Video Tài Liệu Audio Tài Liệu Nhạc Tin Tức & Thời Sự B́nh Luận

 

Kiến nghị khẩn cấp với Quốc hội: Không tổ chức dân quân tự vệ biển

Kiến nghị khẩn cấp với Quốc hội: Không tổ chức dân quân tự vệ biển

 

Cù Huy Hà Vũ

 

Hà Nội ngày 19/11/2009

 

KIẾN NGHỊ  KHẨN CẤP

“KHÔNG TỔ CHỨC DÂN QUÂN, TỰ VỆ BIỂN”

 

Kính gửi: Quốc hội nước Cộng ḥa xă hội chủ nghĩa Việt Nam

Tôi là, Tiến sĩ Luật, công dân Việt Nam, HKTT tại 24 Điện Biên Phủ, Hà Nội, xin gửi tới Quốc hội lời chào trân trọng.

Được biết Quốc hội tại Kỳ họp thứ 6 này sẽ thông qua Dự Luật dân quân, tự vệ (sau đây gọi là Dự luật) theo đó lực lượng dân quân tự vệ biển sẽ được thành lập. Căn cứ Điều 53 Hiến pháp: “Công dân có quyền tham gia quản lư Nhà nước và xă hội, tham gia thảo luận các vấn đề chung của cả nước và địa phương, kiến nghị với cơ quan Nhà nước, biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ư dân”, tôi kiến nghị với Quốc hội như tŕnh bày sau đây.

Trước hết tôi nhiệt liệt hoan nghênh Quốc hội với chủ trương thành lập dân quân, tự vệ biển đă biểu thị một cách mạnh mẽ quyết tâm bảo vệ biển, đảo của Tổ quốc Việt Nam. Không nghi ngờ ǵ nữa, đây chính là sự chỉnh đốn cấp thiết của Cơ quan quyền lực Nhà nước tối cao đối với thái độ phải nói là yếu hèn vừa qua của Chính phủ truớc việc nước ngoài xâm phạm trắng trợn chủ quyền biển của Việt Nam như liên tục đâm ch́m tàu, thuyền đánh cá, ngược đăi ngư dân Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa. Đây cũng chính là hành vi phục hồi danh dự cho tất cả công dân Việt Nam yêu nước bị cơ quan an ninh bắt giữ do “xâm hại an ninh quốc gia” (lư do mà Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nguyễn Phương Nga đưa ra ngày 11/9/2009) chỉ v́ đă kêu gọi dưới nhiều h́nh thức khác nhau bảo vệ không khoan nhượng an ninh quốc gia nói chung, chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa nói riêng!

Nếu như bảo vệ chủ quyền lănh thổ quốc gia là không phải bàn căi th́ bảo vệ chủ quyền ấy như thế nào, đặc biệt trong thời b́nh, đ̣i hỏi các đại biểu toàn quốc của nhân dân phải vô cùng cẩn trọng, v́ “sai một ly, đi một dặm”, sơ sẩy một chút thôi cũng có thể dẫn đến kết cục hoàn toàn ngược lại là đánh mất chủ quyền quốc gia. Trên tinh thần đó, tôi cho rằng lập dân quân, tự vệ biển là một sai lầm chiến lược với những lư do sau đây:

MỘT LÀ, bảo vệ tính mạng của nhân dân là nghĩa vụ của Nhà nước. Thực vậy, chiểu theo Điều 2 Hiến pháp “Nhà nước Cộng ḥa xă hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xă hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và v́ nhân dân”, Điều 71 Hiến pháp “Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm”, Nhà nước có nghĩa vụ phục vụ nhân dân trong đó có nghĩa vụ bảo vệ tính mạng của nhân dân. Do đó, việc Nhà nước thành lập dân quân, tự vệ biển, tức trang bị vũ khí cho ngư dân để họ tự bảo vệ mạng sống của ḿnh trong trường hợp bị người nước ngoài tấn công trên biển, không ǵ khác hơn là một sự thoái thác nghĩa vụ bảo vệ tính mạng của nhân dân đă được Hiến pháp quy định cho Nhà nước.

