Video Tài Liệu Audio Tài Liệu Nhạc Tin Tức & Thời Sự B́nh Luận

 

Không mặc áo giấy nữa

Không mặc áo giấy nữa


Ngô Nhân Dụng

Ta có câu tục ngữ, “Đi với Bụt mặc áo cà sa; đi với ma mặc áo giấy.” Nhưng nhiều khi chúng ta không thể mặc áo giấy nữa, dù vẫn phải sống bên cạnh ma vương. Bởi v́ nếu cứ tiếp tục mặc áo giấy như thế th́ sẽ có ngày chính ḿnh cũng biến thành ma luôn!
Tháng trước, quư vị trong Hội Đồng Viện Nghiên Cứu Phát Triển ở Hà Nội đă cho thấy họ không muốn mặc áo giấy nữa, khi công bố quyết định tự giải tán. Đó là một tổ chức làm việc nghiên cứu khoa học, để đóng góp vào kho kiến thức và tư duy dùng cho sự phát triển đất nước. Nhưng ông Nguyễn Tấn Dũng đă kư “quyết định số 97” ra lệnh tất cả các công tŕnh nghiên cứu khoa học không được phép tự do phổ biến mà phải tŕnh cho các cơ quan nhà nước trước. Quư vị lănh đạo Viện Nghiên Cứu Phát Triển đă gửi thư yêu cầu thay đổi quyết định 97 này, nhưng bị chính quyền bác bỏ. Trước hoàn cảnh đó, các vị giáo sư và những nhà trí thức lănh đạo Viện đă thấy thà tự giải tán c̣n hơn là tiếp tục làm việc. Các Giáo Sư Hoàng Tụy, Phan Huy Lê, Nguyễn Quang A, Phan Đ́nh Diệu, các chuyên gia và trí thức như Lê Đăng Doanh, Tương Lai, Nguyễn Trung, Vũ Kim Hạnh, Huỳnh Sơn Phước, vân vân, đều là những người có uy tín, đáng kính trọng. Họ đă từ chối không đóng vai tṛ giả bộ làm việc nghiên cứu khoa học trong khi bị bịt miệng bởi Quyết Định 97 của ông Nguyễn Tấn Dũng mà Giáo Sư Nguyễn Quang A đă lên án là “phản khoa học, phản tiến bộ và phản dân chủ.” Họ đă từ chối, không chịu sống với ma, không mặc áo giấy nữa.
Từ bao nhiêu năm qua, các nhà trí thức này đă nhẫn nhịn sống trong hoàn cảnh thiếu tự do nghiên cứu, không có quyền tự do phát biểu, tư tưởng bị hạn chế g̣ ép trong chủ nghĩa Mác xít lỗi mà đảng Cộng Sản bắt cả nước phải học. Bao nhiêu nhà trí thức, nhà báo, văn nghệ sĩ Việt Nam đă phải “mặc áo giấy” v́ đang phải đi với ma. Nhưng ư thức trách nhiệm đối với khoa học, trước dân tộc và trước lịch sử đă khiến nhiều người quyết định ngừng, không mặc áo giấy nữa.
Đây là một tấm gương cho giới trẻ Việt Nam noi theo, hy vọng sẽ thay đổi cả bầu không khí trong đó các thanh niên Việt Nam đang phải sống. T́nh trạng các nhà trí thức, văn nghệ sĩ chịu nhịn nhục mặc áo giấy không phải là hiện tượng đặc biệt mà là điều phổ biến trong xă hội Việt Nam từ bao nhiêu năm qua. Nhiều bậc cha mẹ phải dạy con nối dối (không được nói cho hàng xóm biết bữa qua nhà ḿnh ăn ǵ); thầy cô đồng lơa với học tṛ nói dối (không đủ điểm nhưng vẫn được lên lớp); cho tới các nhà tu cũng phải nói dối. Người cầm quyền hô hào chống tham nhũng, chống ma túy, nhưng bên trong công an buôn ma túy, đảng Cộng Sản là một tổ chức tham nhũng đại quy mô. Sau nửa thế kỷ, lối sống giả dối tràn ngập xă hội đă khiến nhiều thanh thiếu niên không c̣n biết đến các giá trị đạo lư của ông bà, tổ tiên, nếu không được cha mẹ chăm sóc đặc biệt. Mấy thế hệ trẻ lớn lên chỉ thấy người chung quanh toàn mặc áo giấy suốt ngày, mặc áo giấy trở thành một lối sống tự nhiên.
