Video Tài Liệu Audio Tài Liệu Nhạc Tin Tức & Thời Sự B́nh Luận

 

Lại tiếp diễn chuyện "Bị chặn lại ở sân bay"

Lại tiếp diễn chuyện "Bị chặn lại ở sân bay"

 

Mai Thái Lĩnh

Theo Talawas Blog

Cách đây không lâu, nhà nghiên cứu và phê b́nh văn học Nguyễn Hưng Quốc hiện sống tại Úc tuy đă được cấp visa để tham dự Hội nghị “Vai tṛ của ngôn ngữ và giáo dục đa văn hoá trong việc giáo dục các cộng đồng địa phương trong nền kinh tế toàn cầu” do Đại học Monash ở Úc và Đại học Mở ở Việt Nam đồng tổ chức tại Hà Nội, nhưng ngày 05/4/2009, tại sân bay Nội Bài, ông đă không được nhập cảnh Việt Nam với lí do ”nhà nước Việt Nam không hoan nghênh việc nhập cảnh của anh”.

 

Hôm qua, 10/7/2009, nhà báo và nhà nghiên cứu độc lập Mai Thái Lĩnh tuy đă được cấp hộ chiếu Việt Nam và visa nhập cảnh Hoa Kỳ và Canada để thăm thân nhân, nhưng ra đến sân bay Tân Sơn Nhất th́ bị tịch thu hộ chiếu và không được phép rời khỏi Việt Nam, với lí do “là người chưa được phép xuất cảnh”.

Cả hai đều bị chặn lại ở sân bay, người th́ không được vào, người th́ không được ra. Mời độc giả đọc bài viết của tác giả Mai Thái Lĩnh sau đây, để tự ḿnh có được nhận định về chính sách quản lí xuất nhập cảnh của nhà nước Việt Nam.

talawas

Ngày 10.7.2009 là thời điểm tôi bắt đầu chuyến du hành đi Hoa Kỳ và Canada để thăm thân nhân. Đây là chuyến đi đầu tiên của tôi đến các nước phương Tây và là một chuyến đi có ư nghĩa đặc biệt v́ cách đây gần bốn mươi năm, tôi đă từng từ chối một học bổng cao học tại Hoa Kỳ để ở lại tham gia đấu tranh “chống Mỹ”. Chuyến du hành này lại càng có ư nghĩa nhiều hơn sau hơn hai thập niên tôi bị xếp vào hàng ngũ những người bất đồng chính kiến, kể từ khi có vụ “tạp chí Lang Bian bị đ́nh bản sau 3 số”. Rất nhiều người Việt trong và ngoài nước coi đây là một dấu hiệu cởi mở, một điểm mốc mở ra niềm hy vọng.

V́ chuyến bay số BR 392 của hăng hàng không EVA Air của Đài Loan cất cánh vào lúc 12 giờ 55, theo lời khuyên của nhiều người, tôi phải lên đường ra sân bay Tân Sơn Nhất ngay từ 9 giờ sáng. Anh tài xế taxi luôn mồm than phiền về chuyện đường sá và trật tự giao thông, ngày càng trở thành nỗi cơ cực thường ngày của người dân thành phố. Nhiều con đường lớn trong thành phố lúc này đầy rẫy các lô-cốt. Nghe nói đường Cách Mạng Tháng Tám gần như tắc nghẽn v́ các lô-cốt, sau khi lô-cốt đă mọc đầy trên các con đường lớn như Vơ Thị Sáu và Hai Bà Trưng.

Anh tài xế quyết định t́m lối rẽ vào đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa để ra sân bay. May thay, đường này đă thông thoáng so với trước đây độ mươi ngày, v́ được “tạm thời giải phóng” nhân mùa thi vào đại học và cao đẳng để tránh nạn kẹt xe. Điều làm tôi ngạc nhiên là con đường nhỏ chạy vào phi trường cũng bắt đầu bị che chắn bởi bức tường làm bằng tôn kẽm màu xanh lục.

