Video Tài Liệu Audio Tài Liệu Nhạc Tin Tức & Thời Sự B́nh Luận

 

Kỷ niệm hai năm những cuộc biểu t́nh yêu nước, không quên anh thư Phạm Thanh Nghiên

Kỷ niệm hai năm những cuộc biểu t́nh yêu nước,

không quên anh thư Phạm Thanh Nghiên

 

Kim Châm

 

Có lẽ khó người dân Việt Nam nào quên được ngày 9 tháng 12 năm 2007, ngày đánh dấu cuộc biểu t́nh tự phát đầu tiên của cộng đồng dân cư mạng v́ Hoàng Sa – Trường Sa thân yêu. Trong một đất nước mà người dân chỉ được phép tụ tập đông người dưới sự chỉ đạo của nhà nước để hoan hô lănh tụ, hoan hô đảng, hoặc để phản đối những ǵ đảng bảo phải phản đối, th́ sự kiện lần đầu tiên hàng ngàn người xuống đường một cách tự phát, không do sự chỉ đạo của ai ngoài sự thôi thúc của tâm và trí “v́ chủ quyền Tổ quốc của dân tộc”, sẽ măi măi đi vào ḷng những ai đă và đang quan tâm và trăn trở với vận mệnh của đất nước. Âm mưu bành trướng và sự xâm lược của Trung Quốc đối với nước ta là một thực tế đă hiển hiện từ hàng ngàn năm nay; v́ thế, bất chấp rào cản từ phía nhà nước, cuộc biểu t́nh ngày 9 tháng 12 năm 2007 là hành động mạnh mẽ và là minh chứng hùng hồn nhất cho ḷng yêu nước của mỗi người dân Việt Nam.

Thoạt đầu đă có nhiều giả thuyết về động cơ của cuộc biểu t́nh. Có người cho rằng, đây là “âm mưu của các thế lực thù địch”. Lạc quan hơn th́ cho rằng, biểu t́nh là một hành động nằm trong khuôn khổ chính sách đối ngoại của nhà nước…v.v. Tất cả chỉ là giả thuyết. Nhưng rồi những giả thuyết, suy luận ban đầu đó đều phải nhường chỗ cho sự thật không thể chối căi được là, những người tham gia biểu t́nh, phần lớn là học sinh – sinh viên, tri thức và giới văn nghệ sĩ – những con người hoàn toàn không có mưu đồ chính trị. Họ đă đến, đă hành động chỉ để bày tỏ quan điểm phản đối sự bành trướng xâm lược của Trung Quốc. Họ đă chứng minh rằng, yêu nước là bản năng gốc của người Việt.

Dù cuộc biểu t́nh yêu nước ngày 9 tháng 12 hai năm trước và những ngày cuối tuần sau đó đă bị nhà nước dập tắt ngay từ trong trứng nước, nhưng từ đó cho đến nay, tinh thần “phản đối Trung Quốc xâm lược” luôn luôn được tiếp nối và thể hiện dưới nhiều h́nh thức, ngày càng lan toả trong mọi thành thần dân chúng Việt Nam. Đặc biệt trong giới trí thức và quân đội: tướng Vơ Nguyên Giáp, Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Trọng Vĩnh, giáo sư Huệ Chi và hàng ngàn trí thức kư tên vào thỉnh nguyện thư phản đối việc đưa người Tàu vào khai thác bauxite tại Tây Nguyên – nơi được xem như "nóc nhà Đông Dương"; Blogger Điếu Cày và hàng trăm sinh viên quảng bá tài liệu về Công hàm Phạm Văn Đồng; 9 nhà yêu nước tại Hải Pḥng treo biểu ngữ tuyên nhận Hoàng Sa – Trường Sa là của Việt Nam; các blogger in áo và mặc áo với hàng chữ chống khai thác Bauxite và tuyên nhận Hoàng Sa – Trường Sa; cả những đồng bào cực nghèo trên đường Tạ Quang Bửu, vẫn dùng tấm bạt che mưa nắng để bày tỏ ḷng yêu nước của ḿnh... Nhiều thư ngỏ, bài viết xiển dương ḷng yêu nước, ca ngợi những cuộc biểu t́nh chống Trung Quốc xâm lược hai năm trước, hàng triệu ư kiến thảo luận, tố giác phường buôn dân bán nước, đă được giới blogger và dân mạng nhân rộng trên mạng lưới toàn cầu.

