Fax: +493046795841Email: thongtinberlin@gmail.comTel. +4917678132650

www.thongtinberlin.de - www.thongtinberlin.net - www.dvtnradio.com - www.dvtnradio.de

 

Lược ghi buổi gặp mặt bạn bè, thân hữu nhân kỷ niệm 35 năm ngày 30/4/2010

Lược ghi buổi gặp mặt bạn bè, thân hữu nhân kỷ niệm 35 năm ngày 30/4/2010

 

         Nhân kỷ niệm 35 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất tổ quốc (30/4/1975 - 30/4/2010) ba chúng tôi gồm: vợ chồng anh Lê Hữu Hà, chị Nguyễn Thị CươngNguyễn Văn Bé (anh Bé từ Nha Trang mới vào Sài G̣n) được vợ chồng anh Trần Trọng Tân nguyên ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, Phó bí thư Thành ủy, Trưởng ban Tuyên giáo thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đang sinh hoạt Đảng ở chi bộ đường phố, nghỉ hưu ở đường Phổ Quang khu biệt thự Phường 2, Quận Tân B́nh, Thành phố Hồ Chí Minh mời gặp mặt vào lúc 9 giờ sáng ngày 29/4/2010 theo y hẹn trước đó của anh Tân trước mấy ngày rồi. Anh Trần Trọng Tân ra cổng đón chúng tôi vào nhà và có nói thêm: "Anh Nguyễn Văn An, nguyên ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội cũng vừa mới vào để dự lễ đang ngồi ở trong nhà tôi đây".

         Vợ chồng anh , chị Cương là bạn đồng chí lâu năm với vợ chồng anh Tân từ trong kháng chiến chống Pháp mà khi anh Tân làm Bí thư tỉnh ủy Quảng Trị, nên rất thân mật và kính trọng lắm.

Ông Nguyễn Văn An

nguyên ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội

       Anh Nguyễn Văn An thấy chúng tôi vào liền đứng dậy bắt tay, ba chúng tôi chào nhau rất vui vẻ, thân mật.

         Anh vui vẻ lên tiếng trước : "Chào anh Nguyễn Văn An, anh c̣n nhớ tôi là Nguyễn Văn Bé, cán bộ cách mạng lăo thành tiền khởi nghĩa ở Nha Trang thường hay ra Hà Nội làm việc với anh Lê Phước Thọ, ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Đảng và anh Đỗ Quang Thắng ban bí thư Trung ương, chủ nhiệm ủy ban kiểm tra Trung ương. Và anh Phước Thọ có mời anh lúc đó là Phó ban thường trực Ban Tổ chức Trung ương Đảng lên dự với chúng tôi về vấn đề đấu tranh chia rẽ mất đoàn kết nghiêm trọng giữa lănh đạo Khánh Ḥa với Khánh Ḥa không? ".

         Anh An: "Tôi nhớ rồi, nhớ ra rồi, cảm ơn anh nhé".

         Anh Tân vào chuyện ngay: "Tôi xin giới thiệu với anh An, theo hẹn tôi có gặp mặt thân mật với ba anh chị vợ chồng chị Hà + chị Cương là các nhà cách mạng lăo thành ở Hà Nội là người thân thiết nhất của vợ chồng tôi đă từ lâu, nay ở Đống Đa - Hà Nội vào thăm gia đ́nh con cháu có ghé thăm vợ chồng tôi, c̣n anh Bé ở Nha Trang th́ anh An đă biết rồi. Nay anh An vào dự lễ cùng ghé thăm vợ chồng tôi. Tôi cảm ơn các anh chị vô cùng".

