Video Tài Liệu Audio Tài Liệu Nhạc Tin Tức & Thời Sự Bình Luận

 

Cuộc săn tìm đất

Cuộc săn tìm đất

 

Horand Knaup và Juliane von Mittelstaedt

SPIEGEL

 

Các nước giàu dùng nhiều cách để tiếp cận đất và tài nguyên của các nước nghèo. Những nước cựu thuộc địa nay lại một lần nữa đứng trước nguy cơ bị bóc lột bằng nhiều thủ đoạn mới và tinh vi hơn.

Bài dịch từ báo Spiegel (Đức) số 31/2009 ra ngày 27-07-2009 vẫn rất nóng hổi với chúng ta. Các tiểu mục do tôi tự đặt.

Người dịch: Lê Viết Linh

 

Nhiều quốc gia và các quỹ đầu tư đang tìm mua đất nông nghiệp ở các nước Phi cũng như Á – một mốt kinh doanh nhiều lời, bởi đơn giản giá của đất  ngày càng tăng. Trò chơi tiền tỷ dollar này là hoá thân của Chủ nghĩa Thực dân đang có đất sống tại các nước nghèo.

 

Sự nhanh nhạy của tư bản

Mỗi một cuộc khủng hoảng đều có kẻ thắng người thua. Và kẻ chiến thắng đang ngôi đây tại phòng Stuyvesant trong khách sạn Marriott ở New York. Cửa sổ kéo rèm kín, ánh sáng vừa đủ. Họ là những chủ đồn điền và nhà quản lý quỹ đến từ Iowa, São Paulo hay Sydney. Họ phải trả 1995 dollar để được tham dự hội nghị đầu tiên về ngành kinh doanh đất nông nghiệp có cái tên là GlobalAgInvesting 2009.

Diễn giả đầu tiên là người của OECD, tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển. Màn hình Powerpoint hiển thị những biểu đồ sặc sỡ. Mỗi một lần click gần tới năm 2050 chỉ số của nó đi xuống dần. Đó là chỉ số của đất làm nông nghiệp bị mất dần bởi thay đổi khí hậu, sa mạc hoá, đô thị hoá và nạn nhân mãn. Sự thiếu hụt ngày một hiện rõ hình hài, nó chính là nạn đói.

Theo như tính toán thì đến năm 2050 sẽ có khoảng 9,1 tỷ người sống trên trái đất, nhiều hơn hiện nay cỡ 2 tỷ. Chỉ riêng trong vòng 20 năm tới nhu cầu về lương thực trên thế giới sẽ tăng chừng 50%. “Một dự đoán đầy bi quan”, diễn giả của OECD bổ xung thêm về tương lai thế giới như vậy. Lúc này trông ông ta thật buồn thảm y như cái lời tiên tri của ông ta vậy.

Nhưng đối với đám quý ông và một số ít quý bà trong căn phòng Stuyvesant đó lại là một tin vui, không khí hân hoan rõ trên từng khuôn mặt. Làm sao mà khác được, nạn đói là ngành kinh doanh của họ. Nhân mãn và thiếu đất là một sự kết hợp hoàn hảo cho sự thành công. Lời lãi 20 đến 30 phần trăm trong môt năm không phải là điều dễ thời buổi này.

Nhưng có một điều là họ không hành động như các chuyên gia phố Uôn, họ không chơi trò bắn những khoản tiền lớn qua lại khắp châu lục, họ đặt tiền theo một cách thực thủ cựu: Họ mua hoặc thuê đất, và trên đó họ trồng lúa mỳ hay là họ chăn thả bò. Trong khi đó đất ở châu Âu, châu Mỹ đã không còn nhiều. Để thế vào đó phải tìm ra vùng đất mới, và đất vẫn đang có ở châu Phi, châu Á và Nam Mỹ.

Trò chơi Monopoly mới bắt đầu: các quỹ đầu tư, các nhà bank, các quốc gia tham gia vào cuộc đua sở hữu đất nông nghiệp của thế giới.

Quý cô người Anh với mái tóc đỏ hoe Susan Payne hiện là giám đốc điều hành của quỹ đất lớn nhất ở nam Phi châu. Nó nắm giữ 150 ngàn ha đất tại khắp Nam phi, Sambia và Mosambic. Cô muốn tập hợp thêm nửa tỷ Euro nữa từ các nhà đầu tư.

Cô Payne đề cập đến chuyện chống nạn đói nhưng màn hình powerpoint của cô toàn là hình của những cánh đồng trồng đậu tương với dòng chữ như: “Africa – the last frontier for finding alpha” “Châu Phi – nơi còn lại duy nhất để tìm thấy alpha”. Alpha được định nghĩa là nơi đầu tư với lợi nhuận nhiều, còn rủi ro được hạn chế. Africa là Alpha.

Mặc dù ruộng đất tại miền đất ấm áp này nhiều nơi rất tươi tốt mà vẫn còn rẻ. Tại Sambia 1 ha chỉ có 350 đến 500 dollar trong khi đó tại Argentina hay Hoa kỳ người ta phải trả gấp 10 lần như thế. Năng xuất của 1 ha đất của người nông dân châu Phi từ 40 năm nay vẫn thế, nếu biết cách tưới tắm, thêm một chút phân bón thì chuyện tăng sản lượng và kèm theo nó là lợi nhuận là điều tất nhiên.

Susan Payne cho rằng đó là điều kiện lý tưởng để đầu tư. Các nhà đầu tư khác cũng đồng ý với cô. Susan phải lập thêm quỹ nữa để quản lý nguồn tiền đang ùn ùn chảy vào.

Một lượng lớn nguồn tiền đang tìm chỗ đầu tư sinh lời, và lần này phải thật chắc chắn. Điều thật dễ hiểu sau 2 năm khủng hoảng kinh tế. Bởi vậy trong đám thính giả ngoài các giám đốc điều hành của các quỹ đầu tư mạo hiểm hay quỹ đầu tư ruộng đất còn có các vị khách đến từ quỹ lương hưu và đại diện tài chính của 5 đại học, trong đó có Harvard.

