Fax: +493046795841 Email: thongtinberlin@gmail.com Tel. +4917678132650
www.thongtinberlin.de - www.thongtinberlin.net - www.dvtnradio.com - www.dvtnradio.de

Thời Đại Thông Tin: Phải Chăng Quá Nhiều Tin Tức Là Một Điều Tốt?

Ngày nay, với hệ thống liên mạng toàn cầu và các phương tiện truyền tin người ta có thể t́m được tin tức và tài liệu bất cứ lúc nào, 24 giờ trong ngày. Đây là một tiện ích thấy rơ. Tuy nhiên, cũng có trường hợp quá nhiều tin tức hoặc tài liệu sẽ đưa đến t́nh trang bất lợi.

 

1. Đối với các nhà nghiên cứu chân chính và có khả năng chuyên môn.
Đối với những người nầy, câu trả lời dứt khoát cho câu hỏi đặt ra trong tựa đề của bài viết là: Càng nhiều tin tức hoặc tài liệu bao nhiêu th́ càng tốt bấy nhiêu. Thật vậy, các nhà chuyên môn nghiên cứu chân chính cần có đầy đủ mọi tin tức , tài liệu và dữ kiện về đề tài của ḿnh để phân tích hầu đi đến một kết luận khách quan, hợp lư dựa trên dữ kiện (data). Một bản nghiên cứu có giá trị cần khảo sát vấn đề trên nhiều khía cạnh, không để thiếu sót bất cứ một nghi vấn nào. Điều quan trọng là nhà nghiên cứu cần phải có kiến thức chuyên môn và khả năng nghiên cứu để biết phân biệt được tin tức và tài liệu nào đáng tin cậy, đồng thời loại trừ những tin tức thiếu sót, một chiều, có tính cách tuyên truyền hoặc thương mại.

 

2. Đối với người b́nh thường, không chuyên môn (layman):
Đối với đa sốquần chúng, quá nhiều tin tức hoặc tài liệu có thể là tai hại. Tôi c̣n nhớ một bài hát tiếng Anh có câu sau đây":
"Too much information running through my brain. Too much information driving me insane" (Quá nhiều tin tức chạy vào óc của tôi. Quá nhiều tin tức làm tôi điên lên)
Thật vây, đối với người b́nh thường, không có kiến thức chuyên môn, qúa nhiều tin tức có thể là một điều tai hại: Nó có thểl àm ta điên lên , nó có thể làm ta bối rối, nó có thể làm ta cuồng tín, nó có thể làm ta bị lừa đảo (hoặc lừa đảo) và nó có thể làm ta u mê. Sau đây là một vài lư do điển h́nh.

(1) Người ta có thể nhận được nhiều tin tức hoặc tài liệu mà không có đủthời giờ hoặc kiến thức để phân tích cặn kẻ để đi đến một kết luận hợp lư.
(2) Người ta có thể nhận được những tin tức hoặc tài liệu sai (false information), tài liệu tuyên truyền (propaganda).
(3) Người ta có thể nhận được những tin tức hoặc tài liệu quá khích, một chiều,và phiến diện.

(4) Người ta có thể nhận được những tin tức hoặc tài liệu không thích đáng (irrelevant) ...

Đó là chưa kể đến những người có định kiến, luôn thu nhặt những tài liệu quá khích hoặc một chiều phù hợp với định kiến của ḿnh để tuyên truyền hoặc đánh đổ những ǵ ḿnh không thích, hoặc làm lũng đoạn tinh thần đoàn kết của một cộng đồng.

