Fax: +493046795841Email: thongtinberlin@gmail.comTel. +4917678132650

www.thongtinberlin.de - www.thongtinberlin.net - www.dvtnradio.com - www.dvtnradio.de

 

 24/06/1948 – 12/05/1949: Phong tỏa Tây Bá Linh (Blocus West-Berlin)

                               Tháng sáu 62 năm trước:

 

24/06/1948 – 12/05/1949:

Phong tỏa Tây Bá Linh (Blocus West-Berlin)

 

Phan Văn Song

  

Ngày 12/05/ 1949, Staline thất bại, sau gần một năm (12/05/1948) phong tỏa Tây Bá Linh, ra lệnh tỏa cảng cho Berlin. Đây là cuộc thử lữa đầu tiên của chiền tranh lạnh.

 

Đại tướng Alfred Jodl kư giấy đầu hàng

Phân chia nước Đức và thành phố Bá linh:

Ngày 8 tháng năm 1945: Đệ tam Đức Quốc Xă đầu hàng vô điều kiện, quốc gia Đức tan ră. Các nước đồng minh nắm trọn vận mạng của đất nước Đức và, chiếu theo Hiệp ước Yalta (tháng hai 1945) thỏa thuận giữa “Ba đồng minh lớn”, chia nước Đức thành bốn vùng bị tạm chiếm. Churchill đă thương thuyết với Roosevelt và Staline để cho Pháp hưởng được một vùng tạm chiếm. Cựu thủ đô Bá linh cũng bị chia làm bốn, nhưng ba vùng phía “Tây Bá linh” hoàn toàn bị bao vây, nằm trọn trong vùng Đông Đức do Hồng quân Sô Viết cầm quyền.

Chế độ quân quản  ấy được định nghĩa rơ ràng bởi Hội nghị Postdam (tháng bảy/tháng tám 1945): hạn chế quyền hạn chánh trị và kinh tế đúng với tinh thần ba Xóa  (Xóa bỏ lư thuyết Na zi, Xóa bỏ quân đội Đức, Xóa bỏ những tổ hợp kỹ nghệ của nước Đức), đặc biệt xóa bỏ những kỹ nghệ nặng, và nước Đức phải bồi thường thiệt hại chiến tranh cho phe đồng minh.

 

Những bất đồng ngay từ đầu giữa các đồng minh thắng trận:

Nhưng, ngay từ 1946, Hội đồng Liên minh Kiểm soát (gồm bốn tướng Tư lệnh bốn vùng quân quản ) đă bắt đầu có những bất đồng ư kiến. Đất nước của Liên Sô bị tàn phá rất nặng, nên Staline muốn phần đất Đức thuộc Liên Sô phải chuyên về nông nghiệp -  tước bỏ hẳn lực lượng kỹ nghệ lẫn suy nghĩ “quân sự” - để người Đức  không c̣n “nghĩ đến” đến trả thù. V́ vậy, nhơn danh “tinh thần Postdam”, Liên Sô tháo gỡ toàn bộ những xí nghiệp kỹ nghệ kể cả những nhà máy nhỏ nhứt của người Đức trong vùng tạm chiếm của ḿnh, để đem về ráp lại trên đất nước Liên Sô. Những nhà máy hay xí nghiệp kỹ nghệ nào không tháo gỡ được th́ do quân đội Liên Sô hay người Nga tự cai quản lấy.

Vài thí dụ: 12,000 cây số đường rầy (xe lữa) trên 18,000 cây số bị tháo gỡ và đem về Nga. Một cuộc cải cách điền địa chia tất cả những mảnh điền trên 100 mẫu (héc ta) thành những mẫu nhỏ 10 hoặc 15 mẫu là tối đa. Staline không những không tôn trọng tinh thần Hiệp ước Yalta về một Âu châu gỉải phóng (khỏi ách Na zi) là chấp nhận và tổ chức những cuộc bầu cử tự do trong các quốc mới được giải phóng (khỏi ách na zi). Trái lại, Đảng Cộng sản quốc tế và Hồng quân xen vào nội bộ các đảng phái quốc gia địa phương để lập những chánh phủ liên minh với  những cái tên gọi là Mặt trận  Quốc gia hoặc Mặt trận Yêu nước, hoặc Mặt trận Tổ quốc... và trong một thời gian rất nhanh , loại bỏ hết những đảng phái “đối lập – thường là đảng phái quốc gia” theo phương pháp, “kẻ thù từng giai đoạn”, “diệt kẻ thù bằng thái mỏng, xắt lát kiểu xắt chả lụa”,... và cuối cùng đem đến một chế độ độc đảng, độc tài toàn trị....do Đảng Cộng sản địa phương chư hầu Đảng Cộng sản quốc tế  cầm quyền. 

