Video Tài Liệu Audio Tài Liệu Nhạc Tin Tức & Thời Sự B́nh Luận

 

Khẩu phục, tâm bất phục

Khẩu phục, tâm bất phục

 

Nguyễn Đạt Thịnh

 

Thứ Bẩy 6/13, Việt Cộng nói chúng bắt “khẩn cấp” ông Định v́ ông “cấu kết với các thế lực thù địch chống nhà nước Cộng Hoà Xă Hội Chủ Nghĩa”; thứ Năm 6/18 chúng họp báo công bố ông Lê Công Định “thừa nhận hành vi vi phạm pháp luật và xin được khoan hồng.”

Nếu đứng trước một ṭa án, dù là ṭa án “tiền chế” của Việt Cộng, ông Định đă thẳng thắn hỏi họ “tôi phạm tội ǵ?”, nhưng bị công an “mần việc” suốt 5 ngày liền, ông đành viết “bản tuờng tŕnh nhận tội".

 

LS. Lê Công Định đọc bản tường tŕnh nhận tội

 

Tướng công an Việt Cộng Hoàng Kông Tư khoe rằng “những ǵ mà Lê Công Định khai báo và thừa nhận, chứng minh cơ quan ANĐT- Bộ Công an bắt đúng người, đúng tội, đúng theo quy định của pháp luật.”

Kông Tư c̣n phân phối cho phóng viên truyền thông tờ thú tội viết tay của ông Định.

 

Bản tường tŕnh có chữ kư của LS. Lê Công Định

do Cơ quan an ninh điều tra cung cấp

 

Ông Định viết ông thừa nhận việc làm của ḿnh. Theo đó, để chuẩn bị kiến thức cho hoạt động chống Việt Cộng, ông Định đă liên lạc điện thư với bí danh chitu (chị tư)- đặt theo quy định trao đổi chung trong hộp thư điện tử trên gmail của bộ ba Nguyễn Sĩ B́nh (chihai), Trần Huỳnh Duy Thức (chiba) và ông.

Theo lời mời của Hà Đông Xuyến, thành viên của tổ chức Việt Tân, ngày 28/2, ông Định sang Pattaya (Thái Lan) dự lớp  huấn luyện của Việt Tân cùng nhiều nguời khác do hai chuyên gia Serbie tŕnh bầy lại kinh nghiệm của họ.

Khóa huấn luyện này tŕnh bầy phương thức tiến hành cuộc cách mạng mầu nhằm lật đổ ngụy quyền Việt Cộng theo phương pháp đấu tranh bất bạo động.

Tổ chức Việt Tân lập ra Liên minh Dân chủ Nhân quyền, và Việt Tân nhằm tấn công sáu trụ cột của ngụy quyền Việt Cộng, gồm công an, quân đội, khối đảng viên Việt Cộng, guồng máy hành chính; hệ thống kiểm soát thông tin, hệ thống kiểm soát tài chính, và các định chế tư pháp.

Để thực hiện mục tiêu này, tổ chức Việt Tân phân công ông Định tham gia Ủy ban Luật pháp để dự thảo hiến pháp đa nguyên đa đảng cho Việt Nam.

Ngoài ra, ông Định cũng thừa nhận việc tham gia cùng Nguyễn Sĩ B́nh, Trần Huỳnh Duy Thức thành lập đảng chính trị mới để chuẩn bị thay thế Đảng Việt Cộng trong thời điểm phất cờ  mà bộ ba dự đoán là cuối năm 2009, đầu năm 2010.

Trong cuộc gặp gỡ tại Phukhet (Thái Lan), Thức được phân công thành lập Đảng Xă hội Việt Nam; Định thành lập Đảng Lao động và B́nh mời hai nhân vật này tham gia đảng Dân chủ Việt Nam tại Mỹ (do B́nh làm Chủ tịch, với sự tham gia của bác sĩ Nguyễn Xuân Ngăi). Ông Định đă nhậm chức Thường vụ Đảng dân chủ Việt Nam.

Tháng 9/2008, ông Định gặp B́nh tại Mỹ nhân dịp đi dự hội nghị luật sư. B́nh giao cho ông bản Điều lệ Đảng Dân chủ Việt Nam để ông sửa chữa. Ông Định làm theo và có cho ư kiến về cách dùng từ ngữ trong bản Điều lệ này. Tiếp theo đó, B́nh và ông Định đồng ư tạo ra email: parvispalo@gmail.com Địa chỉ email này đang được bảo vệ khỏi chương tŕnh thư rác, bạn cần bật Javascript để xem nó để dùng chung.

Thông qua email này, Tháng 2/2009, ông B́nh chuyển cho ông Định bản Tân Hiến pháp để ông Định nghiên cứu, góp ư hiến pháp mới cho Đảng dân chủ Việt Nam, nhằm thực hiện ư đồ thay thế Hiến pháp của Việt Cộng hiện tại nếu âm mưu lật đổ Việt Cộng thành công.

