Để truy t́m nguyên nhân và hậu quả của cuộc thảm sát Mậu thân 1968 ở Huế, chúng ta cần tham khảo nhiều sách báo của ba phe liên hệ; và những lời tường thuật chính xác của các nhân chứng. Tuy nhiên, đọc sách báo không phải là nô lệ vào nó; nghe ngóng tin tức cũng không phải chỉ thuận tai, nhắm mắt. Công việc ấy lớn lao và ngoài tầm mức của nông dân tôi. Trong phạm vi khả năng, tôi sẽ tŕnh bày, so sánh, đối chiếu một số sự kiện và dữ kiện nho nhỏ hầu góp sức cho những ai quan tâm đến vấn đề này; nhất là các thế hệ nối tiếp.
Để có một cái nh́n phổ quát , chúng ta cần biết về lực lượng, lợi điểm, nghi điểm…rồi luận chứng xem sao. V́ là viết về cuốn sách của tác giả Liên Thành, nguyên Thiếu tá Chỉ huy trưởng Cảnh sát Quốc gia Tỉnh Thừa thiên Huế, nên tôi chú trọng vào tài liệu do ông Thành đưa ra. Nếu cần, sau đó, chúng ta sẽ so sánh với các tài liệu khác và thẩm định giá trị của chúng. Tại trang 75, Liên Thành viết:
“2-Quân lực VNCH trước giờ Việt cộng tấn công Huế:
Tư lệnh chiến trường Huế: Thiếu tướng Ngô quang Trưởng.
Lực lượng gồm có:
-Sư đoàn I BB với 3 trung đoàn 1,2,3.
-Hai đại đội Biệt lập: Đại đội Trinh sát, Đại đội Hắc báo.
-Hai Tiểu đoàn Pháo binh
-Một Trung đoàn Thiết giáp.
-Tiểu đoàn 2 và Tiểu đoàn 7 Nhảy dù.
-Các Liên đội Địa phương quân, Nghĩa quân, và lực lượng:
-CSQG Thừa thiên Huế
-Quân lực Hoa kỳ
Sư đoàn 101 Nhảy dù
Sư đoàn I Không kỵ, và một phần của Thủy quân lục chiến”.
Về lực lượng CS tại Huế, Liên Thành viết nơi trang 73 như sau:
-Lực lượng của cánh 1 là Trung đoàn 6, các tiểu đoàn đặc công, pháo cối và các đội Biệt động thành, du kích thuộc Huyện đội Hương trà, do Lê quang Mầu, tức Đấu, tức Nguyễn trọng Đấu chỉ huy.
Lực lưọng cánh 2 gồm có:
Trung đoàn 9 của Sư đoàn 309, Trung đoàn 5, tăng cường một tiểu đoàn pháo, hai tiểu đoàn đặc công, Biệt động, và các đơn vị du kích của hai huyện Hương thủy, Phú vang, Thân trọng Một chỉ huy”.
Ngay đầu trang 73, Liên Thành tóm lược như sau:“Tổng số tham chiến của Việt cộng khoảng trên 10.000 người”.
Tôi hoàn toàn không biết ông Liên Thành căn cứ vào những ǵ để nói lên con số 10.000 (mười ngàn) cán binh Việt cộng tham chiến. Nếu tin vào con số mà ông Thành cho th́ chủ lực CSBV có 3 Trung đoàn bộ binh là 5, 6, 9 tương đương với Sư đoàn I BB của VNCH. C̣n các thứ khác như “các tiểu đoàn Đặc công, Pháo cối, và các đội Biệt động thành, du kích”, th́ không thể hiểu là bao nhiêu được. Tuy nhiên cũng đoán theo ư tác giả là cánh 1 có thêm ba tiểu đoàn, gồm Pháo binh, Đặc công, Biệt động, nghĩa là tương đương với một Trung đoàn, không kể du kích. Cộng thêm cánh 2 Ba tiểu đoàn nữa, tức là một Trung đoàn, không kể du kích. Như vậy tổng cộng có 5 trung đoàn tất cả, cộng thêm du kích. Theo con số 10.000 mà ông Thành cho, chúng ta có thể ghi nhận mỗi Trung đoàn khoảng 2.000 binh lính để đối chiếu với lực lượng VNCH. Nhưng chuyện này không ổn, v́ Quân lực VNCH, mỗi Trung đoàn chỉ có khoảng 1.200 lính mà thôi. Nếu tính theo cách này (VNCH) th́ lực lượng CSBV phải có ít nhất 8 (tám) Trung đoàn, số c̣n lại là du kích. Nhưng ông Thành cho th́ chỉ có 5 Trung đoàn; nghĩa là vào khoảng 6.200 cán binh, không lẽ du kích huyện Hương trà đông lên đến trên 4000 người ?
