Fax: +493046795841Email: thongtinberlin@gmail.comTel. +4917678132650

www.thongtinberlin.de - www.thongtinberlin.net - www.dvtnradio.com - www.dvtnradio.de

 

Việt Nam - Những điều trông thấy...

Việt Nam - Những điều trông thấy...


Định Nguyên

 

Tháng Năm vừa qua, có việc gia đ́nh, tôi đă về Việt Nam trong hơn ba tuần. Tôi ghi lại đây những ǵ mà tôi tạm gọi là “thiên hạ sự” mắt thấy, tai nghe trong thời gian thăm quê. Tuy cùng là người Việt sống ở nước ngoài, ngoại trừ những người chưa về quê lần nào, có người về Việt Nam thường xuyên, có người về chỉ vài lần, và mỗi người về một ngả, mỗi người có một mục đích riêng, có cái nh́n riêng… nên những ǵ tôi tŕnh bày có thể không giống quan điểm, nhận xét của người khác. Đây chỉ là sự quan sát, nhận định cá nhân, viết ra để bà con đọc cho... đỡ buồn, và nếu cần, để rút kinh nghiệm khi về Việt Nam.
Bước ra khỏi máy bay, điều khắc nghiệt mà tôi gặp phải đầu tiên là sự oi bức của khí hậu. Trong khi sắp hàng tŕnh giấy tờ nhập cảnh, mồ hôi đă đổ ra ướt cả áo, điều không hề xẩy ra trên đất Mỹ (ở Mỹ, nếu làm việc nặng ngoài trời lâu dưới nắng nóng mới đổ mồ hôi). Trong phi trường cũng có máy lạnh nhưng có lẽ v́ tiết kiệm điện nên hơi mát không đủ đô cho một người “ngoại quốc” xứ lạnh như tôi. Trong suốt thời gian tại Việt Nam, tôi ở khách sạn, đi đâu th́ đi taxi v́ có máy lạnh. Nhà tôi ở vùng quê, nghèo khổ, điện đóm thất thường (thường hay cúp điện), lại không có máy lạnh nên dù đă bao năm xa cách muốn ở lại với mẹ già vài đêm cũng không thể được. Thăm bà xong là tôi vọt lên thành phố, vào khách sạn trốn nóng. Nóng khắp miền Nam, kể cả Vũng Tàu. Nóng đến nỗi ngồi bên băi biển cũng nóng. Chỉ lúc xuống tắm mới hết nóng.
Có lẽ, điều cốt lơi mà bà con muốn biết là giây phút đối diện với công an hải quan phi trường Tân Sơn Nhất? Th́ cũng thế, khi đến lượt ḿnh tŕnh Passport Mỹ có Visa nhập cảnh của Việt Nam cũng phải làm “thủ tục đầu tiên” chút đỉnh. Người công an lanh tay giấu kín tờ bạc xanh trước khi làm thủ tục cho chúng tôi nhập nội. Tuy đă nghe nói có lệnh cấm Việt kiều không được đưa tiền cho công an, nhưng lệnh cấm ở đâu chúng tôi không thấy mà chỉ thấy anh công an ngồi đó, người có thể gây khó khăn cho chúng tôi! Thôi th́ “trộm lệnh” chi chút đỉnh trước để mua sự mau mắn, sau coi như một món quà mọn cho người “đồng hương” gặp gỡ đầu tiên nơi quê nhà. Không biết có phải nhờ uy lực của “Bác Washington” hay không mà công an đối xử với chúng tôi lịch sự, tử tế. Khi chúng tôi ra phi trường trở lại Mỹ, không có “thủ tục đầu tiên” nữa, công an vẫn không gây rắc rối ǵ cho chúng tôi cả, họ vẫn làm việc tử tế, và đặc biệt họ không c̣n ánh mắt biểu lộ lập trường bạn-thù hằn học như trước. Chỉ có thế, suốt thời gian ở Việt Nam, tôi không gặp thêm một người công an nào, không tiếp xúc với một cơ quan chính quyền nào, đi đâu cũng không bị ai hỏi giấy tờ hay làm khó dễ cả. Theo tôi biết (từ giới chức khách sạn), nếu ḿnh về lưu trú ở địa phương (bất cứ địa phương nào) ḿnh phải tŕnh diện, nạp hộ chiếu tại công an địa phương. Nhưng nếu ḿnh ở khách sạn, nạp hộ chiếu cho khách sạn th́ nhân viên khách sạn sẽ lo chuyện đó, họ sẽ báo cáo sự có mặt của ḿnh lên công an thành phố, xong muốn đi đâu th́ đi (nhưng nhớ mang theo Visa mà toà Đại sứ hay Tổng lănh sự VC cấp cho ḿnh về).

