Video Tài Liệu Audio Tài Liệu Nhạc Tin Tức & Thời Sự B́nh Luận

 

Lao Động “Chui”

Huy Đức

Con số lao động “chui” người Trung Quốc không chỉ là hàng trăm như báo chí rụt rè lên tiếng mấy tháng trước đây mà lên tới 35.000, theo công bố của Bộ Công an. Tuy rằng, đây vẫn là một “thống kê chưa đầy đủ”. Một quan chức của Bộ, Thiếu tướng Đặng Thái Giáp, cho biết: “Một số doanh nghiệp Trung Quốc đưa người lao động vào cả khu vực biên giới…”. Theo ông Giáp, t́nh trạng này “tiềm ẩn các phức tạp về an ninh trật tự”.

Mặc dù những thông tin mà Bộ Công an công bố là rất đáng lo ngại. Nhưng liền sau đó, bà Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xă hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhanh chóng trấn an: “Chúng tôi chưa thể đưa số lao động này về nước trong ngày một, ngày hai. Chúng tôi phải làm việc với các doanh nghiệp… giải thích cho họ biết”. Hồi tháng 6-2009, bà Kim Ngân đă tránh các chất vấn ở Quốc hội bằng những câu trả lời khéo léo của ḿnh. Tuy nhiên, trước những cảnh báo của Bộ Công an về t́nh trạng lao động chui, pháp luật cần phải được thực thi ngay chứ không chỉ là ăn nói sao cho mềm mỏng.

Trong năm 2008, Trung Quốc có đội quân thất nghiệp lên tới hơn 20 triệu người. Không có ǵ ngạc nhiên khi “đội quân” này được tạo điều kiện tối đa đi sang Việt Nam. Theo Thiếu tướng Đặng Thái Giáp: “Nhiều người không đủ tiêu chuẩn lao động, có người chỉ là lao động phổ thông nhưng phía Trung Quốc vẫn cấp hộ chiếu công vụ”. Khi đă nhập cảnh Việt Nam bằng visa 3 tháng th́, đúng như lời bà Ngân, những người này có thể đi vào bất kỳ nơi đâu.

Bà Ngân nói điều đó để giải thích với Quốc hội rằng, vấn đề “lao động chui người nước ngoài” không chỉ có Bộ Lao động Thương binh và Xă hội chịu trách nhiệm mà phải cả Công an, Ngoại giao, Biên pḥng. Đúng là trách nhiệm không chỉ “đổ” cho Bộ Lao động Thương binh và Xă hội. Nhưng, việc Công an, Biên pḥng cho phép một người có visa hợp pháp nhập cảnh và đi lại trên lănh thổ Việt Nam và việc những người ấy sử dụng visa du lịch rồi ở lại làm việc là hai vấn đề hoàn toàn khác.

Luật pháp là luật pháp, thật ngạc nhiên khi, trước làn sóng người Trung Quốc vào Việt Nam bằng visa du lịch rồi ở lại làm việc cho các nhà thầu, mà Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Ngân vẫn có thể phát biểu trên diễn đàn Quốc hội: “Tuy bất hợp pháp nhưng họ cũng đă có đóng góp lớn vào tiến độ công tŕnh, đặc biệt, khi nhiều nhà thầu không tuyển được lao động Việt Nam”. Là người hoạch định chính sách lao động cho nước nhà, nếu bà Bộ trưởng nhận thấy, việc các nhà thầu nước ngoài phải đưa lao động phổ thông từ nước họ sang là cần cho “tiến độ công tŕnh” th́ bà hoàn toàn có thể báo cáo ra Quốc hội xin sửa luật. Về mọi phương diện, trước một hiện tượng đă được coi là “bất hợp pháp” th́ không ai có quyền du di, một Bộ trưởng lại càng không thể ngập ngừng cho dù chỉ trong những lời tuyên bố.