Hàng ngàn quỹ đầu tư lớn nhỏ đang toan tính với một công thức giản đơn, đó là con người cần phải ăn. Công ty quản lý tài sản BlackRock của Mỹ lập một quỹ đất nông nghiểp trị giá 200 triệu dollar, 30 triệu dành riêng để mua đất trồng trọt. Quỹ Investor Renaissance Capital của Nga đã dành được 100 000 ha ở Ucraina. Ngân hàng Đức Deutsche Bank cùng ngân hàng đầu tư Goldman Sachs của Mỹ góp vốn vào các xí nghiệp chăn nuôi heo gà ở Trung quốc. Quyền sử dụng đất cũng được đảm bảo trong hợp đồng.

 

Lối thoát cho nước nghèo?

Lương thực trở thành một thứ vàng đen mới. Đầu năm 2008, khi lương thực dự trữ khắp thế giới xuống mức thấp nhất trong lịch sử và hậu quả là giá lương thực tăng đột biến làm người ta nhớ đến những năm khó khăn thời khủng hoảng dầu lửa thập kỷ 70. Khắp nơi trên thế giới xảy ra bạo loạn vì bánh mỳ và cơm gạo, 25 nước ngừng xuất khẩu nông lương, trong đó có một số nước hàng đầu về xuất khẩu lương thực.

Tiếp theo là cuộc khủng hoảng thứ hai trong năm 2008, cuộc khủng hoảng kinh tế. Bóng ma nạn đói và bất ổn xuất hiện tạo tiền đề cho cái được gọi là Chủ nghĩa Thực dân tái xuất hiện.

Cái mới lần này là các nước tự nguyện để được thống trị. ông thủ tướng Ethiopia đã từng nói rằng chính phủ của ông “nóng lòng”  muốn để hàng trăm ngàn ha đất cho thuê. Bộ trưởng Nông nghiệp Thổ nhĩ kỳ thì từng tuyên bố: “Hãy lấy bất cứ [đất] nào các người muốn”. Chính phủ Pakistan tranh thủ giữa cuộc chiến chống Taliban sang Dubai để kêu gọi đầu tư vào đất với nhiều ưu đãi về thuế và lới lỏng luật lao động.

Mọi chuyện khơi lên hai niềm hy vọng, một là các nước nghèo có được cơ hội cải tạo nền nông nghiệp lạc hậu, hai là thế giới có thể nuôi sống nổi 9,1 tỷ người trong tương lai. Những thứ cần là kỹ thuật, kinh nghiệm, vốn cũng như giống và phân bón. Với những thứ đó sản lượng có thể tăng gấp đôi, đôi chỗ ở châu Phi có khả năng tăng gấp mười lần. Theo các tính toán cho tới nay thì sản lượng lương thực năm 2080 sẽ sụt giảm từ 3 đến 4% so với đầu thế kỷ.

Các nhà đầu tư có thể sẽ giải quyết được nạn đói gây ảnh hưởng tới 1 tỷ người trên thế giới, điều mà sự trợ giúp phát triển trong hàng thập kỷ qua không đạt được kết quả. Phát triển cho các nước nghèo và lợi nhuận cho giới đầu tư, đó là điều tốt nhất có thể xảy ra.

Không chỉ riêng giới ngân hàng hay giới đầu tư mà cả nhiều chính phủ cũng tham gia vào săn lùng đất nhằm đảm bảo quốc gia của mình chủ động với lương thực. 1/5 dân số thế giới sống tại Trung quốc nơi chỉ có 9% đất trồng trọt. Nhật bản và Hàn quốc là 2 nước nhập khẩu ngô lớn nhất thế giới. Các nước vùng Vịnh nhập khẩu 60% nhu cầu lương thực, trong khi dự trữ nước ngọt chỉ đủ cho 30 năm canh tác.

Điều gì sẽ xảy ra khi bỗng nhiên xuất hiện trở lại các thuộc địa giữa một thế giới hoàn cầu? Ví dụ như một phần Punjab thuộc Pakistan lại là của A-rập Xê-út hay các nhà đầu tư Nga mua một nửa Ucraina? Và điều gì sẽ xảy ra khi ở những nước này có nạn đói? Các ông chủ giàu có người nước ngoài sẽ dựng hàng rào điện quanh điền trang của mình và sử dụng vũ khí để hộ tống nông lương thu hoạch được ra khỏi nước đó? Pakistan hứa sẽ điều 100 000 quân để bảo vệ nông trang của người nước ngoài.

 

Ai hưởng lợi?

Mua bán đất thời nay là vấn đề chính trị nhạy cảm, thường chỉ các vị nguyên thủ mới biết hết các chi tiết. Hoặc không lại chính các tay tỉnh truởng hám tiền tự chia chác tư túi đất cho kẻ nào trả giá cao nhất, ví dụ như ở Lào hay Campuchia. Những nơi như vậy chính phủ cũng không còn biết được vùng nào còn thuộc chủ quyền của mình.

Có bao nhiêu đất đang thay tên đổi chủ như nêu trên không ai có thống kê chính xác. Theo Viện nghiên cứu Chính sách Lương thực Quốc tế (IFPRI) thì có khoảng 30 triệu ha. Nhưng điều đó cũng không có kiểm chứng, ngay cả các tổ chức của Uno cũng chỉ dựa vào thông tin của các bài báo. World Bank mới thử vận động các chính phủ cho phép xem xét các bản hợp đồng.

Theo đánh giá của chuyên gia kinh tế về chính sách nông nghiệp của Word Bank Klaus Deininger thì có khoảng từ 10 đến 30 phần trăm đất canh tác có thể bị đưa vào cách dạng dự án như vậy. Cho tới nay mới chỉ có một phần nhỏ được ký kết hợp đồng. “Năm 2008 có chuyển biến lớn, số dự án được ký tại một số nước tăng gấp đôi, đôi khi gấp ba”. Nhu cầu thuê mua đất tại Mosambic tăng gấp đôi, chính quyền đã chuyển giao 4 triệu ha cho các nhà đầu tư, một nửa trong số họ đến từ nước ngoài.

