Fax: +493046795841Email: thongtinberlin@gmail.comTel. +4917678132650 www.thongtinberlin.de - www.thongtinberlin.net - www.dvtnradio.com - www.dvtnradio.de
|
Ba Tiếng Nói, Một Tấm Ḷng và
Tiếng Nói Thứ Tư
Đỗ Mạnh Tri
Năm 2010, mừng 350 Giáo hội Công giáo Việt Nam, 50 năm hàng Giáo phẩm Việt Nam. Và ngày thứ sáu 07, tháng 5 năm 2010 Giáo tỉnh Hà Nội hân hoan chào mừng Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, Tân Tổng Giám mục phó Tổng Giáo phận Hà Nội. Ngày mà rất nhiều người không ngần ngại coi là một ngày lịch sử của Giáo hội Vi
ệt Nam. Nhưng lịch sử như thế nào? Như một vết nhơ, theo lời một linh mục ḍng già đạo hạnh ? Như chiếc xe tăng húc vào cửa Dinh Độc lập ngày 30 tháng tư đen, theo lời một linh mục ḍng già khả kính khác? Hay như một dấu tích của hồng ân Thiên Chúa?Lời giới thiệu của Đức cha Ngô Quang Kiệt, đáp từ rồi bài giảng của Đức cha Nguyễn Văn Nhơn và diễn từ chúc mừng, hiệp thông của Đức cha Nguyễn Chí Linh trong lễ ra mắt vị Tân Tổng Giám mục phó tại Nhà Thờ Lớn Hà Nội liệu có cho chúng ta câu trả lời? Cả ba giám mục đều kêu gọi cộng đoàn phân biệt «phương diện con người» và «phương diện Giáo hội» để t́m ra Thánh ư Chúa, đích điểm và tụ điểm của mọi tín hữu Kitô giáo. Nhưng, thiết nghĩ, dù hiểu cách nào đi nữa, điều quan trọng có thể rút ra từ tiếng nói của ba vị mục tử tiêu biểu nhất của hàng Giáo phẩm, vào những giờ phút linh thiêng nhất của một ngày nóng bỏng nhất và mang tính bản lề trong lịch sử hiện đại của Giáo hội Công giáo Việt Nam, đó là: bộ mặt Giáo hội đă thay đổi và sự thay đổi này là tiền đề cho nhiều thay đổi khác không chỉ hạn chế vào đời sống của Giáo hội.
Phương diện con người
Con người là con đường của Giáo hội. Cả ba vị, theo những tầm mức khác nhau, đều thẳng thắn nhận diện những phản ứng của cộng đồng từ «phương diện con người» (Lời Đc Kiệt) hay những «chờ đợi nhân loại của một số con cái» (lời Đc Linh).
Trong lời giới thiệu vị TGM phó, Đức cha Kiệt nhắc lại: Anh chị em đă biết từ mấy năm qua sức khỏe của tôi không được tốt. Suốt năm vừa qua, tôi nghỉ nhiều hơn làm việc. Với lương tâm trách nhiệm, tôi đă đệ tŕnh Ṭa Thánh.
Ngài không nói đă đệ tŕnh ǵ? Xin từ nhiệm? Xin người thay? Xin người cộng tác, giúp đỡ? Và trong trường hợp xin người thay thế hay xin người cộng tác, ngài có đề cử ai không? Ta không biết. Ta chỉ biết ngài đă đệ tŕnh Ṭa Thánh. Và hôm nay, Ṭa Thánh đă cử Đức cha Phêrô đến giúp đỡ giáo phận chúng ta. Chính những câu hỏi vừa nêu trên và những tiếng đồn tiên báo việc Đức cha Nhơn ra Hà Nội đă gây nhiều xáo động, coi việc bổ nhiệm của Ṭa Thánh là một sự áp đặt không đếm xỉa ǵ đến nguyện vọng của giáo dân, tu sĩ, giáo sĩ và có lẽ của cả nhiều giám mục.Đức cha thấu hiểu duyên do những xáo động đó. Ngài thân t́nh: Anh chị em băn khoăn là có lư. Trong quá khứ, Giáo hội Miền Bắc đă chịu quá nhiều đau khổ. Tổng Giáo Phận Hà Nội đă chịu quá nhiều thiệt tḥi. Về phương diện con người sau khi đă trải qua nhiều đau khổ th́ cảnh giác là tự nhiên và cần thiết. Băn khoăn, cảnh giác là có lư, chẳng những có lư mà c̣n tự nhiên và cần thiết. Những đau khổ, thiệt tḥi của Tgp Hà Nội và Giáo hội Miền Bắc, người ngoài cuộc, tức người không sinh trưởng, không sống tại miền Bắc, mấy ai hiểu nổi?
