng Đông ra đảo Hải Nam và Phú Lâm, sau đó tăng cường cho Quảng Đông máy bay J10, giới phân tích quân sự Trung Quốc hy vọng có thể cân bằng lực lượng quân sự với Việt Nam, do hiện nay Việt Nam đang sở hữu nhiều máy bay hiện đại thế hệ thứ ba là SU27/Su30 và MIC 29. Bên cạnh đó Trung Quốc cũng lo ngại trong thời gian vừa qua Việt Nam mua hàng loạt các máy bay chiến đấu SU30MKII và tàu ngầm lớp Kilo của Nga.
Thứ hai, Trung Quốc sẽ tăng cường một số máy bay cảnh báo sớm KJ2000 cho đảo Hải Nam. Hiện nay đa số các may bay cảnh báo sớm của Trung Quốc đều được bố trị bên bờ eo biển Đài Loan nhằm đối phó với ḥn đảo này.
Song theo giới chức quân sự nước này nhận định, trong thời gian tới Trung Quốc có thể sẽ chuyển hướng chiến lược bố trí một lượng máy bay cảnh báo sớm KJ2000 ra khu vực Biển Đông nhằm đối phó với t́nh h́nh chiến sự nếu điều này xảy ra. Theo đó số máy bay cảnh báo sớm này sẽ được biên chế cho Hạm đội Nam Hải.
Việc bố trí may bay cảnh báo sớm KJ2000 có tác dụng và hiệu quả vô cùng to lớn do hiện lực lượng không quân của Việt Nam, Malaixia và Indonexia vẫn chưa có các hệ thống đối kháng nên Trung Quốc sẽ dễ dàng chiếm được ưu thế trên không. Chính v́ thế Trung Quốc sẽ bố trí ít nhất 2 máy bay cảnh báo sớm trên không KJ2000 tại đảo Hải Nam trong thời gian tới.
Theo đó trong thời gian tới nước này sẽ tiến hành các hoạt động bay diễn tập nhằm cho các biên đội làm quen với địa h́nh mới đồng thời Hạm đội Nam Hải cũng sẽ từng bước hoàn thiện hơn nữa các hệ thống ra đa pḥng không nhằm nâng cao khả năng tác chiến và ứng phó với sự tấn công nếu có từ các máy bay SU27/Su30 từ phía Việt Nam, Malaixia và Indonexia.
Thứ ba, Trung Quốc sẽ tiếp tục xây dựng và mở rộng sân bay trên đảo Phú Lâm nhằm cho phù hợp hơn với các loại máy bay chiến đấu như SU30/ J11B/ JH7 qua đó nâng cao bán kính hoạt động của các loại máy bay này lên 200km đến 600km.
Hiện Trung Quốc mới chỉ có một căn cư không quân cho máy bay Su27 tại Quảng Đông nên quăng đường dài hơn 600km ra Biển Đông thực sự là một thử thách đó là chưa kể đến nếu như trong t́nh trạng có chiến sự th́ việc di chuyển của biên đội này sẽ gặp nhiều khó khăn hơn. Ngay cả sân bay quân sự tại Lĩnh Thủy (thuộc Hải Nam) muốn vươn ra Biển Đông cũng dài gần 200km. Chính v́ thế, việc xây dựng sân bay trên đảo Phú Lâm ngoài quần đảo Trường Sa sẽ nâng cao khả năng cơ động đồng thời nâng bán kính tác chiến của các loại máy bay này lên gần 600km.
Được biết, hiện sân bay trên đảo Phú Lâm chỉ có khẳ năng chứa được bốn may bay Su30, chính v́ thế trong tương lai với việc mở rộng quy mô th́ sân bay này có khả năng chứa được khoảng từ 10 đến 12 chiếc SU30. Đồng thời, kéo theo đó Trung Quốc sẽ xây dựng hàng loạt các căn cứ nhằm cung cấp vật tư, hậu cần, nước ngọt…trên ḥn đảo này.
Thứ tư, đẩy mạnh các hạng mục đóng mới các chiến hạm tấn công đa năng-071, tàu đổ bộ và tàu sân bay. Theo thiết kế, chiến hạm tấn công đa năng-071 của Trung Quốc có khả năng chở máy bay trực thăng để tiến hành tác chiến đổ bộ đường không. Đây là một h́nh thức chiến đấu không thể thiếu nếu như có chiến sự xảy ra tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Tuy nhiên được biết hiện nay hải quân Trung Quốc mới được trang bị một chiến hạm này. Chính v́ thế giới chức quân sự nước này hy vọng trong thời gian tới sẽ đẩy nhanh quá tŕnh đóng mới loại tàu này. Bên cạnh đó, kế hoạch đóng tàu sân bay với khả năng tải được hơn 50 chiếc máy bay chiến đấu các loại sẽ hoàn thành vào năm 2015 sẽ là một “cú đấm” quan trọng của Trung Quốc đối với vấn đề Biển Đông.
Thứ năm, phát triển và tăng cường máy bay chống tàu ngầm. Hiện Trung Quốc mới chỉ có một số ít máy bay có khẳ năng chống ngầm. Chính v́ thế, các chuyên gia quân sự nước này nhận định, cùng với việc các nước láng giềng tăng cường mua tàu ngầm như Việt Nam, Malaixia..việc trang bị máy bay chống ngầm là việc làm hết sức quan trọng qua đó tăng cường khả năng đối phó chống ngầm cho hải quân nước này. Tuy nhiên do diện tích đảo Phú Lâm tương đối nhỏ không đủ sức chứa cả máy bay chiến đấu và loại máy bay này nên có thể trong thời gian tới việc bố trí loại máy bay này sẽ được đặt trên đảo Hải Nam.
Thứ sáu, phát triển máy bay không người lái. Hiện nay Trung Quốc đang phát triển thế hệ máy bay không người lái hiện đại. Theo một số nguồn tin cho biết, thế hệ máy bay này có trọng lượng 7,5 tấn, khả năng tải 650kg, dài 14,3m, đường kính cánh quạt 25m, tốc độ 750km/h, trần bay hiệu quả 18km, cự ly hoạt động 7000km, thời gian hoạt động 9,33h. Ngoài ra máy bay này c̣n được trang bị hệ thống ra đa hiện đại, hệ thống dẫn đường vệ tinh.
Thứ bảy, xây dựng lực lượng không quân đặc nhiệm cho Hạm Đội Nam Hải. Theo đó, trong thời gian tới có thể Trung Quốc sẽ tổ chức xây dựng không quân hạm đội này thành hai thành phần khác nhau. Một biên đội sẽ có nhiệm vụ phụ trách phía nam đảo Đài Loan, một biên đội sẽ phụ trách Biển Đông, sẵn sàng chi viện nếu có chiến sự. Mặc dù đề nghị này c̣n đang gây ra nhiều tranh luận trong giới chức quân sự Trung Quốc song nhiều ư kiến bày tỏ sự tán đồng khi cho rằng đây sẽ là một trong các biện phát hữu hiệu để giải quyết vấn đề Biển Đông.
Như vậy, có thể thấy rằng, mặc dù các phương án trên chỉ là các kiến nghị của giới chức quân sự nước này, song một điều không thể phủ nhận đó là tham vọng độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc. Dù có cố t́nh che đậy bằng chiêu bài ǵ đi chăng nữa th́ Trung Quốc vẫn đang xâm hại nghiêm trọng tới chủ quyền trên biển của Việt Nam.
Cao Phong (theo XJS)