Video Tài Liệu Audio Tài Liệu Nhạc Tin Tức & Thời Sự B́nh Luận

 

Không nghe, không thấy, không biết, nên... không viết?

Không nghe, không thấy, không biết, nên... không viết?


Tô Hải
 

Khi mới có ư định viết về cái chuyện “tế nhị” này, tớ lập tức nghĩ ngay về những thời xa xưa, khi báo chí Việt Nam đang c̣n nằm trong tay “đục bỏ” của những chính quyền Pháp thuộc, Nhật thuộc… C̣n radio, phương tiện truyền thông nhanh nhất th́ bị mang “tŕnh diện” để cắt mạch short wave…Ai cố t́nh chống lệnh, một nhát gươm Nhật sẵn sàng chia đôi con người thành hai phần đều nhau từ đỉnh đầu tới hậu môn!
Tớ cũng nghĩ tới câu nói nổi tiếng của Goebbels, Bộ Trưởng Tuyên Truyền của chính phủ Đức Quốc Xă mà tớ thuộc ḷng bằng tiếng Pháp: “mentir, mentir encore, mentir toujours…il en restera quelque chose”, mà sau này, chẳng hiểu tiếng Đức nguyên văn là thế nào, mà chuyển sang tiếng Việt th́ có đủ kiểu dịch hoặc “tạm dịch”….theo thời, theo thế! C̣n với tớ, thời đại @ này tớ xin phép dịch như sau: “Nói láo! nói láo nữa, suốt đời nói láo…, sẽ c̣n lại một cái ǵ đó: kẻ suốt đời nói láo!” (dịch là sáng tạo mà!).
Goebbels không biết rằng: tiếp thu đường lối của hắn ta, thời đại @ này, người ta cũng biết “nói dối, nói dối và nói dối” nhưng nói dối có lư luận là nói dối v́… lư tưởng, v́ lợi ích của cách mạng nên nói dối trở thành… vơ khí hiệu nghiệm chống kẻ thù, và hôm nay đây chẳng rơ kẻ thù là ai th́… hiện đại hơn là… nói dối để chống những “lực lượng thù địch”, chống những “tư tưởng tự diễn biến”! Chỉ xin cử ra đây hai ví dụ nói dối “lịch sử” nhất:
1. Hàng sư đoàn quân đội miền Bắc “tiến về giải phóng miền Nam”, trong đó có một loạt văn nghệ sĩ cánh tớ mà đứng đầu là đồng chí Lưu Hữu Phước (đổi tên thành Huỳnh Minh Siêng, sau trở thành Bộ Trưởng chính phủ lâm thời Cộng Hoà Miền Nam), cùng với những Phan Huỳnh Điểu, Hoàng Việt, Nguyễn Quang Sáng, Anh Đức… và hàng trăm văn nghệ sĩ khác hăng hái lên đường đi B… Một sự thật khổng lồ hơn cả dăy Trường Sơn. Vậy mà… ngay trên bàn Hội Nghị Paris, trên các Đài Phát Thanh, trước báo giới trong và ngoài nước, các nhà phát ngôn có trách nhiệm nói dối” vẫn hùng hồn “bác bỏ tin bịa đặt” quân đội miền Bắc xâm nhập miền Nam!…Là…là... “Cách mạng miền Nam là do quân dân miền Nam, không chịu được sự áp bức, ḱm kẹp… nên vùng lên tiêu diệt Đế Quốc Mỹ và tay sai”. Nói dối kẻ thù để… có lợi cho cách mạng”(?), lợi đâu chưa biết nhưng đă làm đau ḷng hàng triệu người mẹ, người vợ có chồng con đi B… mà chết hay sống cũng, ngay từ đầu, bị… phủ nhận!
2. Hàng loạt những “chiến thắng vĩ đại” mà điển h́nh là cuộc “tổng tiến công và nổi dậy xuân 68”, “chiến thắng cực kỳ anh dũng của đơn vị cố thủ thành Quảng Trị”, cuộc “giải phóng Camphuchia khỏi nạn diệt chủng… đă thất bại, đă phải đổi bằng hàng vạn sinh mạng để chỉ đạt được mục tiêu chính trị th́, chính những người trong cuộc, những tướng lănh, đă vạch ra sự “sai lầm cơ bản” mà những kẻ khuếch đại chiến công sẽ phải trả lời trước lịch sử… Tất cả đă được dần dần sáng tỏ, mà giới văn nghệ cũng đă đang và sẽ góp phần, điển h́nh là bài thơ “Ai? Tôi?” của Chế Lan Viên, tự sỉ vả ḿnh động viên “3000 người xung phong nhưng chỉ c̣n có…30!” Gần đây nhất là “Đất nước thời gian lao” của Nguyễn Việt Chiến với những câu thơ thật sâu sắc như: “Chỉ c̣n lại những ǵ… không c̣n lại”, hoặc “36 rẻo xương sườn/ réo rắt tấu lên bản đàn tam thập lục /Người gảy đàn th́ đau đớn /Mà bản nhạc viết cho đàn lại reo vui!...” Và sẽ c̣n nhiều nhiều nữa những sách vở, lư luận, tiểu thuyết, thơ ca… vạch dần ra cái sự noi gương Goebbels này…