Đức cha Nhơn chẳng hạn, là người ngoài cuộc, ngài xin được nói lên đôi lời tâm t́nh chân thành, đơn sơ nhưng ngài thú nhận: tôi quả thực rất băn khoăn không biết phải nói ǵ, nói như thế nào với anh chị em trong giây phút đặc biệt này! Trong giờ phút đặc biệt như thế, người trong cuộc chẳng cần lựa lời, chẳng phải băn khoăn mà vẫn không nên lời. Nhưng trong lới đáp từ, trích dẫn thánh Âu tinh, ngài lại nhắc tới những cơn bách hại do thế gian gây ra. Và trong bài giảng, dựa vào sách Công vụ, ngài nói về sự căng thẳng mà thực chất là cuộc khủng hoảng trầm trọng trong Giáo Hội sơ khai, xoay quanh việc có nên cắt b́. Có bách hại đấy, ai bách hại? Thưa, đó là ‘thế gian’. Có căng thẳng, có khủng hoảng trầm trọng trong Giáo hội đấy. Tại sao? Tại chuyện… cắt b́. Ai có tai th́ nghe. Đức cha chỉ giảng Phúc Âm. Ngài không đi vào cụ thể. Đức cha quá ư thức rằng giây phút đặc biệt, nhưng ngài không đủ đồng cảm để nói lời tâm sự. Đúng, ngài «không biết phải nói gỉ». Hoặc giả ngài biết, nhưng không ‘phải’ đối với ai đó? Trong trường hợp này th́ ba tiếng nói, nhưng chửa hẳn là một tấm ḷng.
Đức cha Linh minh bạch, khởi đầu bằng việc xác định vị trí:
Trong cơ chế Hội đồng Giám mục Việt Nam hiện nay, Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn đang là Chủ tịch và Đức cha Giuse Ngô Quang Kiệt đang là Tổng thư kư. Các ngài là hai nhân vật cao cấp nhất trong hàng Giám mục Việt Nam nhưng hôm nay lại là chủ thể chính trong cuộc họp mặt này.
V́ thế, trong cương vị Phó chủ tịch, tôi là người được chỉ định thay mặt Hội đồng Giám mục Việt Nam, chính thức bày tỏ t́nh hiệp thông và nói lời chúc mừng đối với Đức Tổng Giám mục Giuse vừa có Tổng Giám mục Phó, đối với Đức cha Phêrô vừa mới được trao phó sứ mệnh Tổng Giám mục Phó giáo Phận Hà Nội và với cộng đoàn Dân Chúa giáo phận Hà Nội vừa có một vị chủ chăn mới.
Tiếng nói của Đức cha Linh tại Nhà Thờ lớn Hà Nội ngày nhậm chức TGM Phó của Đức cha Nhơn là tiếng nói chính thức của HĐGM VN. Thế rồi, không ṿng vo tam quốc, không rào đón, ngài đi thẳng vào đề:
Không thể phủ nhận được rằng việc bổ nhiệm này đă gây ra một số tranh căi trong những ngày vừa qua. Có người bi quan cho đó là sai lầm của Toà Thánh Vatican, là dấu hiệu của một Hội đồng Giám mục Việt Nam đang bị phân hoá, bị khuynh loát, thậm chí là một trang sử buồn cho Giáo Hội Việt Nam và cách riêng, cho Tổng giáo phận Hà Nội.
Tôi mạn phép ghi đậm những nhát búa của Đức cha Linh v́ đây là một bài giảng nặng như búa bổ. Nhận diện cuộc tranh căi đă thế, Đức cha Linh lại c̣n cho là tích cực! V́ nhờ có những cuộc tranh căi mà mọi thành phần Dân Chúa đă có cơ hội bày tỏ nguyện vọng của ḿnh và các giám mục được nghe tiếng nói phong phú, cụ thể của Cộng đồng Dân Chúa.