         Anh Nguyễn Văn tranh thủ bắt đầu vào đề chính ngay, sợ kéo dài lê thê chuyện sang khác : "Tôi thay mặt anh chị Hà + Cương rất cảm ơn anh chị Trần Trọng Tân đă vui ḷng bố trí thời gian ngắn từ  9 giờ 30' đến 11 giờ trưa nay 29/4/2010 để anh chị em chúng ta gặp nhau chuyện tṛ trao đổi. Thời gian quá ngắn ngủi nên tôi xin vào đề ngay, sẵn có anh Nguyễn Văn An ngồi nghe và bàn chuyện luôn th́ càng tốt. Mục đích ba chúng tôi "Hà + Cương + Bé" đến thăm vợ chồng anh và chúng tôi được tin vừa rồi anh Tân có gặp anh Nguyễn Tấn Dũng - Thủ trướng Chính phủ và anh Trương Tấn Sang - Thường trực Ban bí thư TW Đảng nên chúng tôi muốn nghe nội dung anh Tân trao đổi với hai vị lănh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước hiện nay và thái độ của hai vị đó ra sao về nội dung anh trao đổi. Bây giờ chúng tôi hỏi thật anh Tân nhé !  V́ ở đây chúng ta là nội bộ cả để hiểu biết lẫn nhau mà. Trong nội dung nói với hai vị trên anh Tân có đặt vấn đề với 2 vị trên là: "Nếu các anh không giải quyết các vấn đề chỉnh đốn, xây dựng Đảng một cách triệt để th́ anh Tân sẽ đứng ra phục hồi lại Đảng lao động Việt Nam là có hay không?”.

         Anh Trần Trọng Tân vui vẻ nói luôn một lèo hơn 1 tiếng đồng hồ, c̣n 20 phút th́ anh An nói 10 phút và 3 chúng tôi nói 10 phút, dừng đúng lúc so như quy định (9 giờ 30' đến 11 giờ) v́ anh Tân và anh An c̣n đi nơi khác.

 

Ông Trần Trong Tân (tức Hai Tân)

Cựu Trưởng ban Tuyên giáo TƯ

Nội dung anh Trần Trọng Tân trao đổi với chúng tôi :  

         1. Về vấn đề anh hỏi thật thà lắm. Tôi xin nói thẳng là tôi không có nói với anh Nguyễn Tấn Dũng và anh Trương Tấn Sang về chuyện tôi sẽ đứng ra phục hồi Đảng lao động Việt Nam, v́ ai dại ǵ nói với 2 vị đó làm ǵ. Cũng v́ trong dư luận rộng răi, nguyện vọng của mọi người trong đó có tôi rất bức xúc v́ t́nh h́nh Đảng ta do Bộ Chính trị hiện nay lănh đạo đă xuống cấp trầm trọng. Ai cũng muốn thay số lănh đạo này đi và lấy lại cái tên "Đảng lao động Việt Nam" mà Bác Hồ đă đổi tên ở Đại hội lần thứ 2 của Đảng ta năm 1951. Tôi phê phán rất gay gắt với các anh Dũng và Sang về cái cương lĩnh hiện nay mà Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đưa cho tôi. Tôi đă nghiên cứu trước thấy cương lĩnh Đảng đưa ra Đại hội XI là trở về cái cương lĩnh của Trần Phú là hoàn toàn sai lầm nghiêm trọng. Nói đến giai cấp công nhân hiện nay rơ ràng là họ đi làm đầy tớ, chớ họ không làm chủ xí nghiệp, công ty, quốc doanh. Họ bị bóc lột, đầy đọa hết sức tàn nhẫn. Họ không làm chủ phương tiện sản xuất vậy mà đi nói là : “Đảng cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân ư…”?  Đây là sự lừa dối to lớn.

