Fax: +493046795841Email: thongtinberlin@gmail.comTel. +4917678132650

www.thongtinberlin.de - www.thongtinberlin.net - www.dvtnradio.com - www.dvtnradio.de

 

Đường sắt cao tốc Bắc Nam có cần thiết?

Đường sắt cao tốc Bắc Nam có cần thiết?

 

 

Một đoàn tàu đang tiến ra Hà Nội trên tuyến đường sắt Bắc - Nam hôm 20/4/2010.

Dự án xây đường sắt cao tốc tại Việt Nam đang là đề tài thảo luận sôi nổi tại quốc hội, qua những phiên họp gần đây.

Tin mới ghi nhận cho biết có 148 trên tổng số 474 đại biểu tán thành đề xuất của chánh phủ. Trong khi đó về phía các chuyên gia, nhà nghiên cứu, nhà khoa học Việt Nam thì cho là hiện còn quá sớm để xúc tiến đề án đó, nên chờ 10 năm nữa hãy bắt tay vào việc xây dựng phương tiện vận chuyển tối tân đó, lúc này thời cơ không thuận lợi về nhiều mặt.

Để tìm hiểu thêm về xe điện cao tốc, chúng tôi hỏi chuyện ông Đỗ Thông Minh, ở Tokyo, là  một nhà biên khảo về vấn đề này, với nhiều bài nghiên cứu phổ biến qua cơ quan truyền thông quốc tế.
 

Hiện đại nhưng không phù hợp

Đỗ Hiếu: Là một nhà bình luận về thời sự Việt Nam tại Nhật Bản và có những bài viết đăng trên diễn đàn người Việt, xin ông nói qua về phương tiện vận chuyển hiện đại này.

Đỗ Thông Minh: Xe điện cao tốc chạy từ 280 cho tới hơn 300 km, một giờ, là một phương tiện di chuyển rất hiện đại, có thể nói, quốc gia nào cũng có cao ước đó, nhưng mà hệ thống đó phải thích hợp với môi trường, hoàn cảnh của đất nước đó.

Cho tới nay trên toàn thế giới chỉ mới có 11 quốc gia có xe điện cao tốc mà hầu hết đều là các nước đã phát triển hay đang phát triển cao độ, còn các nước mới phát triển chỉ có trường hợp của Trung Quốc là có tiềm năng kinh tế rất lớn, huy động được số tiền rất lớn nên mới làm được thôi. 
 

000_Hkg3679791-200

Hành khách chuẩn bị lên chuyến tàu Thống Nhất hành trình Hà Nội - TPHCM hôm 09/6/2010.

Đỗ Hiếu: Vậy ý kiến ông ra sao trước việc chánh phủ Hà Nội dự kiến xây dựng tuyến đường sắt cao tốc?

Đỗ Thông Minh: Việt Nam là trường hợp khá đặc biệt, kỹ thuật mình còn yếu kém, ngày nay chúng ta chỉ đóng được những toa tàu hàng, chưa làm được trục xe và đường rầy, nay nếu nhập kỹ thuật tối tân, thì cái đó mình còn yếu.

Thứ hai là vấn đề quản lý. Xe điện này chạy rất nhanh, nguy hiểm, nên vấn đề đúng giờ rất chi ly. Tinh thần người Việt mình chưa quen với việc quản lý gắt gao như vậy.

Quan trọng hơn cả là vấn đề tài chánh. Qua giải trình của nhà nước hay ông phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng thì cho rằng tiềm năng của mình trong 10 năm nữa sẽ gấp đôi bây giờ, lên tới 2, 3 trăm tỷ đô la, do đó mình có thể mượn mà không lo vượt quá mức an toàn 50%.
Theo đi xe điện nhiều hay ít. Xin đưa ra cái so sánh là năm 1960,  khi người Nhật xây đường sắt cao tốc, lợi tức mỗi người đã là 16 ngàn đô la một năm, bây giờ người Việt mới có một ngàn đô la một năm, tức là chỉ bằng một phần 16 của họ thôi.

Hồi 1960, Nhật đã có 20 ngàn km đường sắt, bây giờ Việt Nam mới có chừng 3 ngàn km. Người Việt, trừ một số ít ở thành phố đi xe điện, đại đa số người bình dân hay nông dân ít khi đi xe điện.
Ngày hôm nay, trung bình người Nhật mỗi năm leo lên xe điện 130 lần, còn người Việt Nam, chỉ có 0,13 lần dùng xe điện, tức là số lượng người Nhật đi xe điện gấp một ngàn lần người mình. Như vậy việc thiết lập hệ thống xe cao tốc mà người Nhật gọi là Shinkanshen, có nghĩa là đường cốt cán.

 

Đỗ Hiếu: Ông có thể cho biết thêm về hoạt động của hệ thống xe điện cao tốc tại Nhật Bản và việc ứng dụng phương tiện này vào hoàn cảnh của Việt Nam.