Ở đây, các phương tiện truyền thông hiện đại đóng vai tṛ thiết yếu. Văn minh chữ số xóa bỏ thời gian và không gian. Nó cũng xóa bỏ luôn tôn ti trật tự. Tin tức mau lẹ, ư kiến, phê b́nh, phê phán đủ chiều kích. Ư kiến của ‘trên’ không chính xác sẽ bị ‘dưới’ không tha. Tiếng nói ex cathedra phải rất thận trọng. Đức cha Linh khẳng định: Kỷ niệm 50 năm thành lập, Hàng Giáo phẩm Việt Nam bước vào một giai đoạn mới qua đó, các bậc chủ chăn được lắng nghe tiếng nói cộng đồng Dân Chúa cách phong phú và cụ thể hơn, đồng thời cũng học được bài học biện phân cách b́nh tĩnh hơn đối với những thông tin mỗi lúc một đa dạng, đa chiều và phức tạp hơn.
Theo Đức cha, nếu lắng nghe và biện phân cách b́nh tĩnh ta sẽ thấy rằng những tiếng nói khác biệt, thậm chí dị biệt, đối lập trong cuộc tranh căi vừa qua (và chắc c̣n kéo dài) đều có một mẫu số chung là ḷng yêu mến Giáo hội. Hiệp nhất không phải là thống nhất và khai trừ mọi dị biệt, mọi bất đồng. V́ thế, chúng ta cần phải mổ xẻ chuyện Giáo Hội cách rốt ráo hơn, công khai hơn, nhưng đồng thời trải nghiệm được cái giá phải trả để bảo vệ t́nh huynh đệ trong đại gia đ́nh Giáo Hội. (Ước ǵ BBT của WHĐ1 nghe rơ lời và lẽ của Đức cha Linh chính thức nói lên tiếng nói của HĐGM).
Phương diện Giáo Hội
Nhưng sau khi nhận diện và công nhận những mặt tích cực của những khác biệt, bất đồng, c̣n ǵ? C̣n lại Giáo hội do Chúa Kitô sáng lập. Và đây là những lời giải tỏa đáng suy ngẫm:
Quyết định của Đức Thánh Cha có thể không đáp ứng được sự chờ đợi nhân loại của một số con cái, nhưng vẫn là quyết định của Đấng Đại Diện Đức Kitô trên trần gian. Giáo Hội chỉ là Giáo Hội, Toà Thánh chỉ là Toà Thánh một khi chúng ta có khả năng chấp nhận chiều kích siêu phàm của Giáo Hội. Điều đó đ̣i buộc chúng ta phải hiến tế quan điểm riêng của ḿnh để đón nhận và tuân phục Thánh Ư đấng thay mặt Chúa Giêsu, Đấng thiết lập Giáo Hội.
Giáo hội chỉ là Giáo hội. Nếu trong Giáo hội có nhiều giáo gian, nếu trong hàng giám mục có nhiều Wielgus cũng là điều chẳng những dễ hiểu mà c̣n tất yếu. Lẽ nào đảng cộng sản không xâm nhập cơ cấu tổ chức của Giáo hội, không leo cao vào sâu từ lâu. Xem gương Ba Lan. Bám sát địch để diệt địch.
Ṭa Thánh chỉ là Ṭa Thánh. Người ta cứ đề cao chính sách ngoại giao của Vatican. Nhất là tại Việt Nam. Nhưng Vatican c̣n rất cận thị đối với tất cả những ǵ xa Tây phương một chút. Vậy, v́ chiều kích siêu phàm của Giáo hội, có thể chúng ta không phục nhưng xin vâng. Hay vâng nhưng không phục mỗi khi có những sai lầm rất ‘phương diện loài người’ của Ṭa Thánh.
Nói cách khác, có một điều khiến tôi thắc mắc nơi Đức cha Linh. Tại sao khi chấp nhận chiều kích siêu phàm của Giáo hội lại phải «hiến tế quan điểm riêng của ḿnh» ? Và tôi hiểu ra câu nói của Đức cha ngay trước đó: «chúng ta cần phải mổ xẻ chuyện Giáo Hội cách rốt ráo hơn, công khai hơn, nhưng đồng thời trải nghiệm được cái giá phải trả để bảo vệ t́nh huynh đệ trong đại gia đ́nh Giáo Hội». Cần mổ xẻ rốt ráo, cần công khai.. nhưng cái giá phải trả là «hiến tế quan điểm riêng của ḿnh»? Thôi phê b́nh, hết thắc mắc, làm thinh? Có ǵ không ổn, như một sự mâu thuẫn. Dù sao, t́nh huynh đệ trong đại gia đ́nh Giáo hội không loại trừ những ư kiến, nhận thức khác biệt.
