|
Song Chi.
Sự kiện ba chiếc tàu hải giám Trung Quốc ngang nhiên vào sâu
trong vùng lănh hải của Việt Nam, cắt cáp thăm ḍ dầu khí
của một chiếc tàu thuộc một tập đoàn dầu khí lớn nhất VN,
hoành hành suốt hơn 3 tiếng đồng hồ trước khi rút lui mà
không gặp bất cứ trở ngại ǵ khiến ḷng người Việt trong và
ngoài nước nổi sóng ba đào!
Báo chí “lề trái”, “lề phải”, các diễn đàn độc lập, các
trang blog cá nhân…đồng loạt lên tiếng. Người dân trong nước
từ thành thị đến nông thôn nói với nhau về chuyện này tại
nơi làm việc, tại những quán café, quán nhậu, ngoài cánh
đồng làng và cả trong pḥng ngủ gia đ́nh. Người dân xa xứ
nói với nhau qua điện thoại, internet. Những trái tim sôi
sục, phẫn nộ. Trước sự ngang ngược quá đáng của Trung Quốc
và trước sức ép từ người dân, cuối cùng Bộ Ngoại Giao VN,
các websites và tờ báo đại diện cho tiếng nói chính thức của
Đảng, quân đội và nhà nước CSVN như website ĐCSVN, website
Chính phủ, báo Quân Đội Nhân Dân… cũng phải lên tiếng. Thế
đă là…tiến bộ lắm! Nhưng cái tṛ phản đối bằng mồm này rơ
ràng là chẳng ăn thua ǵ với TQ!
Thế giới mạng của người Việt nóng hẳn lên mấy bữa nay. Người
ta cùng nhau đọc lại bản tuyên cáo đanh thép của chính quyền
Miền Nam Cộng Ḥa khi Trung Quốc đánh chiếm Hoàng Sa năm
1974. Người ta nhớ lại những h́nh ảnh sôi sục của những
ngày cuối năm 2007, đầu năm 2008 khi hàng trăm, hàng ngàn
sinh viên, học sinh, văn nghệ sĩ biểu t́nh chống Trung Quốc
xâm lược Hoàng Sa Trường Sa tại Hà Nội và Sài G̣n.
Đă có những lời kêu gọi nhà nước VN hăy để cho người dân
được tự do lên tiếng, phản đối hành động ngang ngược của
Trung Quốc, cũng như những lời kêu gọi xuống đường ôn ḥa để
biểu lộ thái độ đối với Bắc Kinh.
Hơn bất cứ dân tộc nào khác, người Việt từ xưa đến nay đă có
quá nhiều kinh nghiệm cay đắng khi sống bên cạnh người láng
giềng khổng lồ và xấu chơi Trung Quốc. Người Việt quá hiểu
rằng với Trung Quốc, đâu cứ phải cứ lùi bước, cứ nhân nhượng
là Trung Quốc để yên cho. Đối sách của đảng và nhà nước cộng
sản VN từ nhiều năm nay là nín nhịn, Trung Quốc muốn ǵ đáp
ứng nấy, dâng đất, dâng biển…
Thế nhưng kết quả là ǵ? Trung Quốc đă đánh vỗ mặt Việt Nam
năm 1979, xâm chiếm Trường Sa năm 1988. Trung Quốc đă lấn
lướt được của Việt Nam hàng trăm kilomet vuông lănh thổ dọc
biên giới phía Bắc và hàng trăm dặm vuông lănh hải, thông
qua Hiệp ước biên giới trên đất liền năm 1999, Hiệp định
Phân định Vịnh Bắc Bộ VN-TQ năm 2000, bởi sự nhân nhượng
của nhà nước Việt Nam. Hiện tại, Trung Quốc có thể chưa vội
dùng vũ lực trên đất liền với Việt Nam, nhưng họ chắc chắn
sẽ đánh chiếm nốt những ḥn đảo thuộc quần đảo Trường Sa mà
Việt Nam đang nắm giữ để thực hiện âm mưu chiếm trọn 80% khu
vực biển Đông này. Bởi đó là lợi ích cốt lơi của họ. Là
chiến lược và tham vọng lâu dài tiến tới xưng hùng xưng bá
trên cả khu vực này, đối trọng với Mỹ. Đă là chiến lược, là
tham vọng lâu dài của “kẻ khác” th́ chúng ta có nín nhịn, có
ngoan ngoăn phục tùng cũng chẳng được yên.
Đảng và nhà nước cộng sản VN chắc cũng không đến nỗi tối dạ
ǵ mà không hiểu điểu đó.
Nhưng khốn thay, chính họ đă tự trói tay ḿnh, tự làm khó
ḿnh để bây giờ rơi vào thế kẹt tứ bề và càng lúc sẽ càng
khó khăn hơn!
Với thế giới, do khăng khăng bảo vệ mô h́nh của một chế độ
độc tài chuyên chế, Việt Nam đă không thể có được sự ủng hộ
mạnh mẽ từ các nước láng giềng trong khối ASEAN cho tới các
nước tự do dân chủ phương Tây và Hoa Kỳ. VN cũng không có
đồng minh chiến lược. Thêm vào đó là chính sách ngoại giao
theo kiểu đu dây giữa các nước lớn, lúc thế này lúc thế khác,
tiếng là “bạn với tất cả” cũng có nghĩa chẳng có ai thực sự
là bạn khi cần thiết!
