Fax: +493046795841Email: thongtinberlin@gmail.comTel. +4917678132650

www.thongtinberlin.de - www.thongtinberlin.net - www.dvtnradio.com - www.dvtnradio.de

 

Đọc Bản Thông Cáo Đơn Phương Của Vatican Sau Màn “Kéo Cưa” Của Tổ Hỗn Hợp

Đọc Bản Thông Cáo Đơn Phương Của Vatican

 Sau Màn “Kéo Cưa” Của Tổ Hỗn Hợp

 

Ts Hồng Lĩnh

 

Lời Mở Đầu

Sau màn tháo gỡ “ngoạn mục được xem như một sáng kiến của Vatican” phong trào quần chúng Giáo dân đ̣i công lư, thể theo Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân năm 1948 của LHQ, cho toàn dân và toàn giáo cũng như một chuyển hướng chiến lược đặt ưu tiên sứ vụ của GHCGVN trong thể chế độc tài và vô thần, Vatican duy tŕ một im lặng xem ra có vẻ đồng hành hay đồng lỏa với CSVN trong các biến cố vừa qua.

Nhưng một số rất đông,  gồm các kẻ không có đạo và có đạo, trong thất vọng, lấy ước mơ làm sự thực và tin rằng sự đồng hành hay đồng lỏa ấy chỉ là kết qủa của màn gián điệp nằm tại Vatican và Vatican đă bị lừa ngoài ư muốn. Nên có phần châm chước trong kết án hay bất măn. 

Nhưng phần đông các nhà quan sát vô tư đă thấy ngay được một số hệ qủa thật tang thương cho GHCGVN không thể chối căi được:

 

1.- Nh́n vào GHCGVN, Giáo dân nghi ngờ Vatican, mất tin tưởng vào HĐGMVN, đă kích thẳng thắn một số thành viên lănh đạo của GHCGVN, vừa tại VN và tại Vatican đă nối giáo cho giặc v́ nhiều lư do.

 

2.- Bọn CSVN đang mở yến tiệc khao thưởng kết qủa đă thành công chia rẽ được dân Chúa. Tạo được chia rẽ giữa các GM, LM và Giáo dân. Nhất là giữa Giáo dân và lănh đạo. Một đổ vở rất khó hàn gắn, v́ Giáo dân, nhất là tại TGP Hà Nội, mang nặng vết thương trầm trọng, v́ đă mất một chủ chăn kính mến không thể thay thế được và xem Vatican có vẻ lạm dụng sự vâng lời truyền thống cũng như chơi tṛ bổ nhiệm thái thú thay việc bổ nhiệm mục tử trong t́nh Cha Con. Phản lại đường lối của cố Giáo Hoàng Jean-Paul II: “Nguyện vọng của Giáo dân phải được đặt trước nguyện vọng của các thế chế và các chính phủ”.

 

3.- Ngoài sự chia rẽ ấy, một sự kiện xem ra rất trầm trọng liên quan tới lư do hiện diện của một tôn giáo trên một địa bàn. Đó là sự kiện CSVN đă thành công, bằng nhiều cách, trong việc lối cuốn hay đă chỉ đạo được một số đông lănh đạo của Giáo hội, thuộc thành phần HY, TGM hay GM và linh mục. Họ chối bỏ sứ vụ cao cả của GHCGVN. Từ đó GHCGVN, trong chia rẽ, nay được lănh đạo bởi thành phần chối bỏ sứ vụ qua các vụ đi từ TKS qua Đồng Chiêm tới Cầu Rầm gần đây. Một hiện t́nh phủ phàng mà CSVN đă thất bại từ năm 1945 tới ngày 07/05/2010.

 

Sự Kiện, Bối Cảnh Của Màn Kéo Cưa Của Tổ Hỗn Hợp

Sự Kiện Kịch Cỡm Nhạo Báng Con Người Thành Tâm

1.- Kể từ  năm 1989, các phái đoàn của Ṭa Thánh đă có 17 chuyến thăm Việt Nam để thảo luận các vấn đề hợp tác giữa hai bên, nhắm tiến tới việc thiết lập quan hệ ngoại giao song phương. Nhưng vẫn dậm chân tại chổ. Thời cuộc họp ṿng 2 nầy, do cái phép lạ nào, của Chúa Thánh Thần hay của Satan, đă hết cái bệnh kinh niên dậm chân tại chổ? 

