Đấu tranh dân chủ: nên công khai hay âm thầm?
Cái khó của những nhà đấu tranh hiện nay không phải là thiếu ḷng can đảm mà là phải làm sao để vừa đấu tranh mạnh mẽ để đẩy lùi được chế độ độc tài, đồng thời vừa bảo toàn được lực lượng để c̣n có thể tiếp tục đấu tranh lâu dài, v́ cuộc đấu tranh không chỉ kéo dài một vài tháng hay một vài năm.
Nguyễn Chính Kết
Một trong những nan đề của những người đấu tranh dân chủ trong nước hiện nay là phải đấu tranh cách nào để đỡ thiệt hại và có lợi nhất trong t́nh thế hiện tại. T́nh thế hiện tại là CSVN quyết bám lấy quyền lực với bất cứ giá nào hầu tiếp tục hưởng những đặc quyền đặc lợi do việc nắm quyền cai trị đất nước, cho dù phải làm những điều ác đức nhất, bẩn thỉu và đê tiện nhất, cho dù phải bán đứng đất nước cho ngoại bang, cho dù người dân trong nước có khổ đau đến tận cùng… V́ thế chúng sẵn sàng thẳng tay dập tắt tất cả những tiếng nói nào dám phản kháng tội ác của chúng, quyết tiêu diệt những ai dám tranh đấu cho dân chủ nhân quyền mà chúng cho là đe dọa độc quyền thống trị của chúng.
Cái khó của những nhà đấu tranh hiện nay không phải là thiếu ḷng can đảm mà là phải làm sao để vừa đấu tranh mạnh mẽ để đẩy lùi được chế độ độc tài, đồng thời vừa bảo toàn được lực lượng để c̣n có thể tiếp tục đấu tranh lâu dài, v́ cuộc đấu tranh không chỉ kéo dài một vài tháng hay một vài năm. Thật vậy, các nhà đấu tranh dân chủ trong nước không thiếu can đảm: cho đến nay, đă có hàng trăm nhà đấu tranh dân chủ công khai năng nổ, trong đó đa phần là thành viên Khối 8406, phải vào nhà tù CSVN v́ đ̣i hỏi nhân quyền, dân chủ và bảo toàn lănh thổ. Trong số những nhà đấu tranh dân chủ công khai này, số người được thế giới biết đến và quan tâm chỉ là một phần nhỏ. Ngoài những nhà đấu tranh dân chủ công khai đă phải vào tù này, c̣n có vô số –nghĩa là đông gấp bội– những tù nhân khác bị giam cầm, bị giết chết v́ đấu tranh dân chủ một cách âm thầm, bí mật. Số tù nhân này hầu như không mấy người được thế giới biết đến.
Tuy nhiên chính nhờ gương của những người đấu tranh dân chủ can đảm trên đây bất chấp sự khủng bố tàn ác của CSVN mà số người tham gia đấu tranh ngày càng đông lên, hiện nay có thể lên đến hàng ngàn. Do t́nh h́nh khó khăn hiện nay, hầu hết họ đấu tranh một cách âm thầm, không công khai như mấy năm trước đây (năm 2005-2007). V́ thế cuộc đấu tranh hiện nay chủ yếu nằm ở mặt ch́m hơn là mặt nổi. Họ thuộc đủ mọi giới: sĩ, nông, công, thương… Ngoài những nhà đấu tranh xuất thân từ dân chúng vốn chiếm đa số, c̣n có cả những cán bộ cộng sản đă từ bỏ đảng thuộc đủ mọi thành phần quân, cán, chính… của chế độ.
Những nhà đấu tranh mặt nổi hiện nay vẫn c̣n khoảng 200 người (theo cách tính của một vài nhà đấu tranh trong nước), trong đó chỉ có mấy chục người nổi tiếng được nhiều người biết đến. Họ thường xuyên bị sách nhiễu, thẩm vấn, theo dơi, cô lập, bao vây kinh tế, trấn áp, ngăn chặn mọi hoạt động. Những nhà đấu tranh này như “cá nằm trên thớt”, chúng chưa đụng tới và đành chấp nhận để họ sống ngoài nhà tù là v́ một số lư do nào đó. Chẳng hạn v́ cân nhắc giữa cái lợi và cái hại của việc bắt họ: bắt họ th́ bị dư luận kết án nặng nề trong khi mức độ đấu tranh của họ chưa nguy hiểm đến mức đáng để chúng, tức nhà nước cộng sản, phải trả giá như vậy. Hoặc chúng chấp nhận sự hiện diện của một số đối kháng trong nước –nhưng khống chế và trấn áp họ tối đa bằng hệ thống công an ch́m, nổi– để chứng tỏ với thế giới rằng chúng không đến nỗi quá độc tài… Tuy nhiên, chúng sẵn sàng đưa những nhà dân chủ này vào tù ngay khi thấy những hoạt động của họ trở nên quá nguy hiểm cho sự tồn tại của chế độ.
