|
Gần đây có một số biến cố ở biển Đông Nam Á, như sự việc tàu Trung cộng cắt dây thăm ḍ dầu khí của tàu Việt Nam, hải quân Phi luật tân có bắt một số ngư phủ Việt Nam, từ đó có người đưa ra nhiều giả thuyết: nào là sẽ có đại chiến ở biển Đông Nam Á, nào là Hoa Kỳ và Trung cộng t́m cách chia đôi vùng ảnh hưởng của biển này.
Giả thuyết thứ nhất xin hẹn ở một bài sau, trong khuôn khổ bài này, chúng ta hăy cùng nhau xét giả thuyết thứ nh́.
Hoa kỳ và Trung cộng t́m cách chia đôi ảnh hưởng của vùng biển Đông Nam Á:
Đây là quan niệm của môt số người bị chóang bởi sự tăng trưởng về tổng sản lượng của Trung cộng. Nhưng cũng là quan điểm của trường phái chiến lược ngoại giao, được mệnh danh là “thực tế, thực tiễn” của Hoa Kỳ.
Thực vậy, nhất là gần đây, Quỹ Tiền Tệ Quốc tế ( FMI), thời của ông Dominique Strauss Kahn làm Giám đốc, có ra một bản thống kê và đồng thời kèm theo những lời tiên đoán, theo đó vào năm 2016, th́ Trung cộng bắt kịp Hoa Kỳ về tổng sản lượng quốc gia, để rồi sẽ qua mặt sau đó.
Hiện tổng sản lượng quốc gia của Trung cộng là 5700 tỷ $, của Hoa kỳ là 15000 $, Sản lượng tính theo đầu người của Trung cộng là gần 5000 $, đó là tính theo giá tiền tệ, nhưng nếu tính theo khả năng mua bán ( pouvoir d’achat), th́ là gần 7 000 $, nhân với số dân là 1,3 tỷ người, th́ tổng sản lượng thực thụ của Trung cộng hiện nay là gần 10000 tỷ $. Và như vậy theo tiên đoán của Quỹ tiền tệ, với mức tăng trưởng kinh tế khoảng 8 hay 9%, theo như trước đây, th́ Trung Cộng sẽ bắt kịp Hoa Kỳ vào năm 2016, để rồi sẽ vượt Hoa kỳ.
Từ đó, nhiều người đưa ra nhiều giả thuyết, kèm theo nhiều lời báo động.
Như gần đây, 2 nhà học giả, ông Peter Navarro của Đại học Irvine ( Californie) và chuyên gia về Trung Cộng, ông Grey Autry, có cho ra quyển sách Death by China ( deathbychina.com), xin tạm dịch là Chết bởi Trung Cộng, theo đó:
“Ḥa b́nh, thịnh vượng, và sức khỏe của thế giới đang đối diện với mối đe dọa lớn nhất kể từ thời Đức Quốc xă tới nay: một Trung Cộng, cầm quyền bởi độc đảng cộng sản, trở nên giàu có, hung mạnh, nhưng thối nát và tàn bạo, được kích thích bởi một chủ nghĩa quốc gia cực đoan.”
Điều này, ngược ḍng lịch sử, nếu chúng ta so sánh với thời Đức Quốc Xă của Hitler th́ chúng ta thấy có rất nhiều điểm tương đồng.
V́ vậy, những lời cảnh báo trên không phải là không có lư.Tuy nhiên so sánh nước Đức thời phát xít Hitler với Trung cộng ngày hôm nay cũng có nhiều điểm khác biệt: Nước Đức thời đó có một hạ tầng cơ sở kinh tế và nhất là kỹ nghệ rất mạnh, không thua bất cứ nước nào trên thế giới. Ngày hôm nay Trung cộng chưa ớ mức độ này. Thêm vào đó, nước Đức là một nước lục địa, có thể gửi quân gây hấn những nước chung quanh. Trung cộng chỉ có thể gây hấn những nước lục địa như Việt Nam, Bắc Hàn, Miến Điện, nhưng 3 nước này là tay em của Trung Cộng; c̣n dùng hải quân để xâm lấn những nước như Nhật bản, Phi luật Tân, Nam dương, th́ hải quân Trung cộng không đủ khả năng. Đấy là chưa nói mỗi thời một khác. Thế giới không thể làm ngơ.