Nhưng những thương vụ kịch tính nhất lại được thực hiện bởi các chính quyền hay các tập đoàn, quỹ đầu tư trực thuộc:

* 1,5 triệu ha đất màu mỡ được chính quyền Sudan cho các nước vùng Vịnh, Ai-cập và Hàn quốc cho thuê 99 năm. Điều nghịch lý là Sudan là nước nhận viện trợ lớn nhất thế giới. 5,6 triệu người phụ thuộc vào trợ cấp lương thực.

* Cô-oét thuê 130 000 ha ruộng tại Campuchia

* Ai-cập sẽ trồng ngô và lúa mỳ trên 840 000 ha tại Uganda

* Tổng thống nước CHDC Congo đang mời Nam phi thuê 10 triệu ha đất

* Pakistan để dành cho các quốc gia vùng Vịnh một triệu ha, trong khi Philipin mời chào 1,2 triệu ha

A-rập Xê-út là nước tích cực mua đất nhất. Đầu năm 2009 quốc vương nước này đã tổ chức long trong lễ đón vụ lúa thu hoạch đầu tiên từ nước ngoài. Số lúa này được trồng riêng cho A-rập Xê-út tại quốc gia thiếu đói Ethiopia. A-rập Xê-út hỗ trợ 800 triệu dollar cho chương trình trồng những loại ngũ cốc chiến lược như lúa, lúa mỳ, lúa mạch và ngô tại nước ngoài và tái nhập về nước. Nên nhớ là hồi thập kỷ 90 A-rập Xê-út còn là nước xuất khẩu lúa mỳ đứng thứ 6 trên thế giới. Tại quốc gia xa mạc này thì vấn đề chủ yếu là thiếu nước ngọt, họ muốn dự trữ lượng nước ít ỏi của mình. Nước nào xuất khẩu lương thực chính là nước đó đang xuất khẩu nước ngọt.

 

Tìm giải pháp chung

Các quốc gia giàu có đang mang tiền, dầu mỏ và cơ sỏ hạ tầng để đổi lấy lương thực, nước ngọt và thức ăn cho gia xúc. Theo Jean-Philippe Audinet của Quỹ Phát triển Nông nghiệp Quốc tế (Ifad) thì thoạt tiên điều đó giống như lời giải cho mọi vấn đề. Ông vui mừng vì những khoản đầu tư vào nông nghiệp, điều ông hàng năm trời tranh đấu. “Đã qua rồi cái thời thực phẩm bị bán với giá rẻ”

Nhưng tại nhiều nước bán đất canh tác như Kasachstan hay Pakistan cũng không đủ nước ngọt. Tại vùng dư thừa nước ở nam Sahara chỉ có Nam phi sản xuất thừa đủ lương thực. Phần lớn các quốc gia khác phải nhập khẩu, và số này đang gia tăng bởi sức ép của nạn nhân mãn. Liệu các nông trang này có thực sự trở thành nguồn cung cấp lương thực hay không?

Ông Audinet của Ifad giải thích. “Cách ký kết hợp đồng dễ dẫn đến việc huỷ hoại cả nhà nước lẫn người nông dân về lâu về dài – và đoạt mất cái quý giá nhất họ có: đó là ĐẤT”. Đặc phái viên của Uno về lương thực Olivier De Schutter còn cảnh báo: “Các nước châu Phi cạnh tranh nhau để kêu gọi đầu tư, họ tự giảm giá lẫn nhau”. Có những hợp đồng cho hàng trăm ha đất chỉ vẻn vẹn 3 trang giấy. Trồng gì, khu đất nào và giá mua hoặch thuê, không có bất cứ điều kiện nào về môi trường. Kể cả các điều khoản về đầu tư  hay trách nhiệm tạo công ăn việc làm đều không có.

Một số hứa hẹn như xây trường học hay làm đường ngay cả khi nhà đầu tư giữ lời hứa thì mối lợi mà nhà nước và người nông dân thu được cũng chỉ là trước mắt. Đất sẽ bị lạm dụng, rừng bị chặt hạ, nguồn nước ngọt cạn kiệt, sự đa dạng sinh học bị ảnh hưởng và các loài đặc thù của địa phương sẽ biến mất. Điền trang của các địa chủ nước ngoài được canh tác theo phương pháp công nghiệp, có vậy mới tạo được ra lợi nhuận đề ra 20% hoặch hơn trong một năm. Nếu đất sau vài ba năm bị thoái hoá, các nhà đầu tư sẽ tìm chỗ khác – giá mua hay thuê đất quá rẻ để mà phải giữ gìn thổ nhưỡng.

Như nhiều chuyên gia khác, Audinet và De Schutter đều ủng hộ hình thức hợp tác nông nghiệp và phản đối bán đất: Giới đầu tư chuyển giao kỹ thuật và vốn, người nông dân làm chủ và cung cấp lúa gạo với giá cố định. Cách thức cổ điển được thực nghiệm nhiều lần đó không thoả mãn giới đầu tư. Họ muốn nắm đằng chuôi, sở hữu và thu nhiều lợi nhuận. Đạt được thoả thuận với hàng ngàn nông dân là điều rất khó.

 

Số phận người nông dân

Senegal chọn hình thức hợp tác và chống lại việc bán đất. Nhưng Senegal là một nhà nước dân chủ và ổn định. Tại nhiều quốc gia khác nơi chuyện mua bán đất dang diễn ra lại không phải như vậy.

