Video Tài Liệu Audio Tài Liệu Nhạc Tin Tức & Thời Sự B́nh Luận

 

27/3 – Tṛn một năm phiên ṭa ô nhục

27/3 – Tṛn một năm phiên ṭa ô nhục

 

Một năm đă qua, ngày 27/3/2010 người Công giáo Hà Nội nói riêng, cả đất nước và toàn thể giáo hội nói chung kỷ niệm tṛn một năm có một phiên ṭa đă xảy ra giữa Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến: Phiên ṭa Phúc thẩm xét xử 8 giáo dân Thái Hà. Phiên ṭa đó, được coi là “cuộc diễu hành tuyệt vời của ḷng tự trọng, của t́nh đoàn kết và hiệp thông”, là “sự lên tiếng của Sự thật, Công Lư, Ḥa B́nh”“Ḷng khao khát được cất lên thành lời”“Sự bất b́nh được thể hiện bằng hành động ḥa b́nh”… của những người công giáo.

 

Ngư dân Việt Nam bị Trung Quốc bắt trên biển Đông

Một năm qua đi trong bao gian khó của đất nước

Một năm qua quả là dài, nhiều sự kiện liên tiếp diễn ra trong xă hội Việt Nam đă đưa người dân Việt Nam đi từ nỗi sợ hăi này đến nỗi lo lắng khác. Từ việc cơm áo, gạo tiền là nỗi lo thường trực của người dân luôn mong manh và héo hắt trước những cơn tăng giá, lạm phát… đến việc đời sống gịng giống, sức khỏe luôn bị đe dọa bởi môi trường, tai nạn…

Rồi những người c̣n có tâm huyết với giang sơn đất nước lo ngại với nạn bauxite đỏ, nạn cho thuê rừng đầu nguồn, biên giới, hải đảo nằm trong tay kẻ thù dân tộc.

Những ngư dân vô tội hiền lành kiếm ăn trên biển Việt Nam, vật lộn với sóng to gió cả chưa phải đă là nguy hiểm bằng nạn giặc Tàu cộng bắn giết, bắt bớ cứ diễn ra với họ trong cơn tuyệt vọng trên lănh thổ một đất nước có chủ quyền. Ngay cả ngày hôm nay, những thông tin về việc Trung Cộng tiếp tục bắt giữ ngư dân đ̣i tiền chuộc trên biển Đông của chúng đă như một “lẽ thường” làm nhức nhối, quặn đau cả 90 triệu người Việt trong và ngoài nước.

Lẽ thường, bởi cho đến giờ phút này, Bộ Ngoại giao và Chính phủ Việt Nam vẫn im hơi, lặng tiếng trước những vụ việc này, vẫn chưa thấy ngay cả động tác “giao thiệp” với quân cướp ngày như lần trước. Lẽ thường, bởi sau những lần bị trấn áp mạnh mẽ, những thanh niên Việt Nam, những sinh viên và nhiều người có ḷng yêu nước đă hoặc không đủ sức, không đủ dũng, hoặc đă chán ngán không thèm để ư đến việc hô hào một cuộc biểu t́nh như trước đây vẫn có hay việc thăm hỏi, giúp đỡ các nạn nhân. Như vậy, việc trấn áp ḷng yêu nước đă đạt được kết quả để nhà nước giương cao “16 chữ vàng” và “Nâng quan hệ Việt – Trung lên tầm cao mới”? Và người dân không hiểu khi đạt đến tầm cao đó, liệu có c̣n đất nước Việt Nam?

Một năm qua với bao nhiêu tệ nạn xă hội ngày càng bộc lộ gay gắt, nạn tham nhũng hoành hành, bạo lực trong xă hội diễn ra liên tục, hàng chục ngàn mạng sống đă ra đi bởi tai nạn giao thông, bởi bạo lực và hàng triệu thai nhi đă bị giết ngay từ trong bụng mẹ. Sự suy đồi đạo đức từ quan chức cao cấp đến cấp thấp đă như một sự thách thức lương tâm con người. Xă hội đến lúc mọi người chép miệng: “thôi, đành sống chung với băo”.  Nhưng, trên hết, qua một năm, ḷng tin của người dân đă ngày càng chao đảo và rời xa hơn những lời đường mật và lừa bịp.