Việt Nam đă thay đổi như thế nào?
Theo tôi nghĩ, về cơ sở vật chất, Việt Nam đă có thay đổi. Đây là một sự thay đổi đương nhiên, v́ với thời gian 35 năm, nếu không thay da đổi thịt th́ mới là điều lạ. Những nơi tôi đến đều đă thay đổi, nhưng sự thay đổi không đồng đều. Có nơi thay đổi tốt, có quy cách, có kế hoạch; có nơi sự thay đổi chỉ là một mớ tạp nham, rất ồn ào, hỗn tạp, có thể ví như cỏ dại chen sống với vườn rau. Trong số những nơi phát triển có kế hoạch, “ấn tượng” nhất là Phi trường Tân Sơn Nhất. Tuy phi đạo chưa được cải tạo nhưng nhà ga TSN (Terminal) đă được xây lại khá hiện đại, khang trang, có thể so sánh với những phi trường bậc trung trên thế giới. So với thành phố ồn ào và nhốn nháo ngoài kia, sân ga Tân Sơn Nhất nổi lên như một thế giới riêng, có vẻ sạch sẽ, văn minh và tươm tất hơn nhiều. Thứ đến là thành phố Đà Nẵng. Tôi đă từng làm việc tại thành phố nầy 4-5 năm trước 1975, nhưng nay về lại khó mà nhận ra được, nếu không đi taxi th́ có lẽ chẳng t́m ra đường. Xong việc gia đ́nh, tôi thuê bao xe vào Đà Nẵng. Xe không phải leo đèo như trước mà đi đường hầm Hải Vân, một công tŕnh đáng kể, rất tiện lợi cho việc giao thông, vừa tiết kiệm thời gian, vừa an toàn hơn nhiều. Qua khỏi đèo Hải Vân, tài xế chở chúng tôi dọc băi biển từ Nam Ô (cũng lạ hoắc), qua cầu Thuận Phước (có dáng dấp như cầu treo Golden Gate tại San Francisco nhưng ngắn và nhỏ hơn nhiều), đến thẳng núi Sơn Trà, nơi có chùa Linh Ứng với tượng Quán Thế Âm cao ngất. Trong thời kỳ chiến tranh không có con đường rộng răi, có dáng dấp của một “Free Way” nầy. Từ núi Sơn Trà, chúng tôi chạy dọc, sát bờ biển Mỹ Khê, cũng trên con đường khá rộng và tốt như đường dọc bờ biển Nam Ô, đến Non Nước. Trong vài ngày sau đó, chúng tôi đi thăm trung tâm Mỹ Sơn tại Quảng Nam của người Chàm cũng dùng con đường nầy. Quay về sông Hàn, trước đây chỉ có cầu Trịnh Minh Thế, nay đă có thêm hai cầu nữa (cầu quay sông Hàn và cầu Thuận Phước, nghe đâu đang dự định xây thêm một cầu nữa). Hai bên bờ sông Hàn được đúc xi măng rộng, lát gạch hoa, sạch sẽ và thoải mái cho người muốn dạo chơi, hưởng gió ban đêm. Nh́n chung, Đà Nẵng đă thay đổi có kế hoạch, nó có thể trở một thành phố cỡ Hồng Kông trong tương lai. Nơi thứ ba có thay đổi tốt là Vũng Tàu. Thành phố du lịch này đă có những đường sá rộng, sạch, trồng nhiều cây, hoa đẹp rất công phu. Sự thay đổi của Sài G̣n, Huế tuy có phát triển bề ngang và chiều cao, ngoài những vùng tân lập ngó được, những nơi