Điều trớ trêu c̣n ở chỗ cũng bấy nhiêu triệu dân VN, khi biện hộ cho việc tŕ hoăn mở rộng các quyền dân chủ, cho phép đa đảng th́ các quan chức VN thường đổ lỗi do ‘nhận thực chính trị trong dân chúng c̣n thấp kém’ nhưng nay khi cần phê duyệt siêu dự án đường tàu cao tốc th́ ông nghị Cảnh (mà thực chất cũng là quan chức hành pháp kiêm luôn chức đại biểu quốc hội) lại ca tụng chỉ số IQ của người VN cao!?
Nếu ai chịu khó ghi chép lại các phát biểu của các quan chức VN nhất là từ ngày mở cửa đến nay, hẳn họ sẽ có được một bộ sưu tập những câu ‘để đời’ mà các thế hệ mai sau có thể dựa vào đó để đánh giá năng lực cai trị đất nước của họ, cũng giống như khi nhắc đến tổng thống Thiệu mọi người khó thể nào quên câu “đừng tin những ǵ cộng sản nói…”.
Hôm 8/6 vừa qua ‘ông nghị’ Nguyễn Tiến Cảnh của tỉnh Hà Nam lại vừa bổ xung vào bộ sưu tập này bằng một phát biểu khác nghe rất ư là… ‘đỉnh cao trí tuệ’ “Tôi thấy những nơi có chỉ số IQ cao th́ họ có đường sắt cao tốc, VN ta cũng có chỉ cố IQ cao…” !!! khi tranh luận tại quốc hội về việc VN có nên xây dựng đường tàu cao tốc Bắc Nam
"Đại biểu Quốc hội" Nguyễn Tiến Cảnh: "Các nước có chỉ số IQ cao đều xây đường sắt cao tốc" |
Với kiểu lập luận đem ‘râu ông nọ cắm cằm bà kia’ như vậy đối tượng mà ông Cảnh quan tâm chắc chắn không phải người dân mà ông đại diện, những người sẽ phải nai lưng ra trả nợ khoản vay cỡ 65 tỷ USD cho siêu dự án này nếu nó được phê duyệt, mà ông chỉ biết nhắm mắt ‘hót’ chỉ để lấy muốn ḷng những kẻ đang ban phát chức vụ và bổng lộc cho ông ta mà thôi.
Sau khi lời phát biểu đầy ‘trí tuệ’ này theo internet ‘bay lượn’ đến khắp mọi miền đất nước, nỗi lo của người dân đóng thuế không chỉ c̣n là con số vài chục tỷ USD kia nữa, bởi đất nước sẽ c̣n nhiều dự án khác nhưng quốc hôi là cơ quan có nhiệm vụ phê duyệt và kiểm soát các dự án này, lại đang có những cái đầu quá nhỏ không xứng đáng được giao quyền định đoạt những siêu dự án có liên quan đến tương lai của các thế hệ con cháu chúng ta mai sau.
Nếu không nhỏ th́ tại sao ‘IQ’ tức chỉ số thông minh của các cá nhân và sự vận hành của đoàn tàu cao tốc nào có dây mơ rễ má ǵ với nhau mà ông nghị Cảnh lại lôi nó vào cuộc để đưa ra kết luận ‘xanh rờn ‘VN cần phải xây dựng đường sắt cao tốc’. Bộ năo ông Cảnh với những hiểu biết về chỉ số IQ và xây dựng đường tàu cao tốc như vậy liệu có nặng và nhiều nếp nhăn để thông minh hơn chúng ta không hay ông ta chỉ nói như con vẹt, nói mà chính ông cũng chẳng hiểu ḿnh nói ǵ?
IQ là ǵ?