         C̣n đối với nông dân th́ các anh đặt ra cái luật là chỉ có "quyền sử dụng ruộng đất". Thế th́ trước đây Đảng ta và Bác Hồ luôn đặt đường lối đối với nông dân : "Người cày phải có ruộng đất”, tức là nông dân có quyền sở hữu ruộng đất th́ họ mới yên tâm làm ăn nên họ mới quyết tâm theo Đảng. Đường lối với giai cấp công nhân là : "Họ phải làm chủ xí nghiệp, công trường, doanh nghiệp, họ phải làm chủ tư liệu sản xuất để họ trở thành một giai cấp công nhân thực sự ". Do đó, hai giai cấp công nhân, nông dân hiện nay họ rất căm phẫn các anh v́ họ bị tước hết mọi quyền lợi chính đáng của ḿnh rồi. Nay th́ các anh ra lệnh thu hồi đất, ruộng để làm sân gôn, xây dựng khách sạn cao cấp, bắt họ phải đi nơi khác, tiền đền bù rẻ mạt làm sao họ đủ tiền mua miếng đất để ở, bắt họ lên đồi cao, núi cao, không có ruộng để cày bừa sinh sống… Tất cả đều tư nhân hóa, cổ phần hóa làm cho người công nhân không có chỗ dung thân làm ăn yên ổn, người nông dân th́ không có ruộng đất để cấy cầy sinh sống mưu sinh. Tôi nói thật với các anh Nguyễn Tấn Dũng, Trương Tấn Sang và cả Bộ chính trị, là nếu t́nh h́nh này kéo dài th́ sự căm phẫn của hai giai cấp này và có sự đồng t́nh cao độ của trí thức có văn hoá và nhân dân lao động khác sẽ đứng lên lật đổ cái Đảng, cái chế độ của các anh đang là lănh đạo họ. Các đối tượng tham nhũng từ các cơ quan Trung ương đến xă, phường ở cơ sở đều là bọn có chức, có quyền trong Đảng th́ nhân dân rất căm phẫn tột độ rồi. Nhưng các anh chỉ hô hào chống chung chung: "chúng ta kiên quyết chống tham nhũng", thế nhưng trên thực tế các anh không chống tham nhũng đạt được kết quả nào cả. Ai mà tin được các anh nữa...

         2. Đó là vấn đề thứ nhất ở trên, c̣n vấn đề thứ hai. Anh Trần Trọng Tân nói tiếp: "vừa rồi tôi có xem chỉ thị số 37 của Bộ chính trị về vấn đề làm điểm bầu trực tiếp Bí thư, Phó bí thư ở xă, phường cơ sở, tiến tới lên Thành phố, Huyện, Thị trực thuộc tỉnh và sau Đại hội Đảng toàn quốc sẽ bầu trực tiếp bí thư… Tôi liền viết kiến nghị, gửi Bộ Chính trị, BCH TW và Ban Tổ chức, Ủy ban Kiểm tra Trung ương ( UBKT TW). Tôi quy kết tội là các vị vi phạm điều lệ Đảng rất nghiêm trọng. Muốn sửa đổi Điều lệ Đảng th́ có Đại hội đại biểu Toàn quốc mới có quyền sửa đổi Điều lệ Đảng. Các anh cho bầu trực tiếp Bí thư, Phó Bí thư th́ sau này các vị này vi phạm pháp luật, vi phạm h́nh sự, vi phạm đạo đức cách mạng th́ ai, tổ chức nào đứng ra tổ chức kiểm điểm, kỷ luật họ đây ?  Như vậy, các anh phải tổ chức lại đại hội bất thường mới kiểm điểm kỷ luật Tổng bí thư, v́ Trung ương và Bộ Chính trị không bầu Tổng bí thư, v́ cấp ủy Xă, Phường, Huyện, Thị không bầu Bí thư, Phó Bí thư th́ không có quyền kiểm điểm, xử lư họ được. Nếu các anh không sửa, không đ́nh chỉ việc làm điểm th́ tôi sẽ đề nghị với đồng chí Nguyễn Văn Chi, ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm ủy ban kiểm tra Trung ương họp toàn thể UBKT TW để kiểm điểm toàn thể bộ Bộ Chính trị, kể cả Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh, trong số họ ai biểu quyết làm điểm th́ với chức danh độc lập của UBKT các cấp ở điều lệ Đảng đă quy định có quyền kiểm tra, kỷ luật cấp ủy cùng cấp của ḿnh.

         Đồng chí Nguyễn Văn Chi có cử 2 cán bộ gặp tôi có phân trần: "chú Chi đă nhận đơn kiến nghị của Bác rồi và đều kết luận ư kiến của Bác kiến nghị là hoàn toàn đúng cả. Nhưng kính thưa với Bác là UBKT TW của các cháu không dám kiểm tra, kỷ luật Tổng Bí thư và Bộ Chính trị kể cả ủy viên Trung ương Đảng"… Đó đó các anh chị thấy không đă làm sai, vi phạm điều lệ Đảng nghiêm trọng như thế mà chủ nhiệm UBKTTW Nguyễn Văn Chi nói như thế th́ hệ thống tổ chức Đảng của ta như thế đấy. Sau đó họ im re luôn không nói ǵ thêm được nữa.