Thêm vào đó, ngay tại Hoa Kỳ, những trí thức và chánh khách theo trường phái Chiến lược ngoại giao thực tế, thực tiễn, mà một trong những người tiêu biểu là ông Kissinger, cho rằng sự lớn mạnh về đủ mọi phương diện của Trung Cộng, bắt buộc chúng ta phải có cái nh́n thực tế về ngoại giao, theo đúng luận án tiến sĩ của ông, về Sự quân bằng lực lượng giữa những cường quốc vào thời sau cuộc Cách mạng Pháp 1789. Theo ông, Âu châu và thế giới có được một thời gian ḥa b́nh khoảng 100 năm, tính tới ngày bùng nổ Thế chiến thứ Nhất, sau sự sụp đổ của đế quốc Pháp, thời Napoléon đệ Nhất, là nhờ có sự quân bằng lực lượng giữa những cường quốc, đặc biệt là Đế quốc Anh, Đế quốc Nga, Đế quốc Đức và Đế quốc Áo Hung.
Ngày hôm nay, theo trường phái này, th́ cũng nên có một chính sách quân bằng lực lương giữa những cường quốc. Đặc biệt là ở châu Á Thái B́nh dương, không ai chối căi rằng Trung Cộng là một cường quốc trong vùng, phải công nhận sức mạnh của nước này và chia vùng ảnh hưởng với họ. Từ đó có người đưa ra giả thuyết Hoa Kỳ và Trung Cộng chia đôi ảnh hưởng vùng biển Đông Nam Á.
Có phải thật như vậy hay không?
Quan niệm cho rằng Hoa kỳ không dại ǵ chia vùng ănh hưởng ở biển Đông Nam Á, v́ Hoa kỳ đủ tài trí, sự kiện để đánh giá thực lực của Trung Cộng. Và đây cũng có thể nói là đường lối ngoại giao của bà đương kim Ngoại trưởng Hillary Clinton và Tổng Thống Barak Obama.
Thực ra quan niệm tiên đoán tương lai của một cường quốc, mà chỉ dựa trên yếu tố tổng sản lượng quốc gia, th́ có nhiều thiếu xót. Chúng ta thấy, cuối đời nhà Thanh vào cuối thế kỷ thứ 19, tổng sản lượng của Tàu c̣n bằng 1/5 thế giới, hơn Nhật Bản, thế mà nhà Thanh bị thua với Nhật trong trận chiến Đài loan năm 1890 và trận chiến Măn châu năm 1895. Từ đó, dùng tổng sản lượng để suy đoán ra sức mạnh về quân sự và chính trị th́ không chính xác lắm.
Đây là quan niệm của Paul Kennedy, cũng là một nhà kinh tế Hoa Kỳ, trong quyển sách nổi tiếng của ông vào những năm cuối của thập niên 80. Quyển sách mang tựa đề The Rise and Fall of the great Powers, Sự Hưng Vong của những đại Cường quốc, với đề tựa phụ Economic Change and military Conflic from 1500 to 2000, Thay đổi kinh tế và tranh chấp quân sự từ năm 1500 tới năm 2000, nói về thay đổi kinh tế và tranh chấp quân sự trong ṿng 500 năm trên thế giới, từ đông sang tây, với một công tŕnh nghiên cứu rất công phu và những con số hiếm có và chính xác; mặc dầu chính xác, nhưng đó chỉ là những con số vô tri, vô giác; lịch sử con người không phải là những con số, mà là cái nh́n, cách đánh giá về những con số đó. Quyển sách được coi là bán chạy nhất thế giới (The international Bestseller), vào thời đó và đă có ảnh hưởng thực sự về đường lối ngoại giao của Hoa Kỳ và Liên sô lúc bấy giờ.
