Video Tài Liệu Audio Tài Liệu Nhạc Tin Tức & Thời Sự B́nh Luận

 

Êm Mà Thấm Đau Lắm

Êm Mà Thấm Đau Lắm

 

Vi Anh

 

Nói theo kiểu b́nh dân, cái kiểu đánh êm, đánh khỉa khầm của những nhà tu, những nhà đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền VN thế mà làm hai nhà cầm quyền CS độc tài, đảng trị toàn diện ở Việt Nam và Trung Quốc bị thấm thật, đau ê ẩm trong quan hệ ngoại giao với Mỹ. Sau đây là một vài vết tích và triệu chứng.

Một, bang giao Washington-Hà Nội rất khó có thể phát triển, trừ phi Việt Nam có những bước tiến cụ thể nhằm cải thiện nhân quyền – là  lời Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ, phụ trách các vấn đề Đông Á – Thái B́nh Dương, Ông Kurt Campbell ra điều trần trước Tiểu ban đối ngoại Hạ Viện Hoa Kỳ. Ông nói Việt Nam và Trung Quốc có mối hiềm khích truyền thống.

Trong thời gian qua, quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc có những căng thẳng, đặc biệt là trong vấn đề tranh chấp chủ quyền tại biển Đông. Việt Nam lại muốn thắt chặt quan hệ với Hoa Kỳ v́ những lư do chiến lược. Nhưng Ông có nhiều lo ngại thực sự về những vụ vi phạm về nhân quyền và tự do tôn giáo tại Việt Nam. Hoa Kỳ luôn bày tỏ quan ngại trước việc một loạt nhà bất đồng chính kiến bị bỏ tù, tự do ngôn luận và báo chí bị hạn chế, kiểm duyệt, cũng như vụ truy bức, trục xuất các tu sinh Bát Nhă. Do đó bang giao Washington-Hà Nội rất khó có thể phát triển, trừ phi Việt Nam có những bước tiến cụ thể nhằm cải thiện t́nh h́nh trong nước.

Năm nay 2010 là năm kỷ niệm 15 năm ngày Washington-Hà Nội thiết lập quan hệ ngoại giao song phương. Năm nay cũng là năm Việt Nam và Trung Quốc có những căng thẳng cao điểm, đặc biệt là trong vấn đề tranh chấp chủ quyền tại biển Đông. Năm nay cũng là năm kỷ niệm thứ 60 ngày Bắc Kinh bang giao với Hà nội, Đại sứ TC ở Hà nội lại họp báo hăm he nhà cầm quyền CS Hà nội,  “hợp tác sẽ phát triển, đấu tranh sẽ thất bại”. Là năm CS Hà nội cần lá chắn của Mỹ để hóa giải áp lực bành trướng của Bắc Kinh, mà Mỹ thấy bang giao Washington-Hà Nội rất khó có thể phát triển – thật là kẹt lớn cho CS Hà nội.

Tại sao bang giao Washington-Hà Nội rất khó có thể phát triển? Mệnh đề “trừ phi Việt Nam có những bước tiến cụ thể nhằm cải thiện nhân quyền”, đó là kết tinh của công lao có máu, nước mắt, mồ hôi, những gian nguy khổ sở mà những nhà đấu tranh tôn giáo, trí thức, sinh viên, người dân thầm lặng bị CS tù đày, những dân oan, những công nhân, nông dân  khiếu kiện, biểu t́nh, lảng công bị CS đánh đập, trấn áp. Tất cả đă cùng nói lên lương tâm VN, tiếng nói của dân chúng VN: chúng tôi bị CS tước đoạt sạch nhân quyền. Công lao này thuộc về những người Việt dũng cảm đó.

Kể ra CS Hà nội thấm đ̣n nặng, ê ẩm ḿnh mẫy thật dù cuộc đấu tranh của những người Việt hoàn toàn ḥa dịu – tuyệt đối không bạo lực. Thấm đ̣n v́ khi mà chánh quyền Mỹ đang tăng cường sự hiện diện ở Đông Nam Á, khi mà nhà cầm quyền Hà Nội cần phát triển bang giao để có lá chắn của Mỹ trước những hành động bá quyền lấn đất, lấn biển, hăm he th́ Mỹ lại nói “bang giao Washington-Hà Nội rất khó có thể phát triển”.

Hai, cái kiểu đánh khỉa khầm của những nhà đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền cũng làm cho nhà cầm quyền CS Bắc Kinh là một người không lồ cũng ê ẩm không kém.