         Có hai lần anh Lê Thanh Hải, ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh được sự ủy nhiệm của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh và Ban Bí thư Trung ương Đảng Trương Tấn Sang đến gặp tôi có thanh ḿnh về hai vấn đề trên. Tôi kiên quyết tỏ thái độ trực diện không đồng t́nh về quan điểm, tư tưởng lănh đạo của các vị trong Bộ Chính trị. Anh Thanh Hải về nói lại với các vị đó biết về quan điểm, tư tưởng của tôi là luôn luôn giữ vững nguyên tắc Đảng, điều lệ Đảng và không khoan nhượng về việc làm sai trái của các vị lănh đạo Đảng và Nhà nước hiện nay.

         Đó là vấn đề thứ hai ở trên, c̣n vấn đề thứ ba anh Trần Trọng Tân nói tiếp vấn đề thứ ba: "Tôi có viết bản kiến nghị gửi các vị lănh đạo Đảng và Nhà nước nói vấn đề dân chủ ở cơ sở, tuy già ốm yếu được miễn sinh hoạt Đảng nhưng tôii vấn cố gắng để gặp các Đảng viên già cả, nhưng trẻ th́ nhiều. Tôi nói với các vị là nói có dân chủ, chứ thật sự không có dân chủ v́ Đảng viên ở chi bộ họ sợ nhất là 19 điều cấm đảng viên nên không ai muốn phát biểu ǵ khác. Đảng viên nói chung, kể cả tôi không được biết thông tin ǵ về t́nh h́nh trong nước, trong thành phố, kể cả thế giới, ngay cả chỉ thị số 37 của Bộ Chính trị họ cũng không biết, kể cả tôi cũng không biết… Sự độc đoán, chuyên quyền của lănh đạo từ Trung ương đến các tỉnh, thành, huyện, thị càng nghiệm trọng hơn nữa. Ngay cả các lá thư của Đại tướng Vơ Nguyên Giáp gửi các vị về các vấn đề đối với tổ quốc, đối với Đảng, với dân tộc và quốc tế như vụ đập phá Hội trường Ba Đ́nh cũ, vấn đề để Trung Quốc vào khai thác Bô xít ở các tỉnh Tây Nguyên, vấn đề Lê Đức Anh, Tổng cục II, Nguyễn Chí Vịnh, Vụ T4, vụ Sáu Sứ…v.v... mà các vị Bộ Chính trị không hề trả lời cho một bậc công thần khai quốc c̣n sống sót lại đến nay của thời đại Hồ Chí Minh. Như thế mà là dân chủ ư ? Kể cả các lá đơn tố giác, khiếu nại của các bậc lăo thành cách mạng, Cựu chiến binh, các tướng tá khác ở khắp toàn quốc về vấn đề tham nhũng, cho thuê rừng đầu nguồn, vụ Trung Quốc đánh chiếm Hoàng Sa và một số đảo ở Trường Sa của Việt Nam nhưng các vị vẫn im lặng đáng sợ như thế mà là có dân chủ ư ? Trong Đảng không có dân chủ, không có công bằng làm sao ngoài xă hội có dân chủ, công bằng xă hội được. Phân biệt kẻ nghèo người giầu ở Việt Nam rơ ràng khoảng cách rất xa th́ kẻ giầu là bọn nào, người nghèo th́ thấy rất rơ là giai cấp công nhân, nông dân và nhân dân lao động …v.v… Thế th́ những cái đó mà là dân chủ, công bằng ư?

         Thế th́ Đảng ta sẽ đi đến đâu ? Chế độ ta sẽ đến đâu? Nhân dân tha oán trong ḷng mà họ không dám nói ra v́ họ sợ các vị có chức quyền của nhà nước gán ghép cho cái tội chống Đảng, chống phá Nhà nước.

         Anh Trần Trọng Tân thẳng thắn nói với các vị lănh đạo Đảng và Nhà nước là: "Đảng ta ngày càng mất uy tín v́ có các vị lănh đạo không xứng tầm, chế độ ta do các vị nắm quyền rồi không sớm th́ chày họ cũng lật thuyền các vị thôi…".  Đây là tôi nói thẳng thắn với các vị biết, nếu các vị không quyết tâm sửa chữa  sớm và sửa chữa có kết quả th́ trước mắt là uy tín các Đảng viên với nhân dân lao động nói chung ngày càng xuống thấp th́ đến lúc các vị về nghỉ an toàn nhưng chắc chắn các vị không nghỉ vui sướng ǵ đâu, toàn dân xa lánh, căm ghét các vị đến đời sau vẫn c̣n nhớ trong tâm trí họ đấy...

