Fax: +493046795841Email: thongtinberlin@gmail.comTel. +4917678132650

www.thongtinberlin.de - www.thongtinberlin.net - www.dvtnradio.com - www.dvtnradio.de

 

T́m ra sự thật “thực”

T́m ra sự thật "thực"

 

Pascal Nguyễn Ngọc Tỉnh OFM

 

T́m cho ra sự thật, đó là mối quan tâm của ĐHY Phạm Minh Mẫn khi ngài nói đến sự thật “thực” và đă cất công đi t́m. Nhưng khi sự thật ḿnh đi t́m lại chính là sự thật ḿnh muốn có bằng bất cứ giá nào, th́ liệu sự thật ḿnh khám phá ra, đă là sự thật “thực” hay chưa? Người đọc bài của ĐHY vẫn cứ phải tự t́m lấy câu trả lời.

 

Bối cảnh của một chuyến đi

Nhằm đánh dấu 350 năm thành lập hai giáo phận đầu tiên và 50 năm thành lập hàng giáo phẩm Việt Nam, Năm Thánh 2010 đă khai mạc trọng thể tại Sở Kiện, Hà Nội dịp lễ các thánh Tử Đạo Việt Nam 24-11-2009. Chỉ hơn một tháng sau th́ xảy ra vụ thánh giá Đồng Chiêm bị đập nát. Người tín hữu Công Giáo vừa bàng hoàng và phẫn nộ trước hành vi báng bổ của chính quyền cộng sản, vừa ngạc nhiên và đau đớn khi thấy tuyệt đại đa số các giám mục hai giáo tỉnh Huế và Sài G̣n hoàn toàn thinh lặng. Không một lời nói, không một cử chỉ hiệp thông với anh chị em giáo tỉnh Hà Nội. T́nh trạng phân hoá trong nội bộ Công Giáo càng thêm trầm trọng và phơi bày công khai khi đức cha Phê-rô Nguyễn Văn Nhơn được bổ nhiệm làm Tổng Giám Mục (TGM) Phó Hà Nội với quyền kế vị, và chỉ mấy hôm sau là Đức TGM Giu-se Ngô Quang Kiệt rời khỏi Việt Nam giữa đêm hôm khuya khoắt, chẳng khác chi một kẻ tội đồ bị trục xuất khỏi quê hương.

Chính trong bối cảnh đó mà Đức Hồng Y Phạm Minh Mẫn (ĐHY), Tổng Giám Mục Sài G̣n, đă lên đường đi Rô-ma gặp các quan chức cấp cao của Toà Thánh, và sau khi trở về, đă có bài trả lời phỏng vấn liên quan đến chuyến đi, bài trả lời đó được đăng tài trên tuần báo Công Giáo & Dân Tộc, số 1762, tuần lễ từ 18-06 đến 24-06-2010. Xin được chia sẻ một vài suy nghĩ sau khi đọc bài trả lời phỏng vấn đó.

 

Tại sao đi ? Đi để làm ǵ?

Đức Hồng Y nói: Trong t́nh h́nh một số ư kiến trên mạng hay qua truyền tai nhau, tạo nên dư luận gây ít nhiều hoang mang và bất ổn trong cộng đoàn Giáo hội và xă hội, ví dụ như một vài dư luận cho rằng có sự tắc trách của Bộ Truyền giáo, sự thoả hiệp của Bộ Ngoại giao, sự cấu kết của một ít nhân vật trong Giáo hội v́ tư lợi, sự ngây ngô của Vatican…, một số giám mục đề nghị tôi đi t́m hiểu sự thật “thực” tận gốc rễ. Qua những lời trên đây, ĐHY vừa cho ta thấy nguyên nhân nào khiến ngài rời Việt Nam để có mặt tại Vatican từ ngày 30-05 đến 03-06-2010, vừa cho thấy mục tiêu của chuyến đi, đó là để t́m hiểu sự thật “thực” tận gốc rễ. Chuyến đi này không phải là một chuyện hoàn toàn cá nhân, nhưng c̣n theo lời đề nghị của “một số giám mục”. Các vị này là những ai, gồm bao nhiêu người, nắm chức vụ ǵ trong Hội Đồng Giám Mục Việt Nam (HĐGM/VN), ngài không nói.

