Video Tài Liệu Audio Tài Liệu Nhạc Tin Tức & Thời Sự B́nh Luận

 

Khi Âu Châu mất mối thầu to lớn

Khi Âu Châu mất mối thầu to lớn

 

Tuấn Minh

 

Quả thật đó là một mối thầu hết sức to lớn, với trị giá sơ khởi được ước lượng lên đến 35 tỷ Mỹ-kim để sản xuất 179 phi cơ vận tải tiếp tế xăng trên không cho nhu cầu canh-tân-hoá các phi cơ của Không Quân Hoa Kỳ. Nhưng bản tin mới nhất đăng trên tạp chí Der Spiegel ngày 9-3 vừa qua cho biết là công ty EADS không thấy có cơ may nào để có thể được trúng thầu vào dự án này. Đây là một đại tổ hợp liên doanh nhiều nước tại Âu Châu trong ngành không gian, thường được biết tiếng là hăng sản xuất máy bay Airbus, đối thủ có tầm cỡ và cạnh tranh đáng ngại nhất của loại máy bay Boeing từ nhiều thập niên qua.

Vào ngày thứ Hai đầu tuần, công ty đấu thầu về quốc pḥng của Hoa Kỳ là Northrop Grumman, vốn đứng trong liên doanh với EADS để đấu thầu trong vụ này, đă tuyên bố là họ đă rút lại đơn xin đấu thầu với Ngũ Giác Đài để sản xuất những loai phi cơ vận tải tiếp tế xăng dựa trên mô h́nh của chiếc máy bay dân sự Airbus. Các viên chức của tổ hợp EADS nói rằng thủ tục đấu thầu hiện nay có nhiều chi tiết thiên vị rơ rệt để khiến chỉ có công ty duy nhất là đại tổ hợp Boeing có thể được trúng thầu. Tổng giám đốc của hăng Airbus là ông Thomas Enders đă lên tiếng tố cáo là chính quyền Hoa Kỳ đă có thành kiến gây thiệt hại bất lợi cho phía họ.

Bản tin lớn này thật ra cũng không gây ngạc nhiên chấn động mạnh. Cách nay ba tháng, công ty Northrop Grumman đă từng lớn tiếng đe doạ rằng họ có thể rút tên ra khỏi cuộc đấu thầu này v́ cho rằng họ đă không được đối xử công bằng trong tiến tŕnh đấu thầu. Các viên chức của công ty nói rằng đối thủ của họ là Boeing đă được cho xem hệ thống tính giá của Airbus để họ có thể điều chỉnh lại bảng giá cả của ḿnh khiến cho giá thầu của Boeing được trở thành rẻ hơn. Đây là một dự án đấu thầu to lớn, mà báo giới tại Đức có lúc đă gọi đó là “cuộc đấu thầu lớn của thế kỷ”, kéo dài từ nhiều năm qua với sự cạnh tranh ráo riết và sôi nổi giữa hai đối thủ nặng kư trong ngành hàng không thế giới. Và nó cũng trở thành một giao kèo đấu thầu quan trọng về quốc pḥng có quá tŕnh tai tiếng gây nhiều tranh căi nhất kéo dài trong gần một thập niên, dưới áp lực chính trị từ nhiều quốc gia như Pháp, Đức và Anh và nhiều nhà dân cử đại diện cho nhiều địa phương khác nhau, chưa kể đến sự cạnh tranh gắt gao giữa Boeing và Airbus.

Thoạt đầu, nhu cầu cải thiện hệ thống tiếp liệu của Không lực Hoa Kỳ trở nên cấp bách hơn sau biến cố 9/11 với chiến lược cần thiết của quân đội Hoa Kỳ phải tung lực lượng chiến đấu đến nhiều vùng đất xa xôi trên toàn cầu trong khi các máy bay vận tải tiếp tế xăng trên không mà Hoa Kỳ đang sử dụng đă khá xưa cũ và trở thành thiếu hiệu năng v́ đă được sử dụng từ thời chính quyền Eisenhower. Ngũ Giác Đài ước lượng nhu cầu cần thay thế khoảng 600 chiếc phi cơ vận tải đời mới để thay thế cho các chiếc KC-135. Hăng Boeing cho rằng ḿnh có quá tŕnh đă sản xuất các loại máy bay tiếp tế xăng từ hơn 70 năm qua và đề nghị mô h́nh chiếc Boeing 767. Đối thủ chính của Boeing là Northrop Grumman liên doanh với EADS đưa ra mô h́nh chiếc Airbus A-330 được khoe là có khả năng chuyên chở nhiều hơn để có thể đáp ứng cho nhu cầu chiến trường.