Trong t́nh trạng khó khăn như thế, nếu những nhà dân chủ c̣n đang ở ngoài tù đấu tranh quyết liệt hơn nữa, chắc chắn sẽ bị CSVN bắt bớ, đưa họ vào tù… Một khi đă vào tù th́ không c̣n hoạt động được nữa, lực lượng dân chủ sẽ mất người và yếu đi. Chấp nhận vào tù tuy có tác dụng tích cực là chứng tỏ cho thế giới thấy sự chà đạp nhân quyền và ác tâm của CSVN, đồng thời nêu gương yêu nước và can đảm cho những người chưa dám đấu tranh để họ gia nhập hàng ngũ đấu tranh… Nhưng số người làm chứng từ và làm mẫu gương như thế, tuy rất cần thiết nhưng hiện nay thiết tưởng đă quá đủ (1*) so với số người cần thiết phải ở ngoài và phải đông hơn rất nhiều để đẩy mạnh cuộc đấu tranh. Những người c̣n ở ngoài tù để tranh đấu, vốn vẫn c̣n quá ít, nếu cứ đấu tranh quyết tử bất chấp tù đày, CSVN sẽ bắt bỏ tù hết th́ không c̣n người đấu tranh nữa. Điều này thiết tưởng rất bất lợi cho đại cuộc đấu tranh. Nhưng nếu không đấu tranh mạnh mẽ th́ chế độ độc tài phi nhân CSVN sẽ tồn tại không biết đến bao giờ mới bị tiêu diệt.
Tóm lại, đấu tranh thật mạnh mẽ th́ bị mất người, th́ không c̣n người đấu tranh nữa; mà đấu tranh cầm chừng, yếu ớt để bảo toàn lực lượng th́ không có hiệu quả. Cả hai đường đều bất lợi.
Vậy, muốn thay đổi chế độ độc tài hiện nay, những người yêu nước và sẵn sàng hy sinh cho đại cuộc phải đấu tranh cách nào?
Thiết tưởng người đấu tranh phải biết tùy lúc tùy thời. Không ǵ cần biến báo, cần tùy cơ ứng biến bằng việc đấu tranh, nhất là đấu tranh với một kẻ thù vô cùng độc ác và hết sức nham hiểm như CSVN. Do đó, phải hết sức nhạy bén để biết được lúc nào nên tiến, lúc nào cần thoái. Khi cần tiến th́ phải tiến, khi cần lùi th́ phải lùi; khi cần hiện th́ phải hiện, và khi cần ẩn th́ phải ẩn. Chỉ biết tiến mà không biết lúc nào nên lùi, chỉ biết hiện mà không biết lúc nào nên ẩn, hoặc ngược lại, không phải là sáng suốt. Kẻ anh hùng nếu chỉ v́ sợ bị người đời hiểu lầm rằng ḿnh hèn nhát nên không dám lùi khi cần lùi, chưa hẳn là anh hùng đích thực (2*). Câu Tiễn nếm phẩn Ngô Phù Sai, Hàn Tín chấp nhận luồn chôn anh bán thịt… không hẳn là hèn, cho dù bị biết bao người lúc đó chê cười! Phải có đầu óc sáng suốt như Phạm Lăi, Văn Chủng mới chấp nhận theo pḥ măi người lănh đạo ḿnh -là kẻ đă từng nếm phẩn kẻ thù- cho đến lúc người ấy chiến thắng! Phải có con mắt tinh đời như Trương Lương mới nhận ra kẻ luồn trôn giữa chợ kia là một vị tướng đại tài c̣n tiềm ẩn!