 

Những hoạt động trong chuyến đi

Tại Rô-ma, những người đầu tiên được ĐHY gặp gỡ và thăm hỏi là những linh mục, tu sĩ, giáo dân Việt Nam được ngài gửi tới học. Đây là chuyện b́nh thường, nhưng chắc không ở trong mục tiêu quan trọng của chuyến đi. Ngay cả việc đi thăm đức hồng y Etchegaray cũng vậy, cũng chỉ là một cuộc thăm viếng xă giao.

Nhưng hai cuộc gặp quan trọng hơn cả trong chuyến đi này, trước hết là cuộc gặp tại Bộ Ngoại Giao Toà Thánh sáng ngày 01-06, với vị Ngoại trưởng là Đức TGM Dom. Mamberti, và với Thứ trưởng, đức ông Ern. Ballestrero, kế đến là cuộc gặp tại Bộ Truyền Giáo với Tổng Trưởng là ĐHY Ivan Dias.

Tại mỗi nơi, ĐHY Phạm Minh Mẫn đă “giải bày t́nh h́nh do dư luận tạo ra”. Ngài đă nói những ǵ, giải bày thế nào th́ không ai biết. Nhưng phần trả lời, th́ tại cả hai nơi, ngài đă nhận được một nội dung hoàn toàn giống nhau. Phía Bộ Ngoại Giao th́ Bộ đă “lắng nghe và tôn trọng ư kiến cùng bản thân của đương sự” (tức là Đức TGM Hà Nội Giu-se Ngô Quang Kiệt). Tại Bộ Truyền Giáo cũng vậy, Bộ “luôn lắng nghe và tôn trọng ư kiến cùng bản thân của người liên hệ” (vẫn là Đức Tổng Kiệt). Và dựa vào cách làm của cả hai bộ là “lắng nghe và tôn trọng ư kiến cùng bản thân của người liên hệ”, cuối cùng “Đức Thánh Cha chấp thuận lời Đức Cha Ngô Quang Kiệt xin từ nhiệm Tổng Giám Mục Hà Nội v́ lư do sức khoẻ”.

Và đây là sự thật “thực” ĐHY đă phải vượt bao nhiêu ngàn cây số đến tận Rô-ma để cất công đi t́m. Nói nôm na là như thế này: Sở dĩ có “dư luận gây ít nhiều hoang mang và bất ổn trong cộng đồng Giáo Hội và xă hội” là do việc Đức Giáo Hoàng bổ nhiệm đức cha Nguyễn Văn Nhơn thay thế Đức cha Ngô Quang Kiệt trong cương vị Tổng Giám Mục Hà Nội. Việc thay thế đó bắt nguồn từ việc Đức cha Kiệt xin từ chức v́ lư do sức khoẻ. Và trong việc này, cả hai bộ Ngoại Giao cũng như Truyền Giáo đều tôn trọng ư kiến, nguyện vọng của đương sự. Tóm lại : mấu chốt của vấn đề, hay là sự thật “thực”, chính là việc đức cha Ngô Quang Kiệt xin từ chức mà thôi. Có ǵ đâu mà phải ầm ĩ!

 

Những điều gây thắc mắc

Thế nhưng đối với công luận, mọi chuyện không đơn giản như thế. Giả sử Đức cha Kiệt lâm trọng bệnh, không c̣n khả năng lănh đạo, hay đến tuổi về hưu, th́ bất cứ vị nào được Đức Giáo Hoàng bổ nhiệm thay thế, cộng đồng tín hữu cũng hoan hỷ đón nhận. Lịch sử đă chứng minh điều đó. Nhưng việc Đức cha Kiệt rời khỏi chức vụ TGM Hà Nội, lại chính là đ̣i hỏi của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam, qua văn thư đề ngày 23-09-2008 của ông Nguyễn Thế Thảo, Chủ tịch Uỷ Ban Nhân Dân Thành phố Hà Nội, gửi HĐGM/VN do đức cha Nguyễn Văn Nhơn làm Chủ tịch.