Về lực lượng VNCH, tôi không rơ Đại đội trinh sát có bao nhiêu lính, nhưng Đại đội Hắc báo th́ số lính tương đương với một tiểu đoàn; nhưng chắc chắn đại đội Trinh sát phải đông quân số hơn cấp đại đội thường, v́ họ hoạt động biệt lập. Một điều nữa là, trong các lực lượng chiến đấu, ông Thành không nói đến Tỉnh đoàn Xây dựng nông thôn, một lực lượng rất quan trọng có trên hai ngàn cán bộ vừa xây dựng vừa chiến đấu tại nông thôn. Nếu nói riêng việc chiến đấu trực diện, th́ lực lượng này quan trọng và hiệu quả hơn Cảnh sát. Vậy tại sao ông Thành không kể đến, mà chỉ kể Cảnh sát ? Đây là một nghi điểm lớn liên quan đến cái chết của Thiếu tá Từ tôn Kháng, Tỉnh đoàn trưởng XDNT.
Với giả thử Điạ phương quân và Nghĩa quân toàn Tỉnh khoảng chừng hai tiểu đoàn, và Đại đội Trinh sát là một tiểu đoàn, Đại đội Hắc báo là một tiểu đoàn và 2.000 cán bộ XDNT tương đương với 7 tiểu đoàn; 5000 Cảnh sát tương đương với 16 tiểu đoàn. Cộng riêng những thứ này có chừng hai mươi bảy Tiểu đoàn (mỗi tiểu đoàn trên dưới 300, trung đoàn gồm 4 tiểu đoàn khoảng 1.200). Như vậy, chúng ta có:
-SĐ I, 3 Trung đoàn khoảng 3.600 lính
-Các thứ khác: 27 tiểu đoàn, gần 7 trung đoàn; khoảng 8.400 người.
-Hai tiểu đoàn Pháo binh, khoảng 600 lính.
-Một trung đoàn Thiết giáp, khoảng 1.200 lính.
-Hai tiểu đoàn Nhảy dù, khoảng 800 lính.
Như thế, riêng VNCH có khoảng gần 15.000 lính và cán bộ chiến đấu.
Theo ông Liên Thành, chúng ta phải cộng thêm Hoa kỳ khoảng hai Sư đoàn rưỡi, khoảng 10.000 lính. Tổng cộng có khoảng 25.000 lính và Cán bộ, Cảnh sát trên chiến trường. Xin mở một dấu ngoặc khi nói về số binh lính của các đơn vị QLVNCH có sự sai khác trong những quân binh chủng khác nhau. Ở đây chỉ tạm lấy mẫu số chung của bộ binh VNCH mà thôi. Thứ nữa, tôi không biết hai Sư đoàn rưỡi này của Hoa kỳ đóng ở đâu, con số cộng vào là do LT đưa ra. Sẽ đối chiếu sau.
