Fax: +493046795841 Email: thongtinberlin@gmail.com Tel. +4917678132650
www.thongtinberlin.de - www.thongtinberlin.net - www.dvtnradio.com - www.dvtnradio.de

Tranh chấp Biển Đông: Phỏng vấn Thạc sĩ Hoàng Việt về 'Công hàm Phạm Văn Đồng'

Duy Ái

  VOA


Trong vài ngày qua, dư luận Việt Nam lại xôn xao bàn tán về bức công hàm ngoại giao mà Thủ tướng Việt Nam Phạm Văn Đồng gởi vị tương nhiệm Chu Ân Lai của Trung Quốc năm 1958, sau khi bản tin hôm 28 tháng 6 của Tân Hoa Xă nhắc đến văn thư này như một bằng chứng cho thấy Việt Nam thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông. Ban Việt ngữ VOA đă tiếp xúc với Thạc sĩ Hoàng Việt, một thành viên của Quỹ Nghiên Cứu Biển Đông, để t́m hiểu thêm về vấn đề được một số người Việt Nam cho là "làm sôi sục cả tim gan" này.

 

 

VOA: Xin cảm ơn giáo sư đă có nhă ư cho chúng tôi thực hiện cuộc phỏng vấn này. Trước hết, xin ông tŕnh bày sơ qua về nội dung của lá thư thường được gọi là "công hàm Phạm Văn Đồng" và cho biết văn kiện ngoại giao này được đưa ra trong bối cảnh như thế nào?
Hoàng Việt: Thưa anh, trước hết là về bối cảnh đưa ra công hàm mà năm 1958 ông Phạm Văn Đồng đă kư. Thứ nhất là lúc đó quan hệ Việt Nam-Trung Quốc vẫn c̣n như là anh em, vừa là đồng chí vừa là anh em. Năm 1949, Quân Giải phóng Việt Nam c̣n tấn công và chiếm vùng Trúc Sơn thuộc lănh thổ của Trung Quốc, sau đó trao trả lại cho Trung Quốc. Thế rồi sang năm 1957 Trung Quốc chiếm lại từ tay một số lực lượng khác đảo Bạch Long Vĩ và sau đó đă trao trả lại cho Việt Nam.
Muốn nói tới câu chuyện đó để làm ǵ? Đấy là lúc đó hai nước t́nh cảm rất là chặt chẽ với nhau. Và năm 1958 nó có bối cảnh là ǵ? Sau sự thất bại của hội nghị La Haye về luật biển năm 1930 để pháp điển hóa luật biển, đến năm 1958 – từ khoảng tháng 2 đến tháng tư, đă có hội nghị đầu tiên về Công ước Luật biển. Và sau đợt họp này đă ra được 4 công ước khác nhau, trong đó có Công ước về lănh hải và vùng tiếp giáp lănh hải. Tuy nhiên, hội nghị này thất bại v́ đưa ra được giới hạn là lănh hải tối đa 12 hải lư nhưng không thống nhất được là 12 hải lư. Và mỗi quốc gia lại đưa ra một yêu sách khác nhau: Mỹ yêu cầu lănh hải là 3 hải lư, có một số nước là cho 4,5 hải lư, c̣n Trung Quốc đưa ra quan điểm là 12 hải lư, và một số nước Nam Mỹ c̣n đưa ra quan điểm là 200 hải lư.
Trong bối cảnh đó Trung Quốc đưa ra tuyên bố của ông Chu Ân Lai về lănh hải và tuyên bố lănh hải là 12 hải lư, và vận động quốc tế, trong đó có Việt Nam, là nước có mối t́nh thân thiết với Trung Quốc, để yêu cầu ủng hộ cho tuyên bố 12 hải lư đó. C̣n nội dung công hàm th́ có một số điều cơ bản như thế này. Thứ nhất, ông nói rằng dựa vào tuyên bố của ông Chu Ân Lai cho rằng lănh hải Trung Quốc kéo dài 12 hải lư ông Đồng nói rằng chúng tôi tán thành và chấp nhận “hải phận” 12 hải lư. Đấy là bối cảnh và nội dung của công hàm Phạm Văn Đồng. Tuy nhiên sau này người ta diễn giải, đặc biệt là Trung Quốc. Chắc có lẽ ông Đồng cũng không ngờ là sau này công hàm của ông lại được Trung Quốc diễn giải một cách khác nhau rất nhiều như vậy.