Vậy th́ điều người tín hữu Việt Nam muốn biết, đó là mối tương quan giữa hai sự việc : giữa đ̣i hỏi của nhà cầm quyền Hà Nội và việc Đức Giáo Hoàng chấp thuận cho Đức cha Kiệt từ chức. Điều người tín hữu Việt Nam nóng ḷng muốn được soi sáng là HĐGM/VN đóng vai tṛ nào trong việc thay thế TGM Hà Nội, Đức Cha Ngô Quang Kiệt. Cũng liên quan đến vụ việc này, một nhân vật quan trọng khác mà tín hữu Công Giáo Việt Nam muốn có thông tin, đó là vị đại diện Toà Thánh đến thăm Việt Nam lần chót, vào đầu năm 2009: Đức ông Cao Minh Dung. Đâu là vai tṛ của đức ông trong việc liên quan đến Đức Tổng Kiệt? Trong bài trả lời phỏng vấn, ĐHY Phạm Minh Mẫn có cho biết là chiều ngày 02-06 ngài đă “gặp gỡ linh mục, tu sĩ Việt Nam đang làm việc tại Vatican”, nhưng nhân vật mà mọi người chờ đợi là đức ông Cao Minh Dung th́ ĐHY không hề nhắc tới. Như thế cũng có nghĩa là thắc mắc của người tín hữu Việt Nam liên quan đến đức ông Cao Minh Dung, vẫn chưa có câu trả lời.

 

Liệu có t́m ra sự thật “thực”?

ĐHY Phạm Minh Mẫn có một kiểu nói khá độc đáo khi thêm tính từ “thực” vào danh từ “sự thật” (sự thật “thực”). Điều này chẳng phải không có lư do. Là v́ trong chế độ hiện thời tại Việt Nam, mọi phương tiện truyền thông đều nằm trong tay Nhà Nước. Có nhiều đài truyền h́nh và truyền thanh trên khắp nước, từ trung ương tới địa phương, với trên dưới 700 tờ báo, nhưng tất cả chỉ nói những điều được phép nói. Khi đề cập đến chuyện nói dối, nói láo… trong xă hội chúng ta đang sống hôm nay, nhà văn Nguyễn Khải đă viết trong tập Tuỳ Bút của ông: “… các cuộc trả lời phỏng vấn báo chí, diễn văn tại các buổi lễ kỷ niệm, báo cáo của đảng, của chính phủ, của quốc hội, tất cả đều dùng các từ rất mơ hồ, ít cá tính và ít trách nhiệm nhất. Và nói dối, nói dối hiển nhiên, không cần che đậy… Nói dối lem lẻm, nói dối lỳ lợm, nói không biết xấu hổ, không biết run sợ. Người nói nói trong cái trống không, người nghe tuy có mặt đấy nhưng cũng chỉ nghe có những tiếng vang của cái trống không. Nói để giao tiếp đă trở thành nói để không giao tiếp ǵ hết; nói để mà nói…”. Chính v́ vậy mà khi nổ ra vụ Toà Khâm Sứ – Thái Hà chẳng hạn, nếu chỉ dựa vào báo đài của Nhà Nước, hay cả khi đọc báo Công Giáo & Dân Tộc, không ai biết được : thực sự chuyện ǵ đă xảy ra.

Và điều ta phải đặc biệt quan tâm, là t́nh trạng này chẳng phải không ảnh hưởng đến truyền thông Công Giáo. Hôm xảy ra vụ Đồng Chiêm chẳng hạn, đố ai vào trang mạng của HĐGM mà t́m được thông tin! C̣n trang mạng của Toà TGM Tp. Hồ Chí Minh, trong bài “Tự do báo chí là nhựa sống của nền dân chủ”, lấy nguồn từ Vietvatican, th́ chuyện trớ trêu là đă cắt xén đoạn nói đến Trung Quốc, Bắc Hàn, Việt Nam… cũng như đoạn sau đây: “Tất cả các chính quyền và các tổ chức nói trên đều theo đường lối cai trị độc tài, sợ hăi sự thật, chủ trương ngu dân, nên t́m mọi cách và đưa ra mọi luật lệ để kèm kẹp con người và đất nước trong t́nh trạng nô lệ, chậm tiến, dốt nát…”. Một ví dụ khác, đó là nếu có ai nghe đoạn ghi âm lời đức cha Nguyễn Văn Khảm, Giám mục Phụ tá Sài G̣n, nói về chuyến đi Hoa Kỳ của ĐHY Phạm Minh Mẫn đến Long Beach chủ toạ Đại lễ Ḷng Thương Xót Chúa, rồi đem đối chiếu với vô số thông tin liên quan trên mạng, đố ai biết được sự thật “thực” ở chỗ nào. Và ví dụ cuối cùng là dịp lễ nhậm chức của Đức Tân TGM Hà Nội ngày 07-05-2010: nếu có ai vào trang mạng của Uỷ Ban Kinh Thánh mà đọc bài của Peter Nguyễn Minh Trung, th́ 15.000 chữ kư của thỉnh nguyện thư gửi Đức Giáo Hoàng đă bị hô biến thành panô với những chữ “Nguyễn Văn Nhơn, Bùi Văn Đọc, Vơ Đức Minh : biến khỏi trái đất này!” Vậy th́ câu hỏi dai dẵng vẫn cứ đeo đuổi chúng ta là : sự thật “thực” ở đâu?