Qua tính toán này, chúng ta thấy ngay là quân số VNCH và Mỹ gấp hai lần rưỡi của VC. Thêm vào đó, cả VN lẫn Mỹ có những phương tiện tối tân như súng ống, máy bay, tàu thủy, thiết giáp, các hệ thống Sensors…VNCH lại có hàng chục đơn vị quân báo, t́nh báo, Cảnh sát, Cán bộ Xây dựng nông thôn, các cấp chính quyền từ làng xă đến Tỉnh đều khắp lănh thổ, kể cả rừng núi. Như ông Liên Thành nói, chỉ riêng Cảnh sát thôi, th́ một con kiến cũng không thể lọt. Thử xem, với một diện tích nhỏ bé, Tỉnh Thừa Thiên-Huế có 5.000 Cảnh sát viên; chúng ta chia đều cho 13 quận, th́ mỗi quận có chừng 384.6 Cảnh sát. Nếu chia đều cho 73 xă, th́ mỗi xă có 68.5 nhân viên cảnh sát. Vậy th́ làm sao Cộng sản có thể hoạt động mà chính quyền không biết ? Đặc biệt trong Tết Mậu thân, CS đă chuẩn bị 2.000 tấn lương thực, và cán bộ địa phương đi họp trong bưng, th́ Liên Thành đều biết hết. Vậy tại sao không phá hủy các kế hoạch này ? Thêm vào đó, các tên CS ly khai như Hoàng phủ ngọc Tường, Hoàng phủ ngọc Phan, Nguyễn đắc Xuân và đồng bọn về ở tại đâu, ngày nào, th́ ông Thành nắm vững trong tay, vậy tại sao không bắt mà để chúng thảm sát đồng bào vô tội ? Hỏi như vậy, nhưng ông Liên Thành đă trả lời rồi:“Cả quân sự và Cảnh sát đều không bảo vệ …dân chúng”.
Như thế nghĩa là ǵ ? Có nhiều câu có thể trả lời cho vấn nạn này. Thứ nhất, cứ để cho CS giết để người dân sợ CS mà không theo chúng. Đây là một kế hoạch có hiệu quả, nhưng rất dă man đối với lương tri nhân loại và kẻ cầm quyền. Kế sách này đă được thi hành trong vụ đốt Toà lănh sự và Pḥng tin Mỹ ở Huế năm 1966. Thứ hai, đây là âm mưu của chính phủ Nguyễn văn Thiệu và chính quyền Thừa thiên Huế do đảng Đại Việt lănh đạo trả thù dân Huế về các vụ biểu t́nh những năm từ 1963 đến 1966. Điều này dễ nhận ra, v́ theo Liên Thành th́ Chuẩn tướng Ngô quang Trưởng không có mặt tại Bộ Tư lệnh Sư đoàn I trong một ngày một đêm; nhưng trong sách lại viết ông Trưởng ngủ tại Bộ Tư lệnh ! Kế đến là sự vắng mặt của Trung tá Tỉnh trưởng Phan văn Khoa trong bảy ngày đầu; Tiểu khu phó, Phó Tỉnh trưởng, Phó Thị trưởng, Tỉnh đoàn trưởng Cán bộ Xây dựng nông thôn đều “vắng bóng” dưới mọi h́nh thức. Theo Liên Thành th́ hai người chỉ huy chiến trường là Thiếu tá Tham mưu phó Tiểu khu Nguyễn văn Tố và Liên Thành, Phó Trưởng ty đặc biệt mà thôi !!! Chúng ta thử đặt một câu hỏi là: “Tại sao những tin liên quan đều khác nhau dù chỉ từ một người nói ?” T́m cách trả lời câu hỏi này, th́ tự nhiên mọi việc được sáng tỏ ngay. Xin dành cho đồng bào và các nhà điều tra hôm nay cũng như mai sau. Thứ ba, biết rơ rằng lịch sử Cộng sản là lịch sử chém giết tàn khốc nhất, v́ vậy hai bên đă “hoà điệu” với nhau. Mầy giết kẻ thù của mày, tau giết kẻ thù của tau, mà mầy phải lănh trách nhiệm v́ quá khứ tội ác của mày. Điều này cũng thật rơ rệt khi đọc các câu nhấn thật mới mẻ của ông Liên Thành như: “Cộng sản vào Huế như chỗ không người”; “cả quân sự và Cảnh sát không bảo vệ… dân chúng”…
Tôi đă đọc hàng ngàn trang tài liệu, nhất là phía Cộng sản để đi t́m cái nguyên nhân của cuộc thảm sát Mậu thân 1968 tại Huế, và đem đối chiếu với cuốn sách “Biến động miền Trung” của ông Liên Thành th́ ḷng lại đau đớn quặn thắt cho số phận Dân tộc ! Hàng vạn nghi vấn cứ điên cuồng quấn quít lấy hồn tôi, không nghỉ ngơi một tích tắc. Có những đêm phải thức trắng, mà tội nghiệp thay sáng lại phải “đi cày” kiếm cơm độ nhật. Tôi không có cái “may mắn” chai lỳ để khai bệnh ở nhà xin tiền trợ cấp, rồi hùa theo lũ Phi Dân tộc và Cộng sản để ám hại những kẻ tha thiết với quê hương Dân tộc Việt nam, hầu kiếm ăn bất chính.