Theo Paul Kennedy, sự hưng vong của một cường quốc là do tổng sản lượng quốc gia. Nếu tổng sản lương quốc gia, mà ông ví như nền móng của một cường quốc. Nếu tổng sản lượng quốc gia tăng đều trong một thời gian dài, th́ người ta thấy sự h́nh thành một đế quốc, có nghĩa là có sự ảnh hưởng mạnh trên chính trường quốc tế, không những về kinh tế, mà cả về quân sự và chính trị. Tuy nhiên, nếu sự chi tiêu về quân sự quá lớn, đè nặng xuống hạ tầng kinh tế, sự tăng trưởng kinh tế không bắt kịp sự tăng trưởng về chi tiêu, nhất là quân sự, th́ dẫn đến sự sụp đổ của đế quốc, đó chính là đề tựa Sự Hưng Vong của những Cường quốc. Với cái nh́n này, ông đă khảo sát tất cả những đế quốc về sự hưng vong của nó từ thế kỷ thứ 16 (1500) tới đầu thế kỷ 21 (2000). Và ông có lời cảnh cáo 2 cường quốc lớn lúc bấy giờ là Hoa Kỳ và Liên Sô, mà theo ông, nếu cứ chạy đua vũ trang, th́ sẽ đi đến sự sụp đổ. Chính v́ lẽ đó mà chính quyền Reagan, vào nhiệm kỳ đầu (1980-1984) chủ trương chạy đua vũ trang; nhưng vào nhiệm kỳ 2 (1984-1988) đă chủ trương ngược lại hạn chế vũ trang, ngay cả việc tài giảm binh bị. Không những chính quyền Reagan, mà ngay cả chính quyền Liên Sô của Gorbatchev cũng vậy. Quyển sách không những bán chạy nhất, mà c̣n ảnh hưởng mạnh trên thực tế là vậy.
Chúng ta vẫn theo sách của Paul Kennedy để xét về những tiên đoán tương lai của ông. Ở đây tôi dựa vào quyển bằng tiếng Anh, do nhà xuất bản Random house, xuất bản lần thứ tư, năm 1989, th́ ngay ngoài b́a, có h́nh quả địa cầu, có 5 người tiêu biểu cho 5 đại cường quốc tranh giành quả cầu: Đó là Hoa Kỳ, Anh, Liên Sô, Nhật và Trung Cộng. Ngày hôm nay chúng ta thấy rơ, là quyển sách xuất bản lần đầu là vào năm 1988, tất nhiên trước đó ông cũng đă viết nhiều bài báo về đề tài này. Tuy nhiên ông vẫn không nh́n ra sự sụp đổ của đế quốc Liên Sô. Ông coi thường vai tṛ của Đức và Pháp, mà ngày hôm nay, không những Liên sô sụp đổ, mà vai tṛ của Âu châu, trong đó có Đức và Pháp, giữ một vai tṛ quan trọng trên thế giới.
Ở điểm này, trái với nhiều người tiên đoán sự trổi dậy của Trung Cộng về mọi mặt, có người tiên đoán sự sụp đổ của Trung Cộng giống như đế quốc Liên Sô. Về phần tôi, tôi đồng ư quan điểm sau.
Măc dầu có tăng trưởng kinh tế; nhưng sự tăng trưởng này đă tạo ra rất nhiều mâu thuẫn và bất công trong xă hội Trung Cộng, bắt nguồn từ 4 chính sách chủ trương bởi chính phủ: 1) Ḱm lương người thợ ở mức tối thiểu; 2) Ḱm giá đồng nhân dân tệ luôn luôn rẻ hơn từ 15 đến 20% so với đồng đô la, trên thị trường; 3) Hy sinh nông thôn cho thành thị; 4) Hy sinh môi trường.
