Fax: +493046795841Email: thongtinberlin@gmail.comTel. +4917678132650

www.thongtinberlin.de - www.thongtinberlin.net - www.dvtnradio.com - www.dvtnradio.de

 

Lên tiếng về sự kiện tập sách "Tâm Tư Tổng Thống Thiệu" của tác giả Nguyễn Văn Hưng

LÊN TIẾNG VỀ MỘT SƯ KIỆN TRONG TẬP SÁCH “TÂM TƯ TỔNG THỐNG THIỆU” CỦA TÁC GIẢ NGUYỄN TIẾN HƯNG

   

Tập sách dày 711 trang tựa đề Tâm Tư Tổng Thống Thiệu của tác giả Nguyễn Tiến Hưng, nguyên Tổng Trưởng Kế Hoạch, Chánh Phủ Việt Nam Cộng Ḥa, được tổ chức ra mắt tại Little Saigon, Nam California, vào tháng 5, 2010 vừa qua. Một phần do thuật ngữ “Tâm Tư” nên được ngầm hiểu là khai thác những ǵ sâu kín riêng biệt không được công khai tiết lộ từ trước, nhất là của một vị lănh đạo quốc gia vào giai đoạn kề cận 30 tháng 4 năm 1975, tập sách đă thu hút sự quan tâm nhưng đồng thời cũng gợi lên những lời phẩm b́nh đa dạng đôi khi đối nghịch nhau trong công chúng nói chung, và đặc biệt trong các giới chức Việt Nam Cộng Ḥa có liên quan cả quân sự lẫn dân chính. Người ta chờ đợi một ngày gần đây sẽ có những bài viết phân tách tổng hợp đánh giá khoa học, làm sáng tỏ các sự kiện c̣n nhiều uẩn khúc sâu kín về tập sách của tác giả Nguyễn Tiến Hưng.

Sơ khởi, qua tiếp xúc, chúng tôi được biết ông Châu Kim Nhân vừa có bản lên tiếng (1) với nội dung chúng tôi xét thấy rất hữu ích để có những đóng góp trung thực, soi sáng công luận về sự việc do tác giả Nguyễn Tiến Hưng nêu ra trong tập sách kể trên. Ông Châu Kim Nhân là một nhân vật được nhiều người biết, trước năm 1975, đă giữ một số chức vụ cao cấp trong tổ chức chánh phủ Việt Nam Cộng Ḥa, có thể kể như Phụ Tá Tổng Trưởng Quốc Pḥng, Tổng Trưởng Bộ Tài Chánh, và sau cùng là Phụ Tá Thủ Tướng Chánh Phủ. Định cư sau 1975, tại tiểu bang Maryland, Đông Hoa Kỳ, ông Châu Kim Nhân sống ẩn dật, trong vài năm qua, sức khỏe khá yếu kém.

Đoạn sách liên quan đến ông Châu Kim Nhân là ở trang 48, nguyên văn như sau:

“Khi Huế và Đà Nẳng bị tràn ngập với người dân di tản, có ông Châu Kim Nhân tới thăm ông Sarong và cho biết đang có cuộc thay đổi nội các, có thể ông Nhân sẽ giữ bộ Quốc Pḥng. Ông Nhân hỏi rằng: nếu như vậy, ông Sarong có thể giúp ông ta được không. “Được,” Sarong trả lời, “nhưng với một điều kiện, đó là lệnh đầu tiên của ông là cấm chỉ không được dùng trực thăng làm trung tâm hành quân (command posts), các Tướng Lănh phải đi trên bộ để cùng chết với Binh Sĩ (Yes, but there is one condition. That is that your first order is to ban all use of helicopters as Command Posts. Put the damn generals on the ground to die with the troops).  

Theo ông Châu Kim Nhân, đây là một sự bịa đặt trắng trợn vô trách nhiệm và khó mà tưởng tượng được, nhất là do một tác giả từng giữ chức Tổng Trưởng kế hoạch của Chánh phủ Việt Nam Cộng Ḥa.