 

SƠ LƯỢC DIỄN TIẾN TRONG VỤ ĐẤU THẦU.

Thoạt đầu, vào tháng 9-2001, một nhân viên cao cấp làm việc trong pḥng tiếp vận đặc trách về quân cụ của Không Quân Mỹ là bà Darleen Druyun tiếp xúc với hăng Boeing để bàn về một chiến lược thuê mướn 100 chiếc Boeing 767. Sau đó, bộ trưởng Bộ Không Lực là ông James Roche nói rằng Không Quân Mỹ có thể thuê mướn các chiếc Boeing với giao kèo có thể được mua lại sau đó (option to buy) nếu như Quốc Hội Mỹ đồng ư và chuẩn thuận. Đến đầu năm 2002, Quốc Hội Mỹ thông qua đạo luật với ngân khoản cho phép Không Quân Mỹ được thuê mướn các chiếc máy bay này. Đồng thời, hai hăng Boeing và Airbus đều được yêu cầu đưa ra những chi tiết kỹ thuật để giới thiệu về khả năng của các loại máy bay tiếp tế xăng do ḿnh sản xuất. Đến tháng 10 năm 2002, bà Druyun tiếp xúc với giám đốc tài chánh của Boeing là ông Michael Sears để bàn về chuyện muốn sang làm việc tại Boeing. Trong cuộc gặp gỡ này, ông Sears đă nói với bà Druyun một câu đầy ngụ ư: “Chị nên nhớ rằng cuộc gặp gỡ này đă không hề xảy ra.”

Khoảng một tháng sau, bà Druyun tự động xin rút ra khỏi vị thế quyết định trong những cuộc thương thảo với Boeing, và đột nhiên nộp đơn xin từ nhiệm khỏi Bộ Quốc Pḥng để chấp nhận công việc mới tại hăng Boeing vào đầu năm 2003 với đồng lương hậu hĩ hơn là 250,000 Mỹ-kim mỗi năm. Một tổ chức chuyên theo rơi việc đấu thầu làm ăn của chính quyền có tên là Project on Government Oversight chỉ trích rằng đây là một thí dụ điển h́nh cho thấy có sự toa rập hoặc bắt tay từ bên trong giữa những người làm trong chính quyền liên bang và các hăng đấu thầu về quốc pḥng.    

Mô h́nh chiếc phi cơ vận tải tiếp tế xăng của Boeing.

Đến tháng 5-2003, giao kèo trị giá 23 tỷ rưởi Mỹ-kim để thuê mướn và sau đó mua lại các chiếc Boeing 767 được một viên chức cao cấp của Ngũ Giác Đài là ông Edward Aldrige kư giấy chấp thuận chỉ vài ngày trước khi ông ta nộp đơn xin về hưu. Tuy nhiên, vụ này bị đ́nh hoăn lại sau khi có lời chỉ trích về thái độ có vẻ mờ ám mang mầu sắc hối lộ của Boeing để giành được giao kèo. Trước áp lực v́ bị mang nhiều tai tiếng, đến tháng 11-2003, Boeing loan báo quyết định sa thải cả bà Druyun lẫn ông Sears và cho rằng họ đă có hành động mờ ám trong việc thuê mướn. Một tuần lễ sau đó, vụ x́-căng-đan này cũng khiến cho ông tổng giám đốc của Boeing là Phil Condit cũng phải nộp đơn xin từ chức.

Đến tháng 3-2004, Tổng Nha Thanh Tra của Bộ Quốc Pḥng tuyên bố rằng kế hoạch đấu thầu của Không Quân Mỹ có nhiều chi tiết không thích hợp và đề nghị đ́nh chỉ mọi tiến tŕnh đấu thầu cho đến khi giải quyết xong những điều không ổn thoả. Sau đó cả hai hăng Boeing và Airbus đều được kêu gọi nộp lại hồ sơ đấu thầu mới cho dự án này, và lần này quyết định tuyển chọn sẽ do Bộ Quốc Pḥng xét xử thay v́ thuộc về Bộ Không Lực. Cả hai nhân vật Darleen Druyun và Michael Sears sau đó đă bị truy tố ra toà và lănh án vài tháng tù ở.