“Một khi lương thực chở nên khan hiếm, nhà đầu tư chỉ cần tìm một chính quyền yếu kém, chính quyền đó sẽ không dám ép buộc điều gì”. Đó là kinh ngiệm của Philippe Heilberg, một doanh nhân Mỹ. Một nhà nước cho phép xuất khẩu lúa gạo cho dù trong nước đang có nạn đói. Bởi vì nhà nước đó bị nạn tham nhũng hay ngập trong nợ nần hay được lãnh đạo bởi một nhà độc tài, nội chiến hay phải xuất khẩu hàng triệu lao động và phụ thuộc vào việc được nhận thị thực và việc làm.

Heilberg đã tìm được một nhà nước như vậy: Nam Sudan, chưa phải là một quốc gia độc lập, đúng hơn là một vùng tự trị. Doanh nhân 44 tuổi người Mỹ, con một nhà buôn cà-phê này đã lập lên quỹ đầu tư Jarch Capital và đang thuê 400 000 ha đất màu mỡ, người giữ nhiều đất nhất Nam Sudan.

Nói đến Nam Sudan là người ta liên tưởng đến nội chiến, trại tỵ nạn và nạn đói, không thể tưởng tượng được đó có thể là nơi trồng cà chua. Heilberg khoe rằng sự nghiệp này là điều tốt cho nhân loại, anh ta sẽ tạo ra việc làm và lúa gạo, tốt đẹp hơn những gì Uno đã làm. Và người mà đã cho Heilberg thuê đất trong vòng 50 năm là Paulino Matip, kẻ không còn muốn mọi người gọi mình là “warlord” (tướng quân) nữa, mà là cựu tướng quân hay phó tổng chỉ huy. Đồng thời cái quá khứ liên quan đến bạo loạn và tội ác chiến tranh không thấy ông ta nhắc đến.

Heilberg giờ đây không đầu cơ chứng khoán mà đặt may rủi vào tương lai chính trị của Nam Sudan. Mười năm nữa Nam Sudan sẽ trở thành một nhà nước độc lập và đất sẽ có giá.

Tại miền tây Kenia chuyện lấy đất đã đi xa hơn. Erastas Dildo 33 tuổi, một tiểu nông sống ở đó, và anh là một hệ số may rủi theo cách gọi trong giới đầu tư. Anh là chủ sở hữu của 3 ha đất màu mỡ, cánh đồng ngô xanh rì cao ngập đầu người, những con bò béo múp như những con hà mã và những cây cà chua nặng trĩu quả. Con sông Yala chảy cách đó không xa trước khi nó hoà nước vào hồ Victoria. Ba căn nhà xây trên đất anh sở hữu, ngô 2 vụ 1 năm, hoa màu và cà chua thì thu hoạch suốt năm. Chỉ riêng ngô mang lại cho anh một năm 3600 euro, một khoản tiền lớn so với điều kiện ở Kenia. Nhưng đấy đã là quá khứ.

Dominion Farm đã gõ cửa nhà Erastas. Dominion Farm là một công ty nông nghiệp của Mỹ đang tạo dựng tại châu thổ Yala này một nông trang rộng 3600 ha trên đất được phép thuê 45 năm với số tiền chỉ có 12 ngàn euro một năm. Nơi đây họ sẽ cho trồng lúa, ngô và hoa màu. Họ rất muốn có thêm 3 ha đất của Erastas Dildo.

Các đại diện của Dominion thương lượng trả cho Erastas 10 cent 1 mét vuông đất. Anh phản đối và giờ họ gây sức ép. Họ có vũ khí mạnh trong tay là đập ngăn nước mà họ mới xây dựng lên. Năm ngoái, khi Erastas chuẩn bị thu hoạch ngô thì cánh đồng ngập trong nước. “Họ sử dụng nước để xua đuổi chúng tôi”, Erastas kể. Khi không được thì họ dùng đến máy ủi, hành hung và thỉnh thoảng cả cảnh sát nữa.

Gondi Olima, thành viên của một tổ chức bảo vệ châu thổ Yala kể: “Dominion đã ký khế ước là sẽ sửa chữa ít nhất một trường học và một bệnh viện tại 2 tỉnh xung quanh, nhưng họ lại đi xua đuổi 400 gia đình”. Thời gian đầu thì có công việc thật, những người ăn công nhật đi rãy cỏ. Nhưng chẳng bao lâu công việc này được làm bằng máy, người trở nên thừa.

Dominion phản đối những cáo buộc và dẫn giải rằng họ đã xây dựng 8 phòng học, thuê người dân làm bảo vệ và tặng 16 xuất học bổng, một trạm xá với giường bệnh và điện khí hoá khu vực.

Có lẽ Erastas và gia đình phải lùi bước giống như khắp nơi khác. Theo World Bank thì ở châu Phi chỉ có 2 đến 10% diện tích đất là có chủ sở hữu hay thuê hợp pháp và thường là ở khu vực thành thị. Một gia đình có thể sinh sống trên mảnh đất thuộc về họ từ hàng chục năm, nhưng họ không có gì để chứng minh sở hữu đất của mình.

Đất hầu như không có để bỏ không. Những người nghèo đều bám vào đất để sống, họ thu lượm hoa trái, rau cỏ, củi hay chăn thả súc vật trên đó. Theo một cuộc điều tra chung của nhiều tổ chức thuộc Uno, luận điệu “đất hoang hoá” được dùng nhiều lần để lấy đất. Đó là cách dễ dàng nhất để thu hồi thật nhiều đất của nông dân. Thực tế tại nhiều nước vẫn có đủ đất canh tác nhưng không hẳn mọi nơi đất đều tốt. Giới đầu tư thì chỉ muốn thứ đất tốt nhất, nơi lại đang có nhiều nông dân sống.

Chính vì thế việc thu hồi đất trên diện rộng có thể trở thành một thảm hoạ. Hơn 50 phần trăm dân châu Phi sống bằng nghề nông. Người nào mất đất là mất tất cả. Ngay cả khi các đại gia đất ứng dụng kỹ thuật hiện đại vào nông nghiệp và thu hoạch lớn cũng không giúp được gì nhiều. Dân châu Phi không đất, không nghề chẳng thể nào mà mua nổi lúa gạo nữa.