cũ đường hẹp mà nhà cửa xây thêm, xây lên quá nhiều, xe cộ vô số kể (nhất là xe gắn máy hai bánh) nên trông rất hỗn tạp và nhốn nháo. Ngoài ra, sự thay đổi hổ lốn nầy làm Huế không c̣n là Huế nữa. Đường phố không c̣n đất để bát phố, người ta để xe cộ chật ních cả. Có thể nói, Việt Nam bây giờ bị “bê tông hoá” và bị xe hai bánh tràn ngập, đường lúc nào cũng kẹt xe nên thời tiết đă nóng lại càng nóng thêm, đă nhớp càng nhớp thêm, đă bụi càng bụi thêm.
Trong điều kiện đường sá và xe cộ như thế, Việt Nam khó mà có được một một sự giao thông trật tự, văn minh, sạch sẽ và rơ ràng như ở Mỹ được. Ở Mỹ lái xe không cần c̣i. Tại Việt Nam suốt ngày nghe c̣i inh ỏi. Xe lớn c̣i xe nhỏ cũng c̣i, không c̣i là không đi được, họ nói như thế. Đường cũng có luồng (lanes) đàng hoàng nhưng chẳng ma nào giữ luồng cả, xe hai bánh cũng như xe bốn bánh cứ chạy tràn với nhau, ai nhanh nấy được. Thật khó tưởng tượng nổi, xe hơi có thể quay đầu (U turn) ngay chính giữa ḷng đường trong khối lượng giao thông nêm chặt như thế, không cần phải đợi đến ngă tư, ngă ba, chuyện không thể thấy ở các nước văn minh.
Về sinh hoạt xă hội, có thể nói người Việt Nam quá tất bật. Nhà buôn lớn, kẻ buôn nhỏ, các dịch vụ di chuyển hàng hoá, vật liệu…hoạt động suốt ngày, có khi qua đêm. Nh́n chung, sự sinh hoạt kinh tế của người dân nhộn nhịp hơn xưa nhiều. Ngày xưa, ở Huế chỉ có đường Trần Hưng Đạo, Gia Long (Phan Bội Châu) là hai đường phố thương măi chính, kế đó là Gia Hội, Hàng Bè. Nhưng ngày nay đường nào cũng có cửa hàng buôn bán, dù lớn hay nhỏ. Đặc biệt đường Mai Thúc Loan trong nội thành, ngày trước chỉ toàn là nhà ở kiểu xưa, thấp lè tè, im ĺm buồn tẻ. Ngày nay đường nầy buôn bán c̣n sầm uất nhộn nhịp hơn cả Trần Hưng Đạo, nhà lầu mọc lên san sát. Nói thế không có nghĩa là dân Việt Nam bây giờ đă giàu. Cuộc sống tuy có khá hơn xưa, nhưng hố cách biệt về giàu nghèo c̣n quá sức lớn. Có người thu nhập một tháng cả một trăm ngàn đô (tôi đă gặp trực tiếp người này và được ông ta xác nhận) nhưng đại đa số quần chúng c̣n trong sự nghèo nàn. Không những dân quê chỉ bám vào ruộng vườn để kiếm ăn, may ra đủ sống; tại các thành phố vẫn c̣n rất nhiều người bán vé số, nhiều người buôn thúng bán bưng, nào thức ăn các loại, nào báo, nào sách v.v. được bà con đem bán dạo. Thu nhập của những người nầy chừng 5-7 chục ngàn Việt Nam là cùng. Mua một tờ báo (bốn ngàn đồng Việt Nam) mà cho thêm họ một ngàn đồng (khoảng vài cents của Mỹ) là họ đă mừng ra mặt rồi.