Với Trung Quốc, chính nhà nước VN đă tự đút đầu vào tḥng
lọng của anh bạn láng giềng khi quay đầu lại bám víu lấy TQ
sau sự kiện Liên Xô và các nước xă hội chủ nghĩa Đông Âu sụp
đổ. Từ đó, VN cứ măi không sao thoát khỏi ṿng kềm tỏa của
TQ. Lại thêm nạn tham nhũng, dốt nát, điều hành quản lư kinh
tế quá kém khiến kinh tế càng lúc càng bết bát, đất nước
càng lúc càng ngập trong nợ nần, khoảng cách tụt hậu mỗi lúc
mỗi xa so với các nước. Tài lực, nội lực không mạnh th́ làm
sao trụ vững một ḿnh , thoát khỏi sự phụ thuộc nặng nề vào
nước khác?
Với nhân dân, sau bao nhiêu năm đảng và nhà nước tích cực
bóp nghẹt mọi quyền tự do dân chủ, mọi tiếng nói phản biện,
dập tắt mọi biểu hiện yêu nước của người dân, hậu quả là ba
phần tư người Việt trong nước hôm nay đă sống theo kiểu
“chuyện chính trị, chuyện nước là của… nhà nước lo”. Người
dân phần v́ sợ hăi, muốn yên thân, phần v́ quanh năm quay
cuồng với cơm áo gạo tiền nên chẳng mấy ai thực sự thấy hết
hiện trạng của đất nước cũng như hiểm họa từ phương Bắc. Làm
nhụt nhuệ khí của dân tộc, đảng và nhà nước cộng sản VN hôm
nay cũng đồng thời phải lănh hậu quả: khi cần đến tinh thần
công dân, sự quật cường của người dân để chống lại kẻ thù
nếu có một cuộc xâm lăng xảy ra, liệu phải mất bao lâu để
gầy dựng lại cái tinh thần, nguyên khí, nội lực đó?
Rút cục, đảng và nhà nước VN cứ loay hoay như đèn cù: đối
ngoại vừa muốn chơi với Hoa Kỳ nhưng lại sợ mất đảng, vừa
muốn bám lấy TQ làm chỗ dựa kinh tế và chỗ dựa cho chế độ
nhưng lại sợ mất nước! Khi quan hệ với TQ “cơm không lành
canh không ngọt” vừa muốn lên tiếng cho thế giới hay vừa sợ
nếu làm căng quá th́ TQ lại “dạy cho một bài học” nữa th́
không có ai cứu. Vừa muốn để cho người dân phản ứng hộ ḿnh
nhưng lại sợ “các thế lực thù địch” lợi dụng chuyển hướng
thành cuộc cách mạng hoa nhài hoa cúc…Nên cứ thậm thà thậm
thụt, hành xử bất nhất, từ người dân cho đến thế giới cũng
chả biết rơ đảng và nhà nước cộng sản VN muốn cái ǵ!
Chưa kể, kinh tế th́ đang lao đao, xă hội th́ quá nhiều vấn
đề, ḷng dân oán thán.
Hiểu rơ cái thế yếu, sự khó khăn đó của Hà Nội, Bắc Kinh
càng ngày càng lấn tới.
Từ việc chọn lựa sai mô h́nh, thể chế chính trị, chọn bạn mà
chơi cho đến vô vàn những sai lầm trong đường lối chính sách
về kinh tế, xă hội, đối nội, đối ngoại…nhưng lại khư khư
không muốn thay đổi, chỉ muốn giữ quyền lực đến cùng, đẩy
đất nước và dân tộc đến t́nh thế khó khăn ngày hôm nay, là
trách nhiệm của các thế hệ lănh đạo đảng và nhà nước cộng
sản VN.
Tổ tiên VN đă bao đời chiến đấu chống lại họa ngoại xâm, đặc
biệt là từ phương Bắc, đồng thời mở mang bờ cơi về phương
Nam để trao lại cho họ, các thế hệ lănh đạo đảng và nhà nước
VN một tổ quốc như ngày hôm nay. Nhưng các thế hệ lănh đạo
đảng và nhà nước VN trong nhiều năm qua đă không xứng đáng
với tổ tiên. Chưa bao giờ VN bị mất đi một rẻo đất chỉ đến
khi dưới “triều đại” của họ. VN cũng chưa bao giờ phải hèn
hạ đến thế trước nước lớn, chỉ dưới “triều đại” của họ. Họ
cũng chẳng xứng đáng với một dân tộc yêu nước như dân tộc
VN. Điều cuối cùng mà họ có thể làm được để tạ lỗi với tổ
tiên và với nhân dân là hăy thức tỉnh, kịp thời chọn lựa một
con đường đi khác- tự do dân chủ pháp trị đa nguyên đa đảng,
để đưa đất nước tiến lên giàu mạnh, thoát khỏi ṿng kềm tỏa
và cả cái họa bành trướng từ nước láng giềng khổng lồ.
C̣n nếu họ nhất định bám giữ quyền lực, trách nhiệm cứu nước
tùy thuộc vào lương tri sáng suốt của người VN.
Biển Đông sẽ không bao giờ yên tĩnh và Việt Nam cũng sẽ
chẳng bao giờ được yên ổn nếu TQ không thay đổi thành một
quốc gia dân chủ, biết tôn trọng luật pháp, các công ước
quốc tế. Hoặc chính VN phải thay đổi trước để tự cứu ḿnh.
Nếu không, rồi sẽ đến một ngày, cả vùng biển này là của kẻ
khác, ngư dân VN chỉ c̣n biết ngồi đó mà khóc. Ông bạn láng
giềng chiếm hết đảo, xây căn cứ sân bay, căn cứ tàu ngầm,
rồi tàu chiến ngày đêm ngang dọc tuần tra, VN sẽ chẳng c̣n
nhúc nhích cục cựa vào đâu được nữa.
Tương lai đất nước này, dân tộc này chẳng lẽ lại bi đát đến
thế?
<<trở về đầu trang>>