Video Tài Liệu Audio Tài Liệu Nhạc Tin Tức & Thời Sự B́nh Luận

 

Lời chào (buồn) đầu năm

Lời chào (buồn) đầu năm

 

Tưởng Năng Tiến

Tháng Hai 23, 2010

 

Trăm năm trong cơi người ta
Ở đâu cũng được đi ra đi vào
Xa xôi như xứ Bồ Đào
Người ta cũng được đi vào đi ra
Đen đủi như Angola
Người ta cũng được đi ra đi vào
Chậm tiến như ở nước Lào
Người ta cũng được đi vào đi ra
Chỉ riêng có ở nước ta
Người ta không được đi ra đi vào

 

Những câu “ca dao tân thời” vừa ghi, tôi được nghe từ Lê Đ́nh Điểu – khi ông ấy mới từ Việt Nam sang, và chúng tôi đang trên đường đi Sacramento (thủ phủ của tiểu bang California) để đưa nhà văn B́nh Nguyên Lộc đến nơi an nghỉ cuối cùng.

Thuở ấy, chúng tôi đều c̣n trẻ nên đều tưởng rằng “sinh bệnh lăo tử” là chuyện của bất cứ ai khác, trừ ḿnh! Bởi thế, tuy đi đưa đám nhưng không đứa nào thoáng vẻ ưu tư. Cả lũ đều cười sằng sặc khi nghe hai đến hai câu cuối:

 

Chỉ riêng có ở nước ta
Người ta không được đi ra đi vào!

 

Từ cái gọi là “thuở ấy” đến nay, thấm thoát, đă gần ¼ thế kỷ. Không biết bao nhiêu là nước sông, nước suối, nước máy, nước mưa (cũng như nước miếng và nước mắt) đă ào ạt chẩy qua cầu, và qua cống. Lê Đ́nh Điểu đă ra người thiên cổ từ lâu. Nguyễn Mộng Giác cũng mém chút xíu là đi (luôn) qua bên kia thế giới. Những câu ca dao tân thời (thượng dẫn) rồi cũng không “trụ” được với thời gian, và đă trở nên lỗi thời – ít ra là phân nửa.

Ở nước ta, bây giờ, chuyện đi ra vẫn hơi bị khó nhưng đi vào (ngoại trừ vài trường hợp hiếm hoi) đều được nồng nhiệt đón chào – nhất là lúc Xuân về.  Tạp chí Quê Hương vừa có “thông báo” như sau:

 

“Nhân dịp Tết Nguyên đán Canh Dần 2010, Uỷ ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài – Bộ Ngoại giao phối hợp UBND Thành phố Hà Nội, Đài Truyền h́nh Việt Nam và các cơ quan hữu quan tổ chức Chương tŕnh ‘Xuân Quê hương 2010’ dành cho kiều bào, coi đây là một hoạt động mang tính mở đầu cho năm Đại lễ 1000 Thăng Long – Hà Nội.”

* Thời gian: Thứ Bảy ngày 06/02/2010 (tức ngày 23 tháng Chạp năm Kỷ Sửu).

* Địa điểm: Khai mạc tại Khu Di tích lịch sử Hoàng Thành Thăng Long.

* Thành phần: Lănh đạo Đảng và Nhà nước, Lănh đạo các bộ, ban ngành, địa phương liên quan, đông đảo bà con kiều bào và các phóng viên báo chí.

* Chương tŕnh:

- Phần 1: Lễ hội 1000 năm Thăng Long – Hà Nội (tại Khu Di tích Hoàng Thành Thăng Long)

- Phần 2: Lễ hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam

- Phần 3: Tiệc chiêu đăi của Lănh đạo Đảng và Nhà nước

- Phần 4: Lănh đạo cấp cao nói chuyện và chúc Tết, Giao lưu văn nghệ. Các hoạt động trong phần này sẽ được truyền h́nh trực tiếp.

Ban Tổ chức trân trọng thông báo và kính mời đồng bào đang sinh sống, làm việc, học tập tại nước ngoài liên hệ với Cơ quan đại diện Việt Nam gần nhất  để đăng kư tham dự.”

 

Thiệt là trân trọng, trang trọng và cảm động hết biết luôn. Mà vụ này không chỉ mới có năm nay đâu nha. Cũng cứ theo tạp chí Quê Hương thì năm ngoái, hay năm kia, mọi chuyện cũng “ấm tình quê hương” y trang như vậy đó:

 

“Đă thành truyền thống, cứ mỗi độ Xuân về, Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài – Bộ Ngoại giao phối hợp với Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Đài truyền h́nh Việt Nam tổ chức buổi Gặp mặt thân mật với gần 1.000 kiều bào từ khắp nơi trên thế giới về tụ họp tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Hà Nội… trong bầu không khí trang trọng, ấm t́nh quê hương.”