Vừa muốn đấu tranh mạnh mẽ, vừa muốn bảo toàn lực lượng, không ǵ bằng đấu tranh một cách âm thầm, bí mật. Âm thầm nhưng vẫn có thể mạnh mẽ. Mạnh mẽ đấu tranh mà vẫn bảo toàn được lực lượng là nhờ biết bí mật, kín đáo, không lộ diện, không phô trương, không ham khoe thành tích, thậm chí chấp nhận tiếng đời chê ḿnh là kẻ hèn không dám công khai đối đầu.
Khi Khối 8406 ra đời th́ chủ trương của Khối là đấu tranh công khai và trực diện với chế độ độc tài theo đường lối ôn ḥa bất bạo động, phù hợp với luật pháp quốc tế và cả hiến pháp của Cộng sản. Dụng cụ đấu tranh thường chỉ là ng̣i bút, máy vi tính, điện thoại: dùng internet để phổ biến các bài lên các trang web, dùng email, điện thoại để liên lạc với nhau, hoặc để trả lời phỏng vấn trên các đài quốc tế. Tôi nghĩ đó là một chủ trương hết sức khôn ngoan vào thời điểm ấy, v́ lúc ấy CSVN đang cày cục tranh thủ gia nhập BTA, WTO, tổ chức hội nghị APEC, vận động để ra khỏi danh sách CPC… hầu đạt được những lợi thế về kinh tế và chính trị trong cộng đồng thế giới.
Trong thời gian này, CSVN bị quốc tế đ̣i hỏi phải đạt được ít nhất một mức độ dân chủ nào đó, nhân quyền cũng phải được tôn trọng ở mức tối thiểu nào đó. Giai đoạn này, trước áp lực quốc tế, CSVN tạm thời chấp nhận “nín thở qua sông”, chùn tay đàn áp phong trào dân chủ hầu đạt được những mục đích trên.
Các nhà đấu tranh dân chủ trong nước đă chụp thời cơ thuận lợi này để thành lập Khối 8406 (3*) và các tổ chức khác như: Đảng Thăng Tiến (4*), Liên Minh Dân Chủ Nhân Quyền Việt Nam (5*), Công Đoàn Độc Lập Việt Nam (6*), Hiệp Hội Đoàn Kết Công-Nông Việt Nam (7*), Ủy Ban Nhân Quyền Việt Nam (8*), Liên đảng Lạc Hồng (9*)… Nhờ vậy, phong trào đấu tranh dân chủ đă bùng lên rất mạnh, tiến một bước rất xa, và CSVN đă phải lùi một bước rất lớn. Tuy chúng vẫn đàn áp các nhà đấu tranh, nhưng không dám mạnh tay và hung bạo như những năm trước đó. Trong thời điểm CSVN phải “nín thở qua sông” v́ phải kiêng nể áp lực quốc tế ấy, các nhà đấu tranh dân chủ cảm thấy càng đấu tranh công khai và mạnh mẽ th́ càng được quốc tế và người Việt hải ngoại biết đến, nhờ đó càng được ủng hộ, nâng đỡ và bảo vệ.
Lúc đó, đấu tranh âm thầm và bí mật th́ gian khổ và nguy hiểm hơn rất nhiều khi bị cộng sản phát hiện. Không được quốc tế và người Việt hải ngoại biết đến, họ không nhận được sự hỗ trợ vật chất cũng như tinh thần từ hải ngoại; và khi bị bắt bớ, giam cầm, họ bị CSVN đối xử rất mạnh tay, tàn bạo, mà quốc tế không hề biết đến để can thiệp. Hiện nay, số người đấu tranh âm thầm bị bắt và giam giữ chắc chắn lớn hơn số người đấu tranh công khai bị bắt nhiều lần, và họ cũng thường bị những bản án nặng nề hơn rất nhiều.
