Liên tiếp mấy số báo qua, Tiếng Dân cố gắng tŕnh bày quan điểm của ḿnh về những kế hoạch thâm độc của Cộng Sản Việt Nam đă và đang áp dụng trong công cuộc tiêu diệt Giáo Hội Công Giáo Việt Nam ra sao, Việt Cộng đă tiến tới những kết quả nào, và nó ảnh hưởng thế nào đến công cuộc lật đổ chế độ Cộng Sản của toàn dân Việt Nam. Đến nay, tuy c̣n nhiều khía cạnh của vấn đề chưa được tŕnh bày, nhưng chúng tôi thiết nghĩ công cuộc lật đổ chế độ Cộng Sản là một việc làm cấp bách, một việc làm phải được nhắc nhở thường xuyên, v́ vậy, tuy những khía cạnh của vấn đề Công Giáo chưa được soi rọi, điều chúng tôi thấy cần phải tŕnh bày cùng người Việt trong và ngoài nước hôm nay là từ cuộc đàn áp Giáo Hội Công Giáo, chúng tôi thấy một sức sống, một nguồn năng lực cách mạng bất bạo động đang có mầm mống phát sinh, và có thể phát sinh mạnh mẽ nếu người Việt Công Giáo hay không công giáo nhận biết rơ điều đó và cùng hợp tác khi cần, th́ công cuộc lật đổ chế độ Cộng Sản mới mau thành công. V́ vậy, cái nh́n của chúng tôi không phải là cái nh́n thuần túy của một Giáo Dân Công Giáo, nhưng là cái nh́n của một người Công Dân Công giáo nh́n giáo hội Công Giáo qua khía cạnh Dân Tộc và ngược lại.
Những tin tức nhận được gởi đi từ Hà Nội với những h́nh ảnh cụ thể về những phản ứng của giáo dân Công giáo Việt Nam đối với sự bổ nhiệm Đức Tổng Giám Mục Phê Rô Nguyễn Văn Nhơn, thay thế Đức nguyên Tổng giám Mục Hà Nội Ngô Quang Kiệt cho chúng ta một cái nh́n lạc quan về sự nhận định và phản ứng cụ thể của giáo dân đă bộc phát. Dĩ nhiên, sự bộc phát đó vẫn ở trong khuôn khổ tôn trọng “chức thánh” của các vị Chủ Chăn, đồng thời cũng triệt để tin tưởng vào Thiên Chúa là Đấng phải được thờ phượng và vâng phục tuyệt đối, trên tất cả các chủ chăn trần thế. Với những phản ứng đó cho chúng ta thấy một bước tiến mới mẻ và chính đáng mà từ trước tới giờ chưa xảy ra; Trong khi những nguồn tin riêng tư cho chúng tôi biết, nước mắt của giáo dân Hà Nội đă và đang đổ ra rất nhiều, mà nói đến “bước tiến mới mẻ và chính đáng” có thể bị nghi ngờ là lạc quan quá độ, nhưng đó là sự thật.
Phản ứng của giáo dân Công Giáo Tổng Giáo Phận Hà Nội ra sao và ảnh hưởng thế nào đối với công cuộc lật đổ chế độ Cộng Sản??
Ôn lại một chút quá khứ, chúng ta thấy lần đầu tiên, có những cuộc tập họp hàng mấy ngàn người đi cầu nguyện ngay giữa ḷng thủ đô Hà Nội. Cầu nguyện cho Công Lư và Sự Thật. Mục đích của các cuộc “Cầu Nguyện” này tuyệt nhiên không có ư hướng về một cuộc cách mạng, dù là cách mạng bất bạo động, cách mạng xanh hay cách mạng vàng là những từ ngữ thời thượng chỉ sự lật đổ chế độ trong ôn ḥa. Tuy vậy, các cuộc tụ họp cầu nguyện này đă làm cho Việt Cộng thực sự lo lắng, nhất là khi có chương tŕnh sẽ có từ 15 đến 20 ngàn người và hơn nữa sẽ tham gia các cuộc cầu nguyện này. Các cuộc cầu nguyện này càng trở nên “cực kỳ nguy hiểm” cho chế độ khi có những lời phát biểu cứng rắn của Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt như “ai v́ cầu nguyện mà bị bắt đi tù, tôi sẽ vào tù thay cho họ”. Việt Cộng đánh giá Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt là linh hồn của các buổi cầu nguyện mà chúng cho đó là “phản động”. Nói cách khác, Việt Cộng sợ Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt sẽ trở thành người lănh đạo cuộc cách mạng lật đổ chúng, VC xem ngài như một Gioan Phao Lô II của Việt Nam.
