Fax: +493046795841Email: thongtinberlin@gmail.comTel. +4917678132650

www.thongtinberlin.de - www.thongtinberlin.net - www.dvtnradio.com - www.dvtnradio.de

 

20.000 tiến sĩ, 700 triệu USD và vài câu chuyện

20.000 tiến sĩ, 700 triệu USD và vài câu chuyện

(phần 2)

 

Lễ trao bằng tốt nghiệp tại ĐHQGHN.

 H́nh minh hoạ.

Ông Nguyễn Ngọc Ân, Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch của tỉnh Phú Thọ, tuy có văn bằng tiến sĩ của một đại học ở Mỹ, song không thể nghe – nói – đọc – viết tiếng Anh.

Hiện có những dấu hiệu cho thấy tấm bằng tiến sĩ mà ông Nguyễn Ngọc Ân sử dụng không phải là chuyện riêng của ông Ân. V́ sao?  

Công quỹ như rác

Chuyện ông Nguyễn Ngọc Ân, không biết Anh ngữ nhưng lại là “Tiến sĩ”, xuất thân từ một trường đại học đă bị Ṭa án tiểu bang Hawaii ra lệnh phải đóng cửa trước đó sáu năm lẽ ra có thể chỉ dùng để mua vui nếu không có vài t́nh tiết kỳ quái.

Theo sau đ

T́nh tiết thứ nhất: Một cán bộ lănh đạo của tỉnh Phú Thọ kể với phóng viên tờ Sài G̣n Tiếp Thị rằng, sau khi học xong chương tŕnh tiến sĩ ở “Southern Pacific University” – dịch sang tiếng Việt là Đại học Nam Thái B́nh Dương, ông Ân đă tŕnh văn bằng tiến sĩ cho Ban Tổ chức Tỉnh ủy xem và Ban Tổ chức Tỉnh ủy xác định bằng đó là bằng thật.

ó là t́nh tiết thứ hai: Ông Ân tiết lộ với phóng viên tờ Sài G̣n Tiếp Thị rằng, ông đă chi 17.000 USD để học “tiến sĩ” và lănh đạo tỉnh Phú Thọ đă quyết định chi tiền, “hỗ trợ” cho ông.

T́nh tiết thứ ba: Cũng chính ông Ân tiết lộ, sở dĩ ông theo học “chương tŕnh tiến sĩ” tại “Southern Pacific University” là do Viện kinh tế của Bộ Tài chính giới thiệu. Ông Ân không phải là trường hợp cá biệt bởi theo ông Ân, c̣n khoảng chín, mười người nữa ở Hà Nội, Thái Nguyên cũng học “chương tŕnh tiến sĩ” tại “Southern Pacific University” theo kiểu như vậy.

Đang có bao nhiêu công chức theo học “chương tŕnh tiến sĩ” tại những đại học như “Southern Pacific University”? Chưa có ai thống kê nhưng có những dấu hiệu cho thấy, h́nh như “làm tiến sĩ” ở nước ngoài theo kiểu như thế đang trở thành phong trào.

V́ sao? Một công chức ở Hà Nội, yêu cầu không nêu tên, trả lời qua email, cho biết: Trước hết là không phải học, không tốn tiền và “giải quyết khâu oai” tốt hơn “làm tiến sĩ” theo “kiểu cũ”Chưa kể “làm tiến sĩ” theo “kiểu cũ” đang gặp trục trặc.

Công chức này giải thích thêm rằng: Do có quá nhiều tai tiếng và bị chỉ trích kịch liệt, chuyện dựa vào hệ thống trường Đảng để lấy học vị “tiến sĩ” đang khiến nhiều công chức và đặc biệt là quan chức ngần ngại.    

Chuyển tiền ra nước ngoài mua “tiến sĩ”?

Quả là “làm tiến sĩ” theo “kiểu cũ” có quá nhiếu tai tiếng. Hồi tháng 8 năm 2006, tại “Hội nghị Hiệu trưởng các đại học miền Trung và Tây Nguyên”, một số quan chức ngành giáo dục đă từng công khai thú nhận rằng, chính họ cũng xấu hổ, khi góp phần tạo ra những cá nhân có học vị “tiến sĩ” nhờ “nghiên cứu” những đề tài kiểu như: “tắm giặt trong quân đội”... 

Thế nhưng “làm tiến sĩ” theo “kiểu mới”, giống như ông Nguyễn Ngọc Ân thủ đắc học vị “tiến sĩ kinh tế quản trị kinh doanh”, nhờ đề tài “Vấn đề di sản văn hóa với việc phát triển kinh tế du lịch tỉnh Phú Thọ” th́ liệu “nghiên cứu” đó có góp phần xây dựng “quốc thái, dân an” hay xa hơn là phục vụ cho sự no ấm của loài người?

nss_1253548970-250

Sinh viên nước ngoài tại trường đại học ARKANSAS thuộc bang Arizona, Mỹ.

Năm 2007, Việt Nam công bố một thống kê, theo đó, hơn 70% tiến sĩ của Việt Nam đang là công chức, c̣n số tiến sĩ làm công việc nghiên cứu và giảng dạy tại Việt Nam – vốn là những lĩnh vực hoạt động chính của đội ngũ tiến sĩ – lại chiếm tỷ lệ chưa đầy 30%.

Nhiều người cho rằng, v́ tiến sĩ được xem như một thứ tiêu chí để cất nhắc, bổ nhiệm trong hệ thống chính trị, nên việc đào tạo tiến sĩ và những vấn đề có liên quan đến đội ngũ tiến sĩ tại Viêt Nam trở thành bi kịch. Bi kịch đó chưa có hồi kết! 