Phía Airbus và Northrop Grumman cho biết là họ sẽ cho xây cất tại tiểu bang Alabama xưởng lắp ráp các chiếc máy bay Airbus A-330 với các phụ tùng về quốc pḥng do Northrop cung cấp. Dự án này được khoe rằng có khả năng cung ứng đến 48,000 công ăn việc làm, nhiều hơn là dự án của Boeing, dự trù sản xuất tại hai tiểu bang Kansas và Washington. Cuộc đấu thầu này tưởng chừng như đă đem lại một thắng lợi to lớn và bất ngờ cho Northrop Grumman và EADS khi Bộ Quốc Pḥng quyết định chọn lựa mô h́nh của Airbus vào đầu năm 2008. Trước đó, Northrop c̣n sẵn sàng đề nghị chia phần với Boeing trong dự án này theo tiêu chuẩn 60-40, nhưng Bộ Không Lực Mỹ muốn có một hăng đấu thầu duy nhất v́ cho rằng sẽ bớt tốn kém hơn.  

Nhưng niềm vui này chưa được kéo dài th́ đă bị dập tắt khi phía Boeing áp lực nhiều vị dân cử đ̣i xét lại v́ cho rằng tiến tŕnh chấm điểm trong việc đấu thầu có phần không công bằng và bất lợi nhiều hơn cho Boeing. Dưới áp lực chính trị của nhiều vị dân cử và chính quyền cũng cảm thấy khó chịu khi một công ty của Âu Châu lại trúng thầu lớn qua mặt một hăng của Hoa Kỳ, Bộ Không Lực Mỹ quyết định mở lại cuộc đấu thầu lần thứ ba vào tháng 9 năm 2008 và kết thúc với quyết định mới nhất của tổ hợp liên doanh Northrop và EADS tự động tuyên bố rút lui vào đầu tuần này.

Mô h́nh chiếc phi cơ vận tải tiếp tế xăng của Airbus-Northrop.

Những lợi điểm trước đây của phía Airbus với khả năng to lớn có thể chuyên chở nhiều hơn đáp ứng nhu cầu của Không Quân Mỹ sau đó đă trở thành những điểm bất lợi khi những tiêu chuẩn để xét về việc đấu thầu lại chú trọng đến giá thành của các chiếc máy bay, với Boeing đưa ra chiếc 767 nhỏ hơn và có giá thấp hơn. Tuy vậy, ông Wesley Bush, tổng giám đốc của Northrop nói rằng họ sẽ không nộp đơn phản đối chính thức v́ cho rằng nhu cầu của các quân nhân trong Không Quân Hoa Kỳ đang cần sớm có những chiến cụ tối tân như các loại phi cơ vận tải mới, đáng lẽ ra phải được thay thế từ lâu.

Gần đây, Bộ trưởng Bộ Không Lực Mỹ là ông Michael Donley đă nói rằng họ sẽ tiếp tục đi tới với dự án đấu thầu này dù rằng chỉ c̣n có một ḿnh Boeing là công ty duy nhất đưa ra giao kèo, một điều mà nhiều chuyên gia cho rằng Không Quân Mỹ có thể bị bắt bí và phải chịu trả với giá cao hơn. Dự án này có trị giá khoảng 35 tỷ Mỹ-kim cho 179 chiếc phi cơ vận tải nhưng có thể được gia hạn trong nhiều thập niên sau để có thể sản xuất khoảng 500 chiếc với kinh phí tổng cộng có thể lên đến 100 tỷ Mỹ-kim.

 

Bảng so sánh giữa hai loại máy bay vận tải tiếp tế xăng.

SO SÁNH GIỮA BOEING VÀ AIRBUS.     

Nếu không kể dự án mới nhất này mà Airbus và Northrop đă tự ư rút lui, mô h́nh chiếc KC-45 (được dựa theo chiếc Airbus A-330) đă thắng mô h́nh chiếc KC-767 của Boeing trong tất cả các cuộc đấu thầu quốc tế khác để sản xuất những loại máy bay vận tải tiếp tế xăng. Trong lănh vực hàng không dân sự, chiếc Boeing 767 cũng đă bị loại ra khỏi thị trường bởi đối thủ là chiếc Airbus A-330 được nhiều hăng hàng không đặt mua khiến cho Boeing quyết định đầu tư vào các loại Boeing 777 (lớn hơn) hoặc chiếc Dreamliner tức là Boeing 787 (tối tân và ít tốn xăng hơn). Sau đó, công ty Boeing cũng đă thay đổi chút ít trên chiếc KC-767 với giàn máy điều khiển giống như chiếc 787, tuy rằng với h́nh dáng và thể tích nhỏ hơn, nhưng được khoe là có thể bớt tốn xăng hơn khoảng 24% so với đối thủ là chiếc Airbus.