Thử suy nghĩ về một cuộc đánh ghen của các bà lớn chẳng hạn, chúng ta thấy ngay những chuẩn bị cần thiết về người, về cách thức, lúc nào, tại đâu…và xa hơn nữa là chuẩn bị đối phó với dư luận khi bị lời khen, tiếng chê. Từ đó, chúng ta hiểu rằng, một cuộc Tổng tấn công toàn bộ miền Nam cùng một lúc không phải là chuyện dễ. Lúc đó, quân đội VNCH và Đồng minh đă lên đến trên 1.200.000 người với đầy đủ các vũ khí tối tân. Trên trời có máy bay các loại, dưới biển có Tàu chiến đủ thứ, trên sông có giang đoàn, trên bộ có xe tăng, súng pháo nhiều tầm, nhiều cỡ. Trong lúc đó, phía Cộng sản th́ quân lính ít hơn nhiều lần, vũ khí không bằng, không có máy bay yễm trợ, không chủ động địa bàn, không có quần chúng….Vậy chúng lấy cái ǵ để đánh ? Đọc những tài liệu Quân sử của các nhân vật quan yếu của Đảng CSVN và những lời đàm luận, chúng ta thấy ngay cho đến bây giờ c̣n quá nhiều con người chưa mở mắt ! Chiến thắng Mậu thân ở đâu mà ăn mừng, ngoài hàng trăm ngàn cán binh thiệt mạng và bị thương trên toàn bộ chiến trường miền Nam ? Đúng là “hát trên những xác người”, trên khổ đau của Dân tộc !
Quay trở lại để t́m hiểu nguyên nhân thảm sát Mậu thân tại Huế không ai không ngạc nhiên khi đọc tài liệu của hai miền Nam Bắc. Từ ngạc nhiên này, đến ngạc nhiên khác chồng chất lên nhau như núi đồi hoang lạnh. Riêng tại Huế, một trong hai mục tiêu quan trọng, mà theo tài liệu miền Bắc th́ phải chiếm giữ cho bằng được. Như thế, những chuẩn bị cần thiết tuần tự phải thi hành như sau:
** Bước một là điều tra t́nh h́nh quân sự, trong đó bao gồm nhiều thứ như: quân số, khả năng cơ động, hoạ đồ đồn bót, ngơ ngách tấn công, các trạm trung chuyển, vũ khí, lương thực, ḷng dân…
Muốn đạt được những điều này, CSBV phải điều động một số lớn cơ sở nội vi, ngoại vi trong một thời gian khá dài mới có thể hoàn chỉnh được. Vậy th́, những chuyển động ấy không phải nhỏ; do đó làm sao qua mặt được hàng chục hệ thống Công an Cảnh sát, quân báo, an ninh quân đội…? Nói cách khác, không phải VNCH và Đồng minh Mỹ không biết; do đó không có chuyện “tấn công bất ngờ” như CS và một số rêu rao. Chính Liên Thành cũng đă xác nhận chuyện này.
