Chủ quyền Việt Nam bị thách thức trên bản đồ lưu hành trên thế giới
Theo báo Tuổi Trẻ ngày 18/3/2010, bản đồ Google cho thấy thác Bản Giốc nằm sâu trong lănh thổ Trung Quốc với chú thích hoàn toàn bằng tiếng Trung Quốc |
Âm vang vụ bản đồ của Hội Địa Lư Mỹ có thể khiến người sử dụng hiểu lầm là Hoàng Sa thuộc lănh thổ Trung Quốc chưa dứt, th́ lại phát sinh vụ bản đồ Google mặc nhiên đặt một phần vùng biên giới phiá Bắc Việt Nam phiá bên lănh thổ Trung Quốc. Dù chính quyền Việt Nam đă lên tiếng yêu cầu các định chế liên can sửa sai sau khi vụ việc được phát hiện, các sự kiện này nêu bật sơ suất của giới hữu trách trong việc đề cao cảnh giác bảo vệ chủ quyền lănh thổ.
Về vụ bản đồ trực tuyến Google Maps gán một cách thô thiển nhiều vùng lănh thổ của Việt Nam cho Trung Quốc, báo Tuổi Trẻ ngày 18 tháng 3 vừa qua đă tổng kết một số sai phạm chính như sau :
''Hàng loạt địa danh trên lănh thổ Việt Nam với diện tích lên đến hàng ngàn kilômet vuông đă bị vẽ nằm bên biên giới Trung Quốc. Sự sai lệch này kéo dài từ Apachải (tỉnh Điện Biên) cho đến Thành Phố Móng Cái (tỉnh Quảng Ninh).
Một trong những điểm sai nghiêm trọng là đường biên giới đi qua Thành Phố Lào Cai. Theo đường biên giới được thể hiện trên bản đồ, gần một nửa Thành Phố Lào Cai bị dịch chuyển sang bên biên giới Trung Quốc gồm toàn bộ chợ Cốc Lếu, cầu Cốc Lếu, các trường Nguyễn Công Hoan, Lê Quư Đôn...
Tại địa phận tỉnh Lào Cai, đường biên giới thể hiện trên bản đồ của Google đều bị vẽ lấn vào địa phận Việt Nam nhiều kilômetvới toàn bộ phần sông Hồng, từ Lũng Pô đến Thành Phố Lào Cai, đều thuộc về phía bên kia biên giới''.
Cũng theo báo chí Việt Nam, người phát hiện ra các sai sót nói trên là ông Đỗ Viết Thi, Phó Giám Đốc Trung Tâm Biên Giới và Địa Giới thuộc bộ Tài Nguyên và Môi Trường.
Vụ bản đồ Google thể hiện sai biên giới trên bộ Việt Trung bị phát hiện vài ngày sau một vụ khác, cũng liên quan đến biên giới Việt Trung nhưng trên biển. Như tin RFI đă loan, đó là vụ Hội Điạ Lư Quốc Gia Hoa Kỳ NGS (National Geographic Society) trong một tấm bản đồ thế giới, ngay dưới tên gọi quốc tế Paracel Islands của quần đảo Hoàng Sa, đă đơn thuần ghi chữ ''China'' (Trung Quốc) trong ngoặc đơn. Điều này tất yếu gây ra hiểu lầm là quần đảo này thuộc chủ quyền Trung Quốc.
Mặt khác trên một tấm bản đồ khác về Châu Á, Hội NGS lại dùng tên Trung Quốc ''Xisha Qundao'' (Tây Sa Quần Đảo) để chỉ Hoàng Sa, cho dù có ghi rơ phiá dưới ''Trung Quốc quản lư, Việt Nam đ̣i chủ quyền''. Việc dùng tên Trung Quốc thay v́ tên quốc tế truyền thống cũng dễ dẫn đến ngộ nhận.