Trong số những con người và sự việc đó, đặc biệt phải kể đến chị Phạm Thanh Nghiên. Người phụ nữ với ḷng yêu nước ngùn ngụt cùng ư chí sắt đá chống độc tài, bất công; nhất là chống sự ươn hèn trước nước bá quyền phương bắc của chị, đă khiến đảng và nhà nước đang mang đầy đủ những đặc tính đó sợ hăi, bắt giam chị biền biệt. Trong không khí khủng bố luôn bao trùm những người yêu nước, chị Phạm Thanh Nghiên đă dám công khai bày tỏ sự phẫn nộ của ḿnh trước việc công an bắt giam các nhà dân chủ và rất nhiều người khác thuộc thành phần thanh niên sinh viên và dân oan, những người đă lên tiếng bảo vệ chủ quyền đất nước... Động lực nào đă khiến người phụ nữ mảnh mai, nặng không đầy 50 cân đó có một nghị lực phi thường và một tinh thần dũng cảm như vậy? Đọc lá thư phản đối công hàm bán nước của ông Phạm Văn Đồng, đồng thời kêu gọi mọi tầng lớp dân chúng bày tỏ thái độ và ḷng yêu nước, người ta sẽ thấy được điều này. Chị đă viết:
“Trong suốt chiều dài lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam, hàng hàng lớp lớp các thế hệ tiền nhân cống hiến cuộc đời, mạng sống của ḿnh cho sự nghiệp cứu nước và dựng nước. Giải giang sơn gấm vóc mà chúng ta có được ngày hôm nay đă nhuộm thắm mồ hôi, xương máu của biết bao công dân Việt Nam đầy ḷng ái quốc. Trong trách nhiệm của một con dân Việt Nam, trong sự biết ơn và trân quư những hy sinh xương máu của tổ tiên, tôi tự cho ḿnh có bổn phận phải tiếp nối truyền thống bảo vệ và ǵn giữ đất nước. Sự ǵn giữ và bảo vệ không chỉ đơn thuần ở từng mét vuông lănh thổ mà c̣n là danh dự và niềm tự hào của dân tộc Việt Nam. Sự ǵn giữ và bảo vệ này nằm trong tinh thần Tổ Quốc trên hết, đứng trên mọi bất đồng về ư thức hệ, chính kiến, tổ chức và đảng phái. Cách đây đúng 50 năm, vào ngày 14 tháng 9 năm 1958, ông Phạm Văn Đồng đă đại diện đảng Cộng sản Việt Nam kư bản công hàm chấp nhận và tán thành bản Tuyên bố của đảng Cộng sản Trung Quốc về bề rộng lănh hải của Trung Quốc trong đó bao gồm các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, vốn tự ngh́n đời thuộc vào lănh thổ Việt Nam. Đây là một hành động cúi đầu bán nước của đảng cầm quyền CSVN đối với ngoại bang, chưa kể là ông cựu thủ tướng Phạm Văn Đồng vào thời điểm đó không có thẩm quyền ấy, v́ 2 đảo Trường Sa và Hoàng Sa lúc ấy thuộc về quyền trách nhiệm sở hữu của miền Nam Việt Nam Cộng Ḥa. Nhân dân Việt Nam chưa bao giờ và sẽ không bao giờ chấp nhận sự dâng hiến này của đảng CSVN. Hoàng Sa và Trường Sa muôn đời vẫn là lănh thổ của Việt Nam.
50 năm trôi qua, mối nhục mất đất mất biển lại bị tiếp nối bởi nhiều sự dâng hiến khác, v́ quyền lợi riêng tư, của thiểu số cầm quyền. Điển h́nh là Hiệp định về biên giới trên đất liền Việt Nam-Trung quốc vào ngày 30-12-1999 và Hiệp định phân định lănh hải Việt Nam-Trung quốc ngày 25-12-2000. 789 cây số vuông dọc biên giới Trung Việt, trong đó có thác Bản Giốc và Ải Nam Quan cùng một phần lănh hải của dân tộc, lại bị dâng hiến cho ngoại bang. Thêm một lần nữa, độc lập của Việt Nam lại bị xâm phạm, danh dự của dân tộc Việt Nam lại bị chà đạp. Trong khi đó, mọi tiếng nói, hành động bày tỏ quan điểm của công dân Việt Nam về Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam, mọi thái độ thể hiện ḷng yêu nước và bảo vệ sự vẹn toàn của lănh thổ cha ông của người dân đă bị thẳng tay đàn áp, bắt bớ hoặc giam cầm.
50 năm trôi qua nhưng chúng ta không thể quên. V́ một phần thân thể của đất mẹ vẫn c̣n bị cắt đứt. Chúng ta không thể cúi đầu. V́ danh dự và tự hào dân tộc vẫn là một vết nhục chưa được xóa nḥa. Chúng ta không thể im lặng. V́ im lặng là đồng ư với hành động bán nước. Chúng ta không thể buông xuôi. V́ mọi sự thờ ơ và buông xuôi sẽ dẫn đến những hành động bán nước tiếp diễn trong tương lai. Chúng ta, không những phải nỗ lực lấy lại những ǵ đă mất, mà c̣n phải ngăn chận những ǵ sẽ mất trong tương lai. Một người, chúng ta sẽ không thành công. Một ngày, một tháng, một năm là quá ngắn để đạt được mục đích. Nhưng với nhiều công dân Việt Nam, bằng trách nhiệm, lương tâm và ḷng yêu nước, bằng chiều dài cuộc sống của chúng ta, chúng ta sẽ thành công trong việc tiếp nối sự nghiệp cứu nước và giữ nước của tiền nhân………..”