Dù sao th́ tôi cũng đến nhà ga quốc tế kịp trước giờ hẹn. Lúc này c̣n khá sớm nên tôi phải ngồi chờ làm thủ tục. Vào hồi 10 giờ sáng, quầy của hăng EVA bắt đầu làm thủ tục check-in và cân hành lư. Thủ tục rất nhanh chóng, chỉ mất có độ hơn 10 phút. Sau khi cân và gửi hành lư, tôi lấy vé lên máy bay, kể cả vé đi từ Taipei đến Los Angeles. V́ không có ai đưa tiễn nên tôi không lang thang ở ṿng ngoài nữa và quyết định bước vào ṿng trong.

Kiểm tra xong hành lư xách tay, tôi bước sang cửa kiểm tra hộ chiếu của công an cửa khẩu Tân Sơn Nhất. Sau khi kiểm tra tên tôi trên máy tính, anh công an bịt khẩu trang (chắc là để ngừa cúm?) mời tôi sang pḥng của cơ quan công an cửa khẩu để “làm việc”. Cuộc “làm việc” này diễn ra chậm chạp, lề mề theo đúng tác phong cố hữu của ngành công an, và sau đó ông Phó Trưởng đồn cho biết tôi không được phép xuất cảnh.

Khi tôi cho biết ư định sẽ “kiện” lên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, công an cửa khẩu thay biên bản ban đầu bằng một biên bản khác, có chữ kư của người quyết định là ông Lê Văn Lữu, Phó trưởng đồn Công an Cửa khẩu Tân Sơn Nhất, ông Tuấn Nguyên Anh, cán bộ tham mưu (người lập biên bản) và bà Vũ Dương Khánh Nhi (đại diện của hăng hàng không EVA, người chứng kiến). Nội dung chủ yếu là:

Như vậy là họ không cho tôi xuất cảnh với lư do “ông Mai Thái Lĩnh là người chưa được phép xuất cảnh” căn cứ vào “khoản 6, điều 21, Chương IV Nghị định số 136/2007/NĐ-CP ngày 17/08/2007 của Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam”. Không những thế, họ tịch thu luôn hộ chiếu (passport) của tôi - trong đó có thị thực nhập cảnh (visa) của hai nước Hoa Kỳ và Canada.

Măi đến 12 giờ trưa tôi mới lên taxi về nhà một người bạn. Khí hậu Sài G̣n lúc này rất nóng nực, oi bức. Vừa mệt vừa buồn, buồn v́ biết chắc những người thân đang mong đợi sẽ kém vui, và càng buồn hơn cho t́nh h́nh chung của cả đất nước!

Buổi chiều, tôi xem lại các bản sao giấy tờ và thấy hộ chiếu của tôi do Cục Quản lư Xuất Nhập cảnh kư vào ngày 1.4.2009, ba ngày trước khi vợ chồng anh Bảo Cự lên đường “Mỹ du”, và nếu tôi nhớ không nhầm th́ thời điểm tôi nhận được hộ chiếu tại Đà Lạt cũng chỉ sau khi hai người bạn đặt chân đến đất Hoa Kỳ có vài ngày. Như vậy, “người chưa được phép xuất cảnh” lại được cơ quan công an cấp hộ chiếu và sau khi làm xong mọi thủ tục pháp lư lại bị chặn ở sân bay và tịch thu hộ chiếu.

Đúng là nhân quyền theo kiểu Việt Nam!

Tôi không biết nói sao để giải thích cho bạn bè và người thân hiểu, nhất là những người chưa từng trải nghiệm thực tế của nền luật pháp kiểu cao su, thường co giăn tùy ư và tùy hứng của các nhà lănh đạo.

Đọc kỹ lại “Biên bản tạm hoăn xuất cảnh đối với ông Mai Thái Lĩnh”, tôi thấy có nói đến căn cứ pháp lư: khoản 6, điều 21, Chương IV tại Nghị định số 136/2007/NĐ-CP ngày 17/08/2007 của Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam. Tôi ṭ ṃ t́m hiểu điều 21 của nghị định này và thấy nội dung như sau:

Điều 21. Công dân Việt Nam ở trong nước chưa được xuất cảnh nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:

 

1. Đang bị truy cứu trách nhiệm h́nh sự hoặc có liên quan đến công tác điều tra tội phạm.