(lời bàn người viết: bài hát nầy nghe sao quen tai quá , các độc giả nghĩ sao? ).

Tổng thống Truman nhận xét toàn Đông Âu và cả vùng tạm chiếm Đông Đức  đang dần dần biến thành những quốc gia độc tài Cộng sản trị, quyết định giúp đở, bảo vệ các quốc gia “tự do” chống trả cuộc xâm chiếm của phong trào Cộng sản chủ nghĩa. Đó là phương pháp chánh trị “Be bờ”.

Ngày 5/tháng 06 /1947, “Be bờ bằng kinh tế” bắt đầu, “Chương tŕnh Marshall” cho các quốc gia tự do Tây Âu,  ba vủng Tây Đức  cũng được hưởng.

Tháng 07 / 1947, theo quan niệm hai chánh phủ Anh và Mỹ, muốn ổn định một Âu châu có trật tự và phồn vinh, phải có sự đóng góp của một quốc gia  Đức bến vững và ổn định. Cả Anh lẫn Mỹ rất lo ngại rằng, v́ tinh thần quốc gia và dân tộc, nếu nhơn dân Đức, quá bị nhục nhă trong việc quản trị quân quản của các đồng minh, có thể ngă về thuyết Cộng sản chủ nghĩa. V́ thế cả hai chánh phủ Anh và Mỹ ngưng ngay chương tŕnh Xóa bỏ kỹ nghệ và Xóa bỏ tinh thần Na zi.

Staline, trái lại, cho rằng ba anh đồng minh Anh Pháp Mỹ đang thay đổi chiến lược, đang muốn dựng lại một nước Đức (và một quân đội Đức) mạnh để chống Sô Viết. Từ nay trên mặt kinh tế lẫn chánh trị, Đông /Tây là hai khối thù địch. Chiến tranh lạnh băt đầu.

 

Chiến tranh lạnh:

Hội nghị Mạc tư Khoa (Moskva) họp bốn cường quốc, đại diện bởi Marshall-Mỹ,Bevin-Anh, Bidault-Pháp và Molotov-Liên Sô, từ 10 đến 25/tháng tư/1947 hoàn toàn thất bại. Không làm sao t́m được một sự đồng thuận cho một giải pháp quản trị một nước Đức tương lai. Hội nghị Luân Đôn (London)- tháng 11/tháng12/ 1947- cũng lại thất bại lần nữa. Tướng Marshall, sau Hội nghị tuyên bố: “Chúng ta ngày nay, chắc chắn rằng không làm sao hy vọng có một nước Đức thống nhứt. Vậy th́, bằng mọi giá, chúng ta phải nổ lực làm tất cả những ǵ chúng ta làm được trong khu vực chúng ta có ảnh hưởng”.

Tháng hai 1948, với “Hiến chương Franfurt”, trong hai vùng Anh-Mỹ. (Ngày 1/tháng giêng/1947, hai đồng minh Anh-Mỹ đă thỏa thuận hợp nhứt hai vùng thành một, gọi là vùng đôi-bizone), cho ra đời một chánh phủ kinh tế dưới sự lănh đạo của  Tổng trưởng-Chủ tịch tỉnh Bayern Ludwig Erhard.

Cũng phải cần đến hai hội nghị cũng tại Luân đôn vào đầu năm 1948, với rất nhiều thương thuyết khó khăn do phía Pháp, cả ba vùng Tây Đức mới được hợp nhứt.

Ngày 18/tháng 6/1948, đơn vị tiền tệ Đức mă -Deutschemark được thành lập và có giá trị trong toàn ba vùng nay là một của vùng Tây Đức.