 

Phiên ṭa ô nhục đă tṛn một năm nhưng dư âm vẫn c̣n vang vọng

Một năm đă qua, ngày 27/3/2010 người Công giáo Hà Nội nói riêng, cả đất nước và toàn thể giáo hội nói chung kỷ niệm tṛn một năm có một phiên ṭa đă xảy ra giữa Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến: Phiên ṭa Phúc thẩm xét xử 8 giáo dân Thái Hà. Phiên ṭa đó, được coi là “cuộc diễu hành tuyệt vời của ḷng tự trọng, của t́nh đoàn kết và hiệp thông”, là “sự lên tiếng của Sự thật, Công Lư, Ḥa B́nh”“Ḷng khao khát được cất lên thành lời”“Sự bất b́nh được thể hiện bằng hành động ḥa b́nh”… của những người công giáo.

Phiên ṭa đó cũng được mệnh danh là “phiên ṭa ô nhục” “phiên ṭa của bóng tối và ma quỷ”…

Ngày đó, tôi không được ra đến phiên ṭa để đồng hành cùng anh chị em giáo dân Thái Hà, tôi được “triệu tập” như bao lần được triệu tập khác… Nhưng hôm đó lại được mời ngồi chơi, xơi nước với vài ba câu chuyện vô bổ và tṛ trẻ con rẻ tiền không che giấu được mục dích và không đánh lừa được ai. Nhưng tại chính nơi thủ phủ của Công an Hà Nội, tôi hiểu diễn biến phiên ṭa như thế nào qua những câu chuyện, qua những lời thăm hỏi lẫn nhau giữa các cán bộ công an và qua nhiều cách khác. Tôi hiểu, ở tại thời điểm đó Hà Đông đang trở thành một ngày hội.

Những nạn nhân ra ṭa, bừng sáng trong trang phục đẹp, tươi cười trong thái độ dấn thân, hùng dũng trong từng bước đi đến nơi làm chứng cho Thiên Chúa với đoạn đường dài cả chục km là điều chưa ai nghĩ đến. Trên tay họ, những cành lá Thiên tuế, biểu trưng tử đạo và trước ngực là h́nh Đức Mẹ Công lư, một nói lên niềm tin và một nói lên ư chí, cả hai đều song hành trong mỗi giáo dân. Thậm chí, có những công an, giáo gian cũng đă cầm những cành Thiên tuế, mang h́nh ảnh Đức Mẹ để giơ cao trước những người dân Thủ đô trong một buổi sáng đầy ấn tượng.

Lần đầu tiên kể từ khi chính quyền Cộng sản cai trị đất nước này, ngay tại Thủ đô có một phiên ṭa như thế.

Tại phiên ṭa đó, người dân từ muôn phương, từ muôn nẻo đổ về Hà Đông đến tham dự phiên ṭa “Công khai” nhưng “xử kín” bằng nhiều phương tiện khác nhau, kể cả những bà già, em nhỏ đi bộ cả đêm qua cánh đồng tránh trạm kiểm soát, đến bằng được với anh chị em ḿnh là nạn nhân, dù họ chưa bao giờ quen biết nhau. Chỉ có t́nh yêu, sự hiệp thông trong Đức Kito mời gọi họ như một trách nhiệm.

Ở đó, người tín hữu công giáo thể hiện rơ nhất t́nh yêu ḥa b́nh và công lư, sự thật. Ở đó họ thể hiện rơ nhất sự kỷ luật và ḷng bao dung. Ở đó cũng rơ nhất sự bất lực của bạo lực và súng đạn khi giáo dân luôn thể hiện ḥa b́nh và nhân ái, yêu chuộng công lư và thể hiện niềm tin.

H́nh ảnh lời ca bài hát “Kinh ḥa b́nh” cất lên hùng tráng trước súng đạn và cảnh sát dày đặc là một bức tranh hoàng tráng có ấn tượng mạnh mẽ, làm ngạc nhiên biết bao nhiều kẻ ṭ ṃ. Những cán bộ được huy động đến dự bên ngoài phiên ṭa từ mặt trận Phường đến cán bộ phuờng, các loại an ninh của Thủ đô đă được chứng kiến một cuộc biểu dương niềm tin vô bờ bến của người Công giáo về Công lư, sự thật sẽ chiến thắng.

