|
Trong
đời người có những điều lặp đi lặp lại nhiều lần nhưng không làm ta nhớ, như
cũng có những điều chỉ thoáng qua ngỡ như có thể quên đi được nhưng lại không
bao giờ.
Thuở c̣n ngồi ghế nhà trường tôi có một lần đọc trọn tác phẩm “Tiếng Chim Hót Trong Bụi Mận Gai” của nữ văn sĩ Australia - Colleen Mc Culough. Giới thiệu cho tác phẩm của ḿnh, bà viết “Có một truyền thuyết về con chim chỉ hót một lần trong đời, nhưng hót hay nhất thế gian. Có lần nó rời tổ bay đi t́m bụi mận gai và t́m cho bằng được mới thôi. Giữa đám cành gai góc, nó cất tiếng hát bài ca của ḿnh và lao ngực vào chiếc gai dài nhất, nhọn nhất. Vượt lên trên nỗi đau khổ khôn tả, nó vừa hót vừa lịm dần đi, và tiếng ca hân hoan ấy đáng cho cả sơn ca và họa mi phải ghen tị. Bài ca duy nhất có một không hai, bài ca phải đổi bằng tính mạng mới có được. Nhưng cả thế gian lặng đi lắng nghe, và chính thượng đế trên Thiên đ́nh cũng mỉm cười. Bởi v́ tất cả những ǵ tốt đẹp nhất chỉ có thể có được khi ta chịu trả giá bằng nỗi đau khổ vĩ đại... Ít ra là truyền thuyết nói như vậy”. Tác phẩm nói đến t́nh yêu mănh liệt của một cô gái và cô đă vượt lên trên tất cả để đạt được t́nh yêu của ḿnh.
H́nh ảnh về con chim ấy cứ ám ảnh tôi măi, nhưng không phải ám ảnh vế t́nh yêu đôi lứa, mà tôi hiểu nó ở một t́nh yêu cao cả hơn.
Ngày nay, không phải trong truyền thuyết, ở phương Nam cũng có một con chim hót rất hay. Khi hót, nó cũng đă thừa biết là sẽ làm cho bầy kên kên theo lệnh bầy quạ phương Bắc sẽ xé xác nó, nhưng nó vẫn hót. Hót để đánh đuổi bầy quạ phương Bắc tràn xuống vùng trời của nó, hót để bảo vệ đồng loại và hót để đánh thức lương tri của thế giới loài chim. Tiếng hót của nó một lần vang lên đă làm cho đàn quạ phương Bắc phải bạt vía kinh hồn. Tiếng hót lanh lănh, thánh thót và mê hồn đến nỗi mà ở phương Nam ngày nay rất nhiều con chim khác hót theo âm vang của nó. Trong tư thế hùng dũng trước bầy kên kên như đang chồm tới nuốt tươi nó, nó hót vang bài ca của ḿn: Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam! Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam!
Tôi chưa từng được gặp anh Điếu Cày. Tôi yêu mến anh ấy qua lời kể của bạn bè. Ngày ra tù, tôi cầm trên tay mảnh giấy chữ viết của anh ghi địa chỉ và số phone đi t́m chị Tân. Chị kể cho tôi nghe về anh và cho tôi xem chiếc nón của anh mà trên đó có gịng chữ “Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam”. Sau này, có những lần nói chuyện với Uyên Vũ, Trăng Đêm, Bùi Chát, Lái Gió, Anhbasg, Mẹ Nấm…. những thành viên của Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do tôi được hiểu thêm về anh, một người anh đáng kính rất cương nghị và có tố chất của một thủ lĩnh.
Tôi đau nhưng không ngạc nhiên khi hay tin anh bị “mất tay”. Tôi không ngạc nhiên không phải v́ tôi vô cảm mà tôi thừa hiểu Cộng Sản không từ bất cứ một thủ đoạn bỉ ổi nào. Tôi linh cảm điều ǵ đó bất an đến với anh khi chia sẻ với một vài người bạn hơn tháng nay. V́ tôi thấy có ǵ đó đằng sau việc từ chối thăm gặp của công an, trong khi chị Liên th́ được gặp anh Anhbasg c̣n chị Tân th́ bị từ chối. Điều linh cảm cuối cùng cũng đă xảy ra: Công sản đă ăn mất tay anh. Chúng ăn mất tay anh rồi!
Tôi dám cả gan thách tất cả mọi người hăy sử dụng ngôn từ nào đó để mô tả hết và đúng được sự dă man của Cộng Sản.
23/07/2011
Nguyễn Ngọc Quang
<<trở về đầu trang>>