Đối với Staline đây là một tuyên chiến, v́ không tôn trọng Hiệp ước Postdam .

 

Phong tỏa Bá Linh:

Ngay từ ngày mồng1/tháng tư /1949, chánh quyền Liên Sô đă bắt đầu làm khó dễ những giao thông tiếp tế, di chuyển, bằng đường sắt hay bằng đường lộ, giữa  Tây Bá linh và các khu vực Tây Đức.

“V́ lư do kỹ thuật, Nha Giao thông của cơ quan quân quản Liên Sô tại Đức bắt buộc phải ngưng, trong đêm 24 tháng 6 1948, mọi di chuyển hai chiều, mọi hoạt động chuyên chở hàng hóa hay hành khách, trên tuyến đường sắt Berlin-Helmstedt (trục Berlin-Hannover)”.

Bằng thông cáo nầy, thông tấn xă Đông Đức báo cho thế giới tự do biết là từ nay Tây Bá linh đă bị phong tỏa bởi Liên Sô. Tất cả những thiết lộ hay xa lộ đều bị đóng cửa, nhốt dân Bá linh trong một nhà tù kiên cố. Không ai có thể nghĩ rằng phong tỏa ấy có thể kéo dài 322 ngày đêm.

Staline hy vọng rằng phong tỏa Bá linh buộc nhóm Tây phương bỏ rơi Bá linh. Quên rằng chương tŕnh chánh trị “Be bờ” bắt buộc Mỹ phải chống trả, nhưng vẫn cố gắng không tạo ra chiến tranh.

Tổng thống Truman  quả quyết tuyên bố: “Chúng ta không rời bỏ Berlin!” .

“Thật rơ ràng Staline muốn chúng ta phải rời khỏi Berlin. Phong tỏa là một vũ khí của Cộng sản quốc tế để tấn công chúng ta và Điện Cẩm linh đă nhắm đúng mục tiêu: Bá linh, Berlin thủ đô muôn thuở của nước Đức, vẫn c̣n và sẽ măi măi là một biểu tượng của nhơn dân Đức, và Berlin cũng là điểm nóng nhứt của Âu châu. Nếu chúng ta không giữ được, Cộng sản quốc tế sẽ nắm toàn bộ dư luận nhơn dân Đức. Và v́ thế đứng của chúng ta ở Berlin không vững , nên chúng ta bắt buộc phải giữ cho bằng được Berlin. Chúng ta phải biểu dương lực lượng,  và nếu cần, sử dụng sức mạnh của chúng ta, với cái nguy hiểm là quân địch có thể có phản ứng, và  nguy cơ có chiến tranh.”  (Harry Truman Hồi Kư 1956) .

Cầu không vận

Ngày 25/tháng 6/ 1948,  Tướng Mỹ Lucius Clay, Quân trấn trưởng  khu vực Mỹ trao nhiệm vụ cho Tướng Wedemeyer nhiệm vụ tổ chức một cầu không vận.

(Khác với những vận tải bằng xa lộ hay thiết lộ, những liên lạc không vận được kư kết bằng những văn kiện liên minh tứ cường). Và hơn nữa:

Cầu không vận là giải pháp duy nhứt để tiếp tế 2 triệu dân chúng đang “ở tù và sẽ bị chết đói” trong thành phố Tây Berlin. Hai phi trường Tempelhof trong khu vực Mỹ và Gatow trong khu vực Anh, được sửa sang và mở rộng. Một phi trường thứ ba, Tegel trong khu vực Pháp được khởi công xây vào cuối tháng 7 năm 1948 và hoàn tất chỉ trong ṿng hai tháng. Từ 700 tấn hàng mỗi ngày, ngay những ngày đầu  đến 5,000 tấn/một ngày  vào tháng 10 và cuối cùng 10,000 tấn cho mỗi ngày vào tháng tư 1949.... Hơn 2,3 triệu hàng hóa được đổ vào Tây Berlin.