World Bank và nhiều tổ chức khác đang chuẩn bị cho ra một quy chuẩn ứng xử cho giới đầu tư. Một bản nghi nhớ đáng ra đã có trong dịp họp hội nghị G-8 tại L’Aquila tháng 7-2009, nhưng các vị nguyên thủ đã không thống nhất được với nhau về nội dung.

Cuộc săn tìm đất vẫn tiếp tục. Dominion đã chiếm giữ được 3200 ha. Philippe Heilberg sắp tới sẽ thuê thêm 600 000 ha. Tại New York, trong phòng họp Stuyvesant một diễn giả đang phác hoạ sự tăng trưởng của loài người: mỗi một phút có thêm 154 người, 9240 người trong một tiếng, 221 760 người trong một ngày. Và tất cả họ đều cần lương thực.

 

Người dịch: Lê Viết Linh

 

Die große Jagd nach Land

 

Von Knaup, Horand und Mittelstaedt, Juliane von

 

Regierungen und Investmentfonds erwerben in Afrika und Asien Ackerland, um Nahrungsmittel anzubauen - ein lohnendes Geschäft, weil die Preise rasch steigen. Das Milliarden-Monopoly führt zu einem modernen Kolonialismus, dem sich viele arme Länder notgedrungen unterwerfen.

Jede Krise hat ihre Gewinner, und hier sitzen sie, im Marriott-Hotel, New York, Saal Stuyvesant. Die Fenster sind abgedunkelt, das Licht ist gedimmt. Die Männer kommen aus Iowa, São Paulo und Sydney, es sind Maisbauern, Großgrundbesitzer und Fondsmanager, sie haben 1995 Dollar bezahlt, um dabei zu sein bei der ersten Konferenz zum weltweiten Handel mit Ackerland: Global AgInvesting 2009.

Den ersten Vortrag hält ein Mann von der OECD, der Organisation für wirtschaftliche Zusammenarbeit und Entwicklung. Auf seinen Powerpoint-Charts zucken bunte Kurven auf und ab. Die einen knicken immer weiter nach unten weg, je mehr sie sich dem Jahr 2050 nähern. Das ist das Ackerland, das durch Klimawandel, durch Verödung, Urbanisierung und Wassermangel verlorengeht. Die anderen Linien weisen steil nach oben. Das ist die Nachfrage nach Fleisch und Biosprit, der Preis für Nahrung, das Wachstum der Bevölkerung. Dazwischen klafft eine Lücke, und sie wird immer größer. Die Lücke, das ist der Hunger.

Im Jahr 2050 könnten, so die Prognosen, 9,1 Milliarden Menschen auf der Erde leben, gut 2 Milliarden mehr als heute. Allein in den kommenden 20 Jahren dürfte der weltweite Bedarf an Nahrung um 50 Prozent steigen. "Das sind pessimistische Aussichten", sagt der OECD-Mann. Er sieht ernst aus und ein bisschen traurig, als er die Zukunft der Welt verkündet.

Aber für die Männer und auch ein paar Frauen im Saal Stuyvesant sind das gute Nachrichten, die Stimmung ist heiter, wie sollte es anders sein, denn der Hunger ist ihr Geschäft. Mehr Menschen, weniger Land, diese Kombination macht Nahrung zu einem sicheren Investment, mit jährlichen Renditen von 20 oder 30 Prozent, das ist selten geworden in diesen Tagen.

Dabei kommen diese Experten nicht von der Wall Street, sie schießen Geld nicht wie Billardkugeln über die Kontinente, im Gegenteil, sie legen es an, auf denkbar konservative Art: Sie kaufen oder pachten Land, auf dem Land bauen sie Weizen an, oder sie züchten Rinder. Doch Land ist knapp, in Europa, den USA, und es ist teuer. Neues Land muss erschlossen werden, und das gibt es nur noch in Afrika, Asien und Südamerika. Ein Milliarden-Monopoly hat daher begonnen: Fonds, Banken, Regierungen, sie alle liefern sich einen Wettlauf um den Zugang zu den Anbauflächen der Welt.

Susan Payne, eine rothaarige Britin, ist Geschäftsführerin des größten Landfonds im südlichen Afrika: 150 000 Hektar umfasst er bisher, hauptsächlich in Südafrika, Sambia und Mosambik, eine halbe Milliarde Euro insgesamt will sie von Investoren einsammeln. Payne redet vom Kampf gegen den Hunger, aber ihre Powerpoint-Folien, verziert mit Fotos von Sojafeldern im Sonnenuntergang, tragen Überschriften wie: "Africa - the last frontier for finding alpha". Alpha, das steht für eine Investition, deren Ertrag das Risiko übersteigt. Afrika ist Alpha-Land.

Denn Grund und Boden kostet wenig auf dem verarmten Kontinent, obwohl er in vielen Regionen so fruchtbar ist. 350 bis 500 Dollar zahlt der Landfonds für den Hektar in Sambia - in Argentinien oder den USA wäre für die gleiche Fläche mehr als das Zehnfache fällig. Der durchschnittliche Hektarertrag eines afrikanischen Kleinbauern ist seit 40 Jahren unverändert geblieben - ein bisschen Dünger, ein bisschen künstliche Bewässerung, und die Erträge könnten sich vervielfachen, und mit ihnen der Profit.

Perfekte Bedingungen für Investoren. So sieht es Susan Payne, so sehen es auch ihre Anleger. Gerade musste die Managerin einen neuen Subfonds auflegen, so groß war der Andrang.

Eine Menge Kapital ist derzeit frei. Es sucht nach einem Ort, an dem es sich vermehren kann, möglichst sicher diesmal, im Jahr zwei der Weltwirtschaftskrise. Deshalb sitzen im Publikum in New York nicht nur Hedgefonds-Chefs und Agro-Manager, sondern auch die Vertreter großer Pensionsfonds und die Finanzverwalter von fünf Universitäten, darunter Harvard.