Trước hết, về thời gian sự kiện ông Nguyễn Tiến Hưng ghi nhận. là “khi Huế và Đà Nẳng bị tràn ngập với dân di tản,tức vào mấy tháng đầu năm 1975, trong khi đó, Ông Châu Kim Nhân xác định, ông đă rời chức vụ Phụ Tá Tổng Trưởng Quốc Pḥng từ năm 1973 và sau đó, đă chuyển sang lănh vực kinh tế tài chánh trong chức vụ Tổng Trưởng Tài Chánh rồi kế tiếp là Phụ Tá Thủ Tướng Chánh Phủ. Tuyệt nhiên, Ông Châu Kim Nhân không hay biết ǵ về việc Ông Nguyễn Tiến Hưng đă gán cho ông việc “cho biết đang có cuộc thay đổi nội các, có thể ông Nhân sẽ giữ bộ Quốc pḥng”.  

Tác giả đă ghi tên vị Tướng cố vấn người Úc là “Sarong”, nhưng trên thực tế, không có vị Tướng cố vấn người Úc nào tên là Sarong hết cả. Tên vị Tướng cố vấn người Úc này thực sự là “Francis Philip Serong” tức Ted Serong. Vỉ tên “Sarong” đă được lập đi lập lại nhiều lần từ trang 43 đến trang 48 nên nhất quyết không thể đổ thừa do lỗi in sai. 

Thêm nữa, tác giả Nguyễn Tiến Hưng làm sao biết ông Châu Kim Nhân “tới thăm ông Sarong” và thăm ở đâu ? Ông Châu Kim Nhân xác định, có gặp và tiếp chuyện với “Tướng Serong” hồi tháng 10 năm 1974, nhưng từ đó, cho đến 30/4/1975, không hề gặp lại nữa. Điều đó minh chứng tác giả Nguyễn Tiến Hưng đă không được tiếp xúc hoặc quen biết b́nh thường với Tướng “Ted Serong” nhưng đă dựng đứng câu chuyện như vậy, cốt chỉ khai thác tên tuổi của vị Tướng này cho tập sách được thêm phần ly kỳ hấp dẫn.  

Càng tệ hại hơn là câu chuyện dựng đứng. Ai cũng biết, Tướng Francis Philip Serong là vị Tướng cố vấn người Úc chuyên và nổi tiếng về du kích chiến. Trong quan hệ giao dịch với phía đối tác Việt Nam, ông luôn luôn tỏ ra hiểu biết và tương kính trên cương vị một vị Tướng chỉ huy trong “Australian Army Training Team Vietnam” (AATTV) giúp huấn luyện Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa, nên không bao giờ có thể phát biểu lời cố vấn sỗ sàng với giọng điệu úp mở xúc phạm mà tác giả Nguyễn Tiến Hưng đă gán cho ông, bảo ra lệnh không được dùng trực thăng làm trung tâm hành quân, để cùng với Binh Sĩ chết dưới đất! 

Trong chiến trận Việt Nam trước 1975, việc dùng trực thăng làm trung tâm hành quân nằm trong kỹ thuật tác chiến quy mô của trận địa chiến, vị chỉ huy cần có một tầm quan sát bao rộng vượt qua núi đồi để điều binh vào thế trận thích hợp trên chiến trường và phối hợp với các cố vấn Mỹ không yểm và tác xạ pháo binh tiêu diệt mục tiêu địch. Nó không phát xuất từ ư thích riêng tư của các vị chỉ huy sống tách rời với binh sĩ. Đại Tướng Đỗ Cao Trí, nguyên Tư Lệnh Vùng 3 là vị Tướng nổi danh luôn luôn đi sát với Binh Sĩ ngoài chiến tuyến, trên đường đi thị sát trận địa, đă chẳng chết từ trên trực thăng đó sao ?  

Trong ḍng ngoặc kép, tác giả Nguyễn Tiến Hưng đă ghi như là lời từ chính miệng Tướng Ted Serong gọi các vị Tướng Lănh Việt là “damn generals”. Ai cũng biết, thuật ngữ này biểu thị một thái độ miệt thị hạ cấp mà trên cương vị một vị Tướng đồng minh không bao giờ có thể có được. 

Lịch sử qua biến cố 30 tháng 4/1975 đă làm nổi bật khí tiết của những vị Tướng anh hùng như Nguyễn Khoa Nam, Lê Văn Hưng, Lê Nguyên Vỹ, Trần Văn Hai, Phạm Văn Phú, mà tác giả Nguyễn Tiến Hưng không thể nào lờ đi được. Trong hàng ngũ lính chiến Việt Nam Cộng Ḥa, chắc chắn phải nổi lên những làn sóng phẩn nộ khôn lường khi được đọc chữ “damn generals” để nói đến các vị Tướng Việt Nam.  