Phản ứng tất nhiên của Việt Cộng nhất thời là làm sao dập tắt được cuộc “biểu t́nh vĩ đại” sắp tới với hàng chục ngàn người. Cuộc cách mạng lật đổ chế độ Cộng Sản Ba Lan, Tiệp Khắc cũng bắt đầu từ con số như vậy. Tiếp đó là làm sao tiêu diệt người lănh đạo mà Việt Cộng coi Đức Tổng Giám Mục Giu Se Ngô Quang Kiệt là một đối tượng. Việt Cộng đă cầu cứu đến Vatican. Dĩ nhiên, chúng ta không có tài liệu chứng minh, nhưng căn cứ vào việc làm rất “ăn khớp” của Vatican và Việt Cộng, chúng ta có thể kết luận mà không sai lầm có sự cầu cứu của Việt Cộng và có sự đáp ứng của Vatican.
Sau khi dập được “ngọn lửa phản động”, Việt Cộng lập tức tính chuyện diệt kẻ lănh đạo “phản động”. Nguyễn Thế Thảo được lệnh Trung Ương Đảng la toáng lên giữa các đại diện ngoại giao các nước rằng VC không muốn Đức TGM Ngô Quang Kiệt ở tại Hà Nội, đồng thời chúng cũng yêu cầu Hội Đồng Giám Mục Việt Nam “đổi Đức TGM Ngô Quang Kiệt đi chỗ khác”. Việt Cộng công khai thách thức Vatican hợp tác với chúng hay chống lại chúng. Kết quả là Vatican đă nhượng bộ, một sự nhượng bộ thê thảm nếu không nói là đầu hàng vô điều kiện. Vatican c̣n tỏ thái độ “nể mặt” VC, không những đưa Đức TGM Ngô Quang Kiệt ra khỏi Hà Nội như một h́nh thức “kỷ luật” mà c̣n không quan tâm tới ư kiến của Ngài khi chính Ngài đề nghị chọn người kế vị. Theo nguồn tin của ông Phạm Trần tŕnh bày trên TV SBTN th́ Đức Tổng Kiệt đă đề nghị 2 giám mục thay ngài, nhưng Ṭa Thánh lại đưa Đức Giám Mục Nguyễn Văn Nhơn thay thế!
Sự ra đi không từ giă, đột ngột, bí mật y như một tội nhân bị đày “ngàn dặm ly hương” của Đức Tổng Kiệt đêm 12 rạng 13.5.2010 là điều không thể chấp nhận được. Đây là giọt nước làm tràn ly, khiến cho giáo dân quyết tâm tỏ thái độ. Thái độ đó là “vắng mặt rất nhiều giáo dân trong các thánh lễ tại nhà thờ Chính Ṭa”, và họ đă tạo được một dư luận mà chính GM Nguyễn Chí Linh, Phó Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đă phát biểu trong bài diễn văn đọc trong lễ nhậm chức TGM Phó Hà Nội của GM Phêrô Nguyễn Văn Nhơn: “Không thể phủ nhận được rằng việc bổ nhiệm này đă gây ra một số tranh căi trong những ngày qua. Có người bi quan cho đó là sai lầm của Ṭa Thánh Vatican, là dấu hiệu của một HĐGMVN đang bị phân hóa, bị khuynh loát, thậm chí là một trang sử buồn cho GHVN và cách riêng cho TGP Hà Nội”
Đó là về mặt “đối thoại” giữa Vatican và VC, giữa VC và HĐGMVN. C̣n HĐGMVN đối với Đức Cha Kiệt ra sao? Trong thánh lễ thụ phong Đức Cha Giáo phận Thái b́nh, Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt c̣n là đương kim TGM mà Phát Diệm ở trong TGP của ngài, thế mà các giám mục đă sắp cho ngài một chỗ quá thấp kém. Chẳng những không phải chủ phong, không phải phụ phong mà nơi ngài đứng ngoài b́a hàng ghế thứ 2. Các Giám Mục, nhất là Giám Mục Trưởng Ban Tổ chức đă khinh dễ ngài ra mặt. Những điều này đă làm cho Việt Cộng hả dạ, bằng ḷng, nhưng giáo dân phẫn nộ. Phản ứng của giáo dân th́ nhiều, nhưng điều quan trọng và cũng tệ hại nhất cho Giáo Hội là họ không đến nhà thờ Chánh Ṭa trong những ngày lễ lớn vừa qua. Nhất là lễ Thăng Thiên, Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống… Chưa