Dân Việt Nam thật cũng lạ, cứ khoảng 4 giờ chiều, gần như đa số đàn ông cả nước “xuống đường” ăn nhậu. Kẻ giàu lên trên các nhà hàng cao tầng với cao lương mỹ vị và rượu ngoại bia cao cấp, có em út phục vụ đến nơi đến chốn; người trung lưu vào các quán nhậu b́nh dân trên khắp mọi đường phố; thứ dân nghèo nàn th́ nhậu trên lề đường, trong hẻm sâu với mực khô, khô thiều, hay đạm bạc với vài trái xoài, ổi chắm muối ớt…cùng bia rẻ tiền hay ba xi đế cũng có thể “dzô, dzô” để vui đời như ai. Đi qua các nơi, tôi thấy không có nơi nào nhậu “đại trà” như Đà Nẵng. Từ bên này cầu Sông Hàn qua bên Mỹ Khê, dọc con đường mới ấy, bên cạnh các khách sạn, nhà hàng sang trọng, các quán nhậu b́nh dân mọc lên san sát, người ăn nhậu dày đặc nhung nhúc (đa số là giới trẻ), xe gắn máy dựng la liệt, chẳng biết tiền đâu mà họ hưởng thụ đời đến thế. Điều đáng để ư là h́nh như họ không biết, hoặc không quan tâm ǵ về chính trị, về t́nh h́nh đất nước cả. Hỏi thử họ có biết VC cắt đất nhường biển cho Tàu không, có biết Trung cộng chiếm Hoàng Sa, Trường Sa, đánh đập những ngư phủ Việt Nam không, th́ hoặc họ trợn mắt như người từ hành tinh khác tới, hoặc họ khoát tay xin miễn bàn! T́m hiểu chuyện này ngoài xă hội, một số trí thức, kể cả đảng viên CS biết nhưng chẳng ai dám hé môi. Với chính sách tàn độc của VC, người Việt Nam bây giờ trông có vẻ đang sống như những kẻ “hiện sinh” (!), vô cảm trước t́nh h́nh đất nước, và đặc biệt có vẻ bạc nhược hơn ngày xưa nhiều! Để bảo vệ quyền lực của ḿnh, VC đă tiêu diệt hào khí, triệt tiêu ḷng yêu nước của người Việt Nam rồi chăng? Có người nói, VC đă ngầm khuyến khích, tạo điều kiện cho dân vui chơi, ăn nhậu để đừng để ư đến những ǵ họ làm. “Một ngày như mọi ngày”, ngoài công việc kiếm sống, cứ mỗi sáng thức dậy, mở cửa phóng xe ra đường ăn sáng, uống cà phê, hoà nhập cùng biển người và xe cộ, dưới một rừng cờ và biểu ngữ đỏ chói tuyên truyền cho chế độ, giăng mắc trên khắp các nẽo đường; tối đến, cùng nhau lố nhố ngất ngây “xị xô” dưới ánh đèn màu là đă lên đến “đỉnh điểm” của cuộc đời rồi, chẳng cần làm ǵ thêm, chẳng cần nghĩ ǵ thêm. Tất cả đă có đảng lo. Tuân phục đảng th́ sẽ có tự do, chống đảng sẽ phải nằm co trong tù! Phải nói là, ngoại trừ một thiểu số hiểm hoi can đảm ra mặt chống chế độ độc tài đ̣i dân chủ mà chúng ta đă biết, đa số dân Việt Nam ở thành phố, kể cả thành phần trí thức và một số đảng viên cộng sản cũng đều bất măn chế độ, nhưng họ không dám làm ǵ để chống lại v́ “sợ nằm co trong tù”! Họ muốn có “tự do” để giữ nồi cơm và xa hơn nữa là để hưởng thụ.

