Fax: +493046795841 Email: thongtinberlin@gmail.com Tel. +4917678132650
www.thongtinberlin.de - www.thongtinberlin.net - www.dvtnradio.com - www.dvtnradio.de

Hồ Xuân Sơn lại lọt ổ phục kích của Bắc Kinh?

Sau những xung đột căng thẳng trên biển Đông, Hồ Xuân Sơn, Thứ trưởng ngoại giao CSVN đă thay mặt đảng và nước CSVN sang Bắc Kinh họp với Đới B́nh Quốc, Ủy viên quốc vụ viện Trung Quốc hôm 25 tháng 6 để gọi là “giải quyết những bất đồng trên biển” và “tăng cường định hướng đúng đắn dư luận, tránh lời nói và hành động làm tổn hại đến t́nh hữu nghị và ḷng tin của nhân dân hai nước”. Nếu vấn đề chỉ có thế, cuộc gặp gỡ giữa Hồ Xuân Sơn và Đới B́nh Quốc đă không trở thành vấn đề nghiêm trọng v́ đây là những trao đổi ngoại giao b́nh thường.

Điều mà dư luận thắc mắc là trong lúc Hồ Xuân Sơn c̣n đang “tham quan” Trung Quốc, ngày 28 tháng 6, Hồng Lỗi, phát ngôn nhân Bộ ngoại giao Trung Quốc tiết lộ rằng qua cuộc gặp giữa Hồ Xuân Sơn và Đới B́nh Quốc, hai phía Hà Nội và Bắc Kinh đă “thống nhất giải quyết các tranh chấp thông qua hiệp thương hữu nghị và tránh có các hành động dẫn tới leo thang hay phức tạp hóa t́nh h́nh”. Hồng Lỗi c̣n tuyên bố rằng: “Bắc Kinh hy vọng là phía CSVN sẽ thực hiện những đồng thuận chung này”.

Câu hỏi đặt ra là “đồng thuận chung” ǵ?

Cho đến nay phía CSVN đă không có bất cứ lên tiếng nào để giải thích về điều mà Trung Quốc gọi là đồng thuận chung. Ngay cả việc 18 trí thức Việt Nam như Giáo sư Nguyễn Huệ Chi, Nhà văn Nguyên Ngọc, Tiến sĩ Nguyễn Quang A, Thiếu Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh… viết thư yêu cầu Hồ Xuân Sơn giải thích về nội dung cuộc họp 25 tháng 6 và những điều mà phía CSVN thỏa thuận với Bắc Kinh; nhưng Hồ Xuân Sơn và Bộ ngoại giao CSVN không trả lời và cũng không gặp mặt mà chỉ đưa một cán bộ phụ trách về biên giới ra giải thích nên cuộc gặp nói trên bất thành. Điều này càng khiến cho dư luận thêm thắc mắc là Hồ Xuân Sơn “có thể” đă chấp nhận đề nghị thảo luận song phương với Trung Quốc về những tranh chấp biển Đông, thay v́ chọn giải pháp quốc tế hóa vấn đề biển Đông như Hà Nội đă đồng thuận với khối ASEAN. Nếu Hồ Xuân Sơn và CSVN không chấp thuận nguyên tắc thảo luận song phương, Bắc Kinh không có lư do ǵ đ̣i hỏi CSVN phải thực hiện đồng thuận chung?

Sự kiện nói trên gợi cho dư luận nhớ lại một thảm kịch “đồng thuận” khác mà phía CSVN đă “dở khóc, dở cười” qua Hội nghị Thành Đô vào năm 1990 giữa lănh đạo Hà Nội và Bắc Kinh, nhằm nối lại quan hệ giữa hai phía sau những xung đột đẫm máu từ năm 1979. Cuộc họp này do phía Trung Quốc gợi ư sau khi đánh đúng sự ao ước của CSVN muốn nối lại quan hệ với Bắc Kinh khi đối diện cảnh tan ră của khối Cộng sản Đông Âu và Liên Xô. Hội nghị diễn ra không ở Thủ đô Bắc Kinh mà tại Thành Đô v́ Trung Quốc nói là “để giữ bí mật”. Phía CSVN vào lúc đó có Phạm Văn Đồng (Cố vấn), Nguyễn Văn Linh (Tổng bí thư) và Đỗ Mười (Thủ tướng). Phía Trung quốc có Giang Trạch Dân (Tổng bí thư), Lư Bằng (Thủ tướng); không có Đặng Tiểu B́nh như Bắc Kinh đă hứa.

Qua lời kể của ông Trần Quang Cơ, thứ trưởng ngoại giao vào lúc đó th́ sau 2 ngày hội nghị (từ 3 đến 4 tháng 9 năm 1990), kết quả trao đổi ghi thành biên bản 8 điểm. Ông Cơ cho rằng trong 8 điểm đă có 7 điểm nói về giải pháp Campuchia, chỉ có 1 điểm nói về quan hệ Việt-Trung mà nội dung không có ǵ mới. Trong 7 điểm nói về Campuchia, có 5 điểm hoàn toàn đáp ứng yêu cầu của Bắc Kinh, không có điểm nào đáp ứng yêu cầu phía Hà Nội. Ông Trần Quang Cơ c̣n cho biết là phía Trung Quốc đă “gài” để Đỗ Mười và Nguyễn Văn Linh rơi vào bẫy sập của Bắc Kinh về việc thành lập Hội đồng lănh đạo tối cao Campuchia (SNC) vào lúc đó với phương thức 6+2+2+2+1 (tức là 6 người bên Hunsen, 2 người bên Pol Pot, 2 người bên Hoàng gia, 2 người bên Son San và 1 là Shianouk) khác với phương thức có lợi cho phe Hunsen và Cộng sản Việt Nam là 6+2+2+2. Đáng lư ra, theo ông Cơ th́ việc thỏa thuận nói trên sẽ phải giữ bí mật để hai phía t́m cách thuyết phục các phe Campuchia, nhất là phe Hunsen đồng ư trước khi tung ra ngoài; nhưng ngay khi chấm dứt Hội nghị, Bắc Kinh đă thông báo toàn bộ nội dung “đồng thuận” nói trên cho các quốc gia, kể cả cho phe Hunsen. Sự kiện này đă đặt CSVN ở vào thế: 1/ Vi phạm nguyên tắc không can thiệp nội bộ Hunsen như đă hứa; 2/ Đi đêm với Bắc Kinh về giải pháp 6+2+2+2++1 thay v́ giải pháp 6+2+2+2 gây bất lợi cho phe Hunsen. Ngoài ra, ông Cơ cho biết thêm là phía CSVN đă đưa ra giải pháp đỏ (sự hợp tác giữa lực lượng cộng sản Hunsen và cộng sản Pol pot để kiểm soát xứ Chùa Tháp) nhưng Trung Quốc không đồng ư, cho rằng không cần thiết.