HAI LÀ, thành lập dân quân, tự vệ nói chung, dân quân, tự vệ biển nói riêng, là vượt quá Hiến pháp. Điều 77 Hiến pháp quy định: “Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quư của công dân. Công dân phải làm nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng quốc pḥng toàn dân”. Như vậy, khác với thời chiến trong đó toàn dân có nghĩa vụ tham gia chiến đấu bảo vệ Tổ quốc nên bên cạnh lực lượng vũ trang chính quy có tổ chức dân quân, tự vệ, “nghĩa vụ quân sự” duy nhất của công dân trong thời b́nh là phục vụ tại ngũ và phục vụ trong ngạch dự bị của quân đội được cụ thể hóa tại Luật Nghĩa vụ quân sự, đồng nghĩa công dân “tham gia xây dựng quốc pḥng toàn dân” không thể là phục vụ trong một tổ chức quân sự nào khác ngoài quân đội dù đó là bán vũ trang như dân quân, tự vệ. Trên tinh thần đó, “tham gia xây dựng quốc pḥng toàn dân” cần được hiểu là tham gia các khóa huấn luyện quân sự để có thể sẵn sàng chiến đấu trong trường hợp có chiển tranh hoặc tham gia tuyên truyền, giáo dục về bảo vệ toàn vẹn lănh thổ quốc gia.

Tóm lại, như trên đă phân tích, dân quân, tự vệ là lực lượng vũ trang t́nh thế nảy sinh trong bối cảnh chống ngoại xâm nên một khi ngoại xâm không c̣n th́ bản thân cũng không c̣n lư do để tồn tại. Do đó, việc duy tŕ lực lượng dân quân, tự vệ trong thời b́nh không thôi, chứ chưa nói đến tăng cường, là hoàn toàn phi lư. Nghiêm trọng hơn, chính lực lượng dân binh này lại là nhân tố gây bất ổn định, chia rẽ, thậm chí phá nát cộng đồng xă hội. Thực vậy, khác với quân đội là lực lượng pḥng thủ quốc gia, tức luôn tồn tại cả khi không có địch, th́ sự hiện diện của dân quân, tự vệ trong thời b́nh tự nó đă giả định một bộ phận “đồng bào” là “địch”, là “thù” hay đối tượng phải tiêu diệt, đồng nghĩa “nội chiến” tiềm tàng! Tôi tin rằng chủ nghĩa yêu nước chân chính của người Việt gắn liền với các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm không thể và không bao giờ chấp nhận một sản phẩm “bệnh hoạn” đến như vậy!

BA LÀ, khẳng định và bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển không phải là chức năng của ngư dân. Trung tướng Chủ nhiệm Ủy ban An Ninh Quốc pḥng của Quốc hội Lê Quang B́nh cho rằng:Dân quân tự vệ biển sẽ được trang bị súng để có thể tự vệ khi bị tấn công, đây là lực lượng ṇng cốt giúp người dân khi ra biển, xác định đâu là chủ quyền Việt Nam. Đại biểu Quốc hội Nguyễn Đăng Trừng cũng cho rằng “nếu không tổ chức khai thác đánh bắt (hải sản) liên tục trên vùng biển của ta th́ dần dần trong thực tế, chúng ta sẽ mất chủ quyền trên vùng biển của ḿnh” và để bảo đảm quyền đánh bắt (hải sản) th́ phải vũ trang ngư dân. Những nhận định trên là hoàn toàn sai lầm, ấu trĩ và rất phi thực tế v́ người dân đi biển là để mưu sinh c̣n khẳng định hay bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển là chức năng của Nhà nước và quân đội. Vả lại, do thời tiết bất thường hay bệnh tật mà ngư dân không thể đi biển, không lẽ Việt Nam lại mất chủ quyền biển?! Ngư dân dù có đông đến mấy cũng không thể dàn khắp hải phận quốc gia, không lẽ Việt Nam lại mất chủ quyền đối với những vùng không được ngư dân “phủ”?!

Tóm lại, trong mọi t́nh huống không thể biến ngư dân thành “người đóng thế” cho hải quân, biến sinh mạng của họ thành “thuốc thử” chủ quyền quốc gia!

BỐN LÀ, cứu hộ trên biển là hoạt động nhân đạo, do đó về bản chất là hoạt động dân sự ngay cả trên chiến trường, giống hệt hoạt động Chữ thập đỏ trên đất liền. V́ lẽ này, hoạt động cứu hộ là bắt buộc đối với tất cả những ai hoạt động trên biển, dù đó là ngư dân, thủy thủ tàu thương mại, hải quân hay cảnh sát biển. Như vậy, quan điểm cho rằng có biên chế trong tổ chức dân quân, tự vệ biển th́ mới có thể được huấn luyện và thực hiện công tác cứu hộ trên biển là hoàn toàn nguỵ biện. Cũng cần khẳng định rằng lực lượng chính thực hiện cứu hộ trên biển vẫn luôn là hải quân và cảnh sát biển.

