Tội hay đạo đức?
Đọc bài trả lời phỏng vấn của một Thứ trưởng
Bộ Khoa học – Công nghệ về việc Vedan được
trao giải thưởng với câu trả lời tỉnh queo:
“Sản phẩm của Công ty Vedan VN không có
tội…” tôi lại nhớ đến câu nói tương tự
của một cô bé học sinh khi đoạn phim quay
cảnh sinh hoạt t́nh dục với bạn trai bị phát
tán lên mạng tạo nên cơn sốc cho toàn xă hội.
Cô bé đó được Đài Truyền h́nh Việt Nam (VTV)
đưa lên màn ảnh để diễn màn khóc lóc, cảm
thông và phát biểu với 84 triệu dân VN rằng:
“Em không có tội”.
Vâng, có tội hay không có tội, những người
dân VN đều hiểu, có thể pháp luật không can
thiệp, nhưng có một ṭa án khác, ṭa án đạo
đức xă hội và dư luận luôn cảnh giác và lên
tiếng. Chỉ biết rằng dư luận nhân dân đă coi
việc làm của VTV là một việc làm phản cảm
với cộng đồng. Đưa h́nh ảnh một cô bé học
sinh chưa chồng, đă coi việc sinh hoạt t́nh
dục là chuyện b́nh thường và tỉnh queo
“Em không có tội” th́ không thể được sự
đồng thuận của dân chúng và nhất là khó có
thể ăn nhập với đạo đức xă hội truyền thống
của VN.
Và đến nay, ông Thứ trưởng của một Bộ mà
người ta coi rằng Bộ này phải là người hiểu
nhất và quản lư tốt nhất về khoa học, công
nghệ của đất nước, lẽ ra ông Thứ trưởng phải
hiểu cặn kẽ việc một sản phẩm được tạo thành
như thế nào, công nghệ nào th́ không bị coi
là ảnh hưởng đạo đức xă hội.
Không phải ngẫu nhiên mà các hăng lớn trên
thế giới, khi đưa sản phẩm ra thị trường đều
có những cam kết về nguồn gốc sản phẩm cũng
như những yếu tố đạo đức xă hội liên quan
gọi là “Nguyên tắc đạo đức của
nhà cung cấp sản phẩm”.
Chẳng hạn, hăng IBM tuyên bố “Chúng
tôi luôn đặt ra các tiêu chuẩn cao cho cách
thức thực hiện kinh doanh của chúng tôi –
trong các phạm vi từ trách nhiệm công ty và
trách nhiệm xă hội cho đến các đạo đức kinh
doanh lành mạnh, kể cả việc tuân thủ tất cả
các luật pháp và qui định hiện hành”.
Trong bản tuyên bố đó, họ cam kết đảm bảo
các vấn đề liên quan như sau:
- Không sử dụng lao động Cưỡng bức hoặc
Không tự nguyện.
- Không sử dụng lao động Trẻ em
- Đảm bảo lương và Phúc lợi
- Đảm bảo giờ làm việc
- Không phân biệt đối xử
- Tôn trọng và Phẩm giá
- Tự do Nhập hội
- Sức khỏe và An toàn
- Bảo vệ Môi trường
- Bảo vệ Môi trường Luật, Kể cả những Qui
định và yêu cầu Pháp lư khác
- Hành vi phù hợp với Đạo lư
- Truyền thông
- Giám sát/Lưu giữ hồ sơ
H́nh như, ông Thứ trưởng Bộ khoa học – Công nghệ không bao giờ đọc đến điều này?
Vedan, một nhà sản xuất đă lén lút đổ nước thải gây ô nhiễm môi trường, giết chết cả một vùng môi trường rộng lớn. Việc Công ty Vedan không tuân thủ các văn bản pháp luật về xây dựng, về môi trường đă cố t́nh thiết kế xây dựng hệ thống đổ nước thải thẳng ra sông mà không qua hệ thống xử lư một cách rất tinh vi, chống chế đoàn kiểm tra của nhà nước về môi trường… đă thể hiện rơ ràng ư thức đạo đức xă hội của nhà sản xuất này. Mỗi tháng Vedan “đầu độc” sông Thị Vải bằng 105.600m3 nước thải.
Sản phẩm của Vedan, một nhà sản xuất bất chấp môi trường sống của cộng đồng, của dân chúng, tạo ra thảm họa môi trường ở Việt Nam chỉ nhằm tạo nên sản phẩm thương mại cung cấp cho thị trường kiếm lợi nhuận có được coi là đảm bảo đạo đức xă hội hay không? Thiết nghĩ ông Thứ trưởng là người phải hiểu rơ hơn ai hết.
Vậy nhưng, ông Thứ trưởng không biết, ông vẫn lư luận rằng “sản phẩm tốt th́ phải nói là tốt”… thậm chí ông c̣n đưa ví dụ về thuốc lá, về tham nhũng để chứng minh cho lập luận của ḿnh và bảo vệ cho cái “giải thưởng” “V́ sức khỏe cộng đồng” mà Vedan đă nhận.
Vấn đề cần xem xét là quan niệm của ông Thứ trưởng này như thế nào là tốt?
Giả sử có một tên trộm khét tiếng nào đó đến tặng ông Thứ trưởng một sản phẩm nó vừa chôm được sau vụ giết người cướp của, ông có lư luận rằng: “Sản phẩm này không có tội, có tội chỉ là thằng ăn trộm, v́ vậy việc tôi có nhận cái này chẳng sao cả, nó tốt th́ phải bảo là nó tốt”?
