|
Tại sao phải xây dựng
một khu phố người Hoa mà
không phải của một dân
tộc nào khác ở ngay
trung tâm đô thị được
giới thiệu là trung tâm
hành chính trong tương
lai của một tỉnh? Tại
sao không để một khu phố
rất đặc trưng như vậy
hình thành theo quy luật
sinh tồn như vốn có của
nó từ hàng nghìn năm nay
trên khắp thế giới? Liệu
người Việt Nam có bị bắt
buộc phải không được bén
mảng đến đây (trên chính
đất nước Việt Nam) như
tại một Casino quốc tế ở
Đà Nẵng, hay một sân
gofl ở ngay địa đầu Móng
Cái?...
Nếu việc này cũng là
tiền đề cho các địa
phương khác đang có ý
định "dời đô" noi theo
thì rất nhiều khả năng
sẽ tồn tại những khu phố
người Hoa khác do chính
Việt Nam xây dựng nên?
"Xuất khẩu" lao động phổ
thông giá rẻ
Người Trung Quốc (người
Hoa) di cư vào làm ăn,
sinh sống tại Việt Nam
từ rất lâu đời. Lần đầu
tiên người Hoa di cư vào
Việt Nam được ghi nhận
là từ thế kỷ thứ 3 trước
Công nguyên. Trong suốt
2 thiên niên kỷ tiếp sau
đó, nhiều làn sóng người
Hoa di cư sang Việt Nam
với nhiều nguyên nhân,
từ quan, lính, tội phạm
... đến những người phải
trốn chạy khỏi các cuộc
nội chiến triền miên ở
Trung Quốc.
Sau những biến cố lịch
sử, người Trung Quốc di
cư đến Việt Nam ngày
càng đông. Họ cư trú tập
trung ở những nơi có
điều kiện buôn bán và
dần dần hình thành nhiều
khu phố người Hoa. Đó là
đô thị thương mại Vân
Đồn thế kỷ 15, đô thị
phố Hiến thế kỷ 16, đô
thị Hội An thế kỷ 17 và
đậm nét nhất phải kể đến
là khu Sài Gòn - Chợ Lớn
thế kỷ 18, 19.
Ngày nay, làn sóng di cư
người Trung Quốc sang
Việt Nam vẫn không ngừng
gia tăng. Không giống
như trước đây, người
Trung Quốc đang di cư
sang Việt Nam bằng nhiều
con đường khác nhau
nhưng chủ yếu là lao
động phổ thông từ các
gói thầu EPC. Theo thống
kê không chính thức của
các cơ quan báo chí thì
hiện có khoảng 90% gói
thầu EPC đang được các
nhà thầu Trung Quốc thực
hiện, trong đó, ngoài
các nguyên vật liệu,
thiết bị cần thiết thì
ngay cả lực lượng lao
động phổ thông cũng được
các nhà thầu này "xuất
khẩu" sang Việt Nam.
Hiện chưa có con số
thống kê chính thức
nhưng có thể nói số
lượng người Trung Quốc
nói riêng và người gốc
Hoa nói chung đang hiện
diện trên đất nước Việt
Nam là rất lớn. Có lẽ,
trong tất cả các sắc dân
nước ngoài đang sống
trên lãnh thổ Việt Nam
thì người Hoa là cộng
đồng dân cư nước ngoài
có số lượng đông nhất.
Công bằng mà nói thì
người Hoa cũng đã ít
nhiều góp phần vào sự
phát triển kinh tế và
làm tăng tính đa dạng
của bản sắc văn hóa Việt
Nam. Tuy nhiên, với sự
xuất hiện ồ ạt những đối
tượng lao động nhập cư
đến từ Trung Quốc đang
gây nên những mối lo
ngại về an ninh trật tự
nơi người Trung Quốc cư
ngụ đông như đã từng xảy
ra ở Ninh Bình và đang
góp phần đẩy người lao
động Việt Nam đến chỗ
thiếu công ăn việc làm.
Trước đây, chính phủ
Trung Quốc đã thành công
trong việc "xuất khẩu"
nông dân sang châu Phi
thì một lần nữa họ lại
rất thành công trong
việc "xuất khẩu" lao
động phổ thông giá rẻ
sang các nước mà các nhà
thầu mang quốc tịch
Trung Quốc đang chiếm
nhiều ưu thế như Việt
Nam.
Khác với các quốc gia ở
châu Phi, Việt Nam là
một quốc gia với đặc
điểm đất chật, người
đông và nền kinh tế chủ
yếu vẫn dựa vào nông
nghiệp. Hiện nay, nhiều
khu đất canh tác truyền
thống thuộc dạng "bờ
xôi, ruộng mật" đang dần
nhường chỗ cho các dự án
khác như khu công
nghiệp, sân golf, ...