 

Truyền thống này, tiếc thay, không thấy có ở Tây Nguyên. Cách đón tiếp người về  – ở vùng xa, vùng sâu, vùng căn cứ cách mạng – xem ra hơi khác. Cách loan tin cũng khác luôn. Báo Nhân Dân (số ra ngày 16 tháng 3 năm 2002) có một mẩu tin ngắn ngủn – nguyên văn, đếm đúng được 69 chữ:

 

“Ngày 15 tháng 3, tại cửa khẩu Lệ Thanh, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai, các cơ quan chức năng của tỉnh tiếp nhận 35 người vượt biên trái phép sang Cam-pu-chia trở về quê hương. Những người trở về vui mừng xúc động khi được trở về tổ quốc. Nhiều người khóc v́ ân hận đă bị kẻ xấu lừa bịp. Họ bầy tỏ sự biết ơn với Đảng, Chính phủ.”

 

Không thấy có “tiệc chiêu đãi của Đảng và Nhà nước.” Cũng không có đồng chí lănh đạo nào ra đón chào hết trơn hết trọi. Cỡ huyện ủy hay xă ủy cũng không. Cùng là dân “vượt biên trái phép” như nhau, và ai cũng ra đi chỉ v́ “nghe lời bọn xấu” nhưng cái cách mà Đảng và Nhà nước đón tiếp những người trở về tại Sài G̣n hay Hà Nội – rơ ràng – đ́nh đám và rộn ràng hơn ở Tây Nguyên.

Sao kỳ vậy há? Mà Cao Miên cũng là nước ngoài (vậy) chớ bộ!

Tôi không tin là có sự kỳ thị Kinh/Thượng trong vụ này. Tôi cũng không dám nghĩ là có sự đối xử phân biệt giữa “Việt kiều” và “Thượng kiều” ở nước ta đâu. Nghĩ như vậy (lỡ trật) tội chết!

Sự dị biệt (chả qua) là v́ vấn đề phong tục. Thượng kiều về không đúng lúc, không phải dịp Tết, vậy thôi. Tết mới vui ḱa. Ngày thường bận thấy bà luôn, đâu có ai rảnh mà lên tới tuốt Tây Nguyên để đón tiếp người về, đúng không?

Nếu không v́ phong tục th́ (chắc) v́ phong thổ. Đám Thượng kiều đă về không đúng chỗ. Thay v́ đi bằng xe tải đến tỉnh Gia Lai, nếu họ dùng phản lực cơ, đáp cái ào xuống phi trường Tân Sơn Nhất (rồi lơn tơn đi vô cổng, với chút đỉnh tiền đô kẹp hờ trong passport) th́ chuyện đón tiếp – hoàn toàn –  đă khác! Giáo sư Vũ Đức Vượng đă có lần thốt lên rằng: “chẳng có sân bay nào lại đông vui người thân ra đón như mỗi khi họ trở về VN” mà lị.

Nói ǵ th́ nói, họ cũng đă trở về và về được đến nơi – dù đây là nơi họ “chịu đời hết thấu” nên đă phải bỏ đi, và đi… không lọt! T́nh cảnh của họ (ngó bộ) hơi bị phũ phàng, và (rơ ràng) là không dễ thở.

Mà đă là dân Việt Nam th́ dù lâm vào  t́nh trạng nào chăng nữa vẫn cứ chưa… đụng đáy, vẫn cứ (c̣n) được coi là may mắn, và vẫn được khối kẻ ước ao. Biết bao nhiều người khác cũng đă bỏ đi, và cũng đi không đến nhưng không có… xe đưa về (đến tận nhà) như vậy.

Họ vẫn đang sống lêu bêu ở một góc bể chân trời nào đó “không giấy tờ, không h́nh ảnh, không bất cứ một bằng chứng nào về xuất xứ nhân thân của ḿnh. Cũng v́ thế mà họ được gọi bằng một cái tên rất ấn tượng: người rơm” – theo như cách mô tả của kư giả Christine Nguyễn, nghe được qua BBC, vào hôm 28 tháng 10 năm 2009.

Từ Paris, phóng viên Đặng Mai Lan cũng có bài viết về những người rơm nhưng bằng một tên gọi khác – nghe c̣n “ấn tượng” hơn nữa:

 

“Tất cả những cư dân bất hợp pháp kể trên đang được gọi bằng một cái tên mới là ‘Nouveaux boat people’, v́ họ đều có chung một mục đích  là vuợt biển qua Anh. Nơi mà họ được hứa hẹn và tin chắc rằng ḿnh sẽ có ngay một việc làm để sống”

 (“Xuân ở trong rừng.” Phụ Nữ Diễn Đàn Dec. 2009: 03–07).