Đỗ Thông Minh: Xin có thí dụ là từ Tokyo đến Osaka, đoạn đường dài 515 cây số, mỗi năm có 150 triệu người Nhật đi, trên toàn nước Nhật có 2500 cây số đường sắt, cho nên mỗi năm trên đường xe điện cao tốc chuyên chở 350 triệu người. Nước mình chỉ có 11 triệu người đi xe lửa mỗi năm, nếu tăng gấp 3 lần, vào năm 2020 thì có hơn 30 triệu người, nhưng trong đó có bao nhiêu người đi bullet train (xe điện cao tốc).

Việt Nam sẽ có hai đường sắt cũ và mới song song, giá đi xe cao tốc tương đương với 3 phần 4, hay 4 phần 5 vé máy bay thì người ta chấp nhận nên đi đường xe điện cũ hơn là phải bỏ gần tháng tiền lương để đi xe điện cao tốc. Có thể trong những dịp đặc biệt như Tết thì mới dùng xe cao tốc, nhưng sẽ có ít người chọn như vậy, vì 70% còn nghèo, thuộc thành phần nông dân.

Đường xe điện sang trọng thì chỉ có giới trung lưu, thượng lưu nhiều bạc tiền, nên chỉ phục vụ cho một thiểu số, trong khi số tiền đầu tư quá lớn (56 tỷ đô la).
 

Sẽ không trả nổi nợ nần

000_Par3221424-250

Một xe lửa cao tốc để phục vụ World Cup 2010 đang được thử nghiệm ở Johannesburg, Nam Phi hôm 07/05/2010.

Đỗ Hiếu: Nhìn ở khía cạnh ngân sách, chi phí đầu tư vào dự án này thì nhà nước Việt Nam có đáp ứng được không?

Đỗ Thông Minh: Sau 1975, nhà nước Việt Nam mắc nợ, đã vay mấy trăm triệu đô la mà trả không nổi. Câu lạc bộ Paris họp và Nhật Bản là nước đứng đầu, và Pháp gánh nợ cho nên Việt Nam mới thoát nợ. Chúng ta phải nhớ khủng hoảng tài chánh ở Thái Lan, Triều Tiên, phá sản tại Mexico và mới đây là Hy Lạp, làm rung động cả Âu châu, ảnh hưởng toàn thế giới.

Không hạch toán kinh tế rõ ràng thì sẽ lỗ rất nặng, sau đó con cháu phải trả nợ, và ảnh hưởng như thế nào, vật giá sẽ gia tăng, có nghĩa là lương sẽ giảm, sinh ra biểu tình, có khi đi đến bạo động như ở Hy Lạp, đời sống khó khăn hơn nếu như mắc nợ mà không trả được.

Hiện nay, đất nước chúng ta mới phát triển lợi tức trung bình mỗi người chỉ một ngàn đô la, một năm, bên Trung Quốc là 3800, và nên nhớ Trung Quốc là nước có đoạn đường sắt dài nhất thế giới với 75 ngàn km, vì nước rất rộng, dân lại quen đi đường sắt, còn người mình đại đa số vẫn đi xe đò.

Nếu với kinh phí 56 tỷ đô la, tiền lời ở mức 3% thì sẽ lên tới 180 tỷ, thì cần có số lượng khách hàng năm tới 200 hay 300 triệu, mới trả đủ vốn. Thực tế có thể chỉ có 3 triệu người dùng xe điện cao tốc, thì không thể nào trả nợ nổi. Nhà nước rất là mạnh dạn, quyết tâm thực hiện dự án này, nên mọi người rất là lo lắng, không có lời hay huề vốn mà lại thua lỗ.

 

Đỗ Hiếu: Là một trong những quốc gia cấp viện cho Việt Nam trong các dự án xây dựng, phát triển, phía Tokyo đánh giá ra sao về kế hoạch xây dựng đường sắt cao tốc trong tương lai?

Đỗ Thông Minh: Có tiếng nói của đại sứ Nhật Sakaba cho biết dự án này phần lớn do các nhóm tư vấn đưa ra, trong mọi công việc ở Việt Nam, dù lớn hay nhỏ đều có “Cò”, là trung gian liên hệ cả 2 đầu, có khi lợi dụng để kiếm tiền. Với vốn đầu tư 56 tỷ đô la, thì có “Cò” tầm vóc quốc tế.

Nếu phía Nhật và Việt Nam không khéo thì có khi cả 2 bên đều bị kẹt. 2 hay 3% của 5 tỷ đô la thì số tiền lợi lộc sẽ lớn bao nhiêu. Theo đại sứ Sakaba thì đây là một chương trình quá tham vọng, bộ trưởng giao thông Nhật Bản Maehara cũng nói phải xem xét kỹ lại chương trình này. Đây có thể là chuyện kiếm ăn của các công ty tư vấn Nhật bày ra để khuyến dụ và lấy huê hồng cả 2 đầu Nhật và Việt.
 

Đỗ Hiếu: Xin cám ơn ông Đỗ Thông Minh.


<< trở về đầu trang >>
free counters