Xin được mở ngoặc ở đây để nói về những người đấu tranh dân chủ âm thầm phải gian khổ và nguy hiểm thế nào. Trước và sau khi Khối 8406 thành lập với chủ trương đấu tranh công khai, có biết bao người yêu nước đă đấu tranh dân chủ một cách âm thầm. Họ không quen biết nhiều những nhà đấu tranh khác, cũng không có điều kiện để lên tiếng, để tiếp xúc với nhiều người trong nước cũng như hải ngoại dù là qua internet hay điện thoại. Họ thường là người của các chính đảng hoặc các tổ chức chính trị. Họ không được đồng bào và quốc tế biết đến để yểm trợ tinh thần cũng như vật chất khi tranh đấu, ngoại trừ phần tiếp trợ căn bản rất giới hạn từ các đảng hay tổ chức mà họ tham gia. Bản thân họ chỉ biết một vài người cùng tổ chức có liên quan trực tiếp với họ và cùng hoạt động với họ thôi. V́ thế khi bị CS bắt bớ, giam giữ, giết hại, rất ít khi họ được dư luận biết đến để lên tiếng ủng hộ và cứu giúp.
Khi Khối 8406 thành lập, nhiều nhà đấu tranh dân chủ công khai xuất hiện, cả thế giới biết đến họ, nhưng song song với họ, vẫn có biết bao người đấu tranh âm thầm v́ không có khả năng viết lách, không có bằng cấp, địa vị xă hội hay không có quan hệ quốc tế. Khi bị bắt, họ cũng bị bắt một cách âm thầm, không ai nhắc đến họ. Chẳng hạn vụ án mới nhất của đảng Dân chủ Việt Nam được xử vào đầu năm 2010 cho thấy: dư luận chỉ nhắc đến 5 người (Trần Anh Kim, Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung, Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Thăng Long), trong khi số người cùng vụ bị bắt là gần 30 người. Ngoài 5 người ấy, những người bị bắt khác đông hơn gấp bội nhưng hầu như cả thế giới không biết họ là ai, ngoại trừ tổ chức mà họ tham gia và bọn cán bộ nhà nước CSVN có nhiệm vụ theo dơi, bắt bớ, hỏi cung, xử án, giam giữ họ. Nói chung, quần chúng thường chỉ biết để ủng hộ những người có tên tuổi, có tài viết lách, hùng biện. Chuyện bất công ấy dễ hiểu, nhưng đó cũng là một bất lợi rất lớn cho những người đấu tranh bí mật, đặc biệt là những người thuộc thành phần lao động tầm thường.
Chính v́ thế, khi xuất hiện, Khối 8406 đă chọn phương thức đấu tranh công khai như một áo giáp bảo vệ, nhất là khi CSVN đang tạm thời chấp nhận giai đoạn “nín thở qua sông”, đành chịu một áp lực quốc tế rất lớn để hội nhập vào cộng đồng thế giới hầu cứu văn nền kinh tế quốc gia và nhất là để cứu đảng.
V́ thế, ngay sau khi việc “nín thở qua sông” đă đạt được mục đích, nghĩa là đă vào được BTA, WTO, tổ chức thành công hội nghị APEC và rút được tên ra khỏi danh sách CPC, lại được làm thành viên của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, CSVN bắt đầu trở mặt với quốc tế, mạnh tay đàn áp phong trào dân chủ. Khởi đầu là bắt Lm Nguyễn Văn Lư, hai luật sư Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân vào đầu năm 2007, rồi đến rất nhiều nhà đấu tranh dân chủ khác. Càng ngày CS càng mạnh tay hơn với phong trào dân chủ, với các tôn giáo, ra tay cướp đất dân nghèo và bóc lột công nhân tàn bạo hơn, nhất là khi họ biết các nước trong thế giới tự do đă đặt nặng giao thương hơn là đ̣i hỏi Việt Nam tôn trọng nhân quyền. Thêm vào đó, giới lănh đạo CSVN bị Trung Cộng lũng đoạn và mua chuộc, đă bán đất nhượng biển và tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho Trung Cộng thôn tính đất nước. Thấy được rơ ràng bản chất phản dân bán nước của CSVN, người dân ngày càng phẫn nộ và sẵn sàng nổi dậy. Trước nguy cơ ấy, CS thẳng tay đàn áp nhằm tiêu diệt phong trào dân chủ và những tổ chức mà chúng nghĩ rằng nguy hiểm cho chế độ như các tôn giáo, các đảng phái chính trị.