Sự dối trá thời hiện đại
Mặc dầu sự dối trá thời nay là KHÔNG THỂ, là vô hiệu do:
a. T́nh h́nh dân trí ngày nay đă không dễ ǵ tin ở “Đồng hồ Liên Xô tốt hơn đồng hồ Thuỵ Sĩ”, hoặc “Mặt trăng Trung Hoa tṛn hơn mặt trăng nước Mỹ”, không dễ ǵ tin ở báo chí, Đài, Tivi là nói thiệt do bị hố quá nhiều rồi qua hàng ngàn vụ “chống tham nhũng giơ cao đánh khẽ”, hàng trăm vụ cướp đất, cướp nhà, cướp tiền, cướp gạo, xà xẻo từng đồng bạc phát chẩn xoá đói giảm nghèo, cứu trợ băo lụt, của nhân dân bị phanh phui và được “xử lư” bằng “khiển trách”, “phê b́nh”, “đ́nh chỉ chức vụ”, ”án treo”…
b. Sự phát triển đến bùng nổ mạng thông tin toàn cầu… trong giới có “cái đầu biết suy nghĩ và con tim biết đập đúng nhịp thời đại” với ngàn, vạn tờ báo công dân gọi là web, là blog… Đặc biệt là những trang mạng của những người “luôn xía vô những chuyện chẳng dính líu ǵ đến ḿnh”, th́ mọi thông tin kể cả chính xác nhất đến bậy bạ nhất đều đến với mọi người dân chỉ qua một vài động tác click chuột! Cứ bỏ đi những trang mạng thành lập ra cốt để tự quảng cáo, lăng-xê ḿnh, những trang mạng “chửi bới cả thế giới”, “chống cộng cực đoan”, …th́ tớ cũng thấy được có hàng trăm trang mạng thật bổ ích cho những người như tớ, một lăo già bị “đóng đinh” trong căn hộ 52 thước vuông của ḿnh. Tớ lại càng mừng khi thấy nhiều nhà trí thức, nhiều văn nghệ sĩ, nhà báo đều có “tờ báo riêng” của ḿnh để thông tin cho nhau và cho thế giới biết SỰ THẬT về mọi vấn đề của đất nước và thế giới . Ở đó, họ tự cho phép ḿnh được phát biểu thẳng thắn những nghĩ suy, những băn khoăn thắc mắc, kể cả phản biện về mọi điều “nói dzậy mà không phải dzậy” của đất nước. Điểm mặt những trí thức, văn nghệ sĩ nước ta, tớ thật buồn khi thấy đủ mặt anh tài chủ web, chủ blog nhưng trong giới nhạc của tớ, trừ Tuấn Khanh th́… Internet chỉ là cái tṛ chơi… mất th́ giờ! Có hai vị chủ blog Nguyễn Trọng Tạo và Thuỵ Kha th́ tớ luôn coi họ là nhà văn, nhà thơ chứ không đại diện giới nhạc sĩ trên mạng mặc dầu họ cũng có một vài bài ca khúc giá trị nhờ ở tâm hồn thơ của họ. C̣n lại? Từ trẻ đến già đều… không biết, không thấy, không nói năng, phát biểu, bộc lộ tư tưởng, quan niệm ǵ! Sự “lờ t́nh” này phải chăng chính là phù hợp với phương châm mới của truyền thông trong nước ta mà tớ sẽ đề cập đến sau đây:

Giả vờ không hay, không biết, không có ư kiến
Đó là một chủ trương, đường lối rất phù hợp, rất “hiện đại” và rất… hiệu quả đối với những ai không có một nguồn thông tin nào ngoài hơn 700 tờ “báo lề phải” và mấy chục cái Đài, Tivi nhà nước!… Mặc xác mấy anh cư dân mạng, miễn là đại đa số quần chúng nhân dân không biết là “ổn định” cả thôi! Đề cập đến những ǵ không cần cho toàn dân biết th́ phải phản bác hoặc cải chính, hoặc phê phán và càng làm cho nhiều người chú ư, t́m hiểu hoặc ư kiến, ư c̣, lại càng thêm rối! Kinh nghiệm việc phản bác, lên án Hồi kư của Nguyễn Đăng Mạnh làm hồi kư này càng được t́m đọc ngày càng nhiều! Các trang “mạng phản động” và “trung lập” nào cũng có lưu giữ và bấm vào đâu cũng có! Một “Đi t́m cái tôi đă mất”, một “Lạc đường”… dù chưa bị lên án, bị phê phán cũng đă phổ biến đến mức một ông bạn già xưa nay “mũ ni che tai” cũng có trong tay bản in đàng hoàng th́ khi lôi nó ra ánh sáng sẽ ra sao đây? Tốt nhất là “Không thấy, không nghe, không biết”!
Bởi vậy, tất cả các cơ quan truyền thông đều răm rắp im hơi lặng tiếng. Một đường lối truyền thông kết hợp với đường lối của Goebbels có thực sự hiệu quả trong thời đại @ này không? Tớ xin có vài ư kiến “chất vấn vu vơ” các vị chỉ đường lề bên phải mấy chuyện có thật 100% mà cứ làm ra không nghe, không nhớ, không thấy, không biết như sau:

Những sự kiện quan trọng bị bỏ qua
Chỉ nêu ra những sự kiện quan trọng gần đây nhất mà báo chí thế giới cũng như các trang web, blog có uy tín đă nêu ra, b́nh luận đủ kiểu mà báo đài ta im thin thít thôi:

1. Đài, báo thế giới, kể cả của nước Tàu cũng đưa ra sự kiện cực kỳ quan trọng là; Một phái đoàn quân sự cao cấp do Thứ Trưởng Bộ Quốc Pḥng C.H.X.H.C.N Việt Nam, Trung Trướng Nguyễn Chí Vịnh dẫn đầu đă thăm Trung Quốc để “bàn việc hợp tác quân sự chiến lược giữa hai nước”. Báo chí Trung Quốc c̣n trân trọng giới thiệu: Từ ngày 1/3/2010, ông Vịnh đă hội đàm với Bộ Trưởng Quốc Pḥng Trung Quốc Lương Quang Liệt và sau đó ngày 3/3 là hội đàm cùng Tổng Tham Mưu Trưởng T.Q Trần B́nh Đức… Tất cả đều được diễn ra ở ngay Toà Nhà “Bát Nhất”, nơi đầu năo của quân lực TQ mà ít khi có cuộc hội đàm nào được tiến hành. Nó cũng hiếm thấy khi hai bên hội đàm không phải là… ngang cấp (thứ trưởng) như đă từng thấy từ trước đến nay.Và nó càng gây dư luận khi “đi không ai biết, về không ai hay”, không có “thông cáo báo chí”, ”tuyên bố chung” ǵ xất! Thế là tứ tung dư luận, phán đoán, so sánh với các chuyến đi trống rong, cờ mở, quay phim, chụp ảnh, b́nh luận tùm lum về các chuyến đi của Bộ trưởng quốc pḥng Phùng Quang Thanh trong chuyến công du nước Mỹ, nước Pháp, nước Nga vừa qua… Sự im lặng này mới thật là đáng sợ v́ nó mở đường cho 1001 sự phán đoán, phân tích lợi ít hại nhiều về chuyến công du bí mật với dân nhưng công khai với thế giới của ông Thứ Trưởng mới bước qua được những kiến nghị của hàng loạt tướng lănh kỳ cựu đứng đầu là Đại Tướng Vơ Nguyên Giáp. Im lặng lúc này là vàng hay là thùng thuốc nổ đây?