 

2.- Truớc khi bọn CSVN trong nhóm hỗn hợp tới Vatican, hai thông cáo từ hai phía đă mang hai giọng khác nhau:

2.1.-Cha Federico Lombardi, phát ngôn viên của Vatican thông báo : « Một nhóm họp của Tổ Hỗn Hợp sẽ diễn ra vào c ác ngày 23-24 tháng sáu tại Vatican để đào sâu (thâm cứu?) mối liên lạc giữa Ṭa Thánh và Việt Nam » . Hết trích !

2.2.-   Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam là Nguyễn Phương Nga cho biết:
“Theo thỏa thuận giữa hai bên đạt được tại cuộc họp Ṿng I Nhóm công tác hỗn hợp Việt Nam - Vatican tại Hà Nội tháng 2-2009, Cuộc họp Ṿng II Nhóm công tác hỗn hợp Việt Nam - Vatican sẽ được tổ chức trong 2 ngày (23, 24-6) tại Vatican nhằm tiếp tục thảo luận và thực hiện các nội dung đă nêu tại cuộc họp Ṿng I”. H
ết trích!

 

3.- Vấn đề bàn căi thuộc các nhà ngoại giao. Nhưng cho phiên họp nầy và ngay tại Vatican, bọn CSVN mang theo đại diện của bọn côn đồ dùi cui đă nhúng tay vào các vụ thảm sát là đại diện của Bộ Công An.

 

4.-Cuộc họp ṿng II nầy là một cuộc họp giữa hai phái đoàn của hai  lực đối kháng nhau trên phương diện chủ thuyết với hai mục tiêu khác nhau.

Nếu xảy ra tại Hội Đồng Bảo An của LHQ, thời có vị chủ tịch luân phiên hàng tháng điều hành. Nếu xảy ra trước TV, luôn có vị  trọng tài độc lập can dán hay chia thời gian phát biểu của mỗi phía.  

Nhưng hiện tượng kỳ quái nầy là cái ǵ? V́ theo thông cáo của Vatican:” Khóa họp được 2 vị đồng chủ tọa là Đức Ông Ettore Balestrero, thứ trưởng ngoại giao Tóa Thánh, trưởng đoàn Ṭa Thánh, và Ông Nguyễn Quốc Cường, thứ trưởng ngoại giao, trưởng đoàn Việt Nam”. Hết bàn bạc trên đầu và trên cổ của kẻ khác  hay làm thinh, rồi  tới màn hề nầy phải không?

 

Bối Cảnh Của Phiên Họp Cái Cưa

CSVN tời bàn hội nghị trong thắng thế do sự vắng bóng của TGM Ngô Quang Kiệt tại Hà Nội và đă chận đứng được phong trào quần chúng cầu nguyện như những năm qua. Hơn nữa chúng bất chấp các phản kháng của Giáo dân. Về nội phần của chúng không có chia rẽ thực sự.  

Vatican bất chấp nguyện vọng của Giáo dân (tối thiểu có tới hai thỉnh nguyện thư đệ tŕnh ĐTC, cái thứ nhất vào tháng 12/2009 và cái thứ  nh́ vào tháng 05/2010). Ngoài ra Vatican c̣n mặc nhiên thi hành tới nơi và tới chốn Nghị Quyết của CSVN bằng cách đưa GM Nhơn về Hà Nội thay thế TGM Ngô Quang Kiệt. Không có GM Nhơn, TGP Hà Nội đâu có chết!

Trong màn thay thế ấy, gián tiếp hay trực tiếp, Vatican đă nộp TGM Kiệt cho CSVN tự do định đoạt số phận của Ngài vào hồi 0.15 giờ sáng của ngày 13/05/2010.

Từ đó tới nay không ai biết chính xác số phận của Ngài ra sao. Một im lặng, nếu Ngài c̣n sống, chỉ có thể do quyết định của Vatican. V́ Ngài không sợ CSVN và cũng không sợ chết. Riêng chỉ tuyệt đối tuân lệnh của Vatican mà thôi.   