Chúng ta phải chấm dứt thói quen mặc áo giấy. Các nhà lănh đạo trong Hội Đồng Viện Nghiên Cứu Phát Triển đă có một cơ hội chứng tỏ họ quyết định không mặc áo giấy nữa. Học giả Nguyễn Huệ Chi và mấy ngàn nhà trí thức, khoa học, văn nghệ sĩ, đă bỏ áo giấy khi công khai phản đối việc cho Trung Quốc khai thác bô xít. Nhà thơ Hoàng Hưng đă công khai bỏ áo giấy khi hai lần lên tiếng chống việc đàn áp các tăng ni trẻ ở Bát Nhă. Nhiều người Việt Nam khác, nhất là giới thanh niên, trí thức cũng sẵn sàng chứng tỏ quyết tâm như các vị đàn anh này. Nhưng chúng ta cũng thông cảm với những người đang sống trong hoàn cảnh khó khăn dưới những áp lực chính trị, kinh tế, kể cả bạo hành, nếu đứng lên rũ bỏ những mảnh áo giấy mà họ đang phải mang trên ḿnh.
Một nhóm người trong hoàn cảnh khó khăn đó là các nhà báo Việt Nam. Nhiều nhà báo đă dám bày tỏ các ư kiến ngược lại với những kẻ cầm quyền, qua các báo trên mạng lưới tự do. Nhiều tờ báo lâu lâu cũng xé rào đi ra ngoài lề đường mà đảng Cộng Sản vạch ra bắt phải theo. Nhưng trong vụ đàn áp các thiền sinh Bát Nhă th́ tất cả các cơ quan truyền thông ở Việt Nam đều chấp nhận không đi với Bụt mà chịu sống với ma! Tất cả các mạng lưới và báo chí ở hải ngoại đă loan tin và b́nh luận về vụ Bát Nhă. Các hăng thông tấn, các tờ báo nước ngoài đều loan tin cho cả thế giới biết. Nhưng báo, đài ở Việt Nam hoàn toàn im lặng! Điều đáng buồn nhất là chính các tờ báo và tạp chí mang tên là Phật Giáo ở trong nước cũng không có can đảm loan tin về những biến cố Bát Nhă! Lịch sử Phật Giáo Việt Nam sau này sẽ phê phán những người tự nhận là Phật tử đó.
Trong hoàn cảnh bao người c̣n tiếp tục mặc áo giấy để sống với ma (và ch́a tay nhận những phần thưởng do ma phân phát đó), chúng ta cũng vui mừng nhận thấy có những vị tăng ni lớn tuổi trong nước đă chứng tỏ họ vẫn “đi với Bụt,” vẫn mặc áo cà sa chứ không chịu mặc áo giấy nữa. Người ở nước ngoài theo dơi vụ Bát Nhă đă biết được danh hiệu của quư vị tăng khả kính này. Như thầy Thái Thuận ở chùa Phước Huệ, Lâm Đồng đă can đảm mở ṿng tay đón các thiền sinh Bát Nhă sau khi họ bị cưỡng ép rời khỏi tu viện. Một tin mừng nữa là đồng bào Bảo Lộc đă ra tay giúp đỡ các tăng ni Bát Nhă, trong đó có các tín hữu Thiên Chúa Giáo. Theo tin từ đồng bào th́ những tay côn đồ được thuê đánh đập và xúc phạm các tăng ni phần lớn được tuyển từ Hà Nội, Hải Pḥng, những người này suốt đời chưa có kinh nghiệm về tôn giáo nào cả. Như vậy th́ biết ngay cả “xă hội đen” ở miền Nam cũng không đang tâm làm những việc thất đức! Không phải người Việt Nam nào cũng chấp nhận mặc áo giấy suốt đời.
Trước đây chính quyền cộng sản đă dùng luật hộ khẩu để cấm các thiền sinh sống trong tu viện Bát Nhă v́ vị sư chùa này đă bị áp lực từ chối không nhận lănh họ nữa. Các báo do đảng Cộng Sản chỉ huy đều mô tả vụ Bát Nhă như là một vụ tranh chấp nội bộ, đưa tới việc công an phải can thiệp, đuổi những người “cư trú bất hợp pháp” đi về nhà cũ của họ. Nhưng thủ đoạn trên đă thất bại khi cả các vị đứng đầu giáo hội Phật Giáo tại Lâm Đồng là các Ḥa Thượng Pháp Chiếu, Thái Thuận, Tâm Vị và Toàn Đức đều sẵn sàng ủng hộ các tăng ni Bát Nhă và nhận bảo lănh cho họ theo đúng luật lệ về hộ khẩu, để họ được tiếp tục được tu học. Bây giờ chính quyền cộng sản chỉ c̣n cách nói dối khác là đổ cho các thiền sinh trẻ tuổi cái tội “làm chính trị!” Nếu chỉ ngồi xuống tĩnh tâm niệm Phật hay cầu Chúa mà bị coi là làm chính trị th́ cả nước Việt Nam đều có tội! Sự thật mà báo chí của đảng Cộng Sản không dám nói lên là các thiền sinh Bát Nhă chỉ bắt đầu bị tấn công sau khi ông thầy của họ công khai yêu cầu đảng Cộng Sản ngưng kiểm soát các tôn giáo bằng việc băi bỏ Ban Tôn Giáo chính phủ, băi bỏ ngành công an tôn giáo.