Thật vậy, mặc dầu đảng cộng sản Trung cộng và Việt Nam rêu rao là đại diện cho giới công nông, nhưng 2 giới này bị hy sinh và bóc lột nhiều nhất. Chính chính phủ ḱm giá lương ở mức độ thấp nhất để thu hút đầu tư ngoại quốc và giữ cho giá thành hàng hóa rẻ, để dễ xuất cảng. Thêm vào đó họ c̣n ḱm giá đồng Nhân dân tệ luôn luôn rẻ hơn từ 15 đến 20% theo giá thị trường, v́ vậy hàng hóa Trung cộng rẻ là nhờ 2 yếu tố này. Trong khi đó th́ nông dân cũng không sung sướng ǵ, những vùng nông thôn rộng lớn bị hy sinh cho chính sách kỹ nghệ hóa một cách rừng rú, làm cho 80% sông ng̣i bị ô nhiễm, người nông dân không có nước sạch để uống, nhiễm nhiều bệnh tật. Cả trăm triệu người nông dân bỏ quê đi ra thành thị kiếm việc sống một cuộc sống vất vả, bị bóc lột bởi không những ông tư bản trắng từ nước ngoài, mà ngay cả những ông tư bản đỏ, mới trở nên giầu có, nhờ tham nhũng hối lộ, tịch thu đất của dân, để bán cho ngoại quốc.
Nếu chúng ta nh́n vào sự thoái trào của Liên sô trước khi sụp đổ, và ngày hôm nay chúng ta nh́n vào sự thoái trào của Trung cộng, th́ chúng ta thấy có những điểm căn bản giống nhau, mặc dầu hoàn cảnh lịch sử và thời gian khác biệt.
Ông Brejnev, người đă hùng hổ, tin tưởng rằng cộng sản sẽ toàn thắng khắp nơi trên thế giới, khi mới lên nắm quyền vào năm 1964, trước khi chết vào năm 1983, phải than lên rằng:
“Xă hội chủ nghĩa ǵ mà 1/3 xe chạy ngoài đường là ăn cắp săng của công, 1/3 bằng cấp là bằng cấp giả, công chức đến sở làm việc là đến để có mặt, sau đó th́ đi coi hát hay đi làm việc riêng.”
Xă hội Trung Cộng và Việt Nam hiện nay cũng tham nhũng, hối lộ từ trên xuống dưới, bằng cấp giả cũng lan tràn, sức sản xuất lao động của công chức quá thấp so với những nước chung quanh.
Thêm vào đó có chính sách đánh những nước cộng sản c̣n lại, đặc biệt là Trung Cộng. Ở điểm này, tôi không nghĩ rằng Hoa Kỳ muốn bắt tay với Trung Cộng để chia sẻ ảnh hưởng vùng châu Á Thái b́nh dương, đặc biệt là muốn chia sẽ ảnh hưởng vùng biển Đông Nam Á, mặc dầu quan điểm này có người cho rằng đó là quan điểm thực tế, thực tiễn. Theo tôi, trái lại: Đó mới chính là quan điểm không thực tế, thực tiễn.
Tại sao ?
Chúng ta chỉ cần nh́n t́nh h́nh xẩy ra ở Tunisie, Ai cập và những nước Trung Đông, Phi châu hiện nay, th́ chúng ta rơ.
Theo một số người trước đây cho rằng cái nh́n «thực tế, thực tiễn» là Hoa Kỳ phải ủng hộ những chính quyền thân ḿnh, như Ben Ali ở Tunisie, Hosni Moubarak ở Ai cập, những chính quyền dù độc tài, nhưng có lợi cho Hoa Kỳ.
Tuy nhiên, theo tôi, chính quyền Obama, với bà Hillary Clinton là ngoại trưởng, họ có cái nh́n ngược lại. Theo họ chính cái nh́n trên mới là không thực tế thực tiễn. Thực tế thực tiễn, theo họ, đó là giúp dân đi đến chế độ tự do, dân chủ, nền tảng ḥa b́nh và trao đổi thương mại lâu dài trên thế giới, thay v́ giúp một cá nhân hay một gia tộc, một đảng, đi ngược lại trào lưu tiến bộ của nhân loại và đi ngược lại ḷng dân.