 

Từ hứa hẹn đến thực tế là một khoảng cách rất xa, ngoài sự tưởng tuợng của tất cả mọi người trong cuộc – theo như tường thuật của Huỳnh Tâm (xem được qua YouTube) trên diễn đàn talawas, với lời dẫn nhập như sau:

 

“Bỏ ra đến 300 triệu đồng Việt Nam cho một chuyến đổi đời, nhiều người Việt Nam và gia đ́nh họ đă bán đất, cắm nhà, cắm sổ đỏ, vay mượn ngân hàng, vượt biên bất hợp pháp qua ngả Nga, trung chuyển qua các nước Đông Âu, đích đến xa nhất là Anh quốc…

Một thanh niên cho biết, anh ta được người hướng dẫn đưa đến rừng này vào cuối tháng 11.2008. Lúc đó, có ba người khác sống trong rừng. Ở chừng nửa tháng, ba người kia được đưa đi đâu không rơ. Theo anh ta, mỗi ngày có nhiều người Việt đến khu rừng này ở chung nhưng không thấy người dẫn đường quay lại. Những người Việt tự t́m bao nilông khâu lại, rồi dựng cây làm lều. Người thanh niên cho biết, anh ta đă 30 lần leo lên xe tải để trốn sang Anh, nhưng đến biên giới th́ bị cảnh sát Anh bắt lại, đuổi về Pháp. Cảnh sát Pháp bắt giam một ngày để thẩm vấn, rồi thả ra. Sau mỗi lần được thả, anh ta phải đi bộ mấy chục cây số về lại khu rừng v́ không biết đi đâu và cũng không biết cách nào trở lại quê nhà.”

 

Trở lại quê nhà, đă đành, là chuyện bất khả. “Cơ hội nhẩy xe đi tiếp” (xem ra) cũng rất mong manh, dù họ đă liều mạng đến nỗi đă có kẻ phải bỏ mạng – v́ tai nạn.

Tôi nghe họ cứ nhắc đi nhắc lại chỉ mấy câu mà sự hoang mang có thể cảm được qua nói:

- Chúng tôi về cũng lỡ mà đi cũng lỡ…

- Chúng tôi tiến không tiến được, lùi không lùi được…nằm tại chỗ cũng không yên!

Cũng theo Huỳnh Tâm, trong bài phóng sự kế tiếp (thực hiện vào chiều ngày 22 tháng 11 năm 2009) tại rừng Grande Synthe th́ người Việt không phải là sắc dân duy nhất sống lẩn lút nơi đây. Bên cạnh họ c̣n có người Tiệp, người A Phú Hăn và người Irak – toàn là dân bụi đời… chuyên nghiệp và… thứ thiệt:

 

“Người Czech bao thầu cánh rừng Bắc, cánh rừng Nam do người Afghanistan và Irakiens họ sống vô gia cư tại Pháp đă lâu đời, việc họ làm duy nhất trong cuộc sống là đi tống tiền người đồng cảnh, nay gặp được người Việt Nam xem ra trúng số lớn, Ai chống lại họ sẽ bị đàn áp dă man, hiện nay đường Cỏ và Băi bị lâm vào t́nh trạng thê thảm, bởi người Czech, Afghanistan và Irakiens cưỡng dâm phụ nữ Việt Nam.”

 

Cùng với sự nhẫn tâm và dă man của đồng loại là sự khắc nghiệt của thiên nhiên, đối với những kẻ đang lâm vào cảnh màn trời/chiếu đất – theo như tường thuật của Phương – Vũ Vơ Tam Anh (Người Việt khốn khổ Tại Paris) đọc được trên Đàn Chim Việt.com vào ngày 09 tháng 12 năm 2009:

 

“Dưới trời mưa lạnh của miền bắc nước Pháp mà khí hậu thường là ác nghiệt, trong khi vùng Calais đang được báo động đỏ v́ băo lụt, tôi lần ṃ hồi lâu cũng tới được Angres, một làng nhỏ cách Lens chừng 20 km chung quanh toàn là ruộng và rừng. Dân trong làng cũng biết đâu đó đang có những người Việt Nam đang trốn chui trốn nhủi, nhưng họ tỏ ra rất dè dặt, không phải sợ cho họ mà họ sợ cho chính những người sans papier này…”

 

Bây giờ trời đă giữa Đông. Dự báo thời tiết cho biết ở vùng Calais (vào những ngày đầu năm), trời nếu không có tuyết th́ cũng bị mưa, hoặc cả hai. Buổi sáng mùa  xuân, thức dậy muộn trong một căn nhà có sưởi, tôi ngồi đọc qua những bài báo viết về hiện cảnh của đồng bào ḿnh – giữa rừng hoang – mà không khỏi thấy ḷng ái ngại. Xin gửi đến mọi người lời chào (vô duyên) từ một gă đồng hương hết thời, và hoàn toàn vô tích sự.

 

© 2010 Tưởng Năng Tiến


<< trở về đầu trang >>
free counters