Trong cái mẫu số chung bất chấp của cùng hai phía, Tổ Công Tác hỗn hợp CSVN-Vatican, tự biện và tự diện cùng nhau trong hai ngày 23-24/06/2010 tại Vatican, tiếp tục bàn thảo về việc thiết lập Văn pḥng Đại diện của Vatican tại Việt Nam như đă thống nhất tại kỳ họp lần trước, kéo dài trong hai ngày 16-17/02/2009. Cũng nên nhớ, với cái thói thương thảo của CSVN, từ thương thảo tới có Văn pḥng đại diện phải là quảng đường từ trái đất ra tới biên giời vũ trụ lớn dần.

Nhưng xét ra, cuộc họp ṿng 2 chỉ có thể xảy ra sau khi Vatican đă xống nước thỏa măn hoàn toàn yêu sách của CSVN:”TGM đă ra đi trong đêm như một tên tội phạm bị trục xuất”.

Về tinh thần, sự thỏa măn ấy của Vatican không khác vụ đầu hàng tại Münich vào năm 1939. Chamberlain và Daladier, đại diện hai cuờng quốc Anh và Pháp, cố phản bội để có ḥa b́nh cho xứ sở họ. Kết cuộc lại bị ngay chiến tranh tàn khốc do phản bội gây ra. Một cú đánh trả trời giáng của tay lái như một h́nh phạt nhăn tiền của Thượng Đế.

Giữa điểm đi là màn I (16-17/02/2009) và điểm tới là màn II (23-24/06/2010 của Tổ Hỗn Hợp, CSVN đă có một số biện pháp gọi là «món quà thiện chí» đối với Vatican cuốn cờ rút lui toàn diện, như vụ Tam Ṭa (20/07/2009), vụ sinh viên Vũ Hoàng Quy Giáo phận Vinh bị đánh trọng thương (15/03/2010), vụ Cầu Rầm (23/05/2010).  

Tại Trường ĐHSP Kỹ thuật Vinh, vào ngày 9/3/2010, nhóm sinh viên này lại bị một nhóm thanh niên gây hấn, vứt đồ dơ bẩn lên người. Trong khi đó, gia đ́nh giáo dân cho mượn chỗ sinh hoạt bị chính quyền địa phương sử dụng hương ước để cấm mọi sinh hoạt tôn giáo của nhóm sinh viên tại đây.

Thành phố Vinh hiện có 14 nhóm sinh viên Công Giáo đang học tập và sinh hoạt tại đây. V́ điều kiện địa lư và cơ sở vật chất khó khăn, các nhóm sinh viên thường chọn một địa điểm tư gia của giáo dân để sinh hoạt, chia sẻ và cầu nguyện. Tất cả các hoạt động trên đă diễn ra từ nhiều năm nay và trở thành một trong những sinh hoạt chính của sinh viên công giáo tại thành phố này. Thế nhưng, bắt đầu từ đầu tháng 12 năm 2009, nhóm sinh viên công giáo của Đại học Kỹ Thuật Vinh bắt đầu gặp khó khăn từ phía chính quyền địa phương.

Nhóm này sinh hoạt tại tư gia của một gia đ́nh giáo dân là bà Lê Thị Lâm, ngụ tại xă Hưng Lộc, thành phố Vinh, được 3 năm nay. Vào ngày 3/12/2009, lực lượng công an với hơn 20 người đă đến bao vây địa điểm sinh hoạt này và lập biên bản cấm gia đ́nh bà cho phép sinh viên đến sinh hoạt. Ngoài ra, một số sinh viên c̣n bị tịch thu xe và bị đánh đập. Một trong những sinh viên có mặt tại hiện trường vụ việc kể lại: Bất cứ phương tiện nào đi qua, họ cũng kiểm tra giấy tờ cả. Một số anh chị em do bất ngờ, không chuẩn bị trước nên bị tịch thu xe. Một tổ thanh niên, sinh viên đi sau cùng bằng xe đạp th́ bị họ đánh.