có đời nào mà linh mục đông hơn giáo dân trong những Thánh Lễ như thế này. Giáo dân đă có quyết định: Họ tin rằng hàng giáo phẩm đă tự đặt ḿnh dưới sự khống chế của Việt Cộng, do đó, họ không c̣n tin tưởng các ngài. V́ một khi bị VC khống chế th́ chắc chắn hành động của các Đấng không trung thành với giáo lư. Lập luận này có căn cứ là từ ngày Việt Cộng gọi là mở cửa cho đến nay, các giám mục đă nhắm mắt, bưng tai trước những tệ nạn xă hội do chính Việt Cộng chủ trương, ngược với giáo lư Công Giáo, ngược với vai tṛ rao giảng của Công Giáo, và cũng ngược lại với phẩm giá con người.
Hai thế lực mà Việt Cộng có thể bám vào để khống chế Giáo Hội Công Giáo VN là Vatican và hàng giám mục Việt Nam “Chỉ cần nắm được các giám mục” cái kim chỉ nam này đang được giáo sĩ giáo dân bẻ găy. Giáo dân tin rằng tại Vatican có nội tuyến của Việt Cộng, chúng cung cấp tin tức sai lạc, chúng tuyên truyền hoặc tạo nên hiểu lầm để Vatican có những quyết định sai lầm đối với hàng giáo phẩm Việt Nam; phương thức xử trí của Vatican qua vụ Đức Tổng Giám Mục Giu Se Ngô Quang Kiệt, buộc Ngài ngưng “chiến dịch cầu nguyện” và rời khỏi Việt Nam cũng như “chọn Đức TGM Nguyễn Văn Nhơn” thay thế là những bằng chứng không thể nào chối căi được. Đối với hàng giáo phẩm Việt Nam, đă có những lời nói, hành động của các Ngài cho giáo dân thấy rơ các giám mục đă bị Việt Cộng khống chế, mà điển h́nh là lời Đức Cha Bùi Văn Đọc đă phát biểu tại thánh đường Thánh Phao Lô ở La Mă: “Đă có một thời, cách đây khoảng 50 năm, có rất nhiều người ao ước được rao giảng Tin Mừng của Chúa Giê Su tại các nước xă hội chủ nghĩa…Bây giờ, chính chúng tôi, được hiện diện, được rao giảng Tin Mừng trong một nước Cộng Sản, anh chị em hăy khích lệ chúng tôi rao giảng T́nh Yêu của Thiên Chúa bằng “lời nói và hành động”, cho mọi người không trừ một ai. Nếu có ai không thích Cộng Sản, người ấy không nên yêu cầu chúng tôi khích bác họ. Chúa chỉ đ̣i hỏi chúng tôi can đảm nói sự thật khi cần” dù phải trả giá bằng mạng sống”. Nhưng “rao giảng Tin Mừng” là ǵ? Nếu không phải là cảnh báo những kẻ áp đặt bất công cho người khác, bóc lột, cướp bóc người khác, kể cả cướp bóc của Giáo Hội… Nếu không phải lên tiếng đả phá những kẻ dùng bạo lực gây ra tội ác đối với con người v.v… và v.v…? “Anh yêu em lắm! Em yêu anh lắm!” mà thấy em sa xuống hố anh không thèm cứu, thấy anh đi ngược đường lối của Chúa mà em không nhắc nhở, sợ buồn ḷng em th́ anh mất quyền lợi, sợ mất ḷng anh th́ em không c̣n chỗ dựa!! th́ “yêu nhau như thế bằng mười phụ nhau”. Đó chắc chắn không phải là rao giảng Tin Mừng. Trước những tội ác của Việt Cộng diễn ra hàng ngày, mà các giám mục vẫn im lặng th́ khi nào mới gọi là cần để nói sự thật? Khi Việt Cộng đă đập phá tượng “Hạ Xác Chúa”, khi Việt Cộng đánh đập tàn nhẫn giáo dân và cả 2 linh mục địa phận Vinh. Các Giám Mục vẫn im lặng. Khi Việt Cộng đập luôn Thánh Giá, biểu tượng của đạo Công Giáo, các giám mục vẫn im lặng. Lời phát biểu của Đức Cha Bùi Văn Đọc tại La Mă, với sự có mặt đông đủ hàng giám mục Việt Nam, có nghĩa là tất cả các giám mục đều chấp nhận đúng!!!