Không rơ Đức cha hiểu ǵ sau cụm từ ‘quan điểm riêng’? Nếu là một quan điểm đúng đắn th́ hiến tế nó sẽ có nguy cơ dẫn tới những thái độ lưng chừng, ba phải, thậm chí thỏa hiệp. Xin cho tôi mạn phép bày tỏ ư kiến cách phàm tục. Tôi yêu Giáo hội cũng như yêu Mẹ. Mẹ tôi có làm đĩ tôi vẫn yêu Mẹ tôi. Tôi trách Mẹ đi làm đĩ, nhưng không v́ thế mà không yêu Mẹ. Mẹ có ra sao đi nữa tôi vẫn yêu, v́ là Mẹ tôi. Và tôi sẵn sàng sống chết để bênh vực Mẹ.
Quân tử ḥa nhi bất đồng. Tiểu nhân đồng nhi bất ḥa. Dùng lời này của Khổng tử, nên chăng?
Tiếng nói thứ tư: Một cơ may cho Giáo hội.
Chính quyền Hà Nội đă thành công mỹ măn trong việc biến căng thẳng Công giáo – Cộng sản thành căng thẳng nội bộ của Công giáo. Nhưng từ đây, có bứng Đức cha Kiệt đi, tinh thần Ngô Quang Kiệt vẫn bất diệt. Một tinh thần mà Đức cha đă khơi dậy và dựa vào từ lá thư ngày 15 tháng 11 năm 2007. Khi giới thiệu vị Tổng Giám mục phó, Đức cha xin «anh chị em hăy vâng phục ngài như đă vâng phục tôi». Th́ anh chị em giáo dân cũng như linh mục, tu sĩ đă chẳng cố níu lấy ngài để mà vâng phục sao? Hơn 15 ngàn chữ kư bức Thư Thỉnh nguyện trong ṿng một tuần và diễn tiến lễ ra mắt Đức cha Nhơn chứng tỏ điều đó. Ai chẳng hiểu: vâng lời Đức Tổng là đấu tranh chống lại Bất công, Dối trá, Bạo lực; là đ̣i Công Lư, Sự Thật và B́nh an. Đ̣i cho giáo dân dĩ nhiên và cho mọi con dân nước Việt. Nguyện vọng của anh chị em giáo dân đă là nguyện vọng của ngài. Ngài đă «không chỉ đồng cảm hay đồng hành», nhưng c̣n «đồng sinh đồng tử» với cộng đoàn, với giáo phận.
Và đương nhiên anh chị em giáo dân cũng sẵn sàng vâng phục bất cứ mọi giám mục, tổng giám mục, hồng y nào với điều kiện… Thưa vâng, với điều kiện họ là những mục tử thứ thiệt.
Nếu giáo dân chăm chú nghe cả ba Đức Cha trong Thánh Lễ nhậm chức của vị Tổng Giám mục phó th́ cũng v́ ngoài tiếng nói của các ngài, c̣n một tiếng nói thứ tư; tiếng nói có lúc bằng văn bản, có khi bằng yên lặng, bằng lệnh miệng; tiếng nói có lúc huênh hoang ngạo mạn, có khi ngọt ngào quyến rũ, có lúc dọa nạt răn đe. Nhưng luôn luôn là tiếng nói của bạo lực, bất công và dối trá. Của chế độ. Tưởng nên nói cho rơ: chế độ nào cũng có dối trá, bất công, bạo lực. Ngay tại những nước dân chủ nhất bên tây phương, dân chúng vẫn luôn phải tranh đấu ḥng giảm bớt những khuyết tật đó. Nhưng tại Việt Nam bất công, bạo lực, dối trá không chỉ là những tật xấu thường gặp khắp nơi. Bất công, Bạo lực, Dối trá c̣n là và chủ yếu là bản chất của chế độ. Chính quyền Việt Nam cai trị bằng bạo lực, bất công và dối trá. Đấu tranh cho Công lư và Sự Thật để đem lại An B́nh cho quốc dân, v́ thế, không chỉ là đấu tranh cho cộng đồng công giáo, mà là từ Đức Tin Công giáo, đấu tranh cho toàn thể dân tộc Việt Nam từ 1945 ngoài Bắc và 1975 trên toàn đất nước, đă và c̣n đang là nạn nhân của đảng độc quyền trong lănh vực vật chất cũng như tinh thần. Nhất là tinh thần! Lúc này, công thức «Sống Phúc Âm giữa Ḷng Dân Tộc» của HĐGM VN năm 1980 mang ư nghĩa nóng bỏng hơn bao giờ hết, như linh mục Nguyễn Ngọc Tỉnh diễn giải trong một loạt bài viết cũng nóng bỏng và rất ư nghĩa. Những ai đấu tranh cho Tự do, Dân chủ; những người quan tâm đến Đất nước và Giáo hội nên t́m đọc. (Những bài của cha Pascal Nguyễn Ngọc Tỉnh được thu lại và in thành sách, tựa đề: Thắp một ngọn nến cho Thái Hà, sẽ xuất ba3n nay mai).