CSVN gây khó khăn tại trường học. Không những bị ngăn trở, đe dọa khi đến địa điểm sinh hoạt, các bạn sinh viên công giáo Vinh c̣n gặp rất nhiều khó khăn ở trường học. Bạn sinh viên trên cho biết thêm:

“Ở trường học th́ tất cả các anh chị em sinh viên công giáo đều bị nhà trường gọi lên lấy danh sách sinh viên công giáo, bị một số giáo viên nói những lời chỉ trích, hăm dọa anh chị em sinh viên công giáo. Công an xă Hưng Lộc cũng vậy. Họ nói nếu không ngừng ngay th́ có thể sẽ báo lên hiệu trưởng nhà trường và có h́nh thức kỷ luật đối với những em sinh viên công giáo đang tham gia sinh hoạt tại nhà bà Lâm. Một số anh chị em đang ở pḥng trọ để đi học th́ bị công an đến ḍ xét, xem xét giấy tờ. Một số anh chị em trong ban điều hành th́ cũng đang nằm trong diện bị theo dơi. Một số phường xă cũng đă kêu những người đó lên để làm việc.”

Một tín đồ Công giáo ở Hà Nội cho hay :Không chỉ riêng tại thành phố Vinh, việc các nhóm sinh viên công giáo tại Việt Nam bị chính quyền địa phương kiểm soát sinh hoạt là chuyện thường xuyên xảy ra. “Thật sự ra nếu sinh viên công giáo ḿnh chỉ tập trung vào chuyện đi nhà thờ, đi lễ thôi th́ ở Việt Nam ḿnh bây giờ cũng thoải mái. Nhưng mà nếu chúng ta đặt vấn đề công b́nh xă hội, vấn đề nhân phẩm nhân quyền th́ sinh viên rất có thể đụng vào những chuyện không thoải mái.”

Riêng gia đ́nh bà Lâm, kể từ sau Tết Nguyên đán đến nay, bà liên tục nhận được giấy mời làm việc từ chính quyền địa phương, bị thôn xóm, gia đ́nh, họ tộc tẩy chay, thậm chí con cái bà cũng bị liên lụy. Bạn sinh viên sinh hoạt tại nhà bà Lâm cho biết:“Ngoài những việc đó ra, họ c̣n đến cơ quan con của bà Lâm. Họ dẫn bà Lâm lên đó và báo với trưởng cơ quan là mẹ của chị con bà Lâm, đang làm việc ở cơ quan đó, là có tổ chức, tụ tập một số sinh viên công giáo làm những điều không tốt để cho chị đó bị kỷ luật trước cơ quan chị đang làm việc.”

Mới đây sau khi nhóm sinh viên công giáo sinh hoạt ở nhà bà Lâm về, họ bị một nhóm thanh niên gây hấn, rảy mực vào áo quần nhằm khiêu khích để xảy ra ẩu đả.

“Họ giả vờ uống rượu say, đến để gây sự với anh em sinh viên, có đánh một người và có gọi các bạn thanh niên khác đến đánh. Nhưng theo nhận xét của một số anh em ban điều hành th́ đó là một số công an, công an cơ động của xă Hưng Lộc cài vào để gây sự.”

 

T́nh Huống Hiện Nay

Nếu có Văn pḥng đại diện, Văn pḥng phải đối diện ngay hai vấn đề :

• Luật về Tự do Tôn giáo

• Trả lại tài sản cho Giáo Hội: các nhà thờ của Ṭa Khâm Sứ

 

Luật về Tự do Tôn giáo

Một luật mới có hiệu lực vào tháng 02/2007. Nó bàn về các tôn giáo khác nhau của đất nước như là lực lượng có thể và phải đóng góp vào tiến tŕnh hợp thức hóa thể chế CSVN về dài hay vĩnh viễn, dưới sự dạy dỗ tất nhiên là toàn năng Đảng CSVN. Từ quan điểm này hoạt động tôn giáo phải lệ thuộc vào sự chấp thuận của CSVN.

Đơn cử: Các nhà lănh đạo của các tôn giáo phải nộp một kế hoạch hàng năm hoạt động, nó không phải là cho tất cả họ phải được chấp thuận.