Cho đến nay, Boeing chỉ bán được chiếc KC-767 cho hai nước Nhật và Ư và xưởng sản xuất được thực hiện tại các quốc gia này. Trong tất cả các nước khác mà Boeing và Airbus cạnh tranh nhau để giành giao kèo sản xuất các loại máy bay tiếp tế xăng tương tự, đại công ty của Hoa Kỳ đều bị thua trước đối thủ từ Âu Châu: đó là tại các nước Úc, Anh, Saudi Arabia và Tiểu Vương Quốc Ả Rập và kể cả tại Hoa Kỳ cho đến năm 2008 khi dự án này được trao cho Airbus vào lần đầu trước khi bị đảo lộn lại sau đó.

HHiHiện nay, công ty Boeing dự định sẽ nộp lại đơn đấu thầu cập nhật của ḿnh vào ngày 10-5 sắp tới, và hy vọng rằng sẽ được chấp thuận vào tháng 9. Một số các chính trị gia đă lên tiếng chỉ trích về tiến tŕnh và thủ tục đấu thầu này, nhất là các vị dân cử tại tiểu bang Alabama vốn thấy hy vọng tạo được công ăn việc làm và lợi nhuận tại nơi đây đă tiêu tan khi tổ hợp Northrop Grumman và EADS không có hy vọng giành được dự án xây cất. Thống đốc Bob Riley của Alabama đă tức giận trong ngày thứ Hai vừa qua nên đă gọi tiến tŕnh đấu thầu này là “một tṛ hề” (farce). Ngược lại, dân biểu liên bang Norm Dicks, đại diện cho một đơn vị tại tiểu bang Washington, th́ nói rằng ông rất vui ḷng khi thấy một công ty ngoại quốc như EADS đă không trúng được mối thầu này, bởi v́ “đây là một dự án sẽ được xây cất tại Hoa Kỳ bởi một công ty của Hoa Kỳ mà chúng ta có thể tin tưởng được.”    

Tuy nhiên, quyết định này không hẳn chứng tỏ sự thất bại hoàn toàn và quyết định rút lui của tổ hợp EADS ra khỏi thị trường béo bở tại Hoa Kỳ. Bởi v́ đúng như lời của ông tổng giám đốc Airbus là Thomas Enders đă nhấn mạnh: “EADS tiếp tục hoạt động tích cực tại Hoa Kỳ.” Để minh chứng cho lời nói này, ông Enders đă nói với các phóng viên và nhà báo rằng công ty đă vừa mới cung cấp cho Lục Quân Mỹ chiếc trực thăng thứ 100 do tổ hợp EADS sản xuất. Ngoài ra cũng c̣n có một trung tâm nghiên cứu có tên là Airbus Engineering Center được hoạt động mạnh mẽ tại thành phố Mobile ở tiểu bang Alabama.

Trong khi đó, tại công ty sản xuất chiếc D-1 (cũng từ mô h́nh chiếc Airbus) ở thành phố Dresden bên Đức, các nhân viên của Airbus cũng không tỏ vẻ lo âu hay buồn phiền trước cái tin tổ hợp EADS rút khỏi cuộc đấu thầu này. Bởi v́ họ vừa sản xuất xong một chiếc máy bay vận tải tiếp tế xăng loại mới có tên là D-1 và tiếp tục sản xuất tiếp 3 chiếc khác để làm kiểu mẫu dự trù đưa sang tiểu bang Alabama sản xuất sau này. Cho dù có thay đổi thế nào đi nữa, nhiều phần là chiếc D-1 sẽ không có số phận hẩm hiu để bị đưa vào viện bảo tàng. Bởi v́ nhu cầu các loại máy bay vận tải vẫn c̣n quá lớn và các hăng sản xuất vẫn không cung ứng kịp, nhiều phần là tổ hợp EADS sẽ tiếp tục nhận đơn đặt hàng trong tương lai gần. Do đó, thay v́ sản xuất ra những máy bay vận tải để đi khắp nơi tiếp tế xăng cho các chiến đấu cơ của Không Quân Mỹ cho nhu cầu của chiến trường, các máy bay của tổ hợp EADS có thể một ngày nào đó cũng sẽ bay khắp bầu trời giữa những thành phố lớn, nhưng lần này là để chuyên chở những khối lượng hàng hoá cho nhu cầu dân sự trong một thế giới càng ngày càng tăng trưởng về mậu dịch.

 

Tuấn Minh

Tuanminh1956@yahoo.com

Houston, Texas


<< trở về đầu trang >>
free counters