Tướng Ted Serong là một trong những vị cố vấn Úc sau cùng rời Việt Nam trở về Úc bằng trực thăng vào ngày cuối cùng của Việt Nam Cộng Ḥa, và đă cùng gia đ́nh tái định cư ở vùng ngoại ô Melbourne. Vị Tướng khả kính này đă qua đời, nên không c̣n ai để xác định đă có nói với ông Châu Kim Nhân lời cố vấn như trên hay không, nhưng qua sự việc mà ông Châu Kim Nhân tŕnh bày kể trên, quả thật ghi nhận của tác giả Nguyễn Tiến Hưng là chuyện bịa đặt, vô căn cứ, vô trách nhiệm, đáng lư không nên có đối với một nhà biên khảo đă từng được cất nhắc làm Tổng Trưởng Kế hoạch trong một bối cảnh chánh trị tối ám của đất nước trước khi bị rơi trọn vào tay Cọng Sản.  

Về h́nh thức, tập sách “Tâm Tư Tổng Thống Thiệu” của Nguyễn Tiến Hưng được tŕnh bày như một công tŕnh biên khảo có bài bản, có phần Danh mục (Index), Bảng kê tài liệu và sách tham khảo, nhưng không ghi nguồn tham khảo cụ thể (footnotes) các sự kiện tŕnh bày, cho nên những ai muốn đi sâu vào nghiên cứu phân tích khoa học th́ không có cách nào hơn là ngồi đó xoa tay thở dài thán phục một thủ thuật rơ ràng là không mấy ǵ trong sáng của tác giả!  

Như một tâm t́nh, ông Châu Kim Nhân xác định, tư cách và danh dự của một viên chức Chánh phủ không bao giờ cho phép ông hạ ḿnh yêu cầu một vị Tướng cố vấn đồng minh giúp đở đơn giản như vậy. Đây là một chi tiết thuộc kỹ thuật hành quân trên trận địa mà giới quân nhân phải ngày đêm anh dũng cang trường đối đầu với địch. Và đây là lợi điểm về tầm quan sát trận địa của Cấp Chỉ Huy Quân Lực VNCH đối với quân Cọng Sản trong cuộc chiến vừa qua.  

Qua sự kiện trên, tác giả Nguyễn Tiến Hưng đă phơi bày dụng ư khơi dậy và khai thác tâm lư hiếu kỳ của giới người đọc thích chuyện lạ nhưng lờ đi một cách tai hại đạo đức và danh dự cùng phong cách tự trọng của một người đă được từng giữ chức Tổng Trưởng Kế Hoạch Chánh Phủ Việt Nam Cộng Ḥa. Đúng lư ra, ông Hưng bao giờ cũng phải nắm vững những yếu tố này trong quan hệ giao dịch, nhất là với các giới chức đối tác đồng minh ngoại quốc và giới quân nhân Việt Nam Cộng Ḥa đă hy sinh xương máu ngoài trận địa trong khi ông được tạo điều kiện sống an lành trên đất nước Hoa Kỳ.

Công luận cực lực đ̣i hỏi tác giả Nguyễn Tiến Hưng hăy v́ lương tâm con người, v́ sự thật, v́ danh dự của những các giới chức cùng Tướng Lănh VNCH có liên quan, can đảm đính chánh, xác định ngay đă những sự việc không có thật trong quyển sách “Tâm Tư Tổng Thống Thiệu”, nay bị phát hiện, và chân thành biểu tỏ lời xin lỗi của một người c̣n có chút liêm sỉ trước công luận.

 

Mai Thanh Truyết

-----------------------------------

 

Ngày 4 tháng 6 năm 2010

 

(1) Thư gởi:  Tiến Sĩ Nguyễn Tiến Hưng, Tác Giả Quyển TÂM THƯ TỔNG THỐNG THIỆU

 

Người gởi:  Châu Kim Nhân.