Tổ chức rất hữu hiệu. Ba đường bay khác nhau. Chỉ bay một chiều. Hai đường bay vào Berlin: đường Nam và đường Bắc; đường ở giữa dành riêng cho đường bay ra. Mỗi phi công của phi vụ chỉ được phép một lần đáp thôi (đáp trật, rồ ga đi luôn, không cho thử đáp lại lần thứ hai). Mỗi phi cơ đáp cách nhau ba phút. Đậu dưới đất bỏ hàng, chỉ có ½ giờ thôi, phải cất cánh lại. 2/3 hàng hóa là nhiên liệu và than để sưởi, 1/3 là lương thực. Với những máy bay, lúc bấy giờ trọng lượng chuyên chở rất hạn chế: tối đa là 10 tấn với những phi cơ to nhứt thời bấy giờ: Douglas C54.

(Dân Việt Nam ḿnh rất quen với chiếc C54 nầy lắm, nhứt là dân Mũ Đỏ. Những hảng hàng không dân sự của tuổi trẻ chúng ta như Air Viet Nam hay Cosara thường dùng loại nầy bay nội địa, tên dân sự gọi C54  là Dakota DC3).

Đời sống ở Bá linh rất khó khăn, dỉ nhiên rồi. Dân chúng đói và lạnh. Phải canh tác để có thêm khoai và rau  cải tươi, phải đốn cây để làm củi sưởi. Thất nghiệp từ 40,000 dân tháng 6/1948 tăng lên 250,000 dân cuối tháng 05/1949.

Tổn thất: 76 người tử nạn: 5 công dân Đúc, 31 quân nhơn Mỹ và 40 quân nhơn Anh.

Khi rút lệnh phong tỏa ngày 12/05/1949, Staline đă nh́n nhận sự bất lực của Liên Sô và chấp nhận đă thua phe đồng minh phía Mỹ và Tây âu một keo.

 

Hậu quả:

Chiến thắng đồng minh được Mỹ sử dụng để dư luận Tây âu chấp nhận quan niệm là có hai quốc gia Đức, và sự thành h́nh của một quốc gia Tây Đức.

Nước Cộng Ḥa Liên Bang Đức ra đời ngày 23/05/1949.

Đề phản biện, ngày 30/05, một bản Hiến Pháp do Quốc Hội Nhơn Dân biểu quyết tại Đông Bá Linh cho ra đời ngày 7/ tháng 10/1949,  nước Cộng Ḥa Dân Chủ Đức.

Chiến tranh lạnh đă cắt nước Đức ra làm đôi.

Nước Đức chia đôi biến thành biểu tương của chiến tranh lạnh tại Âu châu.

Hiệp Ước Pḥng thủ Bắc Đại tây Dương, NATO được kư ngày 4/tháng 04/ 1949 tại Washington bởi Mỹ, Canada và 10 quốc gia Âu châu (Pháp, Anh, Ư, Đan Mạch, Na uy, Băng đảo - Island, Bồ đào Nha, Ḥalan ,Bỉ và LụcxâmBảo) cũng là một hậu quả lớn của việc phong tỏa Berlin.

Trong ṿng 12 năm, cho đến đêm 12 rạng 13 tháng 08 năm 1961 khi bức tường ô nhục dựng lên, thành phố Berlin là một thành phố có lối sống lai căng, với hai phương thức sống, hai phương thức chánh trị và kinh tế hoàn toàn đối chọi nhau, nhưng với một cuộc sống rất mở, v́ hai khu vực Tây và Đông đi lại với nhau dễ dàng, và nhờ như vậy giúp đở cho 3 triệu dân Đông Đức vượt sang sống bên Tây Đức. 

Bức tường ô nhục dựng lên để cấm người Đông Đức vượt sang Tây Đức, bảo vệ chế độ độc tài Công sản Đông Đức cho đến ....  ngày 9 tháng 11  năm 1989.

 

Thay lời kết:

Dưới ánh sáng mặt trời không có ǵ lạ cả. Trí nhớ sao chúng ta dễ quên !.