Nhiều vị tăng khác ở miền Nam cũng lên tiếng cho thấy là họ đă quyết định không mặc áo giấy nữa. Ḥa Thượng Minh Nghĩa đă tuyên bố sẵn sàng đón các tăng ni Bát Nhă về chùa ở B́nh Dương. Ḥa Thượng Thích Thanh Thắng đă viết một lá thư gửi những người lănh đạo đảng và nhà nước cộng sản yêu cầu ngưng đàn áp các thiền sinh Bát Nhă và lên án các hành động xúc phạm đến các tăng ni trong ban trị sự Phật Giáo Lâm Đồng. Ông viết, “việc trục xuất 400 tu sĩ chùa Bát Nhă của chính quyền tỉnh Lâm Đồng trong mấy ngày qua đă làm cho h́nh ảnh người tu sĩ Phật Giáo Việt Nam bị xúc phạm, giá trị nhân phẩm con người bị coi thường, sự tôn nghiêm của một Giáo hội bị xem nhẹ.”
“Giá trị nhân phẩm con người bị coi thường,” đó là một điều không chỉ liên can đến các tăng ni Bát Nhă và các Phật tử, mà ảnh hưởng đến tất cả mọi người Việt Nam. Tại sao các thiền sinh trẻ tuổi này bị ngăn cấm để không được tiếp tục tu học? V́ tất cả mọi người Việt Nam đều không có những quyền tự do căn bản là tự do cư trú, tự do hội họp và lập hội. Trong truyền thống của Phật Giáo Việt Nam và của các dân tộc Á Đông, bất cứ ai muốn trở thành một tu sĩ Phật Giáo đều có quyền tự do cạo đầu, ăn chay, niệm Phật, lập am, dựng chùa, giảng dạy mọi người theo tam quy ngũ giới, hành tŕ Phật pháp. Không ai cần xin phép nhà nước rồi mới được đi tu, không ai cần xin hộ khẩu mới được ở chùa. Đó là một nền nếp đă có từ hai ngàn năm trước. Đảng Cộng Sản Việt Nam đă thay đổi. V́ họ cấm đoán người dân không được tự do cư trú, tự do hội họp. Đó là nguyên nhân quan trọng nhất, liên quan đến tất cả mọi người Việt Nam chứ không phải chỉ giới hạn trong số 400 thiền sinh Bát Nhă.
Đ̣i hỏi cho mọi người dân được hưởng những quyền tự do căn bản này là trách nhiệm của tất cả mọi người dân Việt, của giới trí thức, của các nhà báo, các luật gia, nhất là của những vị đang lănh đạo các giáo hội dù thuộc bất cứ tôn giáo nào. Tôn giáo không thể có tự do nếu xă hội không được sống tự do.
Đặc biệt là các vị đứng đầu Giáo Hội Phật Giáo đang được nhà nước cộng sản công nhận và chỉ đạo. Quư vị này không có quyền làm ngơ khi chính các tu sĩ Phật Giáo trẻ tuổi bị đánh đập, bị đầu độc bằng thuốc ngừa cúm phun quá nhiều vào pḥng ốc và thực phẩm; và nhiều tăng, ni trẻ c̣n bị xúc phạm cả đến hạnh thanh tịnh của thân thể. Như thầy Thích Thanh Thắng viết về việc công an và côn đồ đánh các tăng ni ở Lâm Đồng tháng trước, “Đây là nỗi đau xót nhục nhă hiếm thấy trong lịch sử Phật Giáo Việt Nam.”
Trước những “nỗi đau xót nhục nhă” đó, những vị đứng đầu giáo hội được nhà nước bảo trợ đang đứng trước một ngă ba. Phải quyết định sẽ mặc áo cà sa trở về với Bụt hay tiếp tục im lặng, đồng lơa với công an côn đ̣, tiếp tục mặc áo giấy để đi với ma cho yên thân. Những nhà trí thức sống đời thế tục như các Giáo Sư Hoàng Tụy, Nguyễn Quang A, Giáo Sư Nguyễn Huệ Chi, nhà thơ Hoàng Hưng đều đă quyết định không mặc áo giấy nữa. Bao giờ th́ những nhà tu cũng cởi áo giấy t́m đường trở về với Bụt?


<< trở về đầu trang >>
free counters