Đến đây, chúng ta có thể kết luận HĐGMVN đă đặt ḿnh dưới sự khống chế của Việt Cộng. Chưa bao giờ Vatican có những quyết định sai lầm trầm trọng như vậy trừ khi có nội tuyến VC trong Ṭa Thánh. V́ có nội tuyến nên Vatican đă đang và sẽ có những quyết định theo yêu cầu của VC.
Giáo sĩ và giáo dân đă phản ứng ra sao?
Linh mục Phan Văn Lợi đă nổ phát súng đầu tiên mong lôi kẻ thứ nhất trong Ṭa Thánh t́nh nghi làm nội tuyến cho Việt Cộng. Với những tài liệu cụ thể của giáo xứ Phủ Cam và những lời nói của chính thân nhân của Đức Ông Cao Minh Dung mà mọi người có thể nghi ngờ VC đă ép buộc Đ.Ô. phục vụ cho chúng. Đă không thể gán cho linh mục Phan Văn Lợi là người tố cáo oan th́ tất phải có cuộc điều tra những người liên hệ để t́m biết sự thật. Giáo dân hải ngoại có bổn phận làm sáng tỏ vụ này, bằng cách thỉnh nguyện Ṭa Thánh mở cuộc điều tra, nếu Vatican biết được sự thật, sẽ vô hiệu hóa ảnh hưởng của Đức Ông CM Dung trong những quyết định về GHCGVN sau này.
Với giáo dân tại Việt Nam, Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt đă để lại một tinh thần tranh đấu cho Chân Lư, Công B́nh và Ḥa B́nh, mọi người thương mến Đức Tổng Giu Se bao nhiêu, cần noi gương ngài, cương quyết đấu tranh mỗi khi Việt Cộng bóc lột, đàn áp chẳng những của giáo hội, của giáo dân mà của bất cứ dân oan nào, tôn giáo nào. Biết HĐGMVN đang bị VC khống chế, chúng ta đừng để hàng giám mục can dự vào bất cứ cuộc đấu tranh nào của giáo dân, một là tránh cho các ngài trách nhiệm, hai là không lợi dụng được các ngài VC sẽ “nhả” các ngài ra.
Thực hiện tinh thần Ngô Quang Kiệt đấu tranh cho Tự Do Tôn Giáo là ưu tiên một cho công cuộc lật đổ Cộng Sản. Đừng để tinh thần đấu tranh cho Chân Lư, Sự Thật và Ḥa B́nh của Đức Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt phai mờ. Đừng để đất nước cứ phải oằn lưng chịu ách nô lệ của Việt Cộng, nhất là đừng để đất nước rơi vào tay Trung Cộng. Đấu tranh cho Tự Do Tôn Giáo là đấu tranh cho dân tộc.
Muốn đấu tranh cho tự do tôn giáo có kết quả, về mặt đạo chúng ta hoàn toàn vâng phục hàng giáo phẩm, nhưng về những hành động bóc lột, đàn áp, cướp bóc của VC, chúng ta không để các giám mục can dự vào, và phải kết hợp với đồng bào trong tinh thần hỗ tương. Cuộc đấu tranh dành tự do dân chủ của dân tộc Ba Lan là một tấm gương sáng cho Việt Nam. Dân tộc Ba Lan đă biết kết hợp đấu tranh cho dân tộc và tôn giáo. Hai vấn đề từ hai mà một và chỉ có một mà thôi.
KIÊM ÁI LÊ VĂN ẤN