Nh́n lại Hội nghị Thành Đô năm 1990, ông Trần Quang Cơ cho rằng lănh đạo CSVN đă bị Bắc Kinh lừa là v́ chính Hà Nội đă tự lừa ḿnh. Hà Nội đă tự ḿnh tạo ra ảo tưởng rằng Bắc Kinh sẽ giương cao ngọn cờ xă hội chủ nghĩa, thay thế Liên Xô làm chỗ dựa cho CSVN và phe xă hội chủ nghĩa thế giới để chống lại hiểm họa diễn biến ḥa b́nh của Mỹ. Chính ảo tưởng sai lầm này mà Hà Nội đă bị Bắc Kinh lợi dụng. Mặc dù ông Trần Quang Cơ đă cảnh cáo như vậy, nhưng suốt từ năm 1990 cho đến nay, rơ ràng là CSVN vẫn tiếp tục sống trong ảo tưởng coi Bắc Kinh là chỗ dựa vững chắc cho CSVN trên mọi lănh vực từ kinh tế, chính trị, văn hóa, đối ngoại.

Trong vấn đề biển Đông, Trung Quốc biết là họ không có bất cứ lư cớ vững chắc nào để thuyết phục thế giới về cái gọi là đường lưỡi ḅ 9 khúc, chiếm 80% diện tích biển Đông mà họ đă đưa ra từ nhiều thập niên qua. Trung Quốc cũng biết là một ḿnh họ không thể nào thắng trong bàn hội nghị đa phương và nếu để diễn ra th́ sẽ bất lợi hoàn toàn cho Trung Quốc. Chính v́ thế mà Trung Quốc chỉ c̣n dựa vào hai cách làm như ta đă thấy trong thời gian qua:

Thứ nhất là dựa vào công hàm Phạm Văn Đồng và t́m cách “dụ dỗ” CSVN để đồng thuận với Trung Quốc là gác lại vấn đề tranh chấp qua những thỏa thuận song phương hữu nghị giữa hai nước xă hội chủ nghĩa. Khi Trung Quốc dụ được CSVN th́ coi như Bắc Kinh đă thành công lớn trong việc không cho Hoa Kỳ tiến hành vấn đề quốc tế hóa biển Đông và không cho CSVN ngă về phía Hoa Kỳ.

Thứ hai là tung các đợt uy hiếp ngư dân và tàu bè các nước, đồng thời triệt để áp dụng chủ trương không cho khai thác thuỷ sản trên biển Đông từ ngày 15 tháng 5 đến cuối tháng 8 hàng năm để vừa xác định uy quyền trên biển Đông, vừa tạo ra t́nh trạng căng thẳng “giả” giữa Bắc Kinh với khối ASEAN, hầu qua đó làm tŕ hoăn những đàm phám mang tính đa phương. Bắc Kinh hiện đang rất mạnh miệng bài bác mọi đề nghị về đàm phán đa phương.

Mặc dù nội dung cuộc họp ngày 25 tháng 6 năm 2011 chưa được tiết lộ hay sẽ không bao giờ tiết lộ v́ sợ bị dư luận Việt Nam kết án là bán nước, nhưng qua cách nói úp úp mở mở của Bắc Kinh cho chúng ta thấy là Hồ Xuân Sơn và lănh đạo CSVN đă bị rơi vào ổ phục kích thứ nhất của Bắc Kinh như đă phân tích ở trên. Sở dĩ như vậy là cũng do ảo tưởng của CSVN – như ông Trần Quang Cơ đă từng cảnh báo từ năm 1990 – coi Bắc Kinh là chỗ dựa và v́ thế không thể làm phật ḷng đàn anh.

Tóm lại, việc 18 nhà trí thức đ̣i gặp Hồ Xuân Sơn để biết rơ nội dung cuộc họp ngày 25 tháng 6 có lẽ không c̣n cần thiết. Hơn lúc nào hết, chúng ta phải nh́n rơ sự bế tắc của đảng Cộng Sản Việt Nam đối với “người anh và là người đồng chí Trung Quốc”, trong việc giải quyết vấn đề Biển Đông. Đây là lúc đừng chờ đợi “thiện chí” yêu nước của 14 ủy viên Bộ chính trị đảng CSVN mà những người Việt yêu nước sẽ phải hành động mạnh mẽ hơn, với sự tụ họp đông đảo và góp sức của mỗi người, để nói với thế giới rằng: Dân Tộc Việt Nam cương quyết không hèn.

 

Trung Điền
Ngày 15/7/2011.


<<trở về đầu trang>>
free counters