Tại phiên ṭa đó, hàng ngàn cảnh sát, xe cộ phương tiện, vũ khí… trở thành sự tẽn ṭ, sự thừa thăi và lăng phí tiền dân.

Phiên ṭa đă làm kinh ngạc không chỉ hệ thống công quyền, mà những người dân Hà Đông vốn được nhà cầm quyền chuẩn bị tinh thần từ cả tuần trước, rằng chợ búa, trường học khu vực phải nghỉ, hàng quán, nhà khách không được mở cửa đón người, nhà dân không được cho tạm trú… và muôn vàn cách khác nhằm chuẩn bị cho phiên ṭa “nguy hiểm”. Qua phiên ṭa đó, người dân và khách qua đường hôm đó hiểu được nhiều hơn về sự thật. Những công lao của hệ thống truyền thông đă cố công bôi đen, thóa mạ để mọi người dân khác ngộ độc thông tin rằng: “Đám giáo dân Thái Hà là một nhóm người bất chấp pháp luật, quá khích và nguy hiểm hơn tội phạm” đă trở thành một tṛ hài hước.

Khác với những phiên ṭa mở cửa thoái mái nhưng không một ai quan tâm ngoài các quan ṭa và bị cáo. phiên ṭa đó là một mẫu mực cho sự quan tâm đến đồng loại, đồng bào khi có những cá nhân đang đối diện với cánh cửa nhà tù và những vấn đề khác ảnh hưởng đến cuộc sống của họ.

Cũng phiên ṭa đó, người ta thấy rơ hơn sự đồng hành của các chủ chăn với giáo dân, những người thực sự dấn thân với ư nghĩa “đến để phục vụ”.

Một năm qua đi, những h́nh ảnh đó đă lùi lại qua một ṿng quay của trái đất, nhưng dư âm vẫn như c̣n vang vọng đâu đây. Ư nghĩa của nó th́ càng ngày càng thấy nó sâu sắc và đậm nét.

Một năm đồng hành cùng dân tộc của người công giáo

Cầu nguyện cho Tây Nguyên

 

Quốc lộ 1A hướng về Xă Đoài v́ Tam Ṭa sáng 15/8/2009

 

Lối vào Xă Đoài sáng 15/8/2009

Với người Công giáo Việt Nam, một năm qua ngoài những nỗi lo thường trực để “đồng hành cùng dân tộc” như trên, họ luôn có những khó khăn và suy tư nhiều gấp bội. V́ chỉ trong một năm thôi, biết bao cơn biến loạn, bao cuộc đàn áp, bao trận băo dông trút lên đầu họ v́ chỉ đơn giản họ là “Người Công giáo” trong xă hội Việt Nam thời Cộng sản. Nếu không là người Công giáo, họ không bị nhóm quần chúng tự phát đánh đập te tua tại Tam Ṭa. Nếu không là người Công giáo, Thánh giá của họ không bị đập nát ban đêm. Nếu không là người Công giáo, giáo dân Loan Lư không bị chiếm cướp ngôi trường dành cho con em họ… và Ṭa Khâm sứ, Nhà thờ Thái Hà, Nhà thờ Tam Ṭa, Giáo Hoàng Học viện, Ḍng Thánh Phaolo Vĩnh Long và nhiều nơi khác đă không biến thành những vườn hoang.

Một năm qua, quá nhiều sự kiện liên quan đến người Công giáo – những thân phận hạng hai trong xă hội, nếm đủ mọi điều cay đắng trong từng vụ việc. Sự kiện Tam Ṭa, Loan Lư, Bàu Sen, Ḍng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm, Ḍng Thánh Phao Lô Vĩnh Long… rồi Giáo Hoàng Học viện, rồi cồn Dầu… Đỉnh điểm của những sự kiện được đánh dấu với người Công giáo và giáo hội Công Giáo Việt Nam cũng như cộng đồng Kito hữu trên toàn thế giới, là vụ tập trung một đội quân với đầy đủ trang bị và vũ khí, chó và cán bộ ban đêm để đập tan cây Thánh Giá trên đỉnh Núi Thờ – Đồng Chiêm.