** Bước thứ hai là chuẩn bị chiến trường, trong đó bao gồm nhiều vấn đề phức tạp. Việc trước hết là huấn luyện quân sự, chuẩn bị lương thực, đặt các hệ thống tiếp tế đạn dược, lương thực, tải thương, cứu thương, t́m đường rút lui an toàn khi bị thất trận…Nghiên cứu sự phối hợp các quân binh chủng; điều binh bố trận sao cho phù hợp để đối phó với t́nh h́nh địch như đă điều tra. Tất cả những thứ này cũng đ̣i hỏi một thời gian dài và rất khó khăn, v́ CS không chủ động chiến trường. Công việc này rất nhộn nhịp, do đó không thể nào tránh khỏi sự “giám sát” của Đồng minh và Chính phủ Sài g̣n. Tại vùng rừng núi, Mỹ đă thả những Sensor, mà người Việt chúng ta gọi là “cây nhiệt đới”. Thêm vào đó, những máy bay quan sát liên tục trên bầu trời, những toán biệt kích cũng hoạt động liên tu bất tận, th́ làm sao không phát hiện được ? Tại đồng bằng, th́ Cảnh sát cũng dày đặc, cán bộ Xây dựng nông thôn rải khắp xóm thôn, cùng ăn cùng ở cùng làm với dân chúng, th́ làm sao không phát hiện những biến cố to lớn và cùng khắp này ? Chỉ cộng hai thứ Cảnh sát và Cán bộ XDNT th́ ít nhất 7.000 người trên tổng số dân chúng chừng 600.000; nghĩa là 85.6 người dân đă có một CS và CB bên cạnh; đó là chưa kể chính quyền địa phương. Chỉ cần 5.000 Cảnh sát thôi th́ ông Liên Thành đă tự hào là một con kiến cũng không lọt. Thế th́ làm sao chính quyền không phát hiện ? Điều này cũng được Liên Thành xác quyết là không có chuyện bất ngờ trong việc CS tấn công Huế.
**Bước thứ ba là chuyển vận vũ khí vào thành phố, ém các lực lượng Biệt động thành. Các tài liệu CS cho thấy họ đă làm công việc này một cách dễ dàng. Các thứ vũ khí, chất nổ, tài liệu…đă được các cơ sở nội ngoại thành hợp nhất để triển khai mà không gặp một trở ngại nào. Điều này đặt ra một số câu hỏi cho ngành Cảnh sát và an ninh t́nh báo VNCH. Ông Liên Thành đă nhắc lại nhiều lần là “một con kiến cũng không lọt”, vậy th́ cớ ǵ những hoạt động lớn của Cộng quân đă không bị phát hiện ? Người nắm giữ lực lượng Cảnh sát Đặc biệt lúc đó là ông Liên Thành chứ không phải ai khác. Không nói xa xôi, mà chính ông Liên Thành đă biết rằng đêm Ba mươi Tết chính ông đă mục kích một Tiểu đoàn Cộng sản đi về Huế; chiều Mồng một Tết ông đă biết CS ém quân tại La chữ; một giờ rưỡi đêm Mồng một ông đă thấy Cộng quân vào khu vực Từ đàm, Phủ cam…; vậy tại sao không báo động, mà ngay cả Trung tá Phan văn Khoa Tỉnh trưởng phải chui vô tay áo bà Xơ ở Bệnh viện Huế trong bảy ngày ? Tất cả những điều nêu trên cho thấy một sự kết hợp trong ngoài rất chặt chẽ của hai bên, mà nội ứng chính là Ty Cảnh sát Thừa thiên Huế, trong đó Liên Thành Phó Trưởng ty Đặc biệt chỉ huy lực lượng t́nh báo đă ém nhẹm mọi tin tức. Nếu ông Liên Thành cho rằng tôi nói sai, th́ xin giải thích những vấn nạn trên đây cho đồng bào hiểu rơ. Tṛ lừa buộc tội ông Đoàn công Lập, Trưởng ty Cảnh sát là Cộng sản không thuyết phục được ai đâu; bởi v́ Cảnh sát Đặc biệt c̣n có hệ thống hàng dọc kia mà.. Nếu như Liên Thành đă báo cáo