2. Đang có nghĩa vụ chấp hành bản án h́nh sự.

3. Đang có nghĩa vụ chấp hành bản án dân sự, kinh tế; đang chờ để giải quyết tranh chấp về dân sự, kinh tế.

4. Đang có nghĩa vụ chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nghĩa vụ nộp thuế và những nghĩa vụ khác về tài chính trừ trường hợp có đặt tiền, đặt tài sản hoặc có biện pháp bảo đảm khác để thực hiện nghĩa vụ đó.

5. V́ lư do ngăn chặn dịch bệnh nguy hiểm lây lan.

6. V́ lư do bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xă hội.

7. Có hành vi vi phạm hành chính về xuất nhập cảnh theo quy định của Chính phủ.”

Như vậy, căn cứ vào khoản 6, có thể hiểu nguyên nhân khiến tôi không được xuất cảnh là “v́ lư do bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xă hội”. Xét về mặt trật tự an toàn xă hội, suốt đời tôi chỉ là một nhà giáo, một người nghiên cứu, một người cầm bút, sống mẫu mực, chẳng những không gây rối cho trật tự an ṭan xă hội mà c̣n luôn quan tâm đến việc xây dựng một xă hội thật sự trật tự và an toàn (dĩ nhiên là trật tự, an toàn dành cho mọi người chứ không dành riêng cho một thiểu số tham nhũng, lạm quyền). Vậy chỉ c̣n lại lư do “bảo vệ an ninh quốc gia”.

Xem xét những việc gần đây, việc làm có ư nghĩa nhất của tôi là kư tên vào một số bản kiến nghị, trong đó có bản “Kiến nghị Bauxite” do giáo sư Nguyễn Huệ Chi, nhà văn Phạm Toàn và giáo sư-tiến sĩ Nguyễn Thế Hùng chủ xướng. Không lẽ việc làm này lại có phương hại đến an ninh quốc gia?

Những kiến nghị mà tôi kư tên trong thời gian gần đây là sự thể hiện trách nhiệm của một người trí thức khi quyền lợi và an ninh của quốc gia, dân tộc bị đe dọa. Nếu những việc làm để bảo vệ quốc gia ấy được xem như “có phương hại đến an ninh của quốc gia” th́ phải đặt câu hỏi: quốc gia ấy là “quốc gia” Việt Nam hay quốc gia nào khác?

Một số bạn bè hỏi tôi có kiện việc này không. Tôi nghĩ đến trường hợp của tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ, người đang kiện Thủ tướng về việc kư quy hoạch bauxite, người được mệnh danh là “con kiến mà kiện củ khoai”. Tôi cũng chợt nhớ đến trường hợp của một vị ni sư theo đuổi một vụ kiện về đất đai nổi tiếng là dai dẳng nhất ở Lâm Đồng và có thể cũng được xếp nhất nh́ trong phạm vi cả nước. Giấy tờ th́ được nhiều cấp thẩm quyền coi là đúng, nhưng rồi cũng không ai giải quyết, cố t́nh kéo dài ngày này sang tháng nọ, như muốn làm cho người đi kiện phải bỏ cuộc v́ mệt mỏi.

Nếu muốn kiện, phải có luật pháp công minh và sự tôn trọng luật pháp. Luật pháp như thế, ở nước ta chưa có. Ngoài ra c̣n phải có cơ quan xử kiện có tính độc lập, có đủ quyền lực và được nhân dân tin tưởng là công bằng, khách quan. Cơ quan ấy hiện nay ở nước ta cũng chưa có.

V́ vậy, tôi đành dừng lại ở việc công bố câu chuyện này, để cho mọi người Việt trong và ngoài nước biết thêm về cái gọi là “quyền tự do đi lại” ở Việt Nam hiện nay.

Bao giờ th́ quyền tự do đi lại - một quyền dân sự căn bản của người dân trong một quốc gia văn minh, được thật sự tôn trọng chứ không phải là một thứ ân huệ để ban phát cho người này và tùy tiện cắt bỏ đối với người khác?

 

Sài G̣n, 10.7.2009


<< trở về đầu trang >>
 free counters