|
Phạm Hồng Sơn
Vừa rồi chính phủ Việt Nam
lần đầu tiên đă có một số
thể hiện làm cho nhiều người
yêu nước hy vọng rằng không
phải tất cả các lănh đạo cao
cấp hiện nay của chế độ độc
đảng đều hèn nhát, cúi đầu
trước sự ngạo mạn, xấc xược
của chính quyền Trung Quốc.
Ngày 8/6/2011 Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đă dơng dạc tuyên bố: “Nhân dân Việt Nam, đất nước Việt Nam có đủ ư chí quyết tâm và sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc để giữ ǵn, bảo vệ các vùng biển và hải đảo của ḿnh.”
Ngày 10/6/2011 bà Nguyễn Phương Nga phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng lần đầu tiên mạnh dạn thổ lộ: “Mọi nỗ lực của cộng đồng quốc tế trong việc duy tŕ ḥa b́nh ổn định ở khu vực Biển Đông đều được hoan nghênh.”
Ngày 13/6/2011 chính phủ Việt Nam c̣n cho phép Bộ Quốc pḥng thực hiện diễn tập bắn đạn thật trên biển ngay gần vùng Trung Quốc đă xâm phạm lănh hải và đang có tin quân đội Việt Nam sẽ tham gia tập trận chung với Mỹ trên biển Đông.
Cho dù lần phản ứng này của
chính phủ Việt Nam đối với
việc Trung Quốc cắt cáp (phá
hủy phương tiện sản xuất của
chính phủ) lại mạnh hơn rất
nhiều so với những lần Trung
Quốc đă bắn giết, bắt giữ,
ngược đăi nhiều ngư dân Việt
Nam th́ những phát ngôn và
hành động vừa kể của chính
phủ Việt Nam cũng đáng ghi
nhận là một thay đổi tiến bộ
trong cách ứng xử với Trung
Quốc. Tuy nhiên, nhiều người
yêu nước vẫn c̣n nghi ngại
động cơ thật đằng sau những
phát ngôn và hành động tiến
bộ đó.
Rất đáng tiếc, thực tế đang cho thấy những nghi ngại đó lại có cơ sở. Bởi không một chính phủ nào muốn t́m cách bảo vệ tổ quốc lại đi cấm đoán, xúc phạm, bắt bớ, giam giữ những người muốn bày tỏ ḷng căm hờn kẻ xâm lấn tổ quốc.
Không một chính quyền nào muốn được cộng đồng quốc tế chia sẻ, trợ giúp để chống trả mộng bá quyền hung hăn của Trung Quốc lại để cho tờ báo của đảng ḿnh phê phán một cách lố bịch việc NATO (khối quốc gia văn minh, hùng mạnh nhất thế giới) đang giúp đỡ nhân dân Lybia chống lại chế độ độc tài của Gaddafi là hành động “phản nhân đạo”, “răn đe các chính quyền tiến bộ khác ở khu vực...”
Như vậy, không hiểu những biểu hiện mâu thuẫn đó là do lănh đạo của chính phủ Việt Nam chưa xử lư được t́nh trạng “trên bảo dưới không nghe” hay là chính phủ Việt Nam vẫn chỉ lo lắng quẩn quanh cho quyền lợi riêng tư của ḿnh, hơn là sự tồn vong của quốc gia, dân tộc? Nhưng một điều chắc chắn rằng nếu lănh đạo của chính phủ Việt Nam hay của Đảng Cộng sản Việt Nam đă bắt đầu có thiện tâm v́ nước, v́ dân th́ những mâu thuẫn kiểu đó phải sớm được chấm dứt. V́ đă biết yêu nước, biết nhục khi ḷng yêu nước bị sỉ nhục, không ai lại chịu để như thế.
Phạm Hồng Sơn
14/06/2011
<<trở về đầu trang>>