Trước t́nh trạng CSVN quyết tiêu diệt phong trào dân chủ trong nước bất chấp áp lực quốc tế về nhân quyền –vốn không c̣n mạnh mẽ như trước– việc công khai đấu tranh hiện nay rơ ràng không c̣n thuận lợi như những năm 2005-2006. Những người đấu tranh công khai nếu không bị bị bắt th́ cũng bị theo dơi nghiêm nhặt, bị sách nhiễu và khủng bố đủ kiểu đủ tṛ, khiến khả năng hoạt động dân chủ bị hạn chế rất nhiều. Sự can thiệp của quốc tế đối với những trường hợp bị bắt v́ đấu tranh dân chủ không c̣n hữu hiệu như trước. Chẳng hạn CSVN quyết không chịu thả Lm Lư bất chấp ngài bị bệnh bại liệt nửa người rất nặng có thể trở nên tàn phế, bất chấp sự can thiệp rất mạnh của quốc tế (mạnh nhất là sự kiện 37 thượng nghị sĩ Hoa Kỳ yêu cầu trả tự do cho ngài).
Muốn duy tŕ và đẩy mạnh cuộc đấu tranh đồng thời bảo toàn được lực lượng, thiết tưởng cuộc đấu tranh phải theo một hướng khác là âm thầm hơn, kín đáo hơn, và khôn khéo hơn.
Sau đây là một vài đề nghị:
– Những người yêu nước -đặc biệt giới thanh niên, sinh viên, học sinh- không nên manh động vào lúc này (khi CS đang mạnh tay đàn áp và quyết tâm tiêu diệt từ trứng nước những mầm mống đối kháng). Nhưng nên âm thầm liên kết với nhau, nuôi dưỡng và củng cố cho nhau ḷng yêu nước, ư thức trách nhiệm trước t́nh trạng bi đát của đất nước, tinh thần đấu tranh… bằng những phương tiện liên lạc an toàn nhất, kín đáo nhất (cần tận dụng những kỹ thuật tân tiến của thời đại như internet)… Bảo toàn và âm thầm gia tăng, củng cố lực lượng vào lúc này là khôn ngoan, đợi lực lượng ḿnh mạnh đủ và thời cơ thuận lợi th́ hăy ra tay: đă xuất quân th́ phải nắm chắc phần thắng.
– Trong thời gian “ẩn dật” này, việc thận trọng giữ bí mật những hoạt động của ḿnh phải đặt lên hàng đầu, không nên nóng ruột “đốt giai đoạn” khi thời cơ chưa “chín mùi”. Cần khôn ngoan và cẩn trọng về nguy cơ bị người của CS giả dạng đấu tranh dân chủ để tiếp cận với ḿnh hầu biết rơ người của ḿnh cũng như tư tưởng, dự định, kế hoạch hành động của ḿnh.
– Nên tham gia các sinh hoạt dân chủ nhân quyền trên internet như paltalk, chat room, facebook, với những nick name khác nhau… để hiểu biết nhiều hơn về t́nh h́nh đất nước, về những tội ác của CSVN đối với nhân dân và tổ quốc, để ư thức hơn về trách nhiệm đối với quê hương trong giai đoạn hết sức nguy hiểm cho đất nước hiện nay. Tích cực góp ư theo chiều hướng dân chủ sau khi đọc những bài viết trên các trang web. Không nên phát biểu nếu cảm thấy có nguy cơ bị nhận diện qua giọng nói… Trong các pḥng paltalk, có thể phát biểu qua những ḍng text chat thay v́ lời nói…
Tóm lại, trong cuộc đấu tranh này, việc thích ứng với thời thế hay “tùy cơ ứng biến” là chuyện quan trọng. Khi CS mạnh và quyết tâm đàn áp, thẳng tay tiêu diệt th́ ḿnh đấu tranh âm thầm, ẩn dật, bảo toàn lực lượng. Khi áp lực quốc tế mạnh buộc họ phải chùn tay đàn áp th́ công khai ra tay như vũ băo với những đ̣n quyết tử để chiến thắng. Việc họ đàn áp mạnh tay vào lúc này không phải v́ họ mạnh, mà v́ họ đă mất hết chính nghĩa, mất hết cảm t́nh và sự tín nhiệm của nhân dân, nên họ phải khủng bố thật tàn ác, dă man theo kế “sát nhất nhân, vạn nhân cụ” để bảo vệ chế độ đă suy yếu tột độ. Việc đàn áp tàn bạo hiện nay là hiện tượng bùng lên của một ngọn lửa sắp tắt, là sự giăy chết của một thân thể đă đến hồi kiệt lực. Các nhà đấu tranh dân chủ chưa nên hy sinh một cách uổng phí vào giai đoạn bất lợi này. Hăy bảo toàn và củng cố lực lượng để chuẩn bị cho cuộc tổng nổi dậy của toàn dân hầu chấm dứt chế độ bạo tàn hiện nay.