         Vấn đề thứ tư là vấn đề đối với Đại tướng Vơ Nguyên Giáp.

         Anh Trần Trọng Tân nghiêm nghị nói: "Tôi rất buồn tại sao các vị đối xử với 1 Đại tướng, Tổng tư lệnh, một bậc khai quốc công thần của thời đại Hồ Chí Minh mà vô lễ đến thế, từ một vị tướng sang làm Phó thủ tướng, phải ra khỏi Bộ Chính trị, phụ trách công tác khoa học, công nghệ lại thêm cái “kế hoạch sinh đẻ” nữa. Sức khỏe Đại tướng nghe đâu đă yếu lắm rồi mà Phan Văn Khải c̣n làm thủ tướng ra quyết định làm lễ quốc tang chỉ có dành cho 4 vị có chức danh : Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ thôi.

         Tôi liền viết kiến nghị phê phán quyết định đó, tôi nói thẳng với họ là bốn vị trên hiện nay c̣n đương chức và số về nghỉ hưu hăy xem lại ḿnh có công lao ǵ to lớn mà để toàn Đảng, toàn thể nhân dân, toàn dân tộc phải tổ chức lễ quốc tang khi qua đời. Tôi hoàn toàn phản đối kịch liệt, tôi chỉ rơ quốc tang là giành cho những người có công lao to lớn với Đảng, Nhà nước, dân tộc, kể cả quốc tế như Đại tướng Tổng tư lệnh Vơ Nguyên Giáp tại sao không tổ chức lễ quốc tang ?  Các vị Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Quốc hội và Thủ tướng mà tham ô, tham nhũng, độc đoán, độc quyền, không có dân chủ, gia đ́nh con cháu, vợ núp bóng đi buôn lậu, lưu manh, tham ô, tham nhũng th́ làm lễ quốc tang, nếu quốc tang làm ô nhục Đảng, Nhà nước và dân tộc ta th́ nhất định quốc tế họ cũng phản đối chê cười.

         Trường hợp một nhạc sĩ Pốp ǵ đó ở một nước ngoài đă có công lao to lớn về âm nhạc, tiếng hát vang cả trong nước của họ và quốc tế th́ tổng thống ở nước đó tổ chức lễ quốc tang 3 ngày, treo cờ rủ khi ca sĩ này mất th́ đó mới là quốc tang cho một nhạc sĩ có uy tín với nhân dân trong nước và thế giới. Như thế họ làm đúng về quan điểm của họ đối với người có công lớn chớ đâu có phải cao thấp, Thủ tướng Phan Văn Khải quy định 4 chức danh trên là hoàn toàn không đúng chút nào. Ví dụ nhân dân bị thiên tai, bị hy sinh chiến tranh th́ cũng phải làm lễ quốc tang cho họ có phải không các anh. Tôi kiến nghị rất căng là nếu Đại tướng Giáp qua đời mà quư vị không làm lễ quốc tang th́ sẽ thấy chuyện xẩy ra không lường trước được. Toàn Đảng, toàn quân, toàn dân sẽ tự tổ chức quốc tang cho Đại tướng bằng trái t́m của ḿnh chứ không phải bằng h́nh thức.

         Tôi rất hoan nghênh các tướng tá, Cựu chiến binh, Lăo thành cách mạng và nhân dân ở khắp cả đất nước đều có văn bản lên tiếng yêu cầu quốc tang, phong nguyên soái và giữ nguyên ngôi nhà số 30 phố Hoàng Diệu hiện nay làm nhà bảo tàng cho Đại tướng Tổng tư lệnh Vơ Nguyên Giáp.

         Anh Trần Trọng Tân nói bốn vấn đề ở trên khá dài tôi ghi sơ lược, sau này tôi gặp các anh sẽ trao đổi chi tiết thêm.