Đầu tháng 11 năm 2006, ông Nguyễn Thiện Nhân, lúc đó là Bộ trưởng Gíao dục – Đào tạo tuyên bố trước Quốc hội Việt Nam rằng, Bộ Giáo dục – Đào tạo sẽ triển khai một chương tŕnh đồng bộ để đến năm 2015, đào tạo xong 20.000 tiến sĩ, làm giảng viên ṇng cốt cho 400 trường đại học và cao đẳng trên toàn Việt Nam.

Bất chấp những phân tích thiệt – hơn của trí thức đối với dự định này, cuối tháng 1 năm 2008, Bộ Giáo dục – Đào tạo vẫn tŕnh Thủ tướng Việt Nam đề án đào tạo 20.000 tiến sĩ. Tuy nhiên kế hoạch thực hiện được kéo dài thêm 5 năm so với dự định ban đầu. Nghĩa là đến năm 2020, kế hoạch đào tạo 20.000 tiến sĩ  mới hoàn tất, chứ không phải tới năm 2015 như ông Nguyễn Thiện Nhân tuyên bố trước Quốc hội cách đó hai năm.

Tuy chưa thấy có thông tin nào cho biết, đề án đào tạo 20.000 tiến sĩ đă được Thủ tướng Việt Nam phê duyệt, song trong nhiều tuyên bố có liên quan đến đề án này, các viên chức lănh đạo Bộ Giáo dục – Đào tạo Việt Nam cho thấy, họ vẫn đang thực hiện kế hoạch đào tạo 20.000 tiến sĩ. Chi phí cho việc đào tạo 20.000 tiến sĩ được loan báo là khoảng 700 triệu USD.

Giữa tháng trước, cùng với việc yêu cầu ngừng mở ngành ở bậc đại học, cao đẳng, Bộ Gíao dục – Đào tạo Việt Nam đột ngột ra lệnh ngừng đào tạo tiến sĩ ở 101 chuyên ngành.
Lúc ấy, trả lời báo điện tử VietNamNet, ông Ngô Kim Khôi, Vụ phó Vụ Giáo dục Đại học giải thích, sở dĩ Bộ Gíao dục – Đào tạo Việt Nam đưa ra lệnh này là v́ việc đào tạo tiến sĩ ở một số trường, không đáp ứng đủ điều kiện mà “Quy chế đào tạo tiến sĩ” đặt ra. Tuy nhiên cũng theo ông Khôi, Bộ Giáo dục – Đào tạo Việt Nam vẫn thực hiện đề án đào tạo 20.000 tiến sĩ.

Khi đề án đào tạo 20.000 tiến sĩ được tŕnh Thủ tướng Việt nam hồi đầu năm 2008, Bộ Giáo dục – Đào tạo Việt Nam cho biết, trong 20.000 tiến sĩ, sẽ có khoảng 38% được đào tạo ở nước ngoài, khoảng 15% sẽ được đào tạo phối hợp giữa trong và ngoài, 47% c̣n lại sẽ được đào tạo trong nước.

Thế nhưng, giữa tháng trước, lúc được báo điện tử VietNamNet phỏng vấn về việc ra lệnh ngừng đào tạo tiến sĩ ở 101 chuyên ngành, ông Ngô Kim Khôi lại khẳng định: Việc đào tạo tiến sĩ tại nước ngoài không có ǵ thay đổi. Thậm chí có tín hiệu đáng mừng là số lượng gửi đi đào tạo tiến sĩ tại nước ngoài tăng lên trong năm 2009 và 2010. Theo chủ trương, số lượng tiến sĩ đào tạo ở nước ngoài là 20.000.     

Ông Ngô Kim Khôi có lầm lẫn hay Bộ Giáo dục – Đào tạo Việt Nam đă quyết định bỏ ư định đào tạo 47% trong số 20.000 tiến sĩ ở trong nước và ngưng phối hợp với nước ngoài để đào tạo 15% của 20.000 tiến sĩ  theo phương thức trong - ngoài?

Trong năm ngoái và năm nay, những trường hợp như ông Nguyễn Ngọc Ân, có được xem như đă giúp tăng số lượng tiến sĩ được gửi đi đào tạo tại nước ngoài như tuyên bố của ông Ngô Kim Khôi?

Chỉ Bộ Giáo dục – Đào tạo Việt Nam mới có thể trả lời được những thắc mắc như thế.

Có lẽ nên nhắc qua rằng, tuy Mỹ vẫn được xem như một địa chỉ đáng tin cậy trong đào tạo, song tại Mỹ, có hai loại trường đại học, một đă được những cơ quan có thẩm quyền hoặc tổ chức có uy tín kiểm định về chất lượng đào tạo và một chỉ được coi như những “xưởng sản xuất bằng cấp”.  

Những “xưởng sản xuất bằng cấp” ấy, có thể được phép hoạt động v́ hội đủ các yêu cầu trong việc thành lập (cơ sở vật chất, nộp đủ thuế,…), theo quy định của từng tiểu bang nhưng không đạt tiêu chuẩn kiểm định nên chất lượng đào tạo không được công nhận.

Cũng v́ vậy, sự kiện ông Nguyễn Ngọc Ân, Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch của tỉnh Phú Thọ, “du học” qua một cơ quan thuộc Bộ Tài chính giới thiệu, được một đại học không đạt kiểm định chất lượng đào tạo ở Mỹ cấp văn bằng tiến sĩ, dù không thể nghe – nói – đọc – viết tiếng Anh, song công quỹ vẫn đài thọ chi phí “làm tiến sĩ”, Ban Tổ chức Tỉnh ủy vẫn công nhận là bằng thật,… hoàn toàn không phải chuyện riêng của ông Ân.

xem phần 1


<< trở về đầu trang >>
free counters