Hoạt động theo  pháp luật về tôn giáo: như giáo dục, chăm sóc, truyền thông, báo chí và các ấn phẩm tôn giáo phải tôn trọng pháp luật bằng văn bản. Và không có lời giải thích đă được đưa ra là tại sao pháp luật không cho phép tổ chức tôn giáo đóng một vai tṛ trong giáo dục đại học, trường đại học và bệnh viện. CSVN không tỏ ra một dấu phẩy thay đổi luật nầy!

 

Số Phận Tài Sản Của GHCGVN Bị Tịch Thâu

Theo nhà báo Stefan Bos ghi tại Budepest: "Nguyễn Tấn Dũng nói rằng sẽ không chấp nhận việc Vatican đ̣i trả lại Giáo Hội Công Giáo Việt Nam những tài sản đă bị tịch thu trước kia."

Tên Cs nầy đưa ra lời tuyên bố như vậy vào ngày Thứ Sáu (18/9/2009) tại thủ đô Budapest trong khi thảo luận với Thủ Tướng Hung Gia Lợi Gordon về vấn đề mậu dịch giữa hai nước.

Trả lời những câu hỏi của Đai VOA, Dũng biện minh cho chính sách của Việt Nam là phải chặn đứng, không để cho  Giáo Hội Công Giáo đ̣i lại các cơ sở và các khoản tài sản khác của Giáo Hội đă bị chính quyền tịch thu từ năm 1954.

Dũng nói rằng Việt Nam sẽ không nhường bước bất kỳ áp lực nào, kể cả áp lực của Vatican về vấn đề này.

Ông nói rằng tất cả tài sản ở Việt Nam đều thuộc về quốc gia và chính quyền. Và tất cả những đ̣i hỏi chiếm hữu tài sản đều phải được thực thi theo đúng luật pháp. Ông nói thêm rằng mọi công dân ở Việt Nam, kể cả những nhóm tôn giáo đều phải tôn trọng hiến pháp và luật pháp quốc gia. Dũng cũng cảnh cáo rằng ông chống lại mọi ư tưởng của bất kỳ nhóm tôn giáo nào chống lại luật pháp. Dũng nói, mọi đ̣i hỏi về tài sản của Vatican đều là chống lại hiến pháp và luật pháp Việt Nam.

 

Liên Quan Tới Thông Cáo Vatican

Các Điểm Chính (1)

1.- Duyệt qua những tiến bộ đă đạt được từ khóa họp thứ I.

2.- Hai phái đoàn đă đề cập đến những vấn đề quốc tế và những vấn đề liên quan đến quan hệ song phương, và Giáo Hội Công Giáo tại Việt Nam.

3.- Bọn CSVN nhắc lại đường hướng trước sau như một của chính sách Việt Nam tôn trọng tự do tôn giáo và tín ngưỡng cũng như các qui định pháp lư bảo đảm việc thực thi tự do đó.

4.- Phái đoàn Ṭa Thánh đă ghi nhận giải thích đó và yêu cầu đảm bảo thêm những điều kiện để Giáo Hội tham gia hữu hiệu hơn vào sự phát triển đất nước, nhất là trong lănh vực tinh thần, giáo dục, y tế, xă hội và từ thiện.

5.- Ngoài ra phái đoàn Ṭa Thánh nhắc lại rằng, qua các giáo huấn, Giáo Hội mời gọi các tín hữu trở thành những công dân tốt và dấn thân cho công ích của nhân dân.

6.- Hai phái đoàn đă ghi nhận những phát triển khả quan trong các lănh vực của đời sống Công Giáo tại Việt Nam, đặc biệt về Năm Thánh.

7.- Cả hai nhắc đến bài diễn văn của Đức Thánh Cha Biển Đức 16 trong dịp các Giám Mục Việt Nam về Roma viếng mộ các Thánh Tông Đồ năm ngoái và Sứ điệp của Đức Thánh Cha gửi Giáo Hội Công Giáo tại Việt Nam nhân dịp Năm Thánh.