NĂM LÀ, dân quân, tự vệ biển rất dễ trở thành “ng̣i nổ” cho chiến tranh xâm lược lănh thổ của Việt Nam trên biển. Theo Dự luật, dân quân, tự vệ biển được quyền nổ súng trong trường hợp phát hiện địch khi tuần tra biển, đảo. Thế nhưng với tư cách lực lượng vũ trang không chuyên, dân quân, tự vệ không thể có khí tài, thông tin hoặc sự chỉ huy thống nhất cần thiết như lực lượng vũ trang chính quy để có thể xác định “địch” một cách tuyệt đối chính xác hoặc nổ súng đúng lúc, dẫn đến khả năng bắn nhầm dân thường nước ngoài hoặc nổ súng không cần thiết khi bị khiêu khích là rất cao. Tất cả những sai lầm này dù nhỏ nhất chắc chắn sẽ bị các lực lượng nước ngoài mưu đồ bành trướng nhanh chóng biến thành cớ để gây chiến tranh xâm lược!

SÁU LÀ, dân quân, tự vệ không thể là lực lượng tác chiến trên biển. Thực vậy, cuộc chiến trên biển khác hẳn cuộc chiến trên đất liền. Trong cuộc chiến trên đất liền, mọi loại vũ khí có thể phát huy tác dụng, kể cả vũ khí thô sơ, đồng nghĩa dân quân, tự vệ trang bị vũ khí nhẹ có vai tṛ của nó. Ngược lại, chỉ duy nhất các phương tiện chiến tranh tối tân như tàu chiến (gồm cả tàu ngầm), máy bay chiến đấu hay tên lửa mới có khả năng bảo vệ hải phận quốc gia. Nói cách khác, giao cho dân binh nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển không ǵ khác hơn là đẩy họ vào chỗ chết!

BẢY LÀ, lập dân quân, tự vệ biển để bảo vệ sinh mạng của ngư dân, bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển là làm mất uy tín của quân đội. Thực vậy, làm sao người dân có thể hiểu nổi một quân đội dày truyền thống “v́ nhân dân quên ḿnh” lại có thể làm điều ngược lại là cổ vơ trên thực tế người dân xông vào chỗ chết thay cho ḿnh như trên đă phân tích! Thông cảm hơn hơn là những quan điểm cho rằng lập dân quân, du kích biển chỉ là giải pháp t́nh thế hay bất đắc dĩ trong bối cảnh quân đội vẫn chưa định h́nh được chiến lược pḥng thủ bền vững hay quân đội c̣n phải dành sức để chống “diễn biến hoà b́nh” và “tự diễn biến hoà b́nh” được xác định là nhiệm vụ chính trị đặc biệt quan trọng, nhất là trong bối cảnh Đại hội Đảng XI đang đến gần như tuyên bố của nhiều tướng lĩnh… Bất luận thế nào th́ việc lập dân quân, tự vệ biển trong bối cảnh tàu nước ngoài tung hoành đe dọa sinh mạng và tài sản của ngư dân ngay trong hải phận quốc gia chắc chắn không chỉ làm sút giảm nghiêm trọng ḷng tin của nhân dân vào quân đội gắn với thể chế chính trị hiện hành mà c̣n dẫn đến hiểm họa mất chủ quyền quốc gia thực sự khi nước ngoài lấy đó làm dấu hiệu suy yếu của quốc pḥng Việt Nam để lấn tới!

Với tŕnh bày trên, nhằm mục đích bảo vệ một cách bền vững Tổ quốc Việt Nam nói chung, chủ quyền biển của Việt Nam và sinh mạng của ngư dân nói riêng, tôi, Cù Huy Hà Vũ, khẩn cấp kiến nghị với Quốc hội:

1. Không tổ chức dân quân, tự vệ biển;

2. Không đầu tư dàn trải cho an ninh – quốc pḥng mà tập trung hiện đại hóa hải quân và cảnh sát biển (kiên quyết xoá bỏ những tập đoàn kinh tế Nhà nước lỗ hoặc không hiệu quả để có thêm nguồn vốn thực hiện mục tiêu này);

3. Định hướng chiến lược pḥng thủ biển trên căn bản liên minh quân sự với cường quốc trên biển.

 

Trân trọng,

Tiến sĩ Luật CÙ HUY HÀ VŨ

ĐT: 0904350187, Email: havulaw@yahoo.com

 

Phụ lục: Văn bản Kiến nghị đă gửi Quốc hội

110.jpg

25.jpg

34.jpg

43.jpg


52.jpg


<< trở về đầu trang >>
free counters