Khổ quá ngư dân ơi!
Tô Vĩnh Hà
Đọc những ḍng tin trên báo mà mắt cứ như muốn nḥe đi: Lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc ở Biển Đông làm cho hàng ngàn tàu cá phải nằm bờ!
Không nằm bờ sao được, khi ra khơi mưu sinh mà bị tàu lạ đâm ch́m, bị cướp hết cá, bị hút hết dầu, bị đuổi cho chạy đến mức không c̣n ǵ nữa sau hàng tháng trời vật lộn với biển khơi…
Điều đau ḷng ở chỗ, đây là chuyện xảy ra đă nhiều năm, nhưng các cơ quan chức năng cứ ra sức “lặng im như một bếp lửa vừa tàn” – như lời Đức Phật nói.
Tại sao lại có thể tồn tại sự thờ ơ, vô cảm và vô trách nhiệm đến như thế khi chủ quyền của quốc gia, số phận của người dân bị thách thức, bị chà đạp một cách thô bạo? Ông Nguyễn Việt Thắng, Chủ tịch Hội Nghề cá Việt Nam đă nói: “Chúng tôi đă có kiến nghị với Chính phủ rằng… Chính phủ phải can thiệp để bảo vệ quyền lợi cho ngư dân…”, nhưng “Năm nào cũng vậy thôi. Trung Quốc làm được mấy năm rồi”!
T́nh trạng “năm nào cũng vậy thôi”, có nghĩa là ǵ? Phải chăng chúng ta không c̣n đủ khả năng để bảo vệ chủ quyền đất nước? Và như thế, ngư dân biết trông chờ vào đâu để mà sống, không lẽ cứ măi sợ tàu lạ c̣n hơn cả sợ giông tố ngoài biển khơi?
Chúng ta đang tự quên nhiều điều. Thứ nhất, ngư dân là những người đầu tiên, trực tiếp và thường xuyên bảo vệ vùng biển, vùng đảo của Tổ quốc. Chính họ! Và chính họ chứ không phải ai khác, đă lên tiếng chứng minh với toàn thể loài người công chính trên thế giới này rằng, việc kiếm sống đó từ hàng ngàn năm nay đă là lẽ tự nhiên. Do đó, chủ quyền là chuyện đương nhiên! Ngay trong Công ước Biển năm 1982 của LHQ cũng đă phân định rất rơ về vùng “biển đảo có cư dân” và “vùng không có cư dân”. Giá trị của hai t́nh trạng đó cách nhau cả 100 hải lư! Nói như thế để thấy rằng, sự hiện diện thường xuyên của ngư dân trên biển để sinh sống một cách b́nh thường là cách khẳng định chính xác về chủ quyền. Thứ hai, sự nhân nhượng trong ngoại giao mềm dẻo là cần thiết, nhưng phải có nguyên tắc! Đọc lại những điều Hồ Chủ tịch đă viết giai đoạn 1945 – 1946 sẽ thấy rất rơ. Bác Hồ cho rằng “thực lực là cái chiêng, ngoại giao là cái tiếng”. Do đó, “Phải khoan hồng nhưng không nhu nhược, như vậy mới thực là phụng sự quyền lợi quốc gia”. Người cũng đă từng hiệu triệu với quốc dân đồng bào rằng: “Chúng ta đă nhân nhượng, nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới...” kia mà. Thứ ba, việc tàu cá phải nằm bờ ngay trong mùa cá sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của hàng chục vạn ngư dân và gia đ́nh họ. Trong bối cảnh nền kinh tế suy thoái, hậu quả sẽ rất khó lường. Thử hỏi, trong cơi đời này có ai khổ hơn ngư dân: Bất trắc từ băo tố, cướp biển, từ cả chuyện gặp cá hoặc không… Bây giờ lại thêm chuyện đe dọa trực tiếp từ nước ngoài, ngư dân làm sao sống nổi? Đă từng có chuyện nhiều ngư dân Hậu Lộc, Thanh Hoá bị bắn chết cách đây mấy năm, chuyện 2 ngư dân bị mất tích khi tàu lạ đâm ch́m tàu cá ngày 26.5.2009… Đó không bao giờ là chuyện nhỏ!
Hăy cứu lấy ngư dân! Tiếng kêu ấy, lúc này, đă là muộn rồi. Nhưng dù muộn vẫn c̣n hơn là không làm ǵ. C̣n hơn là để mặc ngư dân – những công dân biển đích thực, phải khổ sở và chịu nhiều tai họa như thế.
Khi một công dân Mỹ – một nữ nhà báo Mỹ gốc Iran – Roxana Saberi bị Iran bắt và xét xử th́ Tổng thống Mỹ lên tiếng: "Tôi rất lo cho an toàn và cuộc sống của cô ấy. Chúng tôi đang nỗ lực bảo đảm rằng cô ấy được đối xử tử tế và sẽ t́m kiếm thông tin để băi bỏ vụ của cô ấy bị Iran bắt và xét xử".
Ngư dân Việt bị tàu lạ đâm, bị Trung Quốc đuổi khỏi ngư trường, chính quyền Việt Nam bặt tiếng!
Cái thời oanh liệt xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước! Tôi tự hỏi: có c̣n không, c̣n không?
Hay chỉ c̣n nỗi buồn nhược tiểu!
Viết từ Huế, 6.6.2009