Vậy những bất đồng trong cộng đồng Công giáo kỳ thực không phải là bất đồng về đạo Công giáo. Đây là những bất đồng, thậm chí những xung khắc giữa Công giáo với Công giáo về thái độ phải có đối với chính quyền Hà Nội. Một thí dụ cụ thể:
Nghe Đức cha Đọc:
Ngày 23.6.2009, dịp viếng mộ hai Thánh Tông Đồ, trong bài giảng Thánh lễ tại Vương cung Thánh đường Thánh Phaolô ngoại thành, Đức cha Phaolô Bùi Văn Đọc có nói:
Đă có một thời, cách đây khoảng 50 năm, có rất nhiều người ước ao được hiện diện, được rao giảng Tin Mừng Chúa Giêsu tại các nước xă hội chủ nghĩa như Liên Sô, các nước Đông Âu, Trung Hoa lục địa, mà không được măn nguyện. Bây giờ, chính chúng tôi, được hiện diện, được rao giảng Tin Mừng trong một Nước cộng sản, anh chị em hăy khích lệ chúng tôi rao giảng T́nh Yêu của Thiên Chúa bằng "lời nói và hành động", cho mọi người, không trừ một ai.
Nếu có ai không thích cộng sản, người ấy không nên yêu cầu chúng tôi khích bác họ. Chúa chỉ đ̣i hỏi chúng tôi "can đảm nói sự thật khi cần", dù phải trả giá bằng mạng sống.
Trả lời của cha Nguyễn Ngọc Tỉnh:
«Chẳng phải các giám mục Việt Nam sung sướng khi sống dưới chế độ cộng sản, nhưng đoạn này cho thấy các ngài hài ḷng với thứ tự do đang có : "được hiện diện, được rao giảng Tin Mừng…" cụ thể là được xây nhà thờ, mở chủng viện, truyền chức linh mục, cử hành bí tích, v.v… Những chuyện này, không ai phủ nhận. Vấn đề là để được những thứ đó, cái giá phải trả là Giáo Hội Công Giáo phải ngậm miệng làm thinh mặc cho chế độ cộng sản Việt Nam tung hoành như mọi người đang chứng kiến.
Khi nói "anh chị em hăy khích lệ chúng tôi rao giảng T́nh Yêu Thiên Chúa bằng ‘lời nói và hành động’, cho mọi người, không trừ một ai", trong văn mạch, phải hiểu: Kể cả người cộng sản. Nhưng cứ theo chữ nghĩa mà nói, "không trừ một ai" trên đất nước Việt Nam hôm nay, th́ c̣n phải nghĩ đến bao người dân oan mỏi ṃn t́m công lư, bao nhiêu người đang ở tù chỉ v́ bị coi là chống chế độ. Và c̣n biết bao nạn nhân của gian dối, bất công, bao nhiêu người thấp cố bé họng bị gạt ra bên lề xă hội. Ngay cả khi chính con cái ḿnh, giáo dân và linh mục, bị đánh đập tàn nhẫn, kẻ u đầu, người găy răng, mà từ hàng giám mục không được một lời ủi an khích lệ, không có được một cử chỉ hiệp thông cầu nguyện th́ phải hiểu thế nào ? Có phải cứ giữ miệng làm thinh trước bạo tàn, bất công gian dối là có thể "rao giảng T́nh Yêu của Thiên Chúa bằng lời nói và hành động ?"