2. Đầy dẫy trên các báo chí, nhất là báo Pháp, các trang mạng là cuộc Hội Thảo về Biển Đông sẽ được tổ chức ở Paris do Fondation Gabriel-Peri đăng cai tổ chức vào 2 ngảy 27 và 28 tháng 2/2010 bị… “đ́nh hoăn vô thời hạn” làm “tưng hửng” cả một phái đoàn hùng hậu của Việt Nam đă có mặt tại Paris, đứng đầu là nguyên phó chủ tịch nước Nguyễn Thị B́nh, và các thành viên gồm các tiến sĩ, giáo sư và các nhà nghiên cứu tên tuổi như Trịnh Quang Phục, Nguyễn Đ́nh Đẩu, Nguyễn Nhă, Hoàng Việt. Lư do đ́nh hoăn không rơ ràng, nếu không vào blog Gabriel-Peri để nghe trực tiếp một ôngTây có tên là André Menras và tên Việt là Hồ Cương Quyết phát biểu. Ông Cương Quyết này tuyên bố thẳng thừng bằng một thứ tiếng Việt tuy lơ lớ nhưng “nghe được”, rằng: “Đây là áp lực của phía Trung Quốc, không phải với Nhà Nước Pháp mà là áp lực trực tiếp tới những tác giả có các bản tham luận không có lợi cho Bắc Kinh, nên đến giờ chót các diễn giả này đă xin… “rút lui để khi khác” nên cuộc hội thảo bị hủy bỏ. Đúng? Sai? Chẳng có một lời nói, ḍng chữ nào của báo chí lẫn phái đoàn đi dự hội thảo hụt!(trừ một vài câu trả lời của t/s Nguyễn Nhă với một Đài Phát Thanh phương Tây).

3. Hai ngày 19/1/2010 và 17/ 2/2010 vừa qua lặng lẽ trôi qua. Không một lời, một chữ nhắc nhở hoặc tri ân, hoặc nói xa, nói gần đến hai sự kiện lịch sử đau thương của đất nước. Đó là:
a. Cuộc chiến “dạy cho Việt Nam một bài học” của người đồng chí anh em. Nó chỉ, bắt đầu từ 17/2/79 và kết thúc ngày 18/3/1979 nhưng đă để lại những hậu quả cực kỳ nghiêm trọng là 1/2 trong số 3 triệu rưởi người dân 6 tỉnh biên giới mất hết tài sản nhà cửa, của cải và ước tính 50.000 người Việt bị giết chết (theo báo cáo chính thức của Tŕ Hạo Điền, phó Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Đội… bành trướng Trung Quốc (theo cách gọi của báo ta thời ấy). Vậy mà chẳng được một ḍng chữ một lời tưởng nhớ, một nén nhang cho những người ngă xuống, thua cả một lễ hội chọi trâu một lễ đúc 1000 chuông đồng, 1000 con rồng cực kỳ h́nh thức, tốn kém và vô duyên! V́ sao có sự im lặng đáng lên án này? Hỏi để được trả lời!
b. Ngày 19/1/1974 hồi 14 giờ 52 phút, hải quân Tàu chính thức tiêu diệt một bộ phận Hải Quân của chính quyền miền Nam mà những tên tuổi như Nguỵ Văn Thà, c̣n sống măi với hàng triệu người con đất Việt đang phải lang bạt xứ người th́ nay ở Việt Nam, chỉ có một tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ dám lên tiếng trên mạng bôxit/info đề nghị lập bia tưởng niệm cho cả các chiến sĩ hai miền đă hy sinh v́ Tổ Quốc ở cả Trường Sa, lẫn Hoàng Sa… Trong khi thế giới nơi nào có người Việt th́ nơi đó có kỷ niệm, tri ân rất là long trọng và cảm động. C̣n ở ta? Một ḍng chữ cũng không! Không nhớ? Không biết? Hay… sợ cái ǵ đây? Hăy chờ xem ngày 14 tháng 3 tới xem trận chiến “tiêu diệt toàn bộ lực lượng hải quân Việt Nam của hải quân hùng mạnh Trung Quốc ở Đảo Trương Sa” với chiến công đánh ch́m 3 tàu hải quân, tiêu diệt và “làm mất tích” 70 “đồng chí vô ơn” (sau có trao trả được 6) xem có ai được phép mở miệng nhắc tới những cái tên như Trần Văn Phương, Nguyễn Văn Lanh, Vũ Phi Trừ, Trần Đức Thông, Vũ Huy Lê… như những liệt sĩ hải quân đầu tiên đă hy sinh v́ Tổ Quốc không? Năm ngoái th́…quên! Báo Tuổi Trẻ mới anh dũng viết được hai bài về trận chiến Hoàng Sa. Đang “c̣n nữa” th́… có lệnh… “chấm hết” ngang xương! Năm nay chắc cũng sẽ… vờ quên đi là cái chắc!