Ngay từ khi vừa thắng Đức và chế độ Na zi độc tài, Đảng Cộng sản quốc tế và Staline đă xé rào, không tôn trọng những kư kết hứa hẹn tổ chức những bầu cử tự do cho những nước vừa được gỉai phóng khỏi ách độc tài Na zi, bằng cách lương lẹo tung Đảng Cộng sản quốc tề cấy người tạo những đảng Cộng sản địa phương liên minh với các đảng phái quốc gia địa phương Đông Âu thành lập những liên minh với những tên gọi như Mặt Trận Yêu nước, Mặt Trận Tổ quốc.. để rồi ám sát, để rồi thủ tiêu, để rồi tiêu diệt tất cả những đối lập, đối kháng, những nhà ái quốc quốc gia và dể cuối cùng cướp chánh quyền, thống trị độc tài, đảng trị, công an trị, NKVD, KGB, Securitat, Gong An, Công An Nhân Dân....   

Những Matyas Rakosy của Hungary, Klément Gottwald của Tiệp Khắc, Georghui Dej, Nicolae Ceaucescu của Romania, Boleslaw Bierut của Ba lan, Georges Dimitov của Bulgary hay Hồ Chí Minh của Việt Nam đều sử dụng một chiêu bài: thoạt đầu liên minh với các đảng phái quốc gia để thành lập những Mặt trận lấy tên là Yêu nước, ái quốc, hay Tổ quốc và lần lần loại bỏ những ngưởi quốc gia và cuối cùng xóa bỏ và cấm hẳn  các Đảng quốc gia hoạt động. Thậm chí có thể tuyên án xử tử như trường hợp Nicolas Petkov, đảng quốc gia đối lập với Đảng cầm quyền Cộng sản Bulgary bị Tổng Thư Kư Đảng Cộng Sản Bulgary Georges Dimitov ra lệnh bắt, truy tố là phản động, ra ṭa tuyến án tử h́nh vả treo cổ ngày 23/09/1947. ... Hay như Hồ Chí Minh ra lệnh  thủ tiêu những nhà ái quốc, quốc gia như Trương Tử Anh, Huỳnh Phú Sổ,.... hoặc  những nhà trí thức  như Cụ Phạm Quỳnh...nhà văn Khái Hưng .... Hồ Chí Minh khi vừa cướp chánh quyền xong, ngay ngày hôm sau đă ra thông báo cấm Đại Việt Quốc Dân Đảng hoạt động. Thậm chí Đảng Dân chủ là một đảng chư hầu của Đảng Cộng sản Việt Nam cùng với Đảng Xă hội, hai Đảng ấy phục vụ cho Đảng Cộng sản Việt Nam nay vẫn bị giải tán và cấm hoạt động. Ngày hôm nay mặt dù Hiến Phéáp VNXHCN cho phép, các  đảng viên của Đảng Dân chủ như Nguyễn Tiến Trung vẫn bị truy tố và đi tù....

Có một ông trí thức, homme d'état (yếu nhơn quốc gia) Việt Nam ở Hải ngoại, (sic- v́ ông thường tự phong như vậy) trưởng tràng của một nhóm trí thức, chủ nhơn - có cầu chứng tại ṭa – của tất cả  những từ ngữ và ư niệm chánh trị việt nam thông dụng đương hành (sic) ở hải ngoại, trong một bài nhận định viết trong dịp kỷ niệm 30/04 vừa qua, lên  tiếng  quan sát và mạt sát  người quốc gia Việt Nam và các đảng phái quốc gia Việt Nam từ sau đệ nhị thế chiến đến ngày nay, phán rằng sở dỉ chúng ta thua Đảng Cộng sản v́ các đảng phái quốc gia chúng ta đă không có ư thức chánh trị,  cũng không có tư tưởng chánh trị, mà cũng chẳng có viễn kiến chánh trị, nói tóm lại chúng ta ngu, chúng ta dốt, nên chúng ta thua.

Chúng tôi tự cho chúng tôi là người quốc gia, chúng tôi tự nghĩ:  “cũng có thể đúng !",

Là  những người quốc gia, chúng ta v́ chỉ biết yêu nước, v́ chỉ thấy việc nước, chỉ làm việc nước, nên dễ bị Đảng Cộng sản quốc tế đội lốt quốc gia lường gạt. Ấy là nói đến các vị đàn anh tiền bối của chúng ta.

Đến thời chúng ta, chúng ta lại dại hơn nữa, chỉ biết đánh giặc cộng, lại cũng lo việc nước,  thấy việc nước, v́ không thấy việc Đảng, không làm việc Đảng, v́ thế nên Đảng thua. Nhưng Đảng thua cũng được, đâu có chết thằng ma nào? Nhưng sao mất nước?