Theo thiển ư và sự suy đoán của tôi, th́ chính quyền Obama nh́n rơ và thực tế, thực tiễn rằng nền kinh tế Trung cộng đang mang những điều bất lợi cho kinh tế Hoa Kỳ: 1) Ḱm giá nhân công rẻ đă đưa đến sự kiện những hăng xưởng Hoa Kỳ sang đầu tư ở Trung Cộng, làm mất công ăn việc làm của dân Hoa Kỳ; 2) Cán cân thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung cộng bị thất thâu nhiều thập niên nay. Sự kiện này phải chấm dứt, và thực tế, thực tiễn, chính là để cứu nền kinh tế Hoa Kỳ, trước tiên. Chính v́ vậy, mà trước khi đi họp Hội Nghị Thượng Đỉnh G20 ớ Hán thành, năm ngoái, Obama đă ra lệnh thoái khoán 600 tỷ $, để một phần giảm gánh nợ, một phần làm hạ giá đồng $, so với những ngoại tệ khác, nhất là đối với đồng Nhân dân tệ, để giảm bớt nhập cảng từ Trung Cộng, và đồng thời tố cáo Trung Cộng sao chép trái phép, làm hàng giả, hàng không đủ tiêu chuẩn.
Trên lănh vực quân sự, chính quyền Obama đủ dữ kiện, thực tế, thực tiễn và sáng suốt để nhận ra rằng, sức mạnh quân sự, nhất là về hải quân, của Trung cộng không thấm tháp vào đâu cả, nếu so sánh với Hoa Kỳ, và ngay cả với Nga Sô, Anh và Pháp. Nói như ông Reagan: «Sức mạnh quân sự của Liên sô là chỉ để đàn áp dân, hù dọa những nước đàn em và láng giềng.»
Sức mạnh quân sự của Trung Cộng ngày hôm nay cũng vậy. Vạ ǵ Hoa Kỳ phải liên kết, để chia ảnh hưởng vùng Đông Nam Á. Thêm vào đó Hoa Kỳ đủ sáng suốt để biết rằng ngay dù ḿnh là đại cường quốc trên nhiều lănh vực, nhất là về hải quân; nhưng vùng biển Thái B́nh Dương, cũng không thể bị khổng chế hóa, mà là một vùng phải quốc tế hóa. Nhưng trước khi đi đến giải pháp này, th́ Hoa kỳ c̣n chơi tṛ «Ngư ông thủ lợi», để cho những nước trong vùng tranh chấp trước, để có thể bán vơ khí. Chúng ta nên nhớ kinh tế Hoa Kỳ một phần phụ thuộc vào việc bán vơ khí. Và để bán được vũ khí th́ cần phải có những tranh chấp.
Đây là việc Hoa Kỳ đă làm trong thời kỳ Đệ Nhất, Đệ Nhị Thế Chiến và thời Chiến tranh Lạnh.
Lịch sử nhiều khi lập lại: v́ sự thoái trào của Trung cộng ngày hôm nay cũng giống sự thoái trào của Liên sô trước đây; và ta xét đường lối chiến lược ngoại giao của Hoa Kỳ tấn công Trung Cộng cũng giống như đường lối của Hoa Kỳ đối với Liên sô, trước đó. Giả thuyết chế độ cộng sản Trung cộng sụp đổ có nhiều khả thế xẩy ra hơn là Trung cộng cùng với Hoa Kỳ chia đôi vùng châu Á Thái b́nh dương và chia đôi biển Đông Nam Á; v́ đây là một chế độ phản ḷng dân, đi ngược lại trào lưu tiến bộ của nhân loại, làm không hợp đạo, hành không hợp nghĩa.
Chính Ngô Khởi, một lư thuyết gia quân sự của Tàu, cách đây hơn 2000 có viết:
«Có 4 điều bất ḥa: bất ḥa trong nước th́ không thể ra quân; bất ḥa trong quân, th́ không thể ra trận; bất ḥa trong trận, th́ không thể tiến chiến; bất ḥa trong chiến, th́ không thể quyết thắng.»
Ông c̣n nói thêm:
«Nếu làm không hợp đạo, động không hợp nghĩa, th́ ở lớn, ngồi sang, tai nạn tất cũng sẽ đến.»
Paris ngày 08/06/2011
Chu chi Nam
(1) Xin đọc thêm những bài về chiến lược Hoa kỳ và Trung cộng, trên http://perso.orange.fr/chuchinam/
<<trở về đầu trang>>