Sau khi bị nhiều dư luận phản đối, Hội Đia Lư Quốc Gia Hoa Kỳ đă chính thức ra thông cáo giải thích, đồng thời công nhận là những ghi chú kể trên có thể dẫn đến sai lầm. Tuy nhiên có một điểm trong thông cáo mà Hội này công bố chưa thỏa măn công luận Việt Nam : đó là việc Hội này biện minh cho việc họ có thể tiếp tục sử dụng từ ngữ Tây Sa Quần Đảo để chỉ Hoàng Sa.
Sau khi các vụ việc này bùng lên, bộ ngoại giao Việt Nam đă chính thức lên tiếng. Ngày 20/03, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Việt Nam, bà Nguyễn Phương Nga đă chính thức yêu cầu tập đoàn Google chỉnh sửa những sai sót trên bản đồ trực tuyến Google Maps v́ đă ''thể hiện sai lệch'' đường biên giới trên bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Trước đó, ngày 13/03, cũng chính phát ngôn viên bộ Ngoại giao Việt Nam ra tuyên bố khẳng định : "Việt Nam có chủ quyền không thể tranh căi đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa'' và yêu cầu Hội Địa Lư Quốc Gia Mỹ sửa lỗi trên bản đồ về Hoàng Sa.
Trong cả hai trường hợp kể trên, các sai sót trên các tấm bản đồ lưu hành trên thế giới liên quan đến chủ quyền Việt Nam đều đă có từ lâu nhưng không được giới hữu trách trong nước nhận biết hay quan tâm đúng mức. Phải chờ đến khi một số cá nhân phát hiện ra những vấn đề này th́ lúc đó chính quyền mới có phản ứng.
Trong những ngày qua, ngay tại Việt Nam, một số tiếng nói đă vang lên yêu cầu chính quyền cảnh giác nhiều hơn nữa trong việc bảo vệ chủ quyền đất nước được thể hiện trên các tấm bản đồ lưu hành trên thế giới, v́ nếu không kịp thời phản đối, t́nh trạng đó có thể có những hệ quả không hay.
Về hai vụ việc nói trên, tầm mức liên quan đến Hội Điạ Lư Quốc Gia Mỹ được cho là hệ trọng hơn vụ Google, do uy tín toàn cầu của Hội này. Đây cũng là ư kiến của giáo sư Ngô Vĩnh Long, chuyên gia về Trung Quốc và châu Á trường Đại Học Maine Hoa Kỳ. Giáo sư Long là một trong ba học giả người Việt tại Mỹ đă viết thư đến NGS để yêu cầu sửa sai.
|
Phỏng vấn Giáo Sư Ngô Vĩnh Long Chuyên gia về Trung Quốc và Châu Á, Đại Học Maine - Hoa Kỳ
23/03/2010 |
Trong bài phỏng vấn dành cho ban Việt Ngữ RFI, giáo sư Long giải thích là bản đồ Google không mang tính chất khoa học, lại có thể đươc kéo lên, kéo xuống dễ dàng, trong lúc Hội Địa Lư Quốc Gia Mỹ là một định chế có uy tín từ cả thế kỷ qua, và những bản đồ do hội này làm ra được xem là chuẩn mực tham khảo.
Về phản ứng nhanh chóng của Hội NGS, công nhận là ghi chú của họ có thể dẫn đến hiểu lầm, giáo sư Long hoan nghênh thiện chí của hội NGS, đặc biệt là trong bối cảnh mà do ''cả trăm đề án'' của họ tại Trung Quốc, hội này có thể là đă chịu áp lực rất mạnh từ phiá Bắc Kinh.
Đối với giáo sư Ngô Vĩnh Long, các vụ việc liên quan đến Hội Địa Lư Quốc Gia Mỹ đặt ra vấn đề trách nhiệm của Hội Địa Dư Việt Nam cũng như của chính quyền Việt Nam đă thiếu cảnh giác, không phản ứng kịp thời khi vụ việc xẩy ra. Theo giáo sư Long, để bảo vệ tốt chủ quyền đất nước, chính quyền cấn cung cấp thông tin đầy đủ về vấn đề bản đồ hay biên giới, không chỉ cho người dân trong nước, mà c̣n cần phải quảng bá rộng răi trên thế giới để mọi người được biết và tham gia bảo vệ khi cần thiết.