Theo bộ tự điển nổi tiếng Webster IQ được định nghĩa như sau: A measure of a person’s intelligence as indicated by an intelligence test; the ratio of a person’s mental age to their chronological age (multiplied by 100). Xin tạm dịch: IQ (Intelligent Quotation) là chỉ số đo lường trí thông minh của một người có được bởi một cuộc trắc nghiệm mà kết quả là thương số giữa tuổi trí tuệ và tuổi đời, nhân cho 100.
Bộ tự điển Wikipedia c̣n cung cấp nhiều chi tiết về IQ hơn. Theo đó khái niệm về IQ lần đầu tiên được nhà khoa học người Anh Francis Galton nêu ra trong cuốn Hereditary Genius xuất bản vào cuối thế kỷ 19. Sau đó, nó được học tṛ của ông là J.Cattell và nhà tâm lư học người Pháp Alfred Binet phát triển bằng việc thảo ra những bài trắc nghiệm để kiểm tra năng lực trí tuệ của trẻ khi đi học, v́ Binet nhận thấy dường như có mối liên hệ giữa khả năng học của một học sinh với kết quả bài trắc nghiệm của ông.
Sau đó không lâu, nhà tâm lư học người Mỹ Giáo sư Lewis Terman (Giảng viên trường đại học Standford) đă phát triển bài trắc nghiệm gồm những câu phức tạp hơn để dùng cho người trưởng thành và đặt tên là bài trắc nghiệm chỉ số thông minh Stanford-Binet; nó nhanh chóng trở nên thông dụng trên khắp nước Mỹ, bùng phát mạnh vào năm 1917 khi nước Mỹ bước vào chiến tranh thế giới thứ nhất.
Ban đầu IQ được tính là thương số giữa tuổi trí tuệ và tuổi thực tế nhân với 100, tuy nhiên cách tích này nhanh chóng bộc lộ những khuyết điểm nên được phát triển thành các cách tính phổ biến theo độ lệch chuẩn 15, 16, 24. Chỉ số IQ thường được cho là có liên quan đến sự thành công trong học tập, trong công việc, trong xă hội, những nghiên cứu gần đây cho thấy có sự liên quan giữa IQ và sức khỏe, tuổi thọ (những người thông minh thường có nhiều kiến thức hơn trong việc chăm sóc bản thân) và cả số lượng từ mà người đó sử dụng. Trong thế kỉ 20, chỉ số IQ trung b́nh của con người tăng lên một cách rất chậm: đó được gọi là hiệu ứng Flynn. Nhưng chúng ta vẫn chưa thể khẳng định chắc chắn những sự thay đổi đó thể hiện chính xác sự thông minh dần thêm của con người.
Trung b́nh chỉ số IQ trong một đời người hầu như không tăng hay giảm. Tuy nhiên vẫn có một ít người trải qua những sự thay đổi rất lớn. Ví dụ như trong một số tài liệu, một số chứng bệnh ảnh hưởng học tập có thể ảnh hưởng gây giảm chỉ số IQ rất lớn (Shaywitz, 1995).
Từ các định nghĩa trên chúng ta thấy IQ là một khái niệm gắn liền với cá nhân (person) hoàn toàn không có đề cập ǵ đến mức độ thông minh của một dân tộc, sắc dân (nation) hay ṇi giống nào hết. Hơn nữa, mặc dù IQ được nhiều nhà khoa học quan tâm t́m hiểu suốt thế kỷ vừa qua, nhưng đến nay nó vẫn chưa được thế giới xem như một loại tiêu chuẩn để đánh giá năng lực thực sự của một con người, không như khi đánh giá khả năng nghe – nói tiếng Anh dựa vào số điểm Toefl.
Điều đó chứng tỏ phương pháp tính chỉ số IQ hiện vẫn c̣n nhiều thiếu sót và khó có ai có thể dựng được những bài test IQ chuẩn xác bởi lẽ việc làm này đụng đến hệ thần kinh và năo là những cơ quan tinh vi nhất của con người. Ngay đến các nhà khoa học hàng đầu thế giới c̣n chưa khám phá hết mọi bí ẩn của nó th́ làm sao các nhà xă hội học có thể hiểu để vạch ra được cách đo lường nó sao cho đúng đắn?