Mỹ hay Tàu?
Quan sát sinh hoạt chính trị của những chóp bu VC, ai cũng nghĩ rằng Việt Nam không sớm th́ muộn cũng bị lệ thuộc Trung cộng. Nhưng nếu để mắt vào sinh hoạt của người dân trong xă hội, người ta không thấy bóng dáng nào của Chú Chệt cả. Các bảng hiệu lớn nhỏ một phần bằng bằng tiếng Việt, một số bằng tiếng Anh, phần khác Anh-Việt đề huề, chẳng có cái nào bằng tiếng Tàu (trong Chợ Lớn có thể khác). Nói chuyện qua lại hằng ngày cũng thế, ngoài giới lao động b́nh dân dùng tiếng Việt hoàn toàn, những tầng lớp trên dùng cả tiếng Việt lẫn tiếng Mỹ. Từ “OK” đă quá thông dụng. Những người bồi pḥng khách sạn cũng “OK” tía lia. Đồng dollar của Mỹ rất có giá trị và được ưa chuộng tại Việt Nam. Ngoại trừ những chi tiêu lặt vặt phải trả bằng tiền Việt, những chi tiêu lớn chúng ta có thể dùng dollar song song với tiền Việt, hoặc thay tiền Việt. Cách phục sức, ngoài giới lao động, buôn thúng bán bưng, sinh viên học sinh, công chức…đều ăn mặc theo lối Tây phương, theo kiểu Mỹ, không ai mặc đồ kiểu Tàu cả.
Khi c̣n ở Đà Nẵng, tôi có dịp nói chuyện với một người cháu trí thức, bác sĩ mới ra trường được mấy năm. Tôi hỏi nó: “Cháu có thấy nguy cơ Việt Nam mất nước không? Cháu có biết lănh đạo của Việt Nam quá yếu hèn quá quỵ lụy trước sự lấn lướt của Tàu không? Cháu có biết trí thức, học sinh-sinh viên ḿnh biểu t́nh chống Tàu chiếm Hoàng Sa, Trường Sa mà bị nhà nước bắt bỏ tù không? Người dân yêu nước chống ngoại xâm mà bị chính quyền trừng trị th́ chính quyền đó không phải là tay sai ngoại bang th́ c̣n là ǵ? Một dân tộc có chính quyền là tay sai ngoại bang th́ chuyện mất nước rất dễ xẩy ra”. Cháu tôi trả lời: “Tụi con biết những chuyện đó nhưng bị guồng máy xă hội cuốn hút chẳng biết làm ǵ để chống lại họ, bác ơi. Nhưng bác thấy đó, lănh đạo theo Tàu nhưng dân theo Mỹ. Bác cứ nh́n sinh hoạt của người dân, kể cả cán bộ đảng viên th́ sẽ thấy”!
Tôi xin thuật lại những ǵ tôi đă nói chuyện với cháu tôi hôm ấy để tạm kết luận bài này: “Bác thấy, về h́nh thức, Việt Nam đă thay đổi nhiều. Nhưng sự thay đổi ấy chưa phải là sự phát triển toàn diện và đồng đều so với thời gian 35 năm không có chiến tranh. Đặc biệt sự thay đổi ấy không phải là một bằng chứng chứng tỏ được tính độc lập của dân tộc. Bác đồng ư với cháu sinh hoạt xă hội và lối sống Việt Nam hiện nay “tư bản” hơn cả trước 1975 tại miền Nam. Đó chỉ là chuyện b́nh thường sau khi nhà nước Việt Nam mở cửa, tiếp xúc với Tây phương. Người Việt Nam bây giờ đi nước ngoài như đi chợ, họ bắt chước theo lối sống, theo cách làm ăn của người nước ngoài là chuyện không có ǵ lạ. Nhưng đó không phải là dấu hiệu của ḷng yêu nước, đó chỉ là lối sống, cách hoạt động “kinh doanh” mà thôi. Người dân tại Trung cộng cũng sinh hoạt như thế. Việt Nam nếu lệ thuộc Trung cộng, dân chúng cũng sẽ được sinh hoạt như thế.
Giữ được nước hay không là do ư thức chống ngoại xâm, do ḷng yêu nước bảo vệ quê hương, không phải sống theo kiểu nào. Bác rất bi quan trước thế nước ḷng dân. Thế nước đang chênh vênh trên bờ lệ thuộc. Đảng CSVN, đối với dân th́ cai trị bằng thủ đoạn và sự tàn độc nhưng đối với đàn anh Trung cộng th́ ươn hèn, nhượng bộ quá đáng cốt để giữ quyền lực. C̣n ḷng dân th́ sao? Bác rất ngạc nhiên trước sự thờ ơ đối với vận mệnh đất nước của đại khối người Việt Nam, kể cả trí thức. Tại hải ngoại, tinh thần chống cộng, chống ngoại xâm rất cao nhưng phần lớn đă già cả rồi, lại ồn ào mất đoàn kết, hơn nữa ở quá xa, cách cả nửa ṿng trái đất nên chẳng làm ǵ được. Tương lai dân tộc đặt trong bàn tay của các cháu. Nếu thế hệ trẻ các cháu cũng “vô tư” với vận mệnh tổ quốc như người lớn hiện nay, mất nước là điều khó tránh khỏi”.
 

Định Nguyên


<< trở về đầu trang >>
free counters