Sự thật “thực” về Giáo Hội Việt Nam?

ĐHY Phạm Minh Mẫn vượt núi băng ngàn đến tận Rô-ma để t́m sự thật “thực”, nhưng liệu ngài có giúp được Đức Giáo Hoàng t́m ra sự thật “thực” về Giáo Hội Việt Nam? Dĩ nhiên Đức Giáo Hoàng biết những thay đổi diễn ra tại Việt Nam trong mọi lănh vực kể cả tôn giáo. Ngày nay cuộc sống khá hơn, người dân được tương đối tự do hơn. Các tôn giáo được phép xây cất, tổ chức lễ lạt, huấn luyện chức sắc, đi ra nước ngoài v.v…

Du khách đến Việt Nam lác mắt khi thấy các nhà thờ ngày Chúa nhật động nghẹt người, ơn gọi linh mục, tu sĩ rất đông, số đi ra nước ngoài truyền giáo đến cả ngàn. Đó là mặt tích cực, và cũng là mặt nổi. Trong khi đó, các lănh vực như y tế, giáo dục, xă hội… đều là độc quyền của Nhà Nước. Đi xin tiền giúp người nghèo th́ được, nhưng tranh đấu cho quyền lợi của người nghèo, đ̣i hỏi sự công bằng cho người nghèo th́ không. Tôn giáo không được tự do phục vụ con người. Trong một chế độ độc tài toàn trị, th́ “đối thoại” và “hợp tác” chỉ là những mỹ từ của người chấp nhận ngửa tay xin.

Xin cái ǵ? Thưa xin lại những quyền chính đáng của ḿnh đă bị nhà cầm quyền tước đoạt. Sự thật “thực” phũ phàng là như thế. Liệu Đức Giáo Hoàng có biết rằng Giáo Hội Công Giáo Việt Nam hôm nay, chỉ v́ muốn thoả hiệp với nhà cầm quyền để được yên thân, mà đánh mất khả năng ngôn sứ : quay lưng lại người nghèo, hững hờ với các tôn giáo  bạn, thờ ơ với vận mạng dân tộc, với tương lai đất nước ? Liệu Đức Giáo Hoàng có biết rằng khi thánh giá tại Đồng Chiêm bị đập nát, tuyệt đại đa số các giám mục hai giáo tỉnh Huế và Sài G̣n đă ngậm miệng làm thinh? Thế th́ trước câu hỏi: liệu Đức Giáo Hoàng có biết được sự thật “thực” về Giáo Hội Việt Nam hôm nay, xem ra chưa có câu trả lời!

 

Kết luận

Đạt tới chân thiện mỹ là khát vọng tự nhiên của con người. Khát vọng t́m cho ra sự thật càng mănh liệt khi con người sống trong môi trường đầy dẫy những lừa lọc, gian dối. T́m cho ra sự thật, đó là mối quan tâm của ĐHY Phạm Minh Mẫn khi ngài nói đến sự thật “thực” và đă cất công đi t́m. Nhưng khi sự thật ḿnh đi t́m lại chính là sự thật ḿnh muốn cósự thật “thực” hay chưa? Người đọc bài của ĐHY vẫn cứ phải tự t́m lấy câu trả lời. Không biết đến bao giờ Giáo Hội Công Giáo Việt Nam mới t́m lại được sự b́nh an đă mất, mới t́m lại được sự đồng tâm nhất trí đă tan ră, mới t́m lại được ḷng tin tưởng kính mến đă nhạt phai đối với hàng giáo phẩm kể từ khi Đức Cha Giu-se Ngô Quang Kiệt rời khỏi chức vụ TGM Hà Nội trong một hoàn cảnh c̣n nhiều ẩn số chưa được giải mă? bằng bất cứ giá nào, th́ liệu sự thật ḿnh khám phá ra, đă là

 

Sài-g̣n, ngày 24 tháng 06 năm 2010
Pascal Nguyễn Ngọc Tỉnh ofm
pascaltinh@gmail.com  nguồn: Nữ Vương Công Lư


<< trở về đầu trang >>
free counters