Đức cha Đọc nói tiếp : "Nếu có ai không thích cộng sản, người ấy không nên yêu cầu chúng tôi khích bác họ." Chắc không có ai yêu cầu các giám mục "khích bác" cộng sản đâu, v́ làm như thế là thiếu khôn ngoan và chẳng ích lợi ǵ. Nhưng sống trong một xă hội gian dối, bất công, phi nhân, th́ thinh lặng là ǵ nếu không phải là đồng loă ?»
Linh mục Tỉnh chống Giám Mục Đọc… Công giáo chống Công giáo. Chính quyền khoái chí. Mặc họ. Đâu họ có hiểu đây là dịp may, là ‘cơ hội của Chúa’. Một Chúa chiên, một đàn chiên, đâu có như một đàn cừu, một tên chăn cừu hay một đoàn tù một đảng cai tù.
Giờ phân định đă tới. Giáo hội Việt Nam không thể tránh né một cuộc tự kiểm, có lẽ một cuộc giải phẫu đau đớn với những hậu quả khó đo lường. Có những im lặng đồng lơa, những thái độ thỏa hiệp, những lương tâm co giăn; biết đâu chẳng có những linh mục, giám mục nằm vùng. Vô số vụ việc hiện nay đă rơ như ban ngày, nhưng v́ ‘tế nhị’ người ta không dám gọi tên, nói ǵ dùng biện pháp quyết liệt. Một vài tiếng nói trung thực bị quy cho tội chia rẽ, quá khích, vạch áo cho người xem lưng. Đă đến lúc phải t́m chút trong sáng trong Giáo hội, phải tố giác cái tiếng nói thứ tư đa dạng, tinh quái, khôn khéo đă từ lâu thâm nhập cộng đồng Dân Chúa. Hăy noi gương Đức Thánh Cha đang lôi ra ánh sáng vấn đề ấu dâm ngay trong ḷng Giáo hội. Đă có những hồng y, giám mục phải từ nhiệm, đưa ra ṭa. Chính Đức Thánh Cha cũng bị liên lụy một cách bất công. Nhưng đó là cái giá phải trả để làm trong sạch Giáo hội. Ánh sáng không sợ bóng tối.
Tiễn đưa
Để tiễn đưa Đức Tổng Ngô Quang Kiệt mà tôi thích gọi la Cha Kiệt, xin mượn lời của chính Cha như một lời từ biệt đồng thời là lời mời gọi và phó thác.
Ngày 24.6.2009, khi tâm t́nh bên mộ thánh Phêrô, Cha có nói:
Tuy đi viếng mộ thánh Phêrô và đang đứng bên mộ thánh nhân, người đă qua đời cách đây 2000 năm, nhưng tôi không cảm thấy có chút xa cách nào. V́ tôi không có cảm tưởng đứng bên mộ một người đă chết, nhưng đang đứng bên cạnh một người sống động, hiện diện mănh liệt giữa chúng ta. Tôi cảm thấy ngài thật gần gũi.
Ngài gần gũi v́ vẫn hiện diện giữa chúng ta, trong Giáo Hội mà Chúa đă đặt ngài làm nền tảng, một nền tảng vững chắc như lời Chúa hứa (x. Mt 16, 18), dù 2000 năm qua bao thế lực đen tối không ngừng gào thét, rung chuyển để mong phá hủy, nhưng trên nền tảng của ngài, ṭa nhà Giáo Hội vẫn luôn đứng vững (…).
Ngài gần gũi v́ h́nh ảnh sống động về người môn đệ mà ngài để lại cho chúng ta. Một bác ngư phủ đơn sơ chất phác đầy nhiệt t́nh. Sẵn sàng theo Chúa (x. Mt 4, 18-20). Sẵn sàng phục vụ Chúa (x. Lc 4, 3). Sẵn sàng ra khơi (x. Lc 4, 4-7). Dám đi trên mặt nước (x. Mt 14, 28-29). Mạnh dạn tuyên xưng đức tin (x. Mt 16, 16). Mạnh dạn cam kết không bỏ Thầy (x.Mt 26, 33-35). Mau mắn rút gươm để bảo vệ Thầy (x. Mt 26, 51). Thật là một niềm tin và t́nh yêu không tính toán.