Nguyễn Sĩ B́nh từng bị Việt Cộng trục xuất; ông Định lấy bút danh Nguyên Kha để viết bài đăng trên báo diện tử của Đảng Dân chủ Việt Nam.

Ngoài tên Nguyễn Kha, ông Định c̣n kư nhiều bút hiệu khác, như Paul, Đoàn Phước Việt, ông thừa nhận đă viết 20 bài và sử dụng địa chỉ email: dlelaw@gmail.com Địa chỉ email này đang được bảo vệ khỏi chương tŕnh thư rác, bạn cần bật Javascript để xem nó gửi cho BBC và Nguyễn Sĩ B́nh để đăng trên báo điện tử Đảng Dân chủ Việt Nam và tạp chí Phía Trước (của tổ chức Tập hợp Thanh niên Dân chủ), đồng thời Định cũng trả lời qua điện thoại các cuộc phỏng vấn của BBC, RFA, RFI…

Cô Nguyễn thị Ngọc Khánh, vợ luật sư Định, nói chồng cô “chỉ muốn đóng góp cho đất nước,”. Như vậy đóng góp cho đất nước là việc làm có tác dụng lật đổ Việt Cộng.

Một người khác có tư cách để lên tiếng về việc ông Định bị bắt là luật sư Phạm Vĩnh Thái, phó chủ tịch thường trực Hội Luật gia Thành Hồ, và cũng là nhân vật nổi tiếng bưng bợ nhà nước Việt Cộng.

Ông Thái nói, “Khi nghe tin tôi cũng hơi bị sốc. Thứ nhất là vì ông Định cùng trong giới luật sư, những người biết luật mà giờ đây lại chống lại pháp luật.

“Thứ hai là, ông Định thuộc thế hệ sau chiến tranh, sinh năm 1968, khi ‘giải phóng’ miền Nam thì ông ấy còn nhỏ. Được đào tạo, giáo dục, và lớn lên trong nhà nước Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam mà bây giờ lại cấu kết với những người khác để lật đổ chế độ hiện nay thì chúng tôi thấy sốc.

“Bản thân tôi hơi sốc và nhiều đồng nghiệp của chúng tôi cũng thấy hết sức ngỡ ngàng trước việc này.

“Còn đương nhiên nếu ông ấy chống lại pháp luật nhà nước Việt Nam thì sẽ bị pháp luật trừng trị thôi.”

Không những ông Thái “sốc” mà ông c̣n dùng đ̣n sóc để đâm người đồng nghiệp lâm nạn: ông chờ và mong mỏi “nhà nước” của ông “trừng trị” ông Định.

Phóng viên BBC hỏi xóc óc ông Thái, “Như ông nói ông Định và ông là hai thế hệ khác nhau. Vậy thưa ông, liệu sự chênh lệch giữa hai thế hệ có dẫn tới các nhận thức khác nhau về nhiều vấn đề hay không?”

BBC có thể muốn nói về ḷng yêu nước của hai thế hệ luật sư.

Ông Thái “măo vuông” đáp, “Không, tôi cho rằng dù thuộc thế hệ nào đi chăng nữa, đã sống trong chế độ này thì hiểu biết không thể nào khác nhau nhiều lắm,” rồi ông kể thành tích, “Tôi từng tham gia chiến đấu giành độc lập, giải phóng dân tộc rồi bảo vệ chính quyền này. Từ 17 tuổi tôi đã tham gia quân đội chiến đấu giành độc lập cho dân tộc, rồi sau đó tham gia kiến thiết xây dựng đất nước Việt Nam.”

Tiến sỹ luật Cù Huy Hà Vũ tại Hà Nội có thái độ chuyên nghiệp hơn. Ông nói ông đang chờ xem cơ quan chức năng làm tiếp các thủ tục tố tụng.

“Việc cơ quan an ninh Việt Nam tiến hành bắt khẩn cấp các nhân vật mà họ cho là có tội thì cũng là hoạt động bình thường,” ông Vũ nói. “Chỉ có điều sắp tới đây, chúng ta sẽ phải theo dõi xem các chứng cứ mà cơ quan an ninh đưa ra để buộc tội ông Lê Công Định có xác thực hay không, và có đúng pháp luật Việt Nam hay không.”

BBC hỏi nhận định của ông Vũ về thái độ loan tin “giật gân” của báo chí quốc nội.

LS Cù Huy Hà Vũ trả lời, “Báo chí VN thì tôi thấy gần như chỉ phản ánh lại nội dung những điều mà Tổng cục An ninh cung cấp cho họ thôi, tôi không thấy họ bình luận thêm gì cả.”

BBC: “Trong số các chi tiết mà các báo đăng tải là ông Lê Công Định đã tham gia biên soạn tài liệu phê phán đích danh Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Bản thân ông mấy hôm trước thì đã khởi kiện ông thủ tướng. Ông có liên hệ gì giữa hai việc này hay không và có lo ngại gì hay không?”

LS Cù Huy Hà Vũ: “Chuyện cơ quan an ninh nói ông Định phê phán ông Nguyễn Tấn Dũng, tôi đọc báo chưa thấy có chứng cứ gì.