Phạm Thanh Nghiên không chỉ viết lên giấy, nói bằng lời, hay chia sẻ trên mạng như tuyệt đại đa số những công dân yêu nước đă làm vào lúc đó, mà chị c̣n thể hiện bằng hành động cụ thể, và đă hành động đúng như những ǵ chị viết trong bức tâm thư:

“…Trong sự ư thức về trách nhiệm của một công dân Việt Nam, trong tinh thần Tổ Quốc trên hết, tôi quyết định sẽ tọa kháng ngay trước nhà của tôi khởi từ ngày 14 tháng 9 năm 2008 trở đi để phản đối hành động bán nước, dâng hiến Hoàng Sa và Trường Sa cho Trung Quốc cách đây 50 năm. Lư do tôi phải chọn h́nh thức đấu tranh này là v́ tôi đă từng nộp đơn xin phép nhà nước để được biểu t́nh, để được làm theo đúng pháp luật quy định của nhà nước, hầu không bị công an vô cớ đàn áp và vu khống như những lần tham dự biểu t́nh trước, nhưng đơn xin phép của tôi cũng đă bị bác bỏ, và bản thân tôi lại bị hành hung. Tôi khiếu tố và đơn khiếu tố ấy cũng bị ṭa từ chối không giải quyết. Tôi không c̣n lựa chọn nào khác trừ phương thức đấu tranh tọa kháng ngay tại nhà tôi để thể hiện quyền bày tỏ thái độ của tôi, một quyền mà chính hiến pháp nhà nước trong điều khoản 69 cũng đă ghi rơ. Và lần này, nếu nhà nước đàn áp, sách nhiễu hay xử dụng bạo lực với tôi, hay thậm chí án tù với tôi, th́ ít ra tôi cũng đă thể hiện qua chính sự an nguy của tôi cho cả thế giới được biết sự thật của đất nước này là không hề có tự do ngôn luận, cho dù là ngay tại chính nhà ḿnh sở hữu.
Tôi cũng tọa kháng để phản đối mọi hành động khiếp nhược của nhà nước này trước ngoại bang phương bắc nhưng lại hung hăn đàn áp mọi tiếng nói, mọi thái độ bày tỏ ḷng yêu nước của công dân Việt Nam. Đây chỉ là một việc làm nhỏ bé mà cá nhân tôi có thể làm được trong lúc này. Nhưng dù là một hành động nhỏ bé, nhưng với tinh thần đất nước là của chung, tôi xin kính khẩn kêu gọi mọi tầng lớp công dân Việt Nam, quư bác, quư chú đă từng hy sinh cuộc đời của ḿnh cho nền độc lập của đất nước, các anh chị và các bạn trẻ đang mong ước đất nước Việt Nam sẽ ngẩng cao đầu với cộng đồng nhân loại, hăy cùng với tôi bày tỏ thái độ và ḷng yêu nước của ḿnh ngay tại chính nhà của quư vị, bất cứ ngày nào khởi từ ngày 14 tháng 9 này trở đi, nếu như quư vị cũng như chúng tôi bị ngăn cấm, không thể đến được nơi biểu t́nh ở Hà Nội vào 14/09 trước sứ quán Trung Quốc.

Mục đích duy nhất của hành động tọa kháng của tôi là bày tỏ ḷng yêu nước và nhắc nhở cho chính tôi và đồng bào của tôi về mối nhục mất đất, mất biển và tôi mong mỏi được sự hỗ trợ và đồng thuận của nhiều người qua những hành động cụ thể. Nếu tôi bị bắt giam th́ chắc chắn "tội" của tôi và đó là là tội duy nhất của tôi, là đă dám công khai bày tỏ ḷng yêu nước của ḿnh. Và nếu v́ yêu nước mà bị giam cầm th́ tôi rất sẵn sàng và hănh diện đón nhận bản án tù ấy bất cứ lúc nào. Và nếu như tôi bị bắt giam trước khi tôi có cơ hội toạ kháng tại nhà như ước muốn, th́ tôi sẽ tọa kháng phản đối trong nhà tù. Đối với tôi những khó khăn này rất là nhỏ bé so với những hy sinh của các bậc tiền nhân, của các vị cha chú đi trước tôi đă trải qua trong sự nghiệp bảo vệ đất nước.”