Đất nước cần rất nhiều anh hùng, nhưng phải là anh hùng khôn ngoan. Nhưng đất nước không cần những người quá khôn ngoan đến nỗi trở thành hèn nhát, thụ động, không dám hy sinh khi thời cơ thuận lợi đă đến…
Houston, ngày 12/03/2010
Nguyễn Chính Kết
Thành viên Khối 8406
________________
Phụ chú:
(1*) Mức độ cần thiết có thể thay đổi tuỳ theo số lượng: Khi đói, chén cơm thứ nhất là hết sức cần thiết, nhưng khi đă ăn xong chén thứ nhất, th́ mức độ cần thiết của chén thứ hai đă giảm đi, và chén thứ ba thứ tư c̣n giảm hơn nữa…
(2*) Trong hàng ngũ đấu tranh dân chủ hiện nay, có những người theo “chủ nghĩa anh hùng”, sẵn sàng lao ḿnh vào nguy hiểm, thậm chí vào lao tù, vào chỗ chết, miễn là hữu ích cho đất nước, không cần biết sự hy sinh của ḿnh trong trường hợp đó có đáng hay không, có thật sự ích lợi cho đại cuộc một cách tương xứng với sự hy sinh của ḿnh hay không. Nếu việc vào tù hay cái chết của ḿnh cứu được nhiều người, khiến đối phương phải trả giá rất mắc cho sự hy sinh ấy của ḿnh, th́ đó là anh hùng cách khôn ngoan. C̣n biết rằng việc hy sinh của ḿnh không đem lại kết quả tương xứng mà vẫn chấp nhận hy sinh th́ cũng là anh hùng, nhưng không khôn ngoan lắm. Người anh hùng thật sự không sợ chết oan, nhưng họ không chấp nhận chết uổng. Nếu đối phương phải trả giá rất mắc cho việc vào tù hay cái chết của họ và họ sẵn sàng chấp nhận, th́ đó là anh hùng thật sự. Nếu ở ngoài để hoạt động mà có lợi cho đại cuộc th́ nên ở ngoài mà hoạt động hơn là vào tù. Nếu sống mà gây được nhiều thiệt hại cho giặc hơn là chết th́ nên giữ lấy mạng sống. Trường hợp ấy, từ chối cái chết, tránh né vào tù không phải là hèn. Tuy nhiên, quả khó mà xác định được ranh giới giữa khôn ngoan và hèn nhát, giữa can đảm và ngu xuẩn. V́: khôn ngoan quá rất dễ biến thành hèn nhát, mà can đảm quá có khi trở thành ngu xuẩn.
(3*) Khối 8406 do Lm Nguyễn Văn Lư cùng 118 người kư tên tham gia thành lập ngày 8/4/2006.
(4*) Đảng Thăng Tiến, do ông Nguyễn Phong thành lập ngày 8/9/2006, với phát ngôn viên là Ls Lê Thị Công Nhân.
(5*) Liên Minh Dân Chủ Nhân Quyền Việt Nam, do Ks Đỗ Nam Hải, ông Nguyễn Phong, và ông Nguyễn Chính Kết thành lập ngày 16/10/2006.
(6*) Công Đoàn Độc Lập Việt Nam, do nhà báo Nguyễn Khắc Toàn và ông Lê Trí Tuệ thành lập ngày 20/10/2006.
(7*) Hiệp Hội Đoàn Kết Công-Nông Việt Nam, do ông Nguyễn Tấn Hoành và một số công nhân khác thành lập ngày 30/10/2006.
(8*) Ủy Ban Nhân Quyền Việt Nam, do Ls Nguyễn Văn Đài thành lập ngày 10/12/2006.
(9*) Liên đảng Lạc Hồng thành lập ngày 20/01/2007, do hai đảng Thăng Tiến và V́ Dân hợp thành.