|
Trong quá tŕnh hành nghề luật sư,
tôi nhận ra một sự thật rất đau đớn mà đă có lần tôi muốn từ bỏ nghề Luật sư.
Pháp luật Việt Nam được các cơ quan tiến hành tố tụng Việt Nam áp dụng một cách
vô pháp. Đặc biệt, đối với những vụ án chính trị.
Tôi đă được tham gia nhiều vụ án chính trị từ Bắc đến Nam, tất cả đều có một đặc điểm chung là:
Vụ án không có chứng cứ hoặc chứng cứ không chứng minh được hành vi phạm tội của các bị cáo;
Bản án dành cho các bị cáo không dựa trên các chứng cứ khách quan và trên cơ sở tranh luận;
Lối suy diễn mang tính chủ quan được cơ quan Công An, Viện Kiểm Sát, Ṭa Án Việt nam áp dụng một cách triệt để nhằm kết tội những người đấu tranh đ̣i tự do, dân chủ cho Việt nam.
Chính phủ Việt Nam đă đi ngược ḥan ṭan với những ǵ đă được quy định trong Hiến pháp và Công ước Quốc tế về các quyền chính trị và dân sự. Ở Việt Nam quyền được bày tỏ những quan điểm không giống nhà nước hầu như bị truy tố và xét xử bằng những điều luật hết sức mơ hồ (điều 88, 79 BLHS) hay nói một cách cụ thể, ở Việt Nam các quyền con người không được Nhà nước tôn trọng.
Một thực tế rơ ràng mà ai cũng nhận thấy ngày càng nhiều các nhà trí thức, luật sư, luật gia đi tù chỉ v́ bày tỏ quan điểm cá nhân của ḿnh, thậm chí quyền yêu nước cũng phải chờ được nhà nước cho phép.
Các đ̣i hỏi về tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hội họp, tự do thành lập đảng... là những đ̣i hỏi mang tính “xa xỉ” hiện tại ở Việt Nam.
Các thuật ngữ; “duyệt án”, “án bỏ túi”, “án định sẵn”... không xa lạ với người quan tâm đến nền tư pháp Việt Nam.
Trước thực tế như thế, Luật sư khi tham gia các vụ án chính trị luôn bị hạn chế về quyền khi thực hiện nhiệm vụ. Vai tṛ tích cực nhất của Luật sư trong các vụ án này chỉ là cầu nối giữa gia đ́nh với bị can, bị cáo đang bị giam giữ nhưng rất ít Luật sư đủ can đảm để làm công việc này. Bởi một lẽ, (trong một giai đọan dài kể từ sau năm 1975 người ta đă quen phiên ṭa không luật sư, và sau thời gian đó, người ta lại hiểu Luật sư chỉ là người chạy án hoặc xin giảm nhẹ, khoan hồng) hậu quả cho những Luật sư có tâm huyết với nghề khi tham gia các vụ án này đều không sáng sủa; nhẹ th́ bị tước quyền hành nghề, nặng th́ bị đi tù (Ls Lê Quốc Quân, Lê Trần Luật, Nguyễn Văn Đài, Lê Công Định, TS Cù Huy Hà Vũ, LG Tạ Phong Tần...)
Trên quan điểm của ḿnh, tôi không chấp nhận Luật sư chỉ là cây cảnh, vật trang trí để cho cơ quan tư pháp sử dụng nhằm phô diễn nền dân chủ giả hiệu và càng không chấp nhận trở thành diễn viên để cùng hợp diễn vỡ tuồng dựng sẵn. V́ thế, tiếp nối các bước cha, anh đi truớc tôi đă chấm dứt tư tưởng bỏ nghề. Tôi vẫn tiếp tục tham gia các vụ án để đạt được mục đích; Công lư phải được thực thi, pháp luật phải được đưa vào cuộc sống.
Không thể nào Hiến pháp lại chịu sự chi phối và áp đặt của luật cũng như các văn bản dưới luật. Không thể nào, trong một xă hội dân chủ, văn minh khi công dân thực hiện quyền căn bản của ḿnh theo quy định tại điều 69 của Hiến pháp lại phải bị tù đày bởi các điều 79.88, 257, 258... của LHS
Nhà nước là của dân, do và v́ dân nhưng khi người dân lên án những hành vi trái luật của cơ quan nhà nứơc một cách ôn ḥa lại bị chính quyền đàn áp một cách dă man rồi nhà nước lại gán cho những con người đó có hành vi gây rối, hủy họai tài sản. Nếu chính quyền hành xử đúng luật, theo nguyện vọng của nhân dân th́ làm ǵ có chuyện hàng chục người được Cao ủy LHQ cấp quy chế tỵ nạn, đâu có 02 vuờn hoa ô nhục như nhiều người đă thấy, đă nói. Thái Hà, Cồn Dầu là hai vụ án điển h́nh minh chứng cho sự đàn áp thô bạo nhất ở đầu thế kỷ XXI mà mọi người đă thấy. Khi nạn nhân lên tiếng tố cáo, phê phán việc bị hành xử trái luật của Công an, phê phán thái độ hèn nhát trước sự xâm lăng của ngọai bang th́ bị cho là tuyên truyền chống nhà nước. Quyền gia nhập tổ chức, đảng phái không phải là đảng cộng sản theo hiến pháp và luật pháp quốc tế bị quy kết họat động nhằm lật đổ chính quyền.
Qua những vụ án trên cho thấy, công dân Việt Nam muốn “yên thân” th́ phải biết im lặng trước mọi bất công của xă hội hoặc phải hùa theo chúng. Nếu muốn bài trừ phải được sự cho phép của Nhà nước ngay cả biểu thị thái độ và tinh thần yêu Tổ quốc cũng phải chờ nhà nuớc “cấp phép” nếu không sẽ bị cho rằng nghe theo lời xúi dục, kích động của các thế lực thù địch, chống phá. Dưới con mắt của Nhà nước, công dân Việt thật là trẻ con, ngô nghê nếu không muốn nói là ngu dốt.
Nước Việt thật oai hùng và Dân Việt thật bất hạnh.
Tôi là con dân Nước Việt nên tôi có quyền và có nghĩa vụ yêu tổ quốc ḿnh, yêu dân tộc ḿnh nên khi Tổ quốc ḿnh bị tổn thuơng, dân tộc ḿnh bị bách hại dù với tŕnh độ của người Luật sư c̣n kém cỏi như tôi nhưng tôi vẫn phải có nghĩa vụ bênh vực, cổ xúy cho lẽ phải dù việc làm này mang đến cho tôi nhiều rủi ro mà ai cũng có thể biết trước.
Ai đó đă nói rằng: “Tự do, công lư không phải là món quà từ Trời rơi xuống, muốn có được nó, cần phải có sự đấu tranh”. Và chẳng có sự đấu tranh nào không mất mát.
Sống trong một đất nước c̣n thiếu tự do và công lư đang bị chà đạp một cách thô bạo th́ nghĩa vụ của người Luật sư có lương tâm cần phải lên tiếng. Tiếng nói có thể đơn lẻ, tiếng nói có thể lạc lơng giữa đám người đă đạt tới “đỉnh cao trí tuệ” nhưng tiếng nói đó thật cần thiết v́ nó đúng với lương tâm và trách nhiệm.
Ls. Huỳnh Văn Đông
<<trở về đầu trang>>