         Anh Nguyễn Văn An nói theo ngay: "Cảm ơn anh Trần Trọng Tân đă cho biết thời sự rất tốt, c̣n tôi th́ đă nhiều lần gặp đ/c Tổng Bí thư, các vị trong Bộ Chính trị cũng thẳng thắn góp ư về mất dân chủ trong Đảng, về đường lối, chính sách nhưng không biết họ có nghe không ?".

         Anh An nói tiếp: “Tôi cũng thấy ḿnh cũng có khuyết điểm khi c̣n nhậm chức, thật ra không có dân chủ đâu, v́ bầu tôi làm ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội chỉ giới thiệu có một ḿnh tôi thôi, nên khi đại biểu bỏ phiếu buộc phải bỏ cho tôi chứ sao nữa ? Như thế th́ đâu có dân chủ phải không các anh, tôi suy nghĩ và đặt vấn đề với các anh lănh đạo cần cải tổ chính trị về bầu bán trong Đảng, trong Quốc hội và các tổ chức xă hội chính trị khác... Các vấn đề xuống cấp trong Đảng th́ rơ quá rồi, nhưng ngoài xă hội c̣n nhiều nhức nhối hơn nữa, không dẹp cái nạn loạn tham nhũng, hối lộ, không dẹp các loại chạy chức, chạy quyền, không dẹp các loại tệ nạn xă hội khác th́ ḷng tin của nhân dân sẽ mất hết, mất hết…

         Tôi cũng như các anh, các chị cũng có những tâm sự lắm, nói làm sao để họ tiếp thu, sửa chữa là một vấn đề hết sức khó khăn…”.

         Anh Nguyễn Văn An c̣n nói nhiều vấn đề bức xúc khác, việc hội ngộ thấy đă quá trưa nên anh nói với chị Hà, chị Cương xin tôi địa chỉ, điện thoại để khi anh về Hà Nội sẽ tiếp tục gặp anh Nguyễn Văn Chi trao đổi thêm. Anh An cho tôi số nhà là số 2 phố Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hà Nội và số điện thoại để bàn mời anh Nguyễn Văn Bé ra Hà Nội đến nhà anh tṛ chuyện nhiều hơn nữa.

         Anh liền đáp với anh An: "Tôi xin hỏi anh An nhé! Vừa rồi anh đă nhận lá thư của Đại tướng Vơ Nguyên Giáp nói về vụ Vũ Minh Trí tố cáo Nguyễn Chí Vịnh và Tổng cục II đă gửi cho các anh th́ anh đă nhận được chưa ?".

         Anh An: "Tôi nhận được rồi".

         Anh Bé hỏi tiếp anh An luôn : "Thái độ, quan điểm của anh trong vấn đề này như thế nào?".

         Anh An chưa kịp trả lời th́ anh Hà chen ngang: "Thôi hết giờ rồi để các anh c̣n đi nơi khác cho kịp ".

         Thế là tiếc quá có phải không các anh.

         Trên đây là sơ lược nội dung cuộc gặp anh Trần Trọng Tân và anh Nguyễn Văn An chứ anh Hà và chị Cương hơi bị điếc khó nghe được hết, lúc đó chị Cương cũng không c̣n thời gian nói nữa nên cuối cùng chị ấy chèn một câu: "Cái Đảng này phải ...".

         Mọi người cùng cười vang rồi chào tạm biệt nhau.

 

Ngày 1 tháng 5 năm 2010

người viết

Nguyễn Văn Bé

 

Chú thích về các nhân vật liên quan có tên trong bài viết này như sau :

1/ Ông Lê Hữu Hà, 64 năm tuổi đảng CSVN, 85 tuổi đời, nguyên trước đây là Tư lệnh chiến dịch Tây Bắc trong kháng chiến 9 năm chống thực dân Pháp.

2/ Bà Nguyễn Thị Cương đảng viên CSVN lăo thành, 64 năm tuổi đảng, cán bộ tiền khởi nghĩa trước cách mạng tháng 8 năm 1945, được thưởng huân chương Độc lập hạng Ba.

3/ Cụ Nguyễn Văn Bé năm nay 86 tuổi, đảng viên lăo thành cách mạng CSVN thời kỳ tiền khởi nghĩa tháng 8/1945, cụ nguyên là tiền bối ngành công an tỉnh Khánh Ḥa, chiến sĩ 23/10 mặt trận Nha Trang trong kháng chiến chống Pháp. Cụ đă được thưởng nhiều huân huy chương trong 2 cuộc chiến tranh và sau thời kỳ ḥa b́nh lập lại, như:

            -  Chiến sỹ thi đua “ Dũng sỹ diệt Mỹ” năm 1965-1968.