Trong thời đại thông tin nầy, đặc biệt là tại các xă hội dân chủ tự do, ai cũng có thể phát biểu tư tưởng của ḿnh dù tốt hay xấu. Các phần tử thuộc các trường phái, khuynh hướng chính trị, tôn giáo, xă hội, kẻ tốt cũng như người xấu đều có quyền phát biểu, phổ biến tưtưởng riêng của ḿnh hoặc của kẻ khác (phù hợp với tư tưởng, mục đích hoặc thành kiến của ḿnh).
Nói tóm lại, ngày nay tin tức (information) quá dồi dào, nhưng sự khôn ngoan (wisdom) c̣n quá giới hạn. Sau đây tôi xin đơn cử một một đề tài đang nóng bỏng ở Hoa kỳ cũng như trên toàn cầu: Hiện Trạng Quốc Trái (nợ của quốc gia) Hoa Kỳ.
Trong những ngày qua, báo chí và các phương tiện thông tin trên thế giới xôn xao b́nh luận cũng như đưa ra những tin tức không xác thực về việc Hoa Kỳ "mắc nợ" quá nhiều. Ngay cả các chính trị gia của Hoa Kỳ (Dân Chủ lẫn Công Hoà) đều lên tiếng và tranh biện về sự chi tiêu và "vay nợ" quá đáng của chính phủ đương nhiệm. Trên thực tế, Quốc Hội Hoa Kỳ đang bàn cải sôi nổi về vấn đề nâng mức giới hạn vay nợ (debt limit) của chính phủ. Những tin tức nầy khiến cho quần chúng khắp nơi tin tưởng rằng Hoa Kỳ đang lâm vào một cuộc khủng hoảng ngân sách trầm trọng và nếu không có một biện pháp đối phó, Hoa Kỳ sẽ lâm vào t́nh trạng phá sản.
Trước t́nh trạng nầy, thử hỏi những tin tức mà ta nhận được hằng ngày có phải là những tin tức chính xác với hiện trạng hay chỉ là xảo kế đấu chính trị trong nội bộ Hoa Kỳ trước ngày bầu cử Tổng Thống cho nhiệm kỳ tới. Để trả lời câu hỏi này, tôi dùng internet t́m kiếm những con số khả tín về hiện t́nh quốc trái của Hoa Kỳ.
Hiện nay quốc trái xổi (gross national debt) của Hoa Kỳ là vào khoảng 14ức Mỹ Kim. Đây là một sốnợ lớn nhất trên thế giới. Tuy nhiên, muốn biết chính xác t́nh trạng quốc trái của một quốc gia và so sánh với các quốc gia khác, ta nên so sánh tỷ số quốc trái đối với tổng sản lượng quốc gia (national debt divided by gross domestic products, GDP).
Đồ biểu #1 diễn tả tỷ số nợ so với GDP của Hoa Kỳ so với 5 nước khác trong năm 2010 (trích từ The Economist).

 

Đồ biểu #1:Tỷ Số Nợ So Với GDP


Theo đồ biểu nầy tỷ số nợcủa chính phủ Japan là cao nhất:, gần 200% GDP. Kế đến là Greece và Italy, cả hai có một tỷ số trên 100% GDP. Hoa kỳ có một tỷ sô nhỏ nhất vào khoảng 60% GDP.
Đồ biểu #2 tŕnh bày tỷ sô tiền lời mà chính phủ phải trả tương đối với GDP (Interest payment divided by GDP). [trích từ OECD, 2010]

Đồ biểu #2:Tiền Lời Chính Phủ Phải Trả Tương Đối Với GDP



Theo đồ biểu này, Greece là một quốc gia phải trả tiền lời cao nhất (tương đối với GDP) với tỷ số là 5.5% GDP hằng năm. Trong khi đó tỷ số của Hoa-Kỳ chưa tới 2.00% GDP.
Tóm lại, dựa trên đồ biểu #1, rơ ràng là ta khó có thể biết được mức giới hạn quốc trái (debt limit) nào để đưa đến t́nh trạng khủng hoảng ngân sách (fiscal crisis). Bằng chứng là tỷ số quốc trái của Japan đă lên gần đến 200% GDP, nhưng chưa thấy có dấu hiệu nào Japan sẽ lâm vào t́nh trạng khủng hoảng ngân sách. Trong khi đó, tỷ số của Hoa kỳ chỉ khoảng 60% GDP. Đồbiểu # 2 cho thấy rằng số tiền lời hằng năm mà chính phủ Hoa Kỳ phải trả cho các "chủ nợ" chưa tới 2.00% GDP. Những con số vừa kể cho thấy rằng t́nh trạng quốc trái của Hoa Kỳ chưa phải trầm trọng như các chính trị gia la hoảng với sự cổ vơ của báo chí để ảnh hưởng tâm lư quần chúng. Thiết tưởng thí dụ trên đây giúp cho đọc giả một lối nh́n thiết thực hơn về sự phong phú của tin tức trong thời đại thông tin.


3. Kết Luận
Trong thời đại thông tin ngày nay, sự dồi dạ tin tức, tài liệu và dữ kiện rất có ích cho cá nhân, cộng đồng, quốc gia và thế giới nếu được sữ dụng một cách thích đáng. Với nguồn tin tức phong phú nầy, các nhà nghiên cứu có thể phân tích toàn diện các vấn đề hầu giúp đưa ra những giải pháp cho việc điều hành cũng như thiết lập kế hoạch và chính sách trên mọi lảnh vực, công cũng như tư. Tuy nhiên, nếu không được sử dụng một các thích đáng, quá nhiều tin tức, tài liệu có thể gây ra lầm lẩn, lợi dụng và tạo ra những hoang mang lo sợ không cần thiết.

Hương Sàig̣n


<<trở về đầu trang>>
free counters