Do vậy trong thực tế chúng ta chưa hề có thấy bất kỳ nhà trường hay tổ chức xă hội nào dám đem chỉ số IQ ra làm thước đo để đánh giá khả năng của một con người cả. V́ như đă tŕnh bày trên, IQ đơn thuần chỉ kết quả trắc nghiệm giống như thi vấn đáp từ những câu hỏi trắc nghiệm thuần lư thuyết, trong khi sự thông minh nhạy bén thực sự của một người lại trở nên cần thiết và phải được bộc lộ trong những t́nh huống con người bất ngờ phải đối mặt với những bế tắc, khó khăn hay hiểm nghèo trong của cuộc sống.
Cần phải dài ḍng như thế mới thấy việc ông nghị Cảnh mượn chỉ số IQ để biện luận cho việc VN cần phải xây đường tài cao tốc là việc là hết sức ngớ ngẩn. Hơn nữa, nếu tôi nhớ không lầm xưa nay ở VN ta tôi chưa bao giờ chưa nói đến việc có ai hay tổ chức nào đó đứng làm một cuộc khảo sát về IQ của người VN. Ngay với các em học sinh cấp I thôi là lức tuổi các nhà khảo sát quan tâm nhiều nhất cũng chưa có nói ǵ đến cả nước? Bản thân ông có biết chỉ số IQ của ḿnh là bao nhiêu chưa? Vậy căn cứ vào đâu mà ông lại dám đưa ra khẳng định nghe chắc như đinh đóng cột về chỉ số IQ cao của VN như thế, thưa ông?
Triết Chủ tịch: Ở Việt Nam, không tham cũng phải động ḷng tham |
Cái cần nói lại chẳng dám!
Bởi vậy, nếu ông nghị Cảnh là người thật sự có chỉ số IQ cao và yêu nước, lẽ ra ông ta sẽ phải như sau th́ nghe mới hợp lư:
- Tôi thấy những nơi có chỉ số IQ cao th́ những nơi ấy họ giàu có, VN ta cũng có chỉ số IQ cao vậy tại sao dân chúng đa số vẫn c̣n quá nghèo khó? Mà người dân c̣n nghèo th́ xây dựng đường cao tốc là v́ ai hay chỉ tổ khiến dân nghèo hơn v́ nợ nần chồng chất?
- Tôi thấy những nơi có chỉ số IQ cao th́ những nơi ấy họ đa nguyên đa đảng, VN ta cũng có chỉ số IQ cao vậy mà không hiểu sao nước ta chờ măi mà vẫn thấy chỉ có một đảng cai trị?
- Tôi thấy những nơi có chỉ số IQ cao th́ những nơi ấy quyền tự do của người dân rất được chính phủ tôn trọng, VN ta cũng có chỉ số IQ cao vậy mà không hiểu sao hở miệng ra đụng chạm đến lĩnh vực chính trị vốn là quyền của mọi người họ liền bị bắt bớ ?
Và c̣n vô vàn những mâu thẫn khác giữa chỉ số IQ cao của người VN (nếu quả thật đúng) với những bất công những điều trái tai gai mắt đang diễn ra trên đất nước hôm nay.
Điều trớ trêu c̣n ở chỗ cũng bấy nhiêu triệu dân VN, khi biện hộ cho việc tŕ hoăn mở rộng các quyền dân chủ, cho phép đa đảng th́ các quan chức VN thường đổ lỗi do ‘nhận thực chính trị trong dân chúng c̣n thấp kém’ nhưng nay khi cần phê duyệt siêu dự án đường tàu cao tốc th́ ông nghị Cảnh (mà thực chất cũng là quan chức hành pháp kiêm luôn chức đại biểu quốc hội) lại ca tụng chỉ số IQ của người VN cao!?