Tausende kleine und große Investmentfonds kalkulieren neuerdings mit der einfachsten Formel der Welt: Der Mensch muss essen.

So hat der US-Vermögensverwalter BlackRock einen 200 Millionen Dollar schweren Landwirtschaftsfonds aufgelegt, davon 30 Millionen Dollar für den Erwerb von Ackerland. Der russische Investor Renaissance Capital erwarb über 100 000 Hektar in der Ukraine. Die Deutsche Bank und die US-Investmentbank Goldman Sachs brachten ihr Geld in Schweinezuchtbetrieben und Geflügelfarmen in China unter, Rechtsansprüche auf Ackerland inbegriffen.

Nahrung wird zum neuen Öl. Die weltweiten Getreidereserven sanken Anfang 2008 auf einen historischen Tiefstand, und die folgende Preisexplosion war eine Zäsur wie die Ölkrise in den siebziger Jahren. Es kam zu Brotrevolten weltweit, 25 Länder drosselten die Ausfuhr von Grundnahrungsmitteln, darunter einige der größten Getreideexporteure.

Dann kam die zweite Krise des Jahres 2008, die Wirtschaftskrise. Es trafen sich die Angst vor dem Hunger und die Angst vor der Unsicherheit, und es begann das, was manche schon einen Kolonialismus der zweiten Generation nennen.

Neu an diesem Kolonialismus ist, dass die Länder sich freiwillig erobern lassen. Der äthiopische Premier sagte, seine Regierung "brenne darauf", Hunderttausende Hektar Ackerland zur Verfügung zu stellen. Der türkische Landwirtschaftsminister verkündete: "Sucht euch aus und nehmt, was ihr wollt." Die pakistanische Regierung organisierte mitten im Anti-Taliban-Kampf eine Roadshow in Dubai, bei der sie die Scheichs umwarb, mit Steuerbefreiungen und Ausnahmen vom Arbeitsrecht.

Zwei Hoffnungen sind damit verbunden, die kleine und die große. Die Hoffnung der armen Staaten auf Entwicklung und Modernisierung ihrer maroden Landwirtschaft. Und die Hoffnung der Welt, dass die ausländischen Investoren in Afrika und Asien genug Nahrung produzieren könnten für die bald 9,1 Milliarden Menschen. Dass sie Technik, Kapital und Wissen mitbringen, modernes Saatgut und Dünger, all das, was bisher fehlte. Und dass sie damit die Erträge nicht nur verdoppeln, sondern vielerorts in Afrika sogar verzehnfachen könnten. Bisher hieß es, dass die Produktionskapazität im Jahr 2080 drei bis vier Prozent geringer sein wird als zur Jahrtausendwende.

Den Investoren könnte damit gelingen, woran die Entwicklungshilfe in den vergangenen Jahrzehnten gescheitert ist: den Hunger zu verringern, unter dem eine Milliarde Menschen leiden, mehr als je zuvor. Profit für die Investoren, Entwicklung für die Armen, so kann es im besten Fall aussehen.

Aber nicht nur Banker und Spekulanten, sondern auch Regierungen erwerben Land im Ausland, um ihre Abhängigkeit vom Weltmarkt und den Importen zu verringern. In China leben 20 Prozent der Weltbevölkerung, das Land besitzt aber lediglich 9 Prozent der weltweiten Agrarfläche. Japan ist der größte Maisimporteur der Welt, Südkorea der zweitgrößte. Die Golfstaaten führen 60 Prozent der Nahrung ein, ihre natürlichen Wasserreserven reichen noch für 30 Jahre Landwirtschaft.

Aber was passiert, wenn in einer globalisierten Welt wieder Kolonien entstehen? Wenn, zum Beispiel, Saudi-Arabien Teile des pakistanischen Punjab erwirbt oder russische Investoren die halbe Ukraine aufkaufen? Und was geschieht, wenn es in diesen Ländern zu einer Hungersnot kommt? Werden die reichen Ausländer dann Elektrozäune um ihre Felder ziehen und Bewaffnete die Ernte außer Landes transportieren? Pakistan hat bereits angekündigt, 100 000 Sicherheitskräfte zum Schutz der fremden Felder zu schicken.

Die Landnahme der Moderne ist politisch heikel, daher kennt oft nur der Staatschef persönlich die Details. Wenn nicht gierige Provinzgouverneure schon auf eigene Kosten das Land meistbietend verschachert haben - so wie in Laos oder Kambodscha, wo selbst die Regierung nicht mehr weiß, wie viel vom eigenen Staatsgebiet ihr noch gehört.

Um wie viel Land es insgesamt geht, weiß niemand genau. 30 Millionen Hektar, diese Zahl nennt das Internationale Forschungsinstitut für Ernährungspolitik; aber zu überprüfen ist sie nicht. Selbst Uno-Organisationen berufen sich auf Zeitungsberichte, und die Weltbank versucht jetzt, die Staaten zur Einsicht in die Verträge zu bewegen.

10 bis 30 Prozent des verfügbaren Ackerlandes könnten Teil solcher Verhandlungen sein, schätzt Klaus Deininger, Ökonom für Landpolitik bei der Weltbank, bisher sei jedoch nur ein Bruchteil der Verträge abgeschlossen. "2008 war ein Riesensprung. Da haben sich die Pläne und Anträge in vielen Ländern mehr als verdoppelt, oft verdreifacht." In Mosambik übersteige die ausländische Nachfrage das kultivierte Ackerland um das Doppelte; vier Millionen Hektar habe die Regierung an Investoren vergeben, die Hälfte davon aus dem Ausland.

