Fax: +493046795841Email: thongtinberlin@gmail.comTel. +4917678132650

www.thongtinberlin.de - www.thongtinberlin.net - www.dvtnradio.com - www.dvtnradio.de

 

Nguyễn Hữu Cầu: một số phận nghiệt ngă

Nguyễn Hữu Cầu: một số phận nghiệt ngă

 

Nguyễn Hữu Cầu

Đă hơn 35 năm trôi qua kể từ ngày miền Nam bị cộng quân “giải phóng”, có biết bao người con ưu tú của đất nước phải chịu cảnh đọa đày trong ngục tù cộng sản. Vài ba năm tù, hay chậm chí hàng chục năm tù là điều đă xảy ra đối với hàng trăm ngàn người, có hoặc không có liên hệ với chế độ VNCH. Tội trạng của họ đơn thuần chỉ là đă từng cầm súng để bảo vệ tự do chống lại làn sóng xâm lược của cộng quân, hoặc chỉ là nhân viên hành chánh trong chế độ VNCH, hay có người chỉ v́ không chấp nhận chính sách cai trị bạo tàn của cộng sản,...

“Tội” của kẻ bị cầm tù th́ có nhiều thể loại, nhưng kẻ cầm tù các anh, trước sau như một, từ bao năm qua vẫn chỉ có một mục đích là phải bắt tất cả những ai chống đối chính quyền, dù chỉ là sự chống đối trong tư tưởng. Cũng chính v́ nhà cầm quyền CSVN rất chuyên chính đối với “kẻ thù”, cho nên mới có những tù nhân chính trị với mức “thâm niên” bằng chừng ấy năm “giải phóng” miền Nam. Sự bưng bít thông tin của chế độ đối với toàn cảnh xă hội đă là ghê gớm, nhưng việc ém nhẹm các thông tin về tù nhân chính trị và các điều kiện sống trong tù c̣n ghế gớm gấp ngàn lần. Do đó xă hội và thế giới bên ngoài hoàn toàn không hay biết những ǵ xảy ra bên trong các trại tù kia.

Cách đây vài năm, sau khi ông Nguyễn Khắc Toàn ra khỏi tù, đă kể lại những sinh hoạt khắc nghiệt trong các trại tù cộng sản, cũng như một số tên tuổi các tù nhân mà ông đă từng sống chung hoặc biết qua trong các trại tù này. Trong số này có một người tù đặc biệt mà ông Toàn “cảm phục và quư mến nhất”  là “người tù bất khuất Trương Văn Sương”, lại là một cựu sĩ quan Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa. Hiện nay anh Trương Văn Sương vẫn c̣n bị giam tù, mà số năm “thâm niên” tính cho đến ngày hôm nay cũng chỉ kém chừng ấy năm “giải phóng” 1 năm thôi.

Câu chuyện của “người tù bất khuất Trương Văn Sương” đă làm nhiều người ngạc nhiên ngỡ ngàng v́ mức “thâm niên” cũng như sự dă man, tàn độc của hệ thống nhà tù, trại giam VC.

Sự ngỡ ngàng tưởng đâu đă chấm dứt ở đó. Nhưng không, mới đây sau khi bước ra khỏi nhà tù nhỏ vào tháng 9 năm ngoái, nhà bất đồng chính kiến Nguyễn Ngọc Quang đă cho thế giới bên ngoài biết thêm về một trường hợp “thâm niên” khác của anh Nguyễn Hữu Cầu, cựu đại úy địa phương quân QL VNCH, quê ở Kiên Giang, hiện bị giam trong khu tù chính trị tại Khu Biệt Giam Riệng, phân trại K2, Z30A, Xuân Lộc, Đồng Nai.

V́ “một số phận nghiệt ngă bị bách hại bởi một chế độ phi nhân, tàn độc,” v́ “sự hối thúc của lương tâm, v́ sự phẫn uất trước cái ác đê tiện”, cho nên chỉ 1 tháng sau khi ra khỏi tù, anh Nguyễn Ngọc Quang đă bắt tay ngay vào việc kể lại “một trong bốn mươi hai câu chuyện thương tâm” mà anh đă “vô phúc” bị mắt thấy tai nghe. Trong số này, anh đă kể lại câu chuyện thương tâm nghiệt ngă của anh Nguyễn Hữu Cầu qua bài viết “34 năm “giải phóng”, 33 năm tù đày”.

Theo hồ sơ tóm tắt trong bài viết do anh Nguyễn Ngọc Quang thuật lại th́ sau thời điểm 1975 anh Cầu bị bắt đi tù “cải tạo” hơn 6 năm, đến cuối năm 1981 mới được thả về. Sống ở bên ngoài được đúng 1 năm th́ anh Cầu bị bắt giam trở lại cho đến ngày hôm nay.