 

Đề Mục:  Lời Yêu Cầu Đính Chính Những Điều Sai Sự Thật Do Tác Giả Viết Trong Quyển Sách Tâm Thư Tổng Thống Thiệu Đă:

 

1. Làm tổn thương danh dự cá nhân tôi.

2. Coi thường một vị Tướng đồng minh và Miệt thị Tướng Lănh Quân Lực VNCH.

 

Tôi cực lực phản đối sự thiếu ngay thẳng và sự bịa đặt của ông Nguyễn Tiến Hưng khi viết về tất cả sự việc sau đây trong trang 48 của Tâm Thư Tổng Thống Thiệu:

“Khi Huế và Đà Nẳng bị tràn ngập với người dân di tản, có ông Châu Kim Nhân tới thăm ông Sarong và cho biết đang có cuộc thay đổi nội các, có thể ông Nhân sẽ giữ Bộ Quốc pḥng. Ông Nhân hỏi rằng:  Nếu như vậy, ông Sarong có thể giúp ông ta được không. Được”, Sarong trả lời, “nhưng với một điều kiện, là lệnh đầu tiên của ông là cấm chỉ không được dùng trực thăng làm trung tâm hành quân (command posts) các Tướng Lănh phải đi trên bộ để cùng chết với binh sĩ, (Yes, but there is one condition. That is that your first order is to ban all use of helicopters as Command Posts. Put the damn generals on the ground to die with the troops).

 

Tôi muốn nhấn mạnh rằng ông Nguyễn Tiến Hưng đă hoàn toàn bịa đặt sự việc kể trên, là v́ những điểm trên đều sai sự thật, tôi xin nêu ra đây:

 

1. Ông đă bịa đặt và mạ lỵ cá nhân của tôi:

 

-Tôi khẳng định là tôi không hề gặp gỡ Chuẩn Tướng Francis Phillip Serong trong thời gian từ 10/1974 - 30/04/1975;

-Tôi khẳng định là tôi không hề xin Chuẩn Tướng Francis Phillip Serong giúp tôi nếu giữ chức Tổng Trưởng Quốc pḥng. Năm 1975, tôi đang giữ chức Phụ Tá Thủ Tướng (cho TT Trần Thiện Khiêm) tôi không cần phải hạ ḿnh đi xin xỏ một ông Tướng ngoại quốc, nhất là trong một giai đoạn khẩn cấp mà nước nhà đang lâm nguy, th́ một người Tổng Trưởng hoặc là một vị Tướng Lănh nào có thể làm được việc vô liêm sỉ đó?

 

2. Coi thường một vị Tướng đồng minh và miệt thị Tướng Lănh Quân Lực VNCH.

Qua sự liên lạc giữa tôi và Chuẩn Tướng Francis Phillip Serong, ông không bao giờ dùng chữ “Damn Generals” để miệt thị những Tướng Lănh của VNCH. và nếu có, tác giả cần chứng minh tài liệu để độc giả không nghĩ rằng chính tác giả Nguyễn Tiến Hưng đă dùng chữ “Damn Generals” để miệt thị những Tướng Lănh của Quân Lực VNCH. Trong lúc các Chiến Sĩ Quân Lực VNCH đă đổ bao nhiêu xương máu để bảo vệ nhân dân ta trong mấy mươi năm chiến tranh ṛng ră, th́ ông Nguyễn Tiến Hưng đang sống ở Hoa kỳ.

Ông có biết rằng hai tuần lễ sau khi ông đă rời Việt Nam và đang ở Hoa kỳ, th́ có năm Tướng Lănh VNCH đă tử tiết thay v́ đầu hàng địch và một số Tướng Lănh khác như Tướng Lư Ṭng Bá, Trần Quang Khôi, Lê Minh Đảo, đă chiến đấu với Binh Sĩ cho đến giờ phút cuối cùng cho đến khi được lệnh buông súng.  

Sao ông nỡ ḷng nào miệt thị Quân Lực VNCH khi viết ra những câu bịa đặt, sai sự thật như trong trang 48 của quyển sách của ông ?

Cuối cùng, tôi yêu cầu ông Nguyễn Tiến Hưng, tác giả của quyển sách Tâm Tư Tổng Thống Thiệu chính thức đính chánh với độc giả trước là để làm sáng tỏ vấn đề và không bóp mép lịch sử; sau là để gỡ lại danh dự của các Chiến Sĩ Quân Lực VNCH và vị Tướng Lănh đồng minh, cũng như danh dự của cá nhân tôi.

 

Xin trân trọng kính chào Ông.

Châu Kim Nhân

7748 Mandan Road

Greenbelt, MD 20770-2167

ĐT: (301) 474 8390


<< trở về đầu trang >>
free counters