C̣n rất nhiều điều 5, 6, 7, 8… Nhưng thôi! Để dành cho mọi người! Tớ xin chen hàng vào những sự kiện quan trọng bị tảng lờ một số chuyện văn nghệ “tép riu” nhưng cũng bị những tiếng nói chính thức phớt lờ, coi như những chuyện chẳng một ly ảnh hưởng đến hoà b́nh thế giới:
a. Chuyện tranh ăn, đấu đá nhau trong các vụ trao giải bằng tiền bao cấp của Đảng-Nhà Nước. Sau vụ ông tiến sĩ Mác Lê Nin giải A về thơ, vụ tác giả “Đất nước một thời gian lao” tự giác làm đơn xin rút khỏi giải B, nay lại thêm chuyện
“Trăng nghẹn” của Hoàng Tường Phong giải nhất thơ của Đồng Bằng Sông Cửu Long (đă trót công bố) nhưng được các nhà lănh đạo văn nghệ thành phố Cần Thơ… vận động tác giả xin rút lui, nhưng… tác giả không đồng ư. Cuối cùng, các nhà lănh đạo đă quyết định băi bỏ bài thơ khỏi giải, mặc cho ban giám khảo (chủ tịch Phạm Sĩ Sáu) bị “hố” với dư luận! Một lần nữa giới văn nghệ và nhân dân đồng bằng sông Cửu Long lại có dịp nhắc lại những ǵ đă xảy ra cho nhà văn Nguyễn Ngọc Tư. Vậy mà, các cơ quan truyền thông, đặc biệt là các tờ báo văn nghệ lề phải vẫn im như thóc. Ai sai? Ai đúng? Kệ ai!
b.Hồi kí nói” của Hoàng Cầm được ghi trên 53 băng cassete mà nhà thơ- nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo đă bỏ ra 60 giờ để đọc 11 cuốn, bỗng dưng… biến mất. Nhà thơ Hoàng Cầm chẳng c̣n nhớ được ǵ, đưa cho ai để “làm đĩa CD, tránh hư hỏng”, và hứa sau này sẽ in thành sách. Có ứng tiền trước để nhận toàn bộ 53 cuốn băng đó. Nhưng… chẳng ai biết “cái nhà văn biên tập” đó là ai, ở đâu (kể cả tác giả nay đă quá lú lẫn) và số “bản thảo nói” đó (nếu in ra giấy phải dày một gang tay), thế là mất hút. Mọi người hô hoán, báo động rùm trời nhưng các cơ quan truyền thông chính thức đều im lặng. Lại câm như thóc, im lặng như cá chép! Chuyện vặt xảy ra với ông nhà thơ giải thưởng nhà nước này có ǵ mà nói, mà công an phải vào cuộc!
Chuyện “không nghe, không nói, không biết, không viết” c̣n dài dài theo năm tháng. Nhưng xin nhường cho các blogger khác bổ sung và comment thật sâu sắc hơn.

Bái bài bai!

Tô Hải
Nguồn: Blog Tô Hải, ngày 09/03/2010


<< trở về đầu trang >>
free counters