Là người có năng khiếu về âm nhạc, thi ca, nên anh Cầu đă sáng tác được rất nhiều bản nhạc, bài thơ ca và cả trường thi hơn 2000 câu. Lư do bị bắt v́ những sáng tác này th́ cũng có một phần, nhưng cái “tội” lớn nhất là trong suốt 1 năm sống bên ngoài là anh Cầu đă thu lượm rất nhiều bằng chứng “ghi lại những tội ác tày đ́nh một cách chi tiết của các quan chức tỉnh Kiên Giang” bằng cách gặp gỡ và phỏng vấn trực tiếp các nhân chứng, trong số đó có cả những nữ nhân chứng từng là tù vượt biển, bị các tên quan này hăm hiếp. Bản tố giác của anh Cầu c̣n nêu rơ các tên quan này “phạm tội giết người diệt khẩu, buôn bán x́-ke, ma túy, lợi dụng chức quyền tham ô tham nhũng”. Trong số các quan chức bị anh Cầu lên tiếng tố cáo khi đó có phó chủ tịch UBND tỉnh và Nguyễn Thế Đồng, Viện trưởng Viện Kiểm Sát tỉnh Kiên Giang.

Sau vài tháng bị bắt điều tra, anh Cầu bị đem ra xử vội vàng và kết án tử h́nh với tội danh “phá hoại”. Có một chuyện hy hữu ở đây là ông Trương Minh Đức, đảng viên Đảng V́ Dân là kư giả, nhà báo duy nhất khi đó tham dự phiên ṭa, th́ nay đang ở tù chung với anh Cầu. Do anh Cầu kháng án, nên vụ án được xử lại tại phiên ṭa phúc thẩm tại Sài G̣n. Phiên ṭa ṭa phúc thẩm chóng vánh chỉ kéo dài đúng 1 tiếng vào ngày 25/5/1987, chỉ làm được mỗi một việc là “giảm” từ tử h́nh xuống c̣n chung thân. Trước ngày xử của phiên ṭa này, tên chánh án ṭa phúc thẩm có một cuộc trao đổi riêng với anh Cầu, yêu cầu anh không trưng ra gần 100 chứng cứ phạm tội của Viện trưởng Viện Kiểm Sát Kiên Giang và các quan chức khác để đổi lại việc được xử trắng án. Thế nhưng điều này không xảy ra: anh Cầu đă bị lừa và vẫn bị xử tù chung thân

Anh Cầu bị khép với những tội danh vu khống đă đành, nhưng cái bản cáo trạng do chính Viện trưởng Viện Kiểm Sát Nguyễn Thế Đồng nặn ra chứa đựng toàn những điều bịa đặt, lời lẽ hết sức ngu xuẩn, chỉ v́ tŕnh độ của tên này thật sự ... ngu hết chỗ nói, bởi v́ hắn đă lấy nguyên văn bài “Kinh lạy Cha” để phán rằng “Tên Nguyễn Hữu Cầu đă sáng tác ra bài hát “Giọt Nước Mắt Chúa” với ư thức c̣n mơ tưởng đến sự trở lại của Đế Quốc Mỹ, tên Cầu đă ví Đế Quốc Mỹ như là cha để cầu xin bơ thừa sữa cặn”.

Là tỉnh “địa đầu” của dân vượt biên vào những năm của thập niên 70s và đầu 80s, các quan chức tỉnh Kiên Giang đă một thời nổi tiếng với các vụ buôn lậu, bán băi vượt biển, hối lộ tham nhũng. Một trong những kẻ “đồng hội đồng thuyền” đă quay ra tố đồng nghiệp tham nhũng, hối lộ bao che buôn lậu khi đó là “Nguyễn Văn Thạnh, tức Năm Thạnh, nguyên trưởng Ban tuyên huấn Tỉnh ủy Kiên Giang”. Vào những năm đầu của thập niên 80s, Năm Thạnh tố giác hàng ngũ cán bộ tỉnh Kiên Giang cho xây dựng cảng Ḥn Chông để tàu bè buôn lậu trú ngụ, bao che cho nhiều vụ “buôn lậu hàng hóa, vàng và ngoại tệ”. May là nhờ địa vị tỉnh ủy viên của ḿnh, cho nên Năm Thành chỉ bị tước đảng tịch và bị gạt ra ngoài lề.

Tưởng cũng cần nói thêm là, một trong các quan chức tỉnh Kiên Giang vào thời điểm đó, nay đă ngoi lên đến trung ương là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, người một thời là quan chức công an cấp tỉnh, từng nổi tiếng làm giàu nhanh chóng qua việc bán băi cho dân vượt biên cũng như các công việc liên quan đến tù vượt biên. Ngoài ra, một quan chức cấp tỉnh (tỉnh ủy viên) vào thời điểm đó là Lê Hồng Anh, nay đă leo lên đến chức Bộ trưởng Bộ Công An, ủy viên Bộ Chính trị.

