Nhờ ơn Bác và Đảng Học tṛ noi gương đấm nhau- người lớn đo ván
Con trẻ đấm nhau- mong manh giữa tṛ nghịch và tội ác
Chuyện đánh nhau của học sinh ở đâu cũng có, từ xa xưa đến bây giờ, xảy ra khắp thế giới, ở mọi quốc gia, từ xứ sở giàu có, văn minh tiên tiến, đến đói nghèo, lạc hậu, chậm tiến, không phải là chuyện riêng của Việt Nam ta.
Một "cháu" đang làm bằng thạc sỹ email cho tôi nghe về thời đánh nhau học tṛ. Tan học đi qua băi tha ma nếu thích đánh nhau th́ cả bọn xông vào giằng co và vật, đè nhau ra. Thằng nào lấm lưng hoặc bị đấm đau th́ xin thua. Đôi khi vài cậu cũng có thể gây chảy máu mồm hoặc sưng mí mắt.
Từ chuyện trẻ con dễ dẫn đến mất ḷng người lớn. Nh́n con bị đánh sưng mặt th́ xót nên các bà mẹ nổi đóa lên, chửi sướng miệng. Sau đó, lôi con ḿnh về nhà đánh thêm cho trận nữa để lần sau chừa. Đàn ông th́ trầm tĩnh hơn- chuyện vặt- ngày xưa các ông cũng thế. Mấy ông bố chỉ cười hề hề, xóm làng vẫn b́nh yên, bọn trẻ con vẫn hằng ngày đi học và đá bóng, chơi đùa với nhau.
"Cháu" c̣n nhận xét những cuộc tỷ thí như thế không phản ánh sự xuống cấp của đạo đức học sinh, mà phản ánh một phần tính cách của trẻ con và phần bản năng trong con người. Tuy nhiên, do có sự quan tâm kịp thời của phụ huynh mà nhận thức và cách hành xử đám học tṛ dần được điều chỉnh tốt hơn.
Dẫu vậy, những gia đ́nh cố t́nh bao che, bênh vực con của ḿnh th́ hậu quả để lại là vô cùng lớn. Có những cậu khi vào trung học phổ thông vẫn tiếp tục máu "giang hồ". Chúng đánh nhau bằng cả dao và kiếm tự tạo. Không ít trong số đó vướng vào ṿng lao tù, thậm chí bỏ mạng v́ những va chạm có tính chất băng nhóm.
Mới đây trên mạng internet lưu truyền đoạn video clip cảnh một nữ sinh bị một nhóm học sinh đánh hội đồng. Mấy cô cậu ngồi trên ghế trong công viên thản nhiên chứng kiến cảnh một cô gái làm "bị bông" cho một cô bé khác thực tập đấm bốc, thử các đ̣n hiểm học trong lớp dạy vơ.
Cô bé khác lấy điện thoại di động lạnh lùng ghi lại từng chi tiết rồi gửi bạn, phát tán trên mạng cho hàng vạn người xem.
Sau đó mấy ngày, trên website "Tin tức nóng bỏng Việt Nam" lại có cảnh nữ sinh đánh nhau, lột hết áo bạn, sặc mùi "xă hội đen" ở một nơi khác.
So với chuyện của "cháu" cao học kể thời học tṛ nhà quê và video clip mới đây, các cô gái Hà Thành tỷ thí với nhau như trong phim chưởng Hồng Kông, không hiểu đâu là chuyện đạo đức xuống cấp và đâu là chuyện con trẻ đánh nhau cần được tha thứ và giáo dục?
Quả "thôi sơn" đấm thẳng vào những người có trách nhiệm
Cho dù học sinh đánh nhau có là chuyện bản năng ngỗ nghịch của con trẻ, th́ dưới góc độ giáo dục, đó là chuyện không thể chấp nhận dù bất cứ lư do ǵ. Bởi với tác động tiêu cực của xă hội hiện đại ngày nay, từ chuyện tỷ thí kiểu trẻ con đến gây tội ác là khoảng cách mong manh rất bất ngờ.
Kiểu đánh hội đồng mang tính "xă hội đen" như hiện nay, hết sức đáng lo ngại và là tiếng chuông cảnh tỉnh cho cả gia đ́nh, nhà trường và xă hội.
Phải chăng những giờ dạy đạo đức của các nhà trường chúng ta quá khô cứng, giáo điều và không có tính thuyết phục, không đủ sức thấm vào t́nh cảm của học sinh nên các em không nhận thức được ǵ. Ngược lại, những ǵ trên phim ảnh nước ngoài, các em "tiếp thu" và "thực hành" hết sức "nhuần nhuyễn"?
Những người hàng xóm của mấy cô bé "thượng cẳng chân, hạ cẳng tay" rất ngạc nhiên thấy những nữ sinh Hà Thành xinh xắn, đáng yêu , học giỏi, lại có thể giơ chân tung chưởng như trong phim Hồng Kông.
Một người xót xa: "Sự liều lĩnh của học sinh ngày nay đă vượt quá tầm kiểm soát của phụ huynh". Với cha mẹ th́ không c̣n nỗi buồn và đau xót nào hơn khi xem video clip mang xu hướng tội ác của chính con ḿnh.