            - “Huy chương v́ sự nghiệp Đại đoàn kết dân tộc” do Mặt trận tổ quốc Việt Nam – Trung ương trao tặng.

Hiện cụ đang cư trú tại số 9 đường Phan Bội Châu, thành phố Nha Trang. Điện thoại số : 058-381-5267

Bài thơ Vô đề

 

Dưới thời ông Tổng họ Nông

Thạch Sanh th́ ít Lư Thông th́ nhiều :

Hùng gian, Mạnh dốt, Dũng liều,

Phú Trọng cũng chỉ giáo điều mà thôi,

Triết th́ đứng giữa chơi vơi,

Băn khoăn lo lắng muốn thôi tức th́,

Chi th́ ngồi đó làm v́,

Việt làm việc ǵ cũng ngó trước sau (Hồ Đức Việt),

Sang th́ có dám quyết đâu,

Phạm Nghị cũng chỉ bước đầu hăng say,

Nhân th́ vẫn cứ loay hoay,

Cải cách giáo dục ra tay xoay vần,

Khiêm th́ vẫn cứ phân vân,

Đấu tranh đối ngoại muôn phần khó khăn,

Phó Hải chỉ chạy lăng xăng,

Xem ra tư cách có phần khả nghi,

Đức B́nh lẩm cẩm ngu xi,

Lư luận cũ rích có ǵ mới đâu,

Quanh đi quẩn lại vẫn câu :

       Thời đại bắt đầu từ cách mạng Nga

Đă một thế kỷ trôi qua,

Bạo lực chuyên chế vẫn là tuyệt chiêu,

Sai lầm vấp váp đă nhiều,

Khư khư ôm lấy giáo điều thưở xưa,

Một bầy bồi bút a dua,

Tán dương tâng bốc cho vừa ḷng nhau.

Ngẫm nh́n nhân sự mà đau,

Niềm tin nay đă bắt đầu lung lay,

Lư luận th́ cứ loay hoay,

Không vạch ra được dở hay thế nào,

Đường đi nước bước ra sao,

Tham nhũng, lạm phát khi nào th́ thôi

Uy tín đă mất hết rồi,

Mà ông Tổng Mạnh vẫn ngồi trơ trơ,

Không biết cho đến bao giờ,

Mới thay được bộ mặt trơ trán dầy,

Mong rằng chẳng chóng th́ chầy,

Trung ương trăm vị có ngày tỉnh ra,

Chọn t́m được vị tài ba,

Đủ tài đủ đức để mà dân tin,

Giữ cho đất nước b́nh yên,

Vẹn toàn lănh thổ vững bền mai sai.

 

Tác giả : TCS

Nhà văn Đại tá Cựu chiến binh quân đội nhân dân Việt Nam

 

Chú thích về các nhân vật có liên quan được nhắc trong bài thơ trên là các quan lại đầu Triều của ĐCSVN hiện nay gồm có : TBT Nông Đức Mạnh, TT Nguyễn Tấn Dũng, CTN Nguyễn Minh Triết, CTQH Nguyễn Phú Trọng, các Phó TT Nguyễn Thiện Nhân, Hoàng Trung Hải, riêng PTT Nguyễn Sinh Hùng khi giới thiệu ra Quốc hội để bỏ phiếu bầu Phó thủ tướng uy tín rất thấp chi được 51,3 % phiếu tán thành thôi. Số khác là các quan lại CSVN mũ cao áo dài xênh xang như Giáo sư rởm CS Nguyễn Đức B́nh, Trương Tấn Sang, Nguyễn Văn Chi, Hồ Đức Việt, Phạm Quang Nghị, Phạm Gia Khiêm,…

Bài thơ đả kích mang tính dân gian trên đây được sáng tác ra là của một đại tá quân đội nhân dân Việt Nam với ngót 80 tuổi đời, gần 60 năm tuổi đảng đang sống tại Hà Nội.



<< trở về đầu trang >>
free counters