8.- Cả hai Phái đoàn đồng ư rằng các giáo huấn này của Đức Thánh Cha sẽ được dùng làm hướng đi cho Giáo Hội Công Giáo tại Việt Nam trong những năm tới đây.

9.- Về quan hệ song phương, hai Phái đoàn đánh giá cao những phát triển tích cực diễn ra từ sau Khóa họp thứ I của Nhóm làm việc chung, đặc biệt là cuộc gặp gỡ giữa Đức Giáo Hoàng Biển Đức 16 và Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Minh Triết hồi tháng 12 năm 2009.

10.- Hai Phái đoàn đă trao đổi sâu rộng về quan hệ ngoại giao song phương. Để đào sâu quan hệ giữa Ṭa Thánh và Việt Nam, cũng như những quan hệ giữa Ṭa Thánh và Giáo Hội Công Giáo địa phương, như một bước đầu, cả hai bên đă thỏa thuận về việc Đức Giáo Hoàng bổ nhiệm một vị Đại Diện không thường trú của Ṭa Thánh tại Việt Nam.
11.- Hai Phái đoàn quyết định nhóm khóa họp thứ III của Nhóm Làm việc chung tại Việt Nam; ngày nhóm họp sẽ được thỏa thuận qua đường ngoại giao.

B́nh Phẩm Của Tác Giả Bài Viết

Các Điểm Của Thông Cáo Được Xếp Theo B ốn  loại:

A.- Ba láp nặng mùi xùi bọt miếng c ủa CSVN gồm các điểm c ó ghi số : 1, 2, 6, 9, 11 ở trên.

Tuyên bố không có dẫn chứng nặng mùi mơ hồ và tuyên truyền cố hữu của CSVN !

B.- CSVN hô khuẩu hiệu rng tuyênh láo phét trước phái đoàn Vatican cũng như sự ngoan ngoăn của Vatican trước ngang ngược ăn gian nói dối của  CSVN và thỉnh nguyện của Vatican tŕnh lên CSVN gồm các điểm: 3, 4 .

Tại sao Vatican chỉ ghi nhận các điều láo phét của CSVN  mà không cật vấn phản biện với bằng chứng không thiếu?

C.- Loại lạc đề của Vatican gồm các điểm: 5, 7, 8.

Cuộc họp nhắm mục tiêu duy nhất tái lập bang giao, sao Vatican lại thông báo cho CSVN biết vấn đề liên quan tới đường hướng nội bộ giữa ĐTC và Giáo dân VN? Không lạc đề là cái ǵ?

D.- Kết qủa độc nhất, nhẹ tựa hồng mao, của cuộc họp có ghi số 10. 

Cái màn câu giờ của CSVN thật rơ ràng cũng như không có ư chí giải quyết các vấn đề từ CSVN. Sau 18 lần gặp gỡ vẩn chỉ là cái cưa cù nhằng.  

 

Lời Kết

Vừa đánh vừa đàm là món sở trường của CSVN. Sau một loạt tấn công vũ bạo th âu đoạt một số kết quả cụ thể, CSVN đi vào đàm. Đàm là tiếp tục đánh dưới một h́nh thức khác.

Sau khi Vatican đă tự động tháo gỡ tất cả đối kháng của Giáo dân VN và trong chia rẽ của GHCGVN, một thất thế rơ ràng cho phái đoàn Vatican tới bàn hội nghị.

Thương thảo trong thế yếu v́ không c̣n một số lá bài chủ có khả năng tạo thế thượng phong.  Chính v́ thế, chẳng  c̣n ǵ nữa để thương thuyết! Lại thêm màn thông cáo đơn phương!

Nếu không phải là chính thức nh́n nhận sự hiện hữu hợp lư và hợp t́nh của bọn CSVN tàn ác?   

