Fax: +493046795841 Email: thongtinberlin@gmail.com Tel. +4917678132650
www.thongtinberlin.de - www.thongtinberlin.net - www.dvtnradio.com - www.dvtnradio.de

NHÂN NGÀY 27/7, THƯƠNG BINH ƯỚC MƠ CÓ SỔ HỘ KHẨU

LỜI NÓI ĐẦU: Chúng tôi đă gửi bài này, và gọi điện trực tiếp hơn 1 lần cho đại tá Trần Nhung, TBT báo Cựu chiến Binh, nhưng không thấy đăng lên. Đại tá Trần Nhung, người đă cùng ăn tối với chúng tôi trong tư dinh ông đại sứ Hoa Kỳ ở Hà Nội, nhưng không hiểu v́ sao ông không dám đăng trên báo Hội CCB. Ngày 27- 7 xắp tới và qua đi, tôi đành ḷng gửi tới các báo trong và ngoài nước khác, ngơ hầu ước ao của những thương binh được gửi đến toàn thế giới. May ra sự đau khổ về cuốn sổ hộ khẩu được vơi đi ít nhiều, trong ḷng người tàn phế chăng...

 

Thương binh Phạm hữu Nghệ ở nhà này gần 20 năm tại phường Linh trung, vẫn chưa có hộ khẩu.

Nhân ngày 27- 7 năm nay, tức 36 năm sau ngày Sài g̣n giải phóng, những thương, bệnh binh đang sống ở khu phố 6, phường Linh Trung, quận Thủ Đức, thành phố bác Hồ ngày nay, xin giải bày 1 ước mơ nho nhỏ: mong sớm có sổ hộ khẩu như những công dân b́nh thường khác ở thành phố này. Chúng tôi là những thương, bệnh binh đă tham gia 2 cuộc chiến, phía nam và phía bắc Việt Nam, nay định cư tại thành phố này.
Sổ hộ khẩu và sổ gạo là 2 cái sổ vô cùng quan trọng đối với đời sống người dân, từ sau cải cách ruộng đất 1956. Sau 1975, sổ gạo không c̣n, nên sổ hộ khẩu trở thành số 1, ch́a khóa của mọi ch́a khóa cho cả vật chất lẫn tinh thần của toàn dân ta.
Xin đơn cử vài việc “thường ngày ở quận” của tôi để chứng minh tầm quan trọng số 1 của sổ hộ khẩu. Tôi mua nhà về đây đă 2 năm, nhưng không chuyển được hộ khẩu, thế là mỗi tháng phải về Long Khánh lĩnh trợ cấp bệnh binh (61% ) một lần, với chặng đường đi, về 150 km. Lương 1.270.000.đ, tiền xe hết ngót 100.000đ, đó là may mắn đi 1 lần lĩnh được. Khi bệnh chiến trường xưa tái phát, tôi cũng phải về bệnh viện Long Khánh để khám chữa, v́ ở đó tôi mới có bảo hiểm y tế. Con gái tôi mua 1 chiếc xe máy cũng phải về Long Khánh 3, 4 lượt cho việc làm thủ tục giấy tờ xe máy. Ngày 27- 7 này, tôi được xă Suối Tre, Long Khánh (nơi tôi có hộ khẩu) mời về dự lễ, mà chưa biết sẽ lấy khoản tiền nào cho lộ phí. Trong khi ở tại Thủ Đức này cũng có lễ như vậy, th́ tôi không được dự. Đành ở nhà vậy thôi, chẳng lễ lạt ǵ, v́ “ăn 1 bát cháo, lội 3 quăng đồng” như thế. Kể ra, sẽ c̣n một ngàn lẻ cái khổ cho những thương, bệnh binh trong những năm tháng cuối đời chỉ v́ cái sổ hộ khẩu.
Một đồng đội của tôi liền chung vách nhà, thương binh Phạm Hữu Nghệ, đă mua nhà và sống ở khu phố 6 này gần 20 năm nay, vẫn chưa “chạy” đươc sổ hộ khẩu. Giống như tôi, ông Nghệ phải t́m cách nhập khẩu về tỉnh B́nh Phước, để mỗi tháng đi về đó lĩnh tiền thương binh. Con của thương binh Phạm Hữu Nghệ sinh ra và đi học ở phường Linh Trung này, cũng chỉ là công dân hạng 2, v́ chưa có sổ hộ khẩu.
Nữ bệnh binh Nguyễn Thị Kim, cựu hạ sĩ binh đoàn công binh 559 hồi trước 1975 c̣n đáng buồn hơn. Sau 3 năm mở đường nơi chiến trường là huyện Rằng(Quảng Nam), trở về đem theo bệnh sốt rét, rồi tiếp tục làm việc cho cơ quan nhà nước trên 20 năm, nay vẫn trắng tay, không có sổ hộ khẩu, không bảo hiểm y tế, không lương, không có ǵ....
Ba trường hợp trên chẳng phải là lẻ loi không sổ hộ khẩu, ở khu phố 6 phường Linh Trung này. C̣n nhiều gia đ́nh thương binh đồng cảnh ngộ, mà chúng tôi không có đủ giấy mực để kê ra từng nhà. Thương, bệnh binh chúng tôi ngày nay sau 36 năm giải phóng, giống như những kẻ sống lưu vong trên chính quê hương Việt Nam thân yêu của ḿnh.
Đại thắng mùa xuân 1975 đă xóa bỏ được sổ gạo, để ngày hôm nay mọi nhà từ bắc vô nam, có gạo ăn mà không cần sổ gạo. Tại sao chúng ta không xóa bỏ luôn sổ hộ khẩu, để những thương, bệnh binh chúng tôi bớt khổ? Nếu chúng tôi lĩnh lương và hưởng mọi quyền lợi, nghĩa vụ ở phường Linh Trung, đâu có tốn thêm đồng bạc nào cho ngân sách, mà cái sổ hộ khẩu làm khổ chúng tôi. Nếu v́ cơ chế chưa xóa được sổ hộ khẩu, th́ xin cho anh chị em thương, bệnh binh chúng tôi cái sổ hộ khẩu ở nơi thường trú, để chấm dứt cuộc sống lưu vong trên chính quê hương ḿnh. Luật cư trú tại điều 3 thừa nhận “công dân có quyền tự do cư trú” trên lănh thổ Việt Nam, nhưng phải chăng sổ hộ khẩu đă phá luật, làm phương hại quyền lợi của những người đáng được đền ơn, đáp nghĩa theo chính sách của đảng và chính phủ?
Hay là, phải chăng sổ khẩu làm công cụ cho việc giải phóng mặt bằng trái luật và đạo đức, nhằm giải phóng người dân ra khỏi nhà của ḿnh?
Dù thế nào, thương, bệnh binh khu phố 6, phường Linh Trung vẫn có quyền mơ về một cuốn sổ hộ khẩu ở chính nơi định cư của ḿnh!

TP. Hồ Chí Minh, ngày 14 tháng 7 năm 2011
Mục sư Thân Văn Trường, cựu chiến binh Việt Nam
Nhà số 20/84A, tổ 10, khu phố 6, phường Linh Trung, quận Thủ Đức, tp. HCM.
Đt. 0907872617.


<<trở về đầu trang>>
free counters