Trong các tác phẩm văn học, có nói đến thời chiến tranh thế giới lần thứ II, Đức quốc xă đă dùng sản phẩm của các ḷ thiêu người: dùng tóc người Do Thái để làm len, dùng da của họ để làm chao đèn, mỡ của họ dùng làm xà pḥng… Thật sự th́ những chiếc áo len đó rất tốt, bền và ấm, những chiếc chao đèn đó rất bền, “đẹp và sang”, những cục xà pḥng đó dùng giặt tẩy rất sạch…
Vậy nếu với tư duy này th́ khi đưa các sản phẩm trên dự thi, chắc chắn ông Thứ trưởng Nguyễn Quân cũng sẽ trao giải thưởng “V́ sức khỏe cộng đồng” “v́ nó tốt”?
Nếu một Thứ trưởng của một bộ quản lư về khoa học, công nghệ mà vẫn có năo trạng quan niệm cái tốt chỉ ở sản phẩm mà không quan tâm đến nguồn gốc xuất xứ tội ác của nó, th́ chúng ta không thể cứ chỉ trách các doanh nghiệp, các tập đoàn tội phạm vẫn cứ có đất tồn tại.
Vấn đề ở đây, người ta không nói đến “tội” của sản phẩm, mà người ta nhắc đến vấn đề đang thiếu trầm trọng ngay cả nơi những quan chức cấp cao là “Đạo đức xă hội”.
Đằng sau đó là ǵ?
Vụ việc Vedan nhận giải thưởng “v́ sức khỏe cộng đồng” tạo nên cơn sốc dư luận đă được nhiều báo chí, blogger nói đến.
Một số quan chức và cơ quan báo chí đă tốn khá nhiều công để đưa đến cho nhân dân h́nh ảnh sản phẩm của Vedan “v́ sức khỏe cộng đồng” thật sự qua việc kể lể những công lao, tiền bạc của Vedan đóng góp, mà không đoái hoài đến đời sống cộng đồng dân cư đang chịu cảnh thiệt hại lớn lao và ḍng sông Thị Vải đă bị bức tử.
Báo Nhân dân – Cơ quan Trung ương của
Đảng Cộng sản Việt Nam đưa tin: “Một
trong những doanh nghiệp đạt giải “Sản phẩm
chất lượng an toàn v́ sức khỏe cộng đồng năm
2009” là Công ty Cổ Phần Hữu Hạn Vedan Việt
Nam đă ghi nhận nỗ lực của doanh nghiệp này
trong việc lấy lại niềm tin của người tiêu
dùng Việt Nam và xây dựng thương hiệu sản
phẩm thân thiện với môi trường sau vụ “tai
tiếng” xả chất thải gây ô nhiễm sông Thị
Vải. Tại buổi lễ, Vedan Việt Nam đă trao
tặng 100 triệu đồng cho các gia đ́nh bị hại
do cơn băo số 9.
Trước đó, Vedan Việt Nam đă ủng hộ 200 triệu
đồng cho đồng bào bị lũ quét tại tỉnh Bắc
Cạn, trao tặng 15 căn nhà t́nh thương (mỗi
căn trị giá 15 triệu đồng) cho các hộ nghèo
tại huyện Long Thành, Nhơn Trạch (tỉnh Đồng
Nai) và huyện Tân Thành (tỉnh Bà Rịa – Vũng
Tàu), và trao tặng 130 triệu đồng cho 13 hộ
gia đ́nh thương binh liệt sĩ tại huyện Long
Thành (tỉnh Đồng Nai) để sửa chữa nhà t́nh
nghĩa đă bị hư hỏng xuống cấp”. (Nguồn:
http://www.nhandan.org.vn/tinbai/?top=39&sub=62&article=159003)
Đọc những ḍng này trên báo Đảng, người dân quan tâm rằng tờ báo muốn đưa đến thông tin ǵ? Phải chăng là Vedan sau vụ này lấy lại được niềm tin của người tiêu dùng VN hay chính là ở chỗ số tiền Vedan ủng hộ đi đằng sau đó? Thông tin nào các doanh nghiệp cần biết để mà noi theo? Điều này bạn đọc sẽ tự biết và trả lời.
Một ông Thứ trưởng Bộ khoa học – Công nghệ đă bất chấp nguồn gốc sản phẩm để bảo vệ cái “tốt” của sản phẩm Vedan, một tờ Nhân dân đă đưa tin “ghi nhận nỗ lực của doanh nghiệp” chỉ nhăm nhăm vào số tiền đă được trao tặng, biết, ủng hộ… mà không hề nói lên rằng “ Nông dân đang chờ dài cổ đ̣i đền bù thiệt hại, môi trường đang bị bức tử, ḍng sông Thị Vải vẫn đang chết”.
Phải chăng, ở đây đồng tiền có giá trị cao nhất cho mọi đánh giá và phán quyết?
Phải chăng, những gia đ́nh nghèo, những nạn nhân băo lụt, những gia đ́nh thương binh, liệt sỹ ở Long Thành, Đồng Nai đă phải nhờ đến những đồng tiền mà Vedan kiếm được qua việc đầu độc môi trường Long Thành mới có tiền sửa chữa những ngôi nhà t́nh nghĩa bị hư hỏng, xuống cấp? Và nhờ có vậy Vedan vẫn ung dung tồn tại và tiếp tục tàn phá môi trường?
Và v́ vậy Vedan vẫn nghênh ngang tồn tại thậm chí c̣n được khen thưởng, và ngược lại môi trường vẫn cứ thế mà đi, nông dân quanh ḍng Thị Vải cứ thế mà… chờ.
Hà Nội 29/10/2009