Quả đấm vào mặt có thể gây thương tích, vết thương sẽ lành với thời gian. Tuy nhiên, vết thương ḷng khó mà quên ở lứa tuổi vị thành niên. Sự căm hận sẽ đi theo suốt cuộc đời c̣n lại của cả kẻ đấm và người bị đấm.
Đau đớn hơn, quả "thôi sơn" của đám trẻ mang tính côn đồ c̣n nhằm thẳng vào mặt cha mẹ và ngành giáo dục. Những người từng sinh thành, nuôi dậy chúng, ngành giáo dục và xă hội đă bị knock-out (đo ván)!
Cô hiệu trưởng nhớ tên 650 học sinh
Một cô hiệu trưởng trường THPT ở Hà Nội phải thốt lên: "Khi xem clip nữ sinh bị đánh hội đồng, tôi cảm thấy rất buồn. Nhưng cũng chẳng biết trách ai: Nhà trường, gia đ́nh hay xă hội. Chỉ muốn nói các con chưa được quan tâm đầy đủ. HS chưa được giáo dục đầy đủ về ứng xử, nhân văn và t́nh thương. Ở trường này, tỷ lệ gia đ́nh các em trục trặc, cha mẹ ly hôn, không quan tâm đến con cái nhiều hơn các trường khác. Trong 10 HS th́ có đến 9 em có hoàn cảnh gia đ́nh không quan tâm nhiều".
Xin được kể về cô hiệu trưởng bên Virginia, nơi tôi có hai "ông tướng" đang học tiểu học. Có lần đến đón con đúng vào giờ tan trường, tôi gặp cô đứng trước cửa và chào các em. Thật lạ, em nào chào th́ cô nhắc tên và goodbye, see you tomorrow (tạm biệt, hẹn ngày mai gặp lại).
Theo cô kể, hàng ngày hai buổi, trước khi vào lớp và lúc tan trường, người hiệu trưởng phải đứng cổng. Vừa chào các em nhưng chính là kiểm tra, đôn đốc trật tự trong trường. Để cho 650 học sinh từ lớp 1 đến lớp 6 ra về trật tự, cô mất đúng 30 phút. Như vậy, mỗi ngày hiệu trưởng phải dành một tiếng cho việc đón tiếp và chào học sinh.
Trong một năm, cô phải nhớ hết tên các cháu, v́ năm sau lại có các em mới đến nhập trường. Trách nhiệm cao, tận tâm với nghề, và t́nh thương đă giúp cho cái uy của người đứng đầu trường. Học sinh đi qua đều tươi cười chào, rất ngoan ngoăn. Chúng thấy cô giáo như người mẹ hiền nên khó mà hư và thích đánh nhau.
Cu Bin nhà tôi, vốn hơi tự kỷ, một lần tranh giành ǵ đó trong lớp, khóc rất to và định đánh nhau với bạn. Khi tôi đến đón cu cậu th́ cô giáo đă chờ sẵn và kể hoàn cảnh xảy ra sự việc. Cô c̣n nói Bin không có lỗi nhưng việc cầm thước ném vào bạn là không được. Cô đă nhắc nhở và cũng nhờ bố mẹ ở nhà dạy bảo thêm.
Ở bên Mỹ học sinh có đánh nhau không? Chắc chắn là có, có đứa c̣n mang súng tới trường để tỷ thí hơn thiệt.
Tuy nhiên, với cung cách quản lư và quan tâm sâu sát của gia đ́nh và nhà trường như trên, học sinh sẽ ngoan hơn và những vụ việc đánh nhau giữa học sinh sẽ ít hơn. Không đến nỗi như cô giáo ở Hà Nội "Buồn nhưng không biết trách ai?".
Lỗi của ai đây?
Phim ảnh đánh chém nhập tràn lan, tin tức trên báo chí thích chạy tít "hiếp, giết", trẻ em xem nên tiêm nhiễm thói thích đánh nhau.
Có thiếu nữ thời nay sẵn sàng cởi đồ để được nổi tiếng, lấy nhục dục của chính ḿnh cho vào tiểu thuyết với sự tiếp tay của một nhà xuất bản đứng đắn.
Đừng trách các em nhỏ khi có những tác phẩm như thế trong cặp học tṛ thơ ngây hay lưu trữ đường link của phim trên máy tính.
Cậu "cháu" trên hiện đang theo đuổi bằng cao học bên Australia, nhớ lại thời "oanh liệt" tỷ thí hơn thiệt trên băi tha ma, đă mong rằng, xă hội nên nghiêm túc để có một nh́n nhận chân thực về những sự việc.
Cần xác định rơ cái ǵ thuộc về đặc điểm lứa tuổi để giáo dục chúng bớt đánh nhau, và cái ǵ là hệ quả của mặt trái thời kỳ đất nước chuyển đổi.
Cha ông ta có câu tổng kết đầy trải nghiệm và thâm thúy: "Nhà dột từ nóc". Phải chăng, điều đó đang được chứng minh trong gia đ́nh, nhà trường và xa hơn là cả xă hội, trong mọi mối quan hệ từ gia đ́nh, từ những người lớn đến ngoài xă hội, đến trẻ em, rất dễ bột phát bạo lực. Các em học sinh hư, thích đánh nhau phải chăng chỉ là nạn nhân của một nền giáo dục mất gốc, đạo đức và niềm tin xuống cấp?.
Câu hỏi này được trả lời từ đâu mà ra nông nổi này.
Nguyễn Vũ Lam