Chuyện tự hào về IQ của ông nghị Cảnh làm tôi bỗng nhớ lại lời một ông bạn đang là giáo sư đại học kể vẫn thường khuyên các em sinh viên “chớ nên dại dột đi tự hào ḿnh là con nhà nghèo học giỏi như thời chúng tôi, mà hăy tự vấn xem v́ sao ḿnh giỏi mà vẫn cứ nghèo”??? một lời khuyên thật chí lư ngay cả cho những người mắc bệnh hăo giàu, thích hoành tráng như ông nghị Cảnh.
Cần phải đưa các quan chức VN đi học thêm ở các lớp câm điếc này chăng? |
Bởi ủng hộ làm đường cao tốc mà chỉ đơn giản v́ lư do ‘IQ của người VN ta cao’ có khác nào bỏ ra vài chục tỷ USD để mua lấy tấm bằng giả mạo, mua lấy cái danh hăo… thay v́ phải chứng minh nó bằng những phép toán kinh tế hẳn hoi, từ đó mới thấy được nó cần thiết và đem lại lợi ích cho đất nước ra sao, chứ không thể khơi khơi bảo IQ cao là xong. Người bảo ḿnh có chỉ số IQ cao mà lại nói năng như vậy, xin lỗi, nếu có ‘bán rẻ’ IQ chắc chắn chẳng ai dám mua !!!
Mà h́nh như ở VN ngày nay số quan chức mắc phải ‘hội chứng’ hoành tráng và hoang tưởng như ông nghị Cảnh với nhưng con số IQ ‘nhảy múa’ trong đầu để phát biểu linh tinh không phải là hiếm.
Bước vào thời kỳ mở cửa sau một thời gian dài nghèo đói với tiền vàng dollars ‘rủng rỉnh’ trong tay (mặc dù đều là tiền vay mượn của nước ngoài) phần lớn các quan chức VN do tŕnh độ kém cỏi, đă dẫn đến cách quản lư tiêu xài của họ có lẽ cũng không khác mấy bác nông dân ngoại thành SG ‘trúng đất’ nhờ bán ruộng vườn của cha ông để được ôm tiền tỷ là mấy!
Những người tầm nh́n không vượt quá mấy sào ruộng bỗng dưng được ôm một số tiền quá lớn th́ chuyện ‘no dồn đói góp’ ăn xài xả láng cho đă tay, đă miệng xảy ra là điều dễ hiểu. Điển h́nh như việc nhiều tỉnh thành đă phá dẹp bỏ hàng ngàn hécta đất nông nghiệp màu mỡ v́ ở những vị trí thuận tiện canh tác để xây dựng hàng trăm sân gôn trên khắp cả nước. Phục vụ ai ở những vùng dân nghèo mạt rệp như thế nếu chẳng phải v́ lư do tư lợi của các quan chức khi đứng ra làm trung gian chi trả bồi thường đất đai cho nông dân từ tiền của đối tác nước ngoài?
Khác biệt duy nhất giữa sự kém cỏi của nông dân và các quan chức là trong khi nhiều đại gia nhà quê do sau khi tiêu xài hoang phí phải ‘trắng tay’ chỉ sau một thời gian rất ngắn, ngược lại các quan chức dẫu sao cũng ‘khôn khéo’ hơn nên VN mới h́nh thành nên một tầng lớp ‘tư bản đỏ’ như chúng ta thấy ngày nay.
Bởi vậy những siêu dự án như đường tàu cao tốc Bắc Nam nếu được phê duyệt chỉ v́ muốn chứng tỏ cho thế giới biết VN cũng có IQ cao như ông nghị Cảnh phát biểu, th́ ngay từ bây giờ chúng ta đă có thể biết chắc rằng người phải đi ‘đổ vỏ ốc’ tương lai sẽ không thể là ai khác ngoài chính con cháu chúng ta.
Sàig̣n, 11/6/2010
Alf.Hoàng Gia Bảo