“Thứ hai, nếu quả thực có việc phê phán về các hành vi không đúng pháp luật hay không có lợi cho dân cho nước thì đó cũng là chuyện bình thường.

“Còn tôi khởi kiện ông Nguyễn Tấn Dũng ra tòa là theo một quy trình tố tụng đúng pháp luật Việt Nam, minh bạch, rõ ràng. Đơn kiện của tôi đàng hoàng, chính thức, nhận định Thủ tướng đã có hành vi trái pháp luật, mà ở đây là ban hành trái pháp luật một quyết định phê duyệt việc khai thác bauxite tại Tây Nguyên.

“Việc khai thác này có hại cho đất nước cả về trước mắt lẫn lâu dài, bị công luận phản đối mạnh mẽ.”

BBC: “Ông Lê Công Định còn bị cáo buộc đã sử dụng một số phiên tòa bào chữa để tuyên truyền chống chế độ. Liệu việc này có làm cho các luật sư ngại ngần hơn khi bào chữa cho các bị cáo tạm gọi là "có vấn đề" hay không?”

LS Cù Huy Hà Vũ: “Bản thân tôi thì không ngại ngần gì cả. Là luật sư hành nghề, nếu được mời bào chữa và thấy đủ điều kiện có thể bảo vệ được, thì sẽ bảo vệ. Khi bảo vệ, thì phải làm hết mình, dùng hết căn cứ luật pháp, cho dù thân chủ của mình nằm trong vụ án chính trị hay vụ án loại khác.”

Về phía chính quyền, phát ngôn viên ngoại giao Lê Dũng nói: "Chính sách nhất quán của Nhà nước Việt Nam là bảo đảm quyền tự do ngôn luận, tự do chính kiến của công dân và khuyến khích người dân đóng góp ư kiến và tham gia tích cực vào mọi mặt đời sống của đất nước".

"Như mọi quốc gia, các hành vi vi phạm pháp luật của công dân đều được xử lư theo đúng quy định của pháp luật."

Lê Dũng nói như vậy là để trả lời thông cáo của bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ. Thông cáo này viết, “"Hoa Kỳ quan ngại sâu sắc về việc nhà chức trách Việt Nam bắt LS Lê Công Định hôm 13/06 vì tội "Tuyên truyền chống nhà nước". Giới chức Việt Nam đã nói rằng ông Định bị bắt vì ông bảo vệ các nhân vật đấu tranh dân chủ và vì ông đã sử dụng mạng internet để bày tỏ quan điểm của mình.

Thông cáo c̣n nhắc nhở: "Ông Định là thành viên được kính trọng trong cộng đồng luật gia Việt Nam và quốc tế, đồng thời là cựu học giả Fulbright".

"Không thể bắt bất kỳ cá nhân nào chỉ v́ người này bày tỏ quyền tự do ngôn luận và không thể trừng phạt bất kỳ luật sư nào vì thân chủ mà họ chọn bào chữa."

Một phát ngôn Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, Ian Kelly, nói ông Lê Công Định từng là luật sư biện hộ cho các luật sư bất đồng chính kiến Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân, cũng như blogger Điều Cày (nhà báo tự do Nguyễn Văn Hải).

Thông cáo của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ viết tiếp: "Việc Việt Nam bắt ông Định đã đi ngược lại với chính cam kết của chính phủ Việt Nam trước các tiêu chuẩn được quốc tế công nhận về nhân quyền và pháp trị".

"Chúng tôi yêu cầu Chính phủ Việt Nam thả ông Định ngay lập tức và vô điều kiện, cũng như trả tự do cho tất cả các tù nhân đang bị giam cầm vì bày tỏ chính kiến của mình một cách hòa bình." 

Ông Định viết báo, và viết một bản dự thảo hiến pháp, dân chủ hơn bản hiến pháp của Việt Cộng hiện nay, và ông đang bị Việt Cộng kết vào tội âm mưu lật đổ chính quyền.

Ông nhận tội sau 5 ngày bị công an Việt Cộng “làm việc”; không ai biết chúng đă dùng những h́nh thức hỏi cung nào, nhưng chắc chắn bản thú tội của ông, ông không viết trong tư thế tự do.

Ông chỉ khẩu phục chúng, nhưng nếu được trả tự do và được trục xuất sang một quốc gia dân chủ, ông sẽ phủ nhận bản thú tội viết trong kềm kẹp, tra tấn. Ông không tâm phục Việt Cộng, không cho là việc ông mưu đồ lật đổ chính quyền của chúng là “tội”.

Đối với tôi, không những ông Định không có tội, mà ông c̣n có công với đất nước nữa. Điều đáng tiếc duy nhất là ông đă vô t́nh cộng tác với Việt Tân, tổ chức lật lọng đang bị người Việt hải ngoại tẩy chay. Tôi ngờ là chúng đă bán đứng ông.

 

Nguyễn Đạt Thịnh


<< trở về đầu trang >>
 free counters