Mănh hổ nan địch quần hồ. Theo báo Le Monde của Pháp, từ sau Thế Vận Hội Bắc Kinh, CS Bắc Kinh  đă tăng cường hệ thống kiểm soát người dân. Nhưng “người công dân Trung Quốc ngày càng nhận được nhiều thông tin và ngày càng có thái độ phê phán đối với chính quyền. Nhờ Internet, người dân Trung Quốc biết rơ những vụ vi phạm nhân quyền”. Dân Internet đă biến Đảng Nhà Nước thành tṛ cười thiên hạ. Dân Internet đă biến những hành động tham ô nhũng lạm, hối mại quyền thế, chiếm đoạt đất đai và nhà cửa của dân chúng, những vụ vi phạm quyền tự do của Đảng Nhà Nước thành thông tin, nghị luận, bia miệng cho hàng triệu triệu người trên mạng. Biến Internet thành viện công tố của nhân dân.

Thí dụ cụ thể như Ông Phùng Chính Hổ, một nhà hoạt động nhân quyền ở Thượng Hải, đă bị chận lại, từ tháng 11 tại sân bay Tokyo v́ nhà cầm  quyền CS Bắc Kinh nhất định không cho ông trở về quê hương mặc dù ông cầm hộ chiếu Trung Quốc. H́nh ảnh  Ông Phùng Chính Hổ, trong chiếc áo thun có ghi hàng chữ “Tôi muốn được về nhà”  loan truyền trên hầu hết các trang web Trung Quốc; dân chúng  hoan hô, ủng hộ  Ong ngày càng đông. Trên trang blog nhỏ Twitter của Ong, Ông mô tả cuộc sống hàng ngày của một người tị nạn và ông tố cáo thái độ hèn hạ của chính quyền Bắc Kinh. Vụ này đang gây bối rối cho TC, nước chủ nhà của Hội chợ triển lăm toàn cầu sẽ được tổ chức tại Thượng Hải trong năm 2010.

Thí dụ như nhà đấu tranh Trung Quốc Lưu Hiểu Ba đề xướng Hiến chương 08, một phong trào đ̣i dân chủ tại Trung Quốc. Hai ngày trước khi Hiến chương này được tung lên mạng Internet, nhà cầm quyền TC bắt giam ông, buộc tội ông âm mưu lật đổ Nhà nước. 300 người đầu tiên kư, 300 người này bị công an sách nhiễu, Nhưng 9000 người sau đó đă kư theo và bây giờ văn kiện này c̣n có người tiếp tục kư và lưu truyền trên Internet.

Cuối cùng sẽ thiếu nếu không kể đến một vố từ Mỹ, của Google tuy êm mà thấm nạng cho TC. Tin mới nhứt Google đa xác định tin tặc TC đă vào trương mục của những chuyên viên lập chương của ḿnh để đánh phá. Và Google sẽ rút khỏi TV nếu TC nằng nằng quyết một đ̣i Google tiết lộ những người truy cập những mạng mà TC cấm kỵ. Phản ứng và đấu trí của Google với CS Bắc Kinh đă đưa đến một cuộc đọ sức giữa chánh quyền Mỹ và Trung Cộng. Vụ Google, từ Tổng Thống Obama đến Ngoại Trưởng Mỹ Clinton đều lên tiếng.

Vào ngày 20/01/2010, tại Viện Bảo Tàng Báo Chí Newseum, ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đă kêu gọi các công ty tin học Mỹ đừng ủng hộ chính sách kiểm duyệt Internet của TC và yêu cầu Trung Quốc mở một cuộc điều tra rơ ràng vụ tin học tấn công hệ thống máy chủ của Google. Bà nói rơ Trung Cộng, Việt Cộng, Á Rập Saudi c̣n là những chế độ dùng Internet đỂ bóp nghẹt ḷng tin của người dân. Và Cơ Quan An Ninh Quốc Gia của Mỹ NSA, có bộ phận giám sát tin học  nổi tiếng hoàn cầu mở cuộc điều tra nội vụ.

Báo New York Times, một tờ báo lớn và uy tín của Mỹ ngày 18 tháng Hai năm 2010 phóng sự điều tra cho biết hầu hết những cuộc tấn công vào các websites của Mỹ, trong đó có Google xuất phát từ TC. Binh đoàn gián điệp tin học của TC xuất quân từ hai trường Đại Học Giao Thông nổi tiếng về ngành tin học ở Thượng Hải và Trường Huấn Nghệ Lam Tường ở tỉnh Sơn Đông.

TC đă bị bể thêm bể luôn ở Au châu. Báo Pháp Le Figaro  vạch mặt TC, nói TC muốn kiểm soát Internet toàn cầu, TC có khoảng 40 ngàn công an Internet, TC bám sát các công ty cung cấp dịch vụ cho các trang web và các diễn đàn trên mạng, TC kiểm duyệt và ra nhiều qui định và h́nh phạt để bắt  người sử dụng phải tự kiểm duyệt khi sử dụng Internet.
Rốt cuộc Đảng Nhà Nước CS Bắc Kinh  trở thành một sát thủ Tin Học, một tin tặc – tên cướp Tin Học quốc tế.


<< trở về đầu trang >>
free counters