Bị oan ức nên anh Cầu đă kiên tŕ làm đơn khiếu nại từ 28 năm qua (kể từ năm 1982). Lá đơn đề ngày 24/08/2009, mà anh Cầu nhờ anh Nguyễn Ngọc Quang chuyển ra ngoài, là lá đơn khiếu nại thứ ... 500 mà anh Cầu đă liên tục gởi ra Hà Nội, nhưng chỉ nhận được sự im lặng.

Chỉ v́ nắm biết quá nhiều thông tin, cho nên anh Cầu luôn bị tay chân đàn em của các quan tham này t́m cách ám hại trong tù. Ngoài ra, việc anh Cầu được Linh Mục Nguyễn Công Đoan (giám đốc Ḍng Tên) rửa tội trong tù, để trở thành một Kitô Hữu, cũng là một lư do để đám cai tù thù ghét, không cứu xét ân xá cho anh.

Theo bên anh có cái ... đài kè kè

Theo bên anh có cây súng ... AK

 

Lời của một bài hát do anh Cầu sáng tác, ám chỉ việc bọn cai tù luôn theo dơi sát anh

Được biết, anh Cầu bị cận nặng, cho nên cuộc sống khắc nghiệt trong nhà tù cộng thêm 3 năm biệt giam đă khiến cho đôi mắt của anh kéo màng gần như bị mù. Trong một lần bị bệnh nặng được đưa đến bệnh viện Chợ Rẫy điều trị vào năm 2007, câu chuyện tù nghiệt ngă của anh đă khiến một vị bác sĩ cảm động, nên t́m cách chữa trị. Nhưng quản tù biết được bèn đưa anh trở về trại ngay, cho nên vị bác sĩ nọ chỉ có được thời gian chữa trị giúp tăng thị lực cho một con mắt.

Ngoài ra, theo thông tin từ những tù nhân vừa mới ra tù gần đây cho biết, truớc Tết năm 2010, ban giám thị trại tù đă gọi anh Cầu lên và khuyên anh làm đơn xin đặc xá trong dịp Tết nhưng anh Cầu đă khẳng khái từ chối bởi lẽ anh cho rằng, làm như vậy tức là thừa nhận ḿnh phạm tội, phủ nhận tất cả những chứng cứ tội ác của các quan đứng đầu tỉnh Kiên Giang mà anh đă bỏ công thu thập trước đây, phản bội lại các nhân chứng và chính bản thân ḿnh.

Anh Cầu và các tù nhân chính trị hiện đang bị nhà tù Việt Cộng t́m cách giết lần, giết ṃn bằng nhiều cách khác nhau, mà độc ác nhất là cho lây lan căn bệnh ác tính HIV từ những tù h́nh sự nhiễm bệnh. Chiêu này quả là “cao siêu”, không có nhà tù nào trên thế giới hiện nay có thể nghĩ ra.

34 năm đă là hơn nửa đời người. Những tù nhân lương tâm với số phận nghiệt ngă như anh Nguyễn Hữu Cầu, Trương Văn Sương và biết bao ngưuời khác, sẽ c̣n được bao nhiêu năm nữa để sống trong nhà tù cộng sản đây?

Hăy cất lên những tiếng nói lương tâm, đừng để các anh phải chết tức tửi, tủi nhục trong nhà tù cộng sản.

Xin đừng đợi đến khi các anh trở thành những cái xác không hồn trong những nấm mồ hoang lạnh. Đến khi đó, một nén nhang hay một bông hồng trên nấm mồ sẽ không có ư nghĩa ǵ.

Xin đừng quên các anh, những thân phận nghiệt ngă.

 

Sydney, 18/06/2010

Lê Minh

(Viết nhân ngày 19/6 để vinh danh anh Nguyễn Hữu Cầu, một cựu sĩ quan QL VNCH, hiện vẫn c̣n trong lao tù cộng sản sau 34 năm tù nghiệt ngă)

 

Đính kèm:

1/. Bản nhạc “Noel Hoà B́nh” do anh Nguyễn Hữu Cầu sáng tác vào dịp Noel năm 2008 (gồm bản gốc viết tay trong tù, và bản đánh máy lại)

2/. Đơn xin báo cáo bổ sung, đề ngày 24/08/2009 (2 trang)

3/. Đơn xin được biết kết quả

4/. Đơn tố giác tội phạm và yêu cầu xét lại vụ án 28 năm (2 trang)


<< trở về đầu trang >>
free counters