VOA: Thưa giáo sư, theo chỗ chúng tôi được biết th́ phải mất mấy mươi năm sau Trung Quốc mới lấy lá thư năm 1958 của ông Phạm Văn Đồng làm một luận cứ để hỗ trợ cho đ̣i hỏi của họ về chủ quyền biển đảo ở Biển Đông. Ông nghĩ sao về việc Trung Quốc giờ đây lại đề cập tới "công hàm Phạm Văn Đồng" vào thời điểm như thế này?
Hoàng Việt: Chính sách của Trung Quốc là tuyên truyền bằng mọi cách để làm sao bảo vệ được luận cứ của họ ở Biển Đông. Có lẽ là bắt đầu từ cuộc căng thẳng mà hai bên tranh chấp với nhau ở quần đảo Trường Sa năm 1988. Tôi cũng chưa có thời gian để coi lại xem trong các tuyên bố chính thức của Trung Quốc họ đưa ra cái luận điểm, cái công hàm này, từ khi nào. Nhưng trong tất cả các sách sử của Trung Quốc, ngay từ các cuốn sách như cuốn “Ngă quốc Nam hải chư đảo sử liệu hối biên”, vân vân.. một loạt các sách khác của Trung Quốc, khi nào nói về quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa họ cũng đưa cái công hàm này vào trong đó. Và tôi có kiểm tra lại th́ ngay cả trong năm 2000 trên website của Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng đưa lên những thông tin như vậy. Có lẽ là trong bối cảnh vừa rồi, trong vụ cắt cáp tàu B́nh Minh và tàu Viking, cũng như sự xung đột va chạm căng thẳng lên, Trung Quốc đưa ra những lập luận để bảo vệ yêu sách biển của họ, trong đó có yêu sách đường lưỡi ḅ.

VOA: Thưa giáo sư, giới nghiên cứu Biển Đông ở Việt Nam nhận định như thế nào về giá trị của "công hàm Phạm Văn Đồng" trong vụ tranh chấp pháp lư với Trung Quốc về chủ quyền ở Biển Đông? Và giới học thuật quốc tế, không kể tới Trung Quốc và Đài Loan, nghĩ sao về văn kiện này?
Thạc sĩ Hoàng Việt

Hoàng Việt: Đương nhiên, các học giả quốc tế cũng có hai trường phái. Một trường phái, ví dụ như ông Daniel J. Dzurek cố vấn pháp lư của công ty Crestone Oil, là công ty được Trung Quốc cấp phép để thăm ḍ khai thác dầu trên băi Tư Chính năm 1992. Ông ấy cho rằng như vậy có nghĩa là đă được công nhận rồi. C̣n một số các học giả khác, như Monique Chemillier- Gendreau th́ cho rằng nó chưa thành một cái công nhận.
C̣n quan điểm của bên Việt Nam, như tôi là một học giả b́nh thường, tôi cho như thế này:
Thứ nhất, ông Đồng hay bất cứ ông nào ở miền Bắc lúc đó cũng chẳng có quyền ǵ mà có thể nói chuyện công nhận hay cho ai cái ǵ được cả. Bởi v́ theo hiệp định Geneve 1954 th́ [Việt Nam] đă chia đôi, từ vùng vĩ tuyến 17 trở về bên ngoài là chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa quản lư lănh thổ đó, từ vĩ tuyến 17 vào trong là chính quyền Việt Nam Cộng ḥa quản lư. Và như vậy là rơ ràng là các ông ở miền Bắc, dù có là ông nào đi chăng nữa, tôi nghĩ rằng cũng chẳng có quyền ǵ mà lại tuyên bố được với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đang thuộc một chính quyền khác quản lư. Thế Việt Nam Cộng ḥa có phải là một quốc gia không? Là một quốc gia chứ! Là một quốc gia b́nh thường và thậm chí năm 1957 Liên hiệp quốc c̣n định đưa trở thành một thành viên chính thức của Liên hiệp quốc, nhưng mà sau đó có một phiếu phủ quyết của Liên Sô. Nếu không th́ [đă được gia nhập Liên hiệp quốc rồi]. Thật ra Việt Nam Cộng ḥa vẫn là một quốc gia b́nh thường. Và rơ ràng là anh không thể tuyên bố hay cho nhận cái ǵ của cái không phải là của ḿnh, không do ḿnh quản lư. Đó là điều thứ nhất.
Điều thứ hai là công hàm này cũng chỉ nói chung chung là công nhận hải phận 12 hải lư. Cho nên sự diễn giải đấy có lẽ nếu đưa ra ṭa án quốc tế th́ người ta phải xem trong bối cảnh nào, có đúng là ư chí tự nguyện không, và xem xét như thế th́ sẽ thấy rằng có nhiều vấn đề mà như tôi đă tŕnh bày với anh – trong bối cảnh như thế và với những tuyên bố như thế và với hiệp định Geneve chia như thế, th́ có khả năng là tuyên bố này chẳng có giá trị pháp lư ǵ nhiều cả.