Ngài c̣n gần gũi chúng ta hơn nữa trong những yếu đuối của ngài. Người vừa hăng hái xin đi trên mặt nước để đến với Chúa, chỉ vài phút sau đă ch́m xuống thảm hại và đă phải lên tiếng cầu cứu Chúa (x. Mt 14, 30). Người vừa tuyên xưng niềm tin và được Chúa khen ngợi, đặt làm đá tảng của Giáo Hội, ngay sau đó đă bị Chúa quở trách v́ đem tinh thần của Satan can ngăn Chúa đi chịu nạn (…). Biết rơ con người yếu đuối tội lỗi của ḿnh nên suốt đời ngài không ngừng kêu van: Miserere mei! Lạy Chúa, xin thương xót con! Cảm nghiệm được sự yếu đuối của ḿnh, thánh nhân đồng thời cũng cảm nghiệm được t́nh yêu thương của Chúa (…) Qua cảm nhận đó, Phêrô hiểu rằng Giáo Hội là của Chúa, chính Chúa giữ ǵn. Qua cảm nhận đó, Phêrô hiểu rằng đá tảng này chỉ vững mạnh nhờ ơn Chúa. Qua cảm nhận đó, Phêrô càng hiểu rơ hơn ơn gọi là hồng ân và huyền nhiệm. Tất cả đều bởi Chúa.
Đó là điều ta thấy rơ ràng trong cuộc đời thánh Gioan Baotixita mà chúng ta mừng lễ hôm nay (…) ngài chỉ là tiếng, Thiên Chúa mới là Lời. Thiên Chúa là người nói, ngài chỉ là loa đài. Thiên Chúa là tư tưởng chỉ đạo, ngài chỉ là người phát ngôn, là ngôn sứ. Ngài hoàn toàn giống như thánh Phêrô dang tay ra để Chúa thắt lưng và dẫn đến nơi ngài không muốn đến. Suốt đời sống trong hoang địa, ngài có muốn vào cung điện nhà vua đâu. Nhưng Chúa đă dẫn ngài vào cung điện. Một người mặc áo da thú, chân không giầy dép phải vào cung điện xa hoa, gặp vị đế vương ăn mặc gấm vóc lụa là. Ngài có muốn chống đối nhà vua đâu. Ngài đâu có làm chính trị. Ngài đâu có làm cách mạng, đâu có muốn lật đổ ngai vàng nhà vua. Nhưng Chúa muốn ngài bảo vệ giáo lư tinh tuyền của Chúa, nên ngài phải lên tiếng tố cáo tội ác của nhà vua Hêrôđê, phải bảo vệ sự công bằng cho người anh của vua bị ông vua dùng quyền thế chiếm đoạt cả người vợ yêu quí. Ngài đă đến nơi ngài không muốn đến. Chúa đă dẫn đưa ngài đến tù ngục và đến cả cái chết không toàn thây.
Hôm nay bên mộ thánh Phêrô, Chúa Kitô Phục Sinh cũng hỏi chúng ta: "Con có yêu mến Thầy hơn những người này không?" Ḷng yêu mến không phải là cảm tính nhưng phải biểu lộ bằng việc làm. Việc làm đó là phục vụ đoàn chiên của Chúa. Và nếu hôm nay ta hỏi Chúa: "Quo vadis?" - Lạy Chúa, Chúa đi đâu để chúng con đi theo. Chắc chắn Chúa sẽ nói với ta như nói với Phêrô: Con hăy dang tay ra cho người ta thắt lưng và dẫn con đến nơi con không muốn đến. Hăy trở vào thành, đừng trốn chạy. Hăy vào thành để chịu chung số phận với Thầy. Hăy trở vào thành để chịu chung số phận với dân chúng. Hăy trở vào thành để làm chứng cho Thầy.
Lạy thánh Phêrô xin cho chúng con biết noi gương ngài, hiểu biết những yếu đuối của chúng con, hiểu biết t́nh yêu thương của Chúa, hiểu biết sức mạnh của Chúa để chúng con phó thác, để Chúa thắt lưng và dẫn chúng con đến nơi nào Chúa muốn.
Đỗ Mạnh Tri 12.05.2010.
----------------------------------------------------------------
1 WHĐ là trang tin của Hội Đồng Giám mục Việt Nam, do Ban Thư kư HĐGM VN phụ trách. Người thiết lập trang tin WHĐ là linh mục Antôn Nguyễn Ngọc Sơn. Nhưng từ cuối năm 2008, người phụ trách trang Web là Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm, Thư kư Thường trực của HĐGM VN. BBT WHĐ đă có những bản lên tiếng, thông tin gây nhiều hoang mang và phản bác.
Nguồn: Diễn Đàn Giáo Dân