Video Tài Liệu Audio Tài Liệu Nhạc Tin Tức & Thời Sự B́nh Luận

 

Kiểm duyệt của Trung Quốc phản tác dụng tại Hội chợ sách Frankfurt

Kiểm duyệt của Trung Quốc phản tác dụng tại Hội chợ sách Frankfurt


Bảo Thạch


Hội chợ sách Frankfurt đă diễn ra trong 5 ngày với rất nhiều cuộc tranh luận và chỉ trích về thái độ của Trung Quốc, khách mời danh dự. Sau khi hội chợ bế mạc, Bắc Kinh đă chẳng thu về được bao nhiêu mối lợi, ngược lại, c̣n bị quàng vào cổ, bản sắc một chế độ độc tôn với nền văn hóa quốc doanh
Vào giữa tháng 10, Hội chợ sách Frankfurt, nước Đức đă kết thúc trong không khí tranh luận gay gắt, chung quanh việc Trung Quốc, khách mời danh dự, lại muốn áp đặt chính sách kiểm duyệt với nước chủ nhà. Như vậy, từ lúc chuẩn bị khai mạc cho đến ngày cuối, Hội chợ sách Frankfurt, mà tại Trung Quốc được đánh giá mang tầm vóc ‘‘Olympic của thế giới xuất bản’’, đă gây thêm xôn xao trên quốc tế về thái độ bất bao dung của Bắc Kinh, thay v́ tô điểm cho h́nh ảnh của chế độ như mong muốn của các lănh đạo.
Theo hăng tin Inter Press Service, Hội chợ Frankfurt đă gây nhiều lúng túng, đẩy Bắc Kinh vào chỗ khó xử, thay v́ tạo bệ phóng cho Trung Quốc phô trương ‘‘quyền lực mềm’’. Nguyên nhân là vào ngày 18 tháng 10, một nhà báo kiêm nhà văn ly khai Đới T́nh, đă bị ngăn cấm không được tham dự Hội nghị bế mạc Hội chợ sách Frankfurt. Theo một viên chức thuộc Ban tổ chức Hội chợ, ông Peter Ripken, bà Đới T́nh không thuộc danh sách những khách mời cho Hội nghị bế mạc. Ngày hôm sau, ông Peter Ripken đă bị Ban tổ chức Hội chợ chấm dứt hợp đồng, v́ vụ việc này một lần nữa cho thấy những uốn éo, zíc zắc của các viên chức như ông Ripken, một mặt phải chiều ḷng Bắc Kinh, mặt khác phải  bảo vệ tính dân chủ, đa nguyên cho sự kiện văn hóa bậc nhất này.
Xin nhắc lại, như tin chúng tôi đă loan ngày 14 tháng 10, hai nhà văn ly khai của Trung Quốc, bà Đới T́nh và ông Bối Lĩnh được mời hiện diện trong một cuộc hội thảo chuẩn bị Hội chợ sách, đă khiến cho phái đoàn của Trung Quốc nổi giận và đe dọa tẩy chay. Như vậy, sau 5 ngày Hội chợ, với rất nhiều cuộc tranh luận và chỉ trích, Bắc Kinh đă chẳng thu về được bao nhiêu mối lợi, ngược lại, c̣n bị quàng vào cổ, bản sắc một chế độ độc tôn với nền văn hóa quốc doanh. Chắc hẳn, Bộ Thông tin Tuyên truyền của Trung Quốc sẽ rút kinh nghiệm về sự kiện này, sau khi đă tốn kém 5 năm trời chuẩn bị cho Hội chợ sách Frankfurt, và chi phí 15 triệu đôla (theo Inter Press), hay chi ít cũng là 7,5 triệu đôla (theo Time).

Bắc Kinh muốn quảng bá văn học quốc doanh ra nước ngoài
Làn sóng phẫn nộ trên thế giới trước các đợt đàn áp tại Tây Tạng và Tân Cương đă đốc thúc Bắc Kinh tăng tốc trong việc tuyên truyền bảo vệ chế độ. Theo Inter Press, họ gia tăng tài trợ cho các nhà văn hóa dạy tiếng quan thoại ở nước ngoài, cũng như tung ra nhiều cơ quan truyền thông bằng ngoại ngữ và chọn lọc quảng cáo ở ngoại quốc một số tác phẩm được Nhà nước bảo trợ. Đó là trường hợp của tác phẩm ‘‘Totem Sói’’ (tác giả là Khương Nhung) hay tiểu thuyết ‘‘Anh Em’’ (tác giả là Dư Hoa).
Cạnh đó, theo tin Inter Press, Bắc Kinh biếu không nhiều tác phẩm của Trung Quốc, chuyển dịch ra tiếng nước ngoài, cho hàng trăm thư viện trên thế giới. Tất cả nhằm nâng cao thanh thế một quốc gia có văn hóa. Hiềm một nỗi, điều mà Bắc Kinh đánh giá là mặt trận tư tưởng để giành uy tín, lại rất nhạy cảm đối với sự chỉ đạo từ trên xuống, thậm chí từ nước ngoài rót vào.
Nhân Hội chợ sách Frankfurt, nếu báo giới nước ngoài theo dơi những lời tán dương văn học Trung Quốc đang bừng sáng, th́ họ lại chú ư gấp 10 đến hoàn cảnh của nhà thơ Liêu Diệc Vơ, tuy đă được mời tham gia Hội chợ sách Frankfurt, nhưng bị Nhà nước cấm xuất ngoại. Nghịch lư là Bắc Kinh chưa nhận thức rằng văn hóa và tự do tư tưởng song hành như bóng với h́nh. C̣n thứ văn chương quốc doanh mà Bắc Kinh đang phân phát trên thế giới, không thể so sánh nổi với một Cao Hành Kiện, giải Nobel Văn Học lưu vong.

<< trở về đầu trang >>
free counters

>