Die spektakulärsten Deals aber machen nicht die Privaten, sondern Regierungen und von ihnen geförderte Fonds und Firmenkonglomerate:

* 1,5 Millionen Hektar bestes Farmland hat die sudanesische Regierung für 99 Jahre den Golfstaaten, Ägypten und Südkorea überlassen. Das Paradoxe daran: Der Sudan ist der größte Hilfsempfänger der Welt, 5,6 Millionen Menschen hängen von Nahrungslieferungen ab.

* Kuwait hat 130 000 Hektar Reisfelder in Kambodscha gepachtet.

* Ägypten will auf 840 000 Hektar in Uganda Weizen und Mais anbauen.

* Zehn Millionen Hektar hat der Präsident der Demokratischen Republik Kongo den Südafrikanern zur Pacht angeboten.

* Pakistan will den Golfstaaten eine Million Hektar Ackerland zur Verfügung stellen, die Philippinen locken mit über 1,2 Millionen.

Saudi-Arabien ist einer der größten und offensivsten Landaufkäufer. Im Frühjahr hat der König die erste Export-Reisernte feierlich entgegengenommen, im hungergeplagten Äthiopien eigens für das Königreich produziert. Mit 800 Millionen Dollar fördert es Firmen, die im Ausland "strategische Feldfrüchte" wie Reis, Weizen, Gerste oder Mais anpflanzen und in die Heimat exportieren - dabei war Saudi-Arabien noch in den neunziger Jahren der sechstgrößte Weizenexporteur der Welt. Doch Wasser ist knapp, der Wüstenstaat will seine Reserven schonen. Wer Nahrungsmittel exportiert, exportiert vor allem Wasser.

Reiche Staaten tauschen Geld, Öl und Infrastruktur gegen Nahrung, Wasser und Viehfutter. Auf den ersten Blick klinge das wie eine Lösung aller Probleme, sagt Jean-Philippe Audinet vom Internationalen Fonds für landwirtschaftliche Entwicklung (Ifad). Er sei grundsätzlich froh über die Agrarinvestitionen, jahrelang habe er für sie gekämpft. "Was schlecht war, das waren die Zeiten, als die Märkte mit billigen Lebensmitteln geflutet wurden."

Doch viele der Staaten, in denen Land aufgekauft wird, leiden unter Wassermangel, Kasachstan etwa oder Pakistan. Afrika südlich der Sahara hat ausreichend natürliche Wasserreserven, dafür erwirtschaftet bisher einzig Südafrika einen Nahrungsüberschuss. Die meisten Länder sind dagegen Importeure, mit steigender Tendenz, da ihre Bevölkerung rasant wächst. Ob sie wirklich wichtige Lieferanten von Nahrungsmitteln werden können?

Audinet, der Ifad-Experte, kennt die Risiken. "Die Art, in der diese Verträge gemacht werden, kann sowohl dem Staat als auch den Bauern langfristig schaden - und sie des Wichtigsten berauben, das sie haben: Land." Auch Olivier De Schutter, Uno-Sonderbeauftragter für das Recht auf Nahrung, warnt: "Da die Staaten in Afrika miteinander um Investoren konkurrieren, unterbieten sie sich gegenseitig." Manche Verträge seien gerade mal drei Seiten lang - für Hunderttausende Hektar Land. Festgelegt werden nur die Anbauprodukte, das Gebiet sowie Kaufpreis oder Pacht, aber keine Umweltstandards. Auch fehle es an den nötigen Investitionsvorgaben und der Verpflichtung, Arbeitsplätze zu schaffen.

Manche versprechen, Schulen zu bauen oder Straßen zu asphaltieren, aber selbst wenn sich der Investor daran hält, ist der Gewinn für den Staat und die lokalen Bauern oft nur kurzfristig. Weil Böden überdüngt und Wälder abgeholzt werden, weil Wasser verbraucht wird, die ökologische Vielfalt leidet und lokale Sorten verlorengehen. Denn die von den ausländischen Großgrundbesitzern betriebene Landwirtschaft ist industriell angelegt, anders lassen sich die Ernten nicht steigern, um jährliche Renditen von 20 Prozent und mehr zu bringen. Und ist das Land nach ein paar Jahren ausgelaugt, ziehen viele der Investoren weiter - so billig sind Pacht oder Kauf, dass sie auf nachhaltige, schonende Nutzung keinen Wert legen müssen.

Wie fast alle Experten plädieren Audinet und De Schutter daher für Vertragslandwirtschaft statt Landkauf: Die Ausländer stellen Technik und Kapital, die Bauern sind Eigentümer oder Pächter des Landes und liefern Reis oder Weizen zum Festpreis. Das ist das klassische Modell, vielfach erprobt, aber das reicht den neuen Investoren nicht; es geht ihnen auch um Kontrolle, um Besitz, um hohe Renditen, vor allem aber um Sicherheit. Mit den Interessen Tausender Kleinbauern ist das nur selten vereinbar.

Senegal hat sich für Vertragslandwirtschaft und gegen großflächige Landverkäufe entschieden, aber Senegal ist eben auch ein stabiler Staat, eine Demokratie. Auf viele Staaten, in denen die Landnahme stattfindet, trifft das nicht zu.

"Wenn Nahrung knapp wird, dann braucht der Investor einen schwachen Staat, der ihm keine Regeln aufzwingt", sagt Philippe Heilberg, ein amerikanischer Unternehmer. Einen Staat, der trotz eigener Hungersnot den Export von Getreide erlaubt. Weil er von Korruption zerfressen oder hoch verschuldet ist, weil er von einem Diktator regiert wird, unter einem Bürgerkrieg leidet oder Millionen Arbeiter ins Ausland entsendet und abhängig davon ist, dass sie Visa und Jobs bekommen.

Heilberg hat einen solchen Staat gefunden: den Südsudan. Ein Prä-Staat eher, autonom, aber nicht unabhängig. So ist der Amerikaner, 44 Jahre alt, Sohn eines Kaffeehändlers, Gründer der Investmentfirma Jarch Capital, nun der größte Landpächter im Südsudan. 400 000 Hektar, in Mayom County, bestes Ackerland.