mà cấp Vùng và Trung ương đều không quan tâm, th́ rơ ràng là Chính phủ Thiệu Kỳ đă bắt tay với Cộng sản, chứ là ǵ khác ??? Hơn nữa, ngoài hệ thống Cảnh sát, c̣n có nhiều lực lượng quân báo, t́nh báo, gián điệp… cả quân sự lẫn dân sự cùng khắp bờ cơi miền Nam; và gián điệp ngay tại các cơ quan của Cộng sản từ Tỉnh Thị đến Trung ương tại Hà nội, th́ làm sao CS có thể giấu kín vụ Tổng tấn công này ? Mới đây thôi, th́ chính Liên Thành đă tiết lộ rằng “người của ông bên cạnh Tố hữu”, một Ủy viên Bộ chính trị đảng Cộng sản, Phó Thủ tướng đă khai về ông Thích trí Quang như đă dẫn trước đây. Một Trưởng ty nhỏ bé mà đă hoạt động ngay tại Bắc Bộ Phủ, th́ T́nh báo cấp Trung ương không lẽ trở thành con “gà què ăn vẩn cối xay” ? Hay chính Thiệu Khiêm đă giao toàn bộ T́nh báo Việt nam Cộng hoà cho Liên Thành ? Một phần điều này ông Liên Thành đă gián tiếp xác nhận qua vụ “Bạch hoá ông Đỗ ngọc Yến”, người gián điệp của Phủ Đặc ủy Trung ương T́nh báo. Không biết ông Thiếu tướng Nguyễn khắc B́nh giải thích thế nào. Tôi hy vọng ông sẽ nói cho đồng bào nghe, nếu không th́ cái B́nh Cần Lao sẽ trở thành “B́nh Bể” để chưng diện bộ mặt không đẹp của chế độ Nguyễn văn Thiệu mà thôi.
** Bước thứ tư là triển khai kế hoạch, nghĩa là điều động quân đội để tấn công. Trong trường hợp của Huế, th́ những tài liệu ba phía đều cho biết rằng CS tập trung quân và huấn luyện tại đầu nguồn sông Bồ thuộc quận Hương trà, cách Huế chừng ba bốn chục cây số. Vậy th́ làm sao không bị phát hiện ? Theo ông Liên Thành th́ từ đó, CS chia hai đường để vào Huế; một cánh theo Tả ngạn, trung đoàn 6, vào Hương trà rồi vào Thành phố; một cánh khác đến quận Nam hoà gồm hai trung đoàn 5 và 9. Như thế, việc 10.000 người với quân trang, quân dụng, pháo cối…di chuyển trong ṿng đai rất gần cố đô làm sao không bị phát hiện ? Tôi xin nhắc lại là, đường vào Hương trà, th́ đă bị Trung đoàn 3 thuộc Sư đoàn I trấn đóng tại cây số 17, nghĩa là cách La chữ, nơi CS ém quân chừng 10 cây số, th́ làm sao không biết ? Đoàn quân thứ hai xuất phát từ Nam hoà, th́ đă có căn cứ Phú bài, cách Nam hoà chừng tám đến mười cây số; nơi gồm cả lính VNCH và Đồng minh trấn giữ, th́ làm sao không biết sự chuyển quân này ? Theo một tiết lộ không chính thức th́ các đơn vị quân đội Hoa kỳ đóng tại Nam giao Huế, vậy th́ ṿng đai an toàn của họ phải xa tận Nam hoà, hoặc gần hơn là vùng Lăng Thiệu Trị, Tự đức, ḍng Thiên an…Vậy tại sao không nổ súng khi Cộng quân xuất hiện ở vùng đó, mà phải để cho chúng vào Thành phố và tự do bắn giết trong bảy ngày đầu. Điều này do Liên Thành nói ra, chứ không phải tôi lư luận vu vơ.
Trong tài liệu quân sử của Cộng sản Việt nam có hai câu này đáng quan tâm:
“Ngày 9 tháng 2, một phóng viên hỏi người chỉ huy Sư đoàn I quân Nam Việt nam là có phải Thành cổ quan trọng đến mức không được ném bom ? Tướng Trưởng trả lời: Anh phóng đại vấn đề. NƠI ĐÓ CHỈ ĐỂ DU LỊCH, nhưng nếu chúng tôi gặp phải sự chống cự mạnh th́ chúng tôi sẽ ném bom, bắn pháo, đủ mọi thứ”.