Trong xă hội, khi những người dân lương thiện bỗng dưng thành dân oan từ khắp nơi đổ về thành phố, về thủ đô để khiếu kiện dai dẳng khi bị oan ức, bị cướp đoạt đất đai, tài sản… ngày càng đông, những người công giáo yêu chuộng ḥa b́nh, công lư đă đồng hành với họ trên con đường t́m công lư bằng những hành động của ḿnh khi chính họ cũng được biến thành dân oan.

Cũng khi những nhà trí thức, những người có tâm với đất nước, kêu gọi ngưng dự án bauxite nguy hiểm đến giang sơn, lănh thổ của cha ông và đầu độc Tây Nguyên, họ đă kêu trong tuyệt vọng với kết quả là con số không, người công giáo đă đồng hành với họ khi đồng thanh lên tiếng cho đồng bào, anh em Tây Nguyên và lănh thổ đất nước.

Khi một xă hội đang suy đồi nghiêm trọng về đạo đức, những người nghèo có nguy cơ là nạn nhân của bạo lực, của sự tha hóa hối lộ, tham nhũng… họ đang đứng dưới đáy xă hội và bị gạt ra bên ngoài, những người công giáo lo dạy dỗ, chăm sóc về đạo đức làm người sống công chính… họ đă đồng hành với những người nghèo.

Khi xă hội đang dâng lên cao trào nạo phá thai, thực chất là giết người dưới nhiều chiêu bài khác nhau bằng những mỹ từ đẹp đẽ, những tín hữu Kito đă đồng hành với họ trong việc bảo vệ sự sống… Những người công giáo đă đồng hành với thân phận của những con người bị giết từ trong trứng nước.

Cầu nguyện cho Tam Ṭa

Khi xă hội đang co cụm theo lối sống thực dụng ích kỷ, không quan tâm đến đồng loại, đồng bào, hàng trăm ngàn người dân Giáo phận Vinh đă đổ về Xă Đoài thể hiện t́nh yêu thương, hiệp thông và liên đới với Tam Ṭa. Khi Thánh Giá bị đập nát, giáo dân Đồng Chiêm bị khủng bố, ngăn chặn, hàng triệu, hàng triệu người với những buổi cầu nguyện khắp đất nước, khắp thế giới… đă được thực hiện để thể hiện sự quan tâm của tất cả mọi người đến những người dân nơi đó và Giáo hội Việt Nam. Những người Công giáo đă đồng hành với những người dân đau khổ trong ḷng dân tộc Việt Nam.

Quả thật, một năm qua, những người công giáo, các tín hữu Kito đă “đồng hành cùng dân tộc” không bằng những lời lẽ cao sang, bóng bẩy, nhưng bằng những hành động rất b́nh thường, b́nh thường như cách nghĩ và việc làm đơn giản của họ: Vâng theo ư Chúa.

Một năm đă qua đi, kể từ ngày phiên ṭa phúc thẩm 8 giáo dân Thái Hà. Nhưng h́nh ảnh đó luôn sống động trong ḷng những người dân đă chứng kiến và đă được cập nhật thông tin sự thật.

Nhớ lại phiên ṭa đó, tôi lại nhớ một câu nói của ai đó rằng: “Khi một dân tộc hiên ngang, vui vẻ bước tới nhà tù, th́ đó là ngày tàn của chế độ”.

Thiết nghĩ phiên ṭa phúc thẩm 8 giáo dân, nạn nhân Thái Hà, cũng là bài học cho nhà cầm quyền ngẫm sâu hơn về một điều cơ bản ảnh hưởng đến sự tồn vong của một chế độ: L̉NG DÂN.

Hà Nội, Ngày 27/3/2010, Kỷ niệm 1 năm phiên ṭa Phúc thẩm 8 nạn nhân Thái Hà.

  • J.B Nguyễn Hữu Vinh


<< trở về đầu trang >>
free counters