Südsudan, das klingt nach Bürgerkrieg, Flüchtlingen und Hungersnöten, nicht nach einem Land, in dem man Tomaten anbauen möchte. Aber Heilberg schwärmt, sein Projekt werde den Menschen mehr nutzen als die Uno, er schaffe Jobs und Nahrung. Und Paulino Matip, der ihm das Land für 50 Jahre verpachtet hat, möge man bitte nicht "Warlord" nennen, sondern "Ex-Warlord" oder "Vize-Armeechef". Dass die von Matip angeführten Rebellen Kriegsverbrechen begangen haben sollen, erwähnt er nicht.

Anstatt mit Aktien spekuliert der Ex-Banker jetzt auf die politische Zukunft des Südsudan, der sei in zehn Jahren ein eigenständiger Staat, und das Land werde dann teurer sein als heute, viel teurer.

Im Westen Kenias ist die Landnahme schon einen Schritt weiter. Dort lebt Erastas Dildo, 33, und er ist das, was die New Yorker Investoren wohl als Risikofaktor bezeichnen würden: ein Kleinbauer, dem drei Hektar Land gehören. Fruchtbares Land ist es, der Mais wächst knallgrün und zwei Meter hoch, die Rinder sind fett wie Flusspferde, und die Tomatenpflanzen biegen sich unter ihrer Last. Der Yala fließt nicht weit entfernt vorbei, bevor er in den Victoriasee mündet. Drei gemauerte Häuschen stehen auf dem Grundstück. Den Mais erntet Erastas zweimal pro Jahr, Gemüse und Tomaten wachsen ganzjährig. 3600 Euro bringt ihm ein Hektar Mais pro Jahr, für kenianische Verhältnisse viel Geld. So war es bisher.

Doch nun hat sich Dominion Farms bei Erastas gemeldet, ein Agrarunternehmen aus den USA, das im Yala-Delta eine Kolonie gegründet hat, 3600 Hektar Land, gepachtet für 45 Jahre, für lächerliche 12 000 Euro im Jahr. Auf den Flächen sollen Reis, Gemüse und Mais wachsen. Und Dominion hätte gern auch die drei Hektar von Erastas Dildo dazu.

Rund zehn Cent haben die Dominion-Abgesandten ihm pro Quadratmeter als Entschädigung angeboten. Erastas hat abgelehnt, und jetzt machen sie ihm das Leben schwer. Ihre schärfste Waffe ist das Stauwehr, das sie gebaut haben. Als Erastas im vergangenen Jahr seinen Mais ernten wollte, stand der unter Wasser. "Die spielen mit dem Wasserspiegel, um uns loszuwerden", sagt er. Wenn das nicht reiche, sagt Erastas, schicke Dominion Bulldozer, Schlägertrupps und manchmal die Polizei.

Dabei hatte Dominion vertraglich die Sanierung von "mindestens einer Schule und einer Krankeneinrichtung" in jedem der beiden Bezirke versprochen. "Stattdessen haben sie 400 Familien vertrieben", sagt Gondi Olima von den "Freunden des Yala-Feuchtgebiets". Anfangs seien noch Arbeitsplätze entstanden, Tagelöhner rodeten mit Macheten das Gelände, aber bald wurde der Gerätepark immer größer. "Inzwischen haben sie so viele Maschinen, da sind Arbeitskräfte überflüssig", sagt Olima.

Dominion Farms bestreitet die Vorwürfe der Bauern und weist darauf hin, dass man acht Klassenräume gebaut, Torpfosten spendiert und an 16 Kinder Schulstipendien vergeben, eine Krankenstation mit Betten und Elektrizität ausgerüstet habe.

Bald wird Erastas mit seiner Familie vielleicht weichen müssen, wie es an so vielen Orten derzeit passiert. In Afrika gibt es nur für zwei bis zehn Prozent des Landes formale Besitz- und Pachttitel, und das meist in Städten, schätzt die Weltbank. Eine Familie mag seit Jahrzehnten ein Stück Land bewohnen oder besitzen, aber belegen kann sie das oft nicht.

Ungenutzt ist das Land jedenfalls fast nie. Vor allem die Armen leben von ihm, sie sammeln Früchte, Kräuter oder Brennholz, lassen ihr Vieh grasen. Mit der Rede vom "brachliegenden Land" werde vielfach die Übernahme gerechtfertigt, heißt es in einer gemeinsamen Studie verschiedener Uno-Organisationen. Die Landnahme habe daher das Potential, in großem Stil Bauern zu enteignen. Denn in vielen Ländern mag genug Ackerfläche für alle da sein, aber sie ist nicht überall gleich gut - und die Investoren wollen das beste Land. Das Land, auf dem meist Bauern leben.

So kann der großflächige Landaufkauf auch zum Desaster werden, denn mehr als 50 Prozent der Afrikaner sind Kleinbauern. Wer sein Feld verliert, verliert alles. Dass die Großinvestoren mit moderner Agrartechnik viel größere Ernten einfahren, hilft da nicht: Die arbeits- und landlosen Afrikaner werden sich ihr Getreide nicht leisten können.

Die Weltbank und andere bereiten jetzt einen Verhaltenskodex für Investoren vor. Eigentlich war für den G-8-Gipfel im Juli in L'Aquila eine Absichtserklärung geplant, aber die Staatschefs konnten sich nicht auf verbindliche Standards einigen.

Die Jagd geht daher weiter. Dominion hat sich noch mal 3200 Hektar gesichert. Philippe Heilberg ist gerade dabei, im Südsudan zusätzliche 600 000 Hektar zu pachten. Und in New York, Saal Stuyvesant, verkündet einer der Redner, wie die Menschheit wächst: um 154 Menschen pro Minute, 9240 pro Stunde, 221 760 pro Tag. Und alle wollen essen.

HORAND KNAUP,

JULIANE VON MITTELSTAEDT


<< trở về đầu trang >>
free counters