Một đoạn khác lại ghi:
“C̣n chính quyền Huế th́ coi như không tồn tại. Tỉnh trưởng cũng là Đại tá Phạm văn Khoa trong sáu ngày đầu cuộc chiến trốn trên xà nhà một bệnh viện…Khoa tự bào chữa là cố ư để cho quân Giải phóng vào Huế để bị sập bẫy tại đây”.
(Tài liệu này ghi sai quân hàm và Họ của Trung tá Phan văn Khoa).
Trong một tài liệu khác của Cộng sản cũng ghi nhận một câu nói của sỹ quan Mỹ nói rằng: “Hùy diệt nó để cứu nó”.
Sự trả lời của trung tá Khoa và Tướng Trưởng là một xác quyết rơ rệt, và sự thể đă rơ ràng khi 90% nhà cửa, lâu đài Cố đô đă bị hủy diệt. Với quan điểm “NƠI ĐÓ CHỈ ĐỂ DU LỊCH”, nên sự hủy hoại đă rất thê thảm cho Cố đô Huế. Không những vật chất mà cả nhân mạng. Chúng ta sẽ t́m thêm những quan điểm này trong các tài liệu của người miền Nam để thấy rằng chính phủ Nguyễn văn Thiệu, đặc biệt là chính quyền Thừa thiên Huế đă có sẵn chủ trương trong việc để cho Cộng sản vào Thành phố để thực hiện những mục tiêu vừa quân sự vừa chính trị của họ. Chính Liên Thành xác nhận rơ ràng:
“Việt cộng đă vào thành phố quá dễ dàng, y như đi vào chỗ không người. Cũng chính v́ vậy mà từ đêm Mồng 2 Tết, bọn chúng muốn đi đâu th́ đi, muốn bắt ai cứ việc bắt, muốn bắn giết ai cứ việc bắn, cứ việc giết, tự do thoải mái hành động, thoả măn thú tính…” (BĐMT trang 144)
Thế nhưng, có ngại ngùng lắm không khi đọc nơi trang 125:
“Với số nhân viên đông đảo, trên 5.000 nhân viên, cùng hệ thống truyền tin tối tân nhất trong thời gian đó, được trang bị từ cấp xă trở lên, v́ thế mọi tin tức, mọi sự việc xảy ra có tầm mức quan trọng ở bất kỳ nơi thôn ấp hẻo lánh nào, trên toàn cơi lănh thổ Thừa thiên Huế, Trung tâm Hành quân Cảnh lực BCH Tỉnh đều nhận được báo cáo từ cấp xă, quận gửi về rất nhanh, và sau đó chỉ trong khoảng thời gian ngắn, Trung tâm Hành quân Bộ Tư lệnh CSQG tại Sài g̣n đă có đủ dữ kiện, tin tức cần thiết để tŕnh với vị Tư lệnh CSQG”.
Đọc đến đây, mọi người hiểu ngay rằng mọi biến chuyển của t́nh h́nh đều được báo cáo khẩn cấp về Chính phủ Trung ương; do đó việc Liên Thành nói rằng ông ta đă tŕnh nhưng Trung tá Phan văn Khoa, Tỉnh trưởng nhưng không được lưu tâm đến, là một lời nói láo có ư thức nhằm che đậy những âm mưu hủy diệt cố đô Huế. Liên Thành lại c̣n tự bóp méo miệng ḿnh khi cho rằng ông đă cùng Trung tá Khoa đi gặp Chuẩn tướng Trưởng để tŕnh duyệt vấn đề. Chỉ một người mà hai chỗ nói trái ngược nhau, chứ không ai khác. Vậy những ai cho Liên Thành là người viết lịch sử đích thực, xin hăy tự đập cái cục đất sét trong đầu để suy nghĩ những vấn đề như thế.