Khi người Anh, người Nhật, người Hàn Quốc cho trục xuất hàng ngàn lao động Việt Nam không phải họ không đánh giá hết tính tích cực của lực lượng này. Tháng 3-2009, khi trả lời phỏng vấn chúng tôi, ông Peter Jones, Phó giám đốc cơ quan nhập cư của Anh thừa nhận, phần lớn những người lao động Việt Nam sắp bị trục xuất là những người lương thiện, cần mẫn và đang có những đóng góp tốt cho nền kinh tế Anh, nhưng họ đă nhập cư bất hợp pháp th́ họ không thể nào được chấp nhận.

Thái độ của Bộ Lao động Thương binh và Xă hội là vô cùng quan trọng và sẽ là chuẩn mực cho dù việc thực thi pháp luật chỉ cần bắt đầu từ  các địa phương.  Sở dĩ số người Trung Quốc ở Tân Rai ban đầu chỉ có khoảng 100, về sau lên tới 570 “lao động phổ thông”, theo ông Lê Thanh Phong, Phó Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng, v́ Tỉnh ít quan tâm và khi quan tâm th́ “chính quyền muốn trục xuất cũng không dễ v́ quan hệ hữu nghị, và v́ Tỉnh cũng không có quyền làm việc trực tiếp với nhà thầu”.

Có thể, quan niệm về “t́nh hữu nghị” như  ông Lê Thanh Phong là khá phổ biến mà vụ hàng trăm công nhân Trung Quốc dùng gậy gộc đập phá, gây náo loạn nhà dân ở khu vực công trường xây dựng nhà máy Nghi Sơn, Thanh Hóa, “cơ quan chức năng” Việt Nam nắm rơ, có cả băng h́nh quay lại diễn tiến vụ việc từ cuối năm 2008, tới nay vẫn không xử lư được “lao động Trung Quốc gây rối” nào. Không riêng Nghi Sơn, hiện tượng tương tự xảy ra khá phổ biến trên các công trường của các nhà thầu Trung Quốc.

Việt Nam là một quốc gia có chủ quyền, dù các nhà thầu là Mỹ, Trung Quốc hay Hàn Quốc… đă hoạt động trên lănh thổ Việt Nam th́ phải tuân thủ luật pháp Việt Nam. Chỉ cần một cảnh sát khu vực cũng có quyền kiểm tra giấy tờ khi trên địa bàn xuất hiện một vài lao động lạ.

Đúng như Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Ngân nhận xét, lao động phổ thông Trung Quốc có “đóng góp lớn vào tiến độ công tŕnh”. Phải thừa nhận là họ đôi khi tỏ ra có kỷ luật hơn. Tuy nhiên, nếu quan sát cách sử dụng lao động của các nhà thầu Trung Quốc sẽ thấy, hầu như những lao động đến “bất hợp pháp” này thường bị các nhà thầu giữ trong các trại “kín cổng cao tường” và phải lao động nhiều giờ mỗi ngày. Việt Nam không nên là nơi cho các ông chủ nước ngoài lựa chọn như một địa bàn quá dễ dàng để bóc lột người lao động.

Cho dù thế giới đă và đang hội nhập, việc chuyển dịch lao động là điều có thể xảy ra giữa các quốc gia. Th́, ngay cả những nước phát triển vẫn phải hết sức khắt khe khi cấp visa cho người nước ngoài vào làm việc. Rất hiếm có quốc gia nào có thể trục xuất hết lượng lao động nước ngoài nhập cư bất hợp pháp. Bởi những lao động này thường lén lút làm việc rải rác ở khắp nơi. Không như ở Việt Nam, lao động bất hợp pháp Trung Quốc lại tập trung công khai thành từng trại.

Không có thống kê chính xác để biết con số lao động Việt Nam mất việc từ các công tŕnh trong thành phố, tay trắng trở về quê. Nhưng, càng ngày càng có nhiều thêm các công tŕnh rơi vào tay các nhà thầu Trung Quốc. Điều đó chỉ nên được coi là b́nh thường nếu như “sử  dụng lao động bất hợp pháp” không trở thành một yếu tố để các nhà thầu lạ hạ giá và trở thành một “thế không lành mạnh” để cạnh tranh.


<< trở về đầu trang >>
 free counters