Người Việt Nam đang đối
diện với nguy cơ thiếu
đất canh tác và đất ở
nghiêm trọng. Nếu phải
gồng mình chia sẻ tài
nguyên đất đai vốn dĩ
hạn hẹp với người dân
nhập cư ồ ạt đến từ
Trung Quốc thì không
biết trong vài chục năm
nữa, người dân Việt Nam
sẽ đi về đâu?
Do điều kiện lịch sử, xã
hội, cũng là một sự giao
lưu tự nhiên, và do đặc
điểm dân số quá đông của
Trung Quốc, mà đến ngày
nay, tại hầu hết các
quốc gia và vùng lãnh
thổ trên trái đất đều có
sự hiện diện của cộng
đồng người Hoa làm ăn,
sinh sống. Tại đây, họ
đều để lại những dấu ấn
đậm nét Trung Hoa. Đó là
những khu phố người Hoa
không lẫn vào đâu được
đang nằm rải rác khắp
thế giới.
Tuy nhiên, một điều dễ
nhận thấy là những khu
phố người Hoa này đều do
chính những người Hoa di
cư đến tự thành lập và
xây dựng nên. Sự có mặt
và thành công của họ
cũng chính là góp phần
vào sự thịnh vượng của
các quốc gia và vùng
lãnh thổ mà họ đang sinh
sống.
Khu Đông Đô Đại Phố đang được triển khai đầu tư xây dựng ngay giữa trung tâm Thành Phố Mới ở Bình Dương |
Quyết định "ưu ái" cho
cộng đồng người Hoa?
Trước những điều kiện tự
nhiên, tài nguyên thiên
nhiên đất đai đang rất
hạn chế như đã nói đối
với Việt Nam và lịch sử
hình thành của những khu
phố người Hoa trên khắp
thế giới, thì việc xây
dựng một khu phố mới
toanh đặc biệt chỉ dành
cho người Hoa như khu
Đông Đô Đại Phố đang
được triển khai đầu tư
xây dựng ngay giữa trung
tâm Thành Phố Mới ở Bình
Dương, thực sự đang gây
nên nhiều quan ngại. Khu
phố này do chính Công ty
Becamex IJC tỉnh Bình
Dương làm chủ đầu tư.
Nhiều người sẽ đặt ra
những nghi vấn rằng tại
sao phải xây dựng một
khu phố người Hoa mà
không phải của một dân
tộc nào khác ở ngay
trung tâm đô thị được
giới thiệu là trung tâm
hành chính trong tương
lai của một tỉnh? Tại
sao không để một khu phố
rất đặc trưng như vậy
hình thành theo quy luật
sinh tồn như vốn có của
nó từ hàng nghìn năm nay
trên khắp thế giới? Liệu
người Việt Nam có bị bắt
buộc phải không được bén
mảng đến đây (trên chính
đất nước Việt Nam) như
tại một Casino quốc tế ở
Đà Nẵng, hay một sân
gofl ở ngay địa đầu Móng
Cái?
Trong những năm qua, tại
một số tỉnh thành phía
Nam như Bình Dương, Đồng
Nai, Tây Ninh bỗng đều
đang có ý định "dời đô".
Trong đó Bình Dương là
một tỉnh đi đầu trong
việc xây dựng một thành
phố mới, là bước đệm cho
việc di dời các cơ quan
hành chính chủ chốt của
tỉnh về thành phố này.
Điều đáng nói là ngay
sau khi đầu tư xây dựng
một số cơ sở hạ tầng như
đường sá, cầu cống, ...
thì Bình Dương cho tiến
hành ngay dự án dành
riêng cho người Hoa?
Liệu đây có phải là một
quyết định quá "ưu ái"
cho cộng đồng người Hoa
nơi đây nói riêng và các
địa phương khác nói
chung?
Nếu việc này cũng là
tiền đề cho các địa
phương khác đang có ý
định "dời đô" noi theo
thì rất nhiều khả năng
sẽ tồn tại những khu phố
người Hoa khác do chính
Việt Nam xây dựng nên?
Khi đó, liệu người Việt
Nam có bị đẩy lùi ra
khỏi khu trung tâm của
những thành phố mới
trong tương lai? Và, khi
bắt tay xây dựng những
khu phố "dành riêng"
khác tương tự liệu các
nhà đầu tư Việt Nam có
khi nào nghĩ đến trong
một tương lai không xa,
người Việt Nam sẽ không
còn được làm chủ trên
chính mảnh đất của mình?
Trần Minh Quân
http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/2011-06-28-khi-nguoi-viet-nam-xay-pho-danh-rieng-cho-nguoi-hoa-
<<trở về đầu trang>>