Có phải do thằng dân nó dại không?, ngoài Bắc nó bị xúi dại, xẻ Trường Sơn vào Nam giải phóng. Quá dại, anh chàng trong nhà không có hố xí, lại đi giải phóng anh chàng đi cầu “toa-lét tự hủy”, thằng dùng lá đi giải phóng thằng dùng giấy Kiss Me.

Cái tội của thằng dân Việt Nam tự do, là nó tưởng nó ngon, v́ nó được đồng minh nói ngon nói ngọt, nhờ ḿnh làm “cái bờ chống cộng để  đồng minh nó be”. Nhưng cái bờ mà đồng minh Mỹ nó nhờ ḿnh be, bờ ấy là bờ bằng bùn. Nó rẽ lắm, nó không bằng thị trường 1 tỷ thằng Tàu.

Nghĩ lại: Tây-Berlin nó là cái ǵ? Dân Berlin vừa thua trận, chỉ biết lo kiếm ăn và kiếm một mái nhà nhỏ nho đụt mưa trốn lạnh.

Nhưng v́ Truman quyết “be bờ” và ăn thua đủ với Staline.

Truman cay cú v́ ông đàn anh của Truman là Roosevelt, đă trong một lúc yếu ḷng “cho rất nhiều nhưng nhận chẳng bao nhiêu”. 

Truman cay cú v́ đứng trước sự “đă rồi” ngậm bồ ḥn làm ngọt, phải chấp nhận thiệt tḥi của Mỹ trong việc “chia đôi sơn hà thế giới” với Staline, một tên koulak vô học, vừa lé vừa lùn, nhưng đầy mưu lược.

Tây Bá linh thành công, v́ Mỹ giàu tiền, quyết tâm cứu đói Bá linh. Và Staline tuy đầy mưu lược xỏ lá, nhưng thiếu “địa” , nên nuôi dân ḿnh không đủ hơi đâu đi “cứu đói giảm nghèo” anh Berlin. Phong tỏa Tây Berlin chỉ là “cú tố tháu cáy”,  gặp Truman nó ĺ  nên thua đó thôi.

Việt Nam vô phước đánh giặc hy sanh xương máu, nhưng thị trường 1 tỷ người Trung Quốc quan trọng hơn “be bờ quỷ đỏ”. Các Đảng phái quốc gia dẩu có nhiều viễn kiến đi nữa, có nhiều tư tưởng đi nữa, dù có nhiều lư thuyết đi nữa cũng chỉ giống như ông trí thức homme d'état, (sic)) và nhóm người của ông, chủ nhơn những từ ngử và lư thuyết chánh trị đương hành tại Việt Nam Hải ngoại (sic) cũng không làm ǵ được dối với bọn quỷ đỏ. V́ Ông, các bạn ông, cũng như chúng tôi và các bạn chúng tôi, chúng ta không có đủ lực, đủ tiền, để làm một cái cầu không vận giải phóng Việt Nam đang bị công sản cầm quyền.

Trái lại, ngày hôm nay là ngày của các người Việt Nam thật sự yêu nước hết mê hết sợ, dám ăn , dám nói, dám chỉ trích, ... Họ không có lư thuyết chánh trị, họ không cần lư thuyết chánh trị, họ sốt ruột, họ đau ḷng trước thảm trạng, nước mất, nhà tan, biên giới mỗi ngày mỗi bị xâm chiếm, người ngư phủ bị cấm ra biển tung lưới, kẻ tiều phu  không được vào rừng đốn củi, v́  hải phận bị chiếm, v́ rừng núi bị thuê... lúc ấy giận quá mất khôn, đói quá đâm liều, chiếc ghế lănh đạo của Đảng Công sản Việt Nam c̣n giữ măi vững không?

Nhục mất nước, hận v́ bất công, Đảng Cộng sản cầm quyền có thể măi măi  dám giết cả dân tộc để giữ Đảng nữa không?

 

Viết tặng các bạn Dân Chủ ở Hannover.

Tháng Sáu 2010

Phan Văn Song 


<< trở về đầu trang >>
free counters