 

(1).- Tham chiếu:

 

Thông cáo của Ṭa Thánh về khóa họp thứ II của Nhóm Làm việc chung
VATICAN - Hôm 26-6-2010, Phủ Quốc vụ khanh Ṭa Thánh đă công bố thông cáo về khóa họp thứ hai của Nhóm làm việc chung giữa Ṭa Thánh và Việt Nam. Nguyên văn như sau:

”Như đă thỏa thuận trong khóa họp thứ I của Nhóm Làm việc chung giữa Việt Nam và Ṭa Thánh, nhóm tại Hà Nội hồi tháng 2 năm 2009, khóa họp thứ II của Nhóm Làm Việc chung giữa Việt Nam và Ṭa Thánh đă diễn ra tại Vatican từ ngày 23 đến 24-6 năm 2010. Khóa họp được 2 vị đồng chủ tọa là Đức Ông Ettore Balestrero, thứ trưởng ngoại giao Tóa Thánh, trưởng đoàn Ṭa Thánh, và Ông Nguyễn Quốc Cường, thứ trưởng ngoại giao, trưởng đoàn Việt Nam.
Sau khi duyệt qua những tiến bộ đă đạt được từ khóa họp thứ I của Nhóm làm việc chung, hai phái đoàn đă đề cập đến những vấn đề quốc tế và những vấn đề liên quan đến quan hệ song phương, và Giáo Hội Công Giáo tại Việt Nam. Phái đoàn Việt Nam nhắc lại đường hướng trước sau như một của chính sách Việt Nam tôn trọng tự do tôn giáo và tín ngưỡng cũng như các qui định pháp lư bảo đảm việc thực thi tự do đó. Phái đoàn Ṭa Thánh đă ghi nhận giải thích đó và yêu cầu đảm bảo thêm những điều kiện để Giáo Hội tham gia hữu hiệu hơn vào sự phát triển đất nước, nhất là trong lănh vực tinh thần, giáo dục, y tế, xă hội và từ thiện. Ngoài ra phái đoàn Ṭa Thánh nhắc lại rằng, qua các giáo huấn, Giáo Hội mời gọi các tín hữu trở thành những công dân tốt và dấn thân cho công ích của nhân dân.

”Hai phái đoàn đă ghi nhận những phát triển khả quan trong các lănh vực của đời sống Công Giáo tại Việt Nam, đặc biệt về Năm Thánh. Ngoài ra, cả hai nhắc đến bài diễn văn của Đức Thánh Cha Biển Đức 16 trong dịp các Giám Mục Việt Nam về Roma viếng mộ các Thánh Tông Đồ năm ngoái và Sứ điệp của Đức Thánh Cha gửi Giáo Hội Công Giáo tại Việt Nam nhân dịp Năm Thánh, và cả hai Phái đoàn đồng ư rằng các giáo huấn này của Đức Thánh Cha sẽ được dùng làm hướng đi cho Giáo Hội Công Giáo tại Việt Nam trong những năm tới đây.
”Về quan hệ song phương, hai Phái đoàn đánh giá cao những phát triển tích cực diễn ra từ sau Khóa họp thứ I của Nhóm làm việc chung, đặc biệt là cuộc gặp gỡ giữa Đức Giáo Hoàng Biển Đức 16 và Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Minh Triết hồi tháng 12 năm 2009. Hai Phái đoàn đă trao đổi sâu rộng về quan hệ ngoại giao song phương. Để đào sâu quan hệ giữa Ṭa Thánh và Việt Nam, cũng như những quan hệ giữa Ṭa Thánh và Giáo Hội Công Giáo địa phương, như một bước đầu, cả hai bên đă thỏa thuận về việc Đức Giáo Hoàng bổ nhiệm một vị Đại Diện không thường trú của Ṭa Thánh tại Việt Nam.
Hai Phái đoàn quyết định nhóm khóa họp thứ III của Nhóm Làm việc chung tại Việt Nam; ngày nhóm họp sẽ được thỏa thuận qua đường ngoại giao.

Nhân khóa họp, Phái đoàn Việt Nam đă viếng thăm Đức TGM Mamberti, Ngoại trưởng Ṭa Thánh, ĐHY Tổng trưởng Bộ truyền giáo, và Ṭa Giám Quản Roma. Đoàn cũng viếng thăm Bệnh Viện Nhi Đồng ”Chúa Hài Đồng Giêsu” của Ṭa thánh ở Roma (SD 26-6-2010)

 

LM Trần Đức Anh OP dịch


<< trở về đầu trang >>
free counters