VOA: Thưa ông, trong vài ngày qua chúng tôi đọc được trên internet lời kêu gọi của một số người Trung Quốc đ̣i thực hiện những cuộc biểu t́nh ở các thành phố lớn ở Trung Quốc, như Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu... vào ngày chủ nhật tới đây để phản đối điều mà họ cho là Việt Nam xâm phạm chủ quyền biển đảo của họ ở Biển Đông. Những người này cũng nói tới chuyện gọi là "lấy lại" đảo Bạch Long Vĩ, nơi mà năm ngoái Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Minh Triết đă đến thăm và đưa ra một tuyên bố cứng rắn để bày tỏ quyết tâm bảo vệ lănh thổ. Ông nghĩ sao về diễn tiến này?
Hoàng Việt: Trước nhất, tôi không hiểu v́ sao những người đó họ nói như vậy. Bời v́ như vậy th́ có hai khả năng xảy ra: thứ nhất là họ không hiểu ǵ vấn đề liên quan tới luật pháp quốc tế cả, và thứ hai là họ có thể bẻ cong nó đi. Bởi v́ đảo Bạch Long Vĩ cho đến bây giờ chưa bao giờ có tranh căi pháp lư chính thức về chủ quyền đảo Bạch Long Vĩ cả. Bạch Long Vĩ là hoàn toàn của Việt Nam. Năm 1957 lúc đó Trung Quốc chiếm nhưng rồi trao lại cho chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa.

Và mới đây nhất là năm 2000 Việt Nam và Trung Quốc đă kư hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ. Hiệp định này trong luật pháp quốc tế được coi là h́nh thức pháp lư cao nhất, ràng buộc cả hai bên. Và trong hiệp định này qui định rơ có 21 điểm nối ở đường phân định biên giới trên Vịnh Bắc Bộ. Hiệp định đó c̣n kèm theo hai hải đồ. Hải đồ thứ nhất nói tới đường kéo dài phân chia vịnh bắt đầu từ cửa sông Bắc Luân. Và bản đồ thứ hai vẽ đường phân chia Vịnh Bắc Bộ gồm có 21 điểm, trong đó điểm thứ nhất kéo dài từ cửa sông Bắc Luân và kết thúc ở cửa Vịnh, xuống ngang tới đảo Cồn Cỏ. Và trong đường vẽ đó, đảo Bạch Long Vĩ hoàn toàn nằm ở phía Việt Nam. Và với một cái hiệp định đă được đại diện của hai quốc gia, hai nhà nước cùng kư kết th́ tính chất pháp lư của nó là tuyệt đối rồi. Tức là không có ǵ để tranh căi nữa.

Chưa bao giờ có tranh căi pháp lư nào về chủ quyền trên đảo Bạch Long Vĩ cả, và Bạch Long Vĩ hoàn toàn là của Việt Nam rồi. Cho nên người mà họ nói ở đây tôi không hiểu là họ nói với duyên cớ ǵ, nhưng khẳng định với anh một điều là không có chuyện tranh chấp trên đảo Bạch Long Vĩ.

VOA: Chúng tôi xin thay mặt ban Việt ngữ, các thính giả và độc giả cám ơn giáo sư đă có nhă ư dành thời giờ cho chúng tôi thực hiện cuộc phỏng vấn này.

Công hàm của Thủ tướng Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa Phạm Văn Đồng

gửi cho Thủ tướng Cộng ḥa Nhân dân Trung Hoa Chu Ân Lai năm 1958


<<trở về đầu trang>>
free counters