Ư chí can trường, hành động dũng cảm đi cùng với lời lẽ thống thiết của bức tâm thư như những lời hịch của Phạm Thanh Nghiên cộng hưởng với tinh thần yêu nước lúc nào cũng chờ chực bùng nổ của mọi tầng lớp quần chúng, hẳn đă tạo nên những áp lực đáng kể lên nhà cầm quyền. Những bài bản cũ kỹ một lần nữa lại được Hà Nội triệt để áp dụng. Một mặt gia tăng đàn áp những người yêu nước để răn đe, đặc biệt là sự nghiệt ngă đối với chị Phạm Thanh Nghiên; mặt khác họ vuốt ve tinh thần yêu nước của nhân dân bằng những tṛ như tổ chức giải thi thơ văn biển đảo, t́m hiểu về Hoàng – Trường Sa, khai trương trang mạng Biên Giới Lănh Thổ, công bố Sách Trắng Quốc Pḥng, v.v...

Tuy nhiên, những hành động trên của nhà nước chỉ là sự lấp liếm vụng về cho thực chất của họ. Những tiểu xảo đó đă không giải thích được tại sao Việt Nam đă mất đi những vùng đất vùng biển thân yêu. Những vùng đất, vùng biển mà chính nhà nước Cộng Sản Việt Nam trước đây đă công bố sách trắng nói rằng bị Trung Quốc chiếm đoạt, th́ nay lại thuộc về Trung Quốc? Những tiểu xảo đó không dám đề cập đến hành vi ngang ngược, bạo tàn của Trung Quốc đối với ngư dân Việt nam trên vùng biển của Việt Nam; cũng như sự anh dũng hy sinh của bao chiến sĩ Việt Nam Cộng Hoà, chiến sĩ Quân Đội Nhân Dân ở các vùng hải đảo, biên giới trong nhiệm vụ thiêng liêng bảo vệ tổ quốc... Đặc biệt là không dám đả động ǵ đến công hàm bán nước năm 1958, văn kiện mở đường và làm lư cớ cho sự xấm lấn của Bắc Kinh... Những tiểu xảo của nhà nước không thể giải thích được tại sao sự thể hiện ḷng yêu nước lại bị coi là có tội; để nhà nước vẫn tiếp tục đàn áp, bao vây, bịt miệng tất cả mọi người dân biểu lộ ḷng yêu nước của ḿnh bằng cách này hay cách khác. Blogger Điếu Cày, 9 nhà dân chủ bị kết án tù, những người khác bị giam giữ, bị theo dơi, bị bao vây cô lập về kinh tế, nhiều người bị bắt giam mà không biết ngày xét xử, gia đ́nh không thể liên lạc được…

Rơ ràng là nhà nước Việt Nam không thể giáo dục và định hướng ḷng yêu nước cho dân Việt được bằng những tiểu xảo họ đang làm hiện nay. Bởi ḷng yêu nước là bản năng, là máu thịt, chứ không phải là thứ t́nh cảm có thể uốn nắn hay bẻ cong để phục vụ lợi ích và mưu đồ chính trị của đảng phái.

V́ vậy, muốn người dân tin tưởng vào chủ trương của ḿnh, trước hết nhà nước Cộng Sản phải chấm dứt những tṛ tiều xảo kể trên, mà cụ thể là phải phóng thích và khôi phục danh dự ngay cho những người yêu nước như Điếu Cày, Phạm Thanh Nghiên,... cùng tất cả những ai đang bị giam giữ v́ tranh đấu cho tự do, dân chủ, và chủ quyền của đất nước.

Những người như chị Phạm Thanh Nghiên đă chứng minh rằng: dân tộc đă đi trước những người lănh đạo - những kẻ vừa miễn cưỡng làm dáng chống Trung Quốc, vừa ra sức hăm hại những người yêu nước không cúi đầu khiếp nhược như lănh đạo đảng, mà đă can đảm công khai phản đối âm mưu xâm lược của kẻ xâm lược mà đảng đang cố